Trích chọn thông tin là một khâu cơ bản trong bài toán khai phá dữliệu.
Ngày nay, cùng với sựphát triển của công nghệthông tin, Tin học đã dần được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, y tế, ngân hàng
và mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bản thân tôi hiện đang công tác tại Học việ n
Cảnh sát nhân dân, tôi có những hiểu biết nhất định vềcông tác giữgìn trật tựan
toàn xã hội của lực lượng cảnh sát nhân dân. Tôi nhận thấy, các hoạt động của
lực lượng cảnh sát có liên quan nhiều đến việc lưu trữhồsơ dữliệu, tra cứu,
phân tích tổng hợp dữliệu. Tuy nhiên, công tác quản lý hồsơ dữliệu này vẫn
còn kém hiệu quảdo những hạn chếnhất định. Do đó tôi đã mạnh dạnchọn đề
tài tập trung nghiên cứu vào việc trích lọc thông tin trên tập văn bản pháp luật
này.
Trong nhiều thập kỷqua, các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực xửlý
ngôn ngữtựnhiên đã nghiên cứu và đềxuất được nhiều phương pháp, mô hình
xửlý ngônngữvới hiệu quảcao. Nổi bật trong sốđó là phương pháp học máy
bán giám sát dựa trên mô hình trường ngẫu nhiên có điều kiện theo tiêu chuẩ n
kỳvọng tổng quát, phương pháp này đạt được kết quảrất khảquan trên tập dữ
liệu ngôn ngữtiếng Anh và hiện chưađược áp dụng cho tiếng Việt. Được sự
giúp đỡvà đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Lê Minh,tác giảquyết
định sửdụng mô hình này ứng dụng cho tập văn bản pháp luật.
51 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trích chọn thông tin trên tập văn bản pháp luật dùng kỹ thuật học máy bán giám sát dựa trên mô hình crfs theo tiêu chuẩn kỳ vọng tổng quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
1
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
TRÍCH CHỌN THÔNG TIN TRÊN TẬP VĂN BẢN PHÁP LUẬT DÙNG KỸ
THUẬT HỌC MÁY BÁN GIÁM SÁT DỰA TRÊN MÔ HÌNH CRFs THEO TIÊU
CHUẨN KỲ VỌNG TỔNG QUÁT
- 2 -
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá
nhân tôi, không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận
văn, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ
nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và
được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình
thức kỷ luận theo quy định cho lời cam đoan của mình.
Hà Nội, 05/2011
Phạm Thị Ngân
- 3 -
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 1
MỤC LỤC ......................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................ 6
KÝ TỰ VIẾT TẮT............................................................................................. 7
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 8
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: HỌC BÁN GIÁM SÁT THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG NGẪU
NHIÊN CÓ ĐIỀU KIỆN.................................................................................. 11
1.1. Phương pháp học máy Trường ngẫu nhiên có điều kiện ............................. 11
1.1.1. Khái niệm trường ngẫu nhiên có điều kiện ......................................... 11
1.1.2. Học máy CRFs ................................................................................... 13
1.1.2.1. Hàm tiềm năng của các mô hình CRFs .................................... 13
1.1.2.2. Thuật toán gán nhãn cho dữ liệu dạng chuỗi. ........................... 14
1.1.2.3. Ước lượng tham số cho các mô hình CRFs .............................. 15
1.2. Học máy bán giám sát CRFs ...................................................................... 15
1.2.1. Học máy bán giám sát......................................................................... 15
1.2.1.1. Học không có giám sát và Học có giám sát ............................. 16
1.2.1.2. Học máy bán giám sát.............................................................. 18
1.2.1.3. Một số thuật toán học máy bán giám sát .................................. 19
1.2.2. Sơ bộ về mô hình học máy bán giám sát CRFs ................................... 21
1.3. Kết luận chương 1 ...................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: HỌC MÁY BÁN GIÁM SÁT CRFs THEO TIÊU CHUẨN KỲ
VỌNG TỔNG QUÁT ...................................................................................... 23
2.1. Tiêu chuẩn kỳ vọng tổng quát .................................................................... 23
2.1.1. Giới thiệu sơ bộ .................................................................................. 23
2.1.2. Tiêu chuẩn kỳ vọng tổng quát............................................................. 24
2.2. Mô hình học máy bán giám sát CRFs theo tiêu chuẩn kỳ vọng tống quát ... 26
- 4 -
4
2.3. Kết luận chương 2 ...................................................................................... 28
CHƯƠNG 3: MỘT MÔ HÌNH HỌC MÁY BÁN GIÁM SÁT CRFs TRÍCH
CHỌN THÔNG TIN PHÁP LUẬT TIẾNG VIỆT ......................................... 29
3.1. Trích chọn thông tin từ văn bản pháp luật tiếng Việt ................................. 29
3.1.1. Một số đặc trưng về miền dữ liệu văn bản pháp luật tiếng Việt........... 29
3.1.2. Bài toán trích chọn thông tin văn bản pháp luật tiếng Việt .................. 31
3.2. Một mô hình học máy bán giám sát CRFs trích chọn thông tin pháp luật
tiếng Việt ...................................................................................................... 31
3.2.1. Một số phân tích ................................................................................. 31
3.2.2. Mô hình đề nghị ................................................................................. 32
3.2.3. Lựa chọn thuộc tính............................................................................ 36
3.2.4. Cách đánh giá ..................................................................................... 36
3.3. Kết luận chương 3 ...................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................. 38
4.1. Mô hình thực nghiệm ................................................................................ 38
4.1.1. Dữ liệu thực nghiệm ........................................................................... 38
4.1.2. Bộ công cụ Mallet .............................................................................. 38
4.2. Thực nghiệm và đánh giá .......................................................................... 38
4.2.1. Môi trường thực nghiệm..................................................................... 38
4.2.2. Mô tả quy trình thực nghiệm............................................................... 38
4.2.3. Kết quả thực nghiệm........................................................................... 39
4.2.4. Đánh giá ............................................................................................. 40
4.3. Kết luận chương 4 ..................................................................................... 43
KẾT LUẬN...................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 47
- 5 -
5
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Đồ thị vô hướng mô tả CRFs ....................................................... 12
Hình 2. Một bước trong thuật toán Viterbi cải tiến................................... 14
Hình 3/4. Mô hình đề xuất giải quyết bài toán.......................................... 34
Hình 5. Tập các ràng buộc (Constraint file) ............................................. 35
Hình 6. Kết quả nhóm thực nghiệm 1 ....................................................... 40
Hình 7. Kết quả nhóm thực nghiệm 2 ....................................................... 40
Hình 8. Kết quả nhóm thực nghiệm 3 ....................................................... 41
Hình 9. Kết quả nhóm thực nghiệm 4 ....................................................... 42
Hình 10. Kết quả nhóm thực nghiệm 5 ..................................................... 43
- 6 -
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Mẫu ngữ cảnh từ vựng ........................................................................ 36
Bảng 2. Mẫu ngữ cảnh phát hiện tên thực thể .................................................. 36
Bảng 3. Kết quả nhóm thực nghiệm 1............................................................... 39
Bảng 4. Kết quả nhóm thực nghiệm 2............................................................... 40
Bảng 5. Kết quả nhóm thực nghiệm 3............................................................... 41
Bảng 6. Kết quả nhóm thực nghiệm 4............................................................... 42
Bảng 7. Kết quả nhóm thực nghiệm 5............................................................... 42
- 7 -
7
KÝ TỰ VIẾT TẮT
CRFs Conditional Random Fields
EM Entropy Maximum
GE Generalized Expectation
GEC Generalized Expectation Criteria
GIS Generalized Iterative Scaling
i.i.d independently and identically
IIS Improved Iterative Scaling
KL Kullback Leibler
L-BFGS Limited memory Broyden–Fletcher–Goldfarb–Shanno
LOC LOCation
MISC MIScellaneous
NER Named Entity Recognition
ORG ORGanization
PER PERson
- 8 -
8
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều cơ
quan, đoàn thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa
Công nghệ Thông tin, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Lê Minh - người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn
này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS. Hà Quang
Thụy và các bạn trong Phòng thí nghiệm công nghệ tri thức, Trường Đại học
Công nghệ đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những
người luôn động viên, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Học viên
Phạm Thị Ngân
- 9 -
9
LỜI MỞ ĐẦU
Trích chọn thông tin là một khâu cơ bản trong bài toán khai phá dữ liệu.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Tin học đã dần được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, y tế, ngân hàng
và mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bản thân tôi hiện đang công tác tại Học viện
Cảnh sát nhân dân, tôi có những hiểu biết nhất định về công tác giữ gìn trật tự an
toàn xã hội của lực lượng cảnh sát nhân dân. Tôi nhận thấy, các hoạt động của
lực lượng cảnh sát có liên quan nhiều đến việc lưu trữ hồ sơ dữ liệu, tra cứu,
phân tích tổng hợp dữ liệu... Tuy nhiên, công tác quản lý hồ sơ dữ liệu này vẫn
còn kém hiệu quả do những hạn chế nhất định. Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài tập trung nghiên cứu vào việc trích lọc thông tin trên tập văn bản pháp luật
này.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực xử lý
ngôn ngữ tự nhiên đã nghiên cứu và đề xuất được nhiều phương pháp, mô hình
xử lý ngôn ngữ với hiệu quả cao. Nổi bật trong số đó là phương pháp học máy
bán giám sát dựa trên mô hình trường ngẫu nhiên có điều kiện theo tiêu chuẩn
kỳ vọng tổng quát, phương pháp này đạt được kết quả rất khả quan trên tập dữ
liệu ngôn ngữ tiếng Anh và hiện chưa được áp dụng cho tiếng Việt. Được sự
giúp đỡ và đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Lê Minh, tác giả quyết
định sử dụng mô hình này ứng dụng cho tập văn bản pháp luật.
Bố cục của luận văn chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Trình bày những kiến thức cơ bản về mô hình trường ngẫu
nhiên có điều kiện và phương pháp học máy bán giám sát.
Chương 2: Trình bày về tiêu chuẩn kỳ vọng tổng quát và áp dụng tiêu
chuẩn kỳ vọng tổng quát vào mô hình trường ngẫu nhiên có điều kiện.
Chương 3: Trình bày về bài toán trích chọn thưc thể trên tập văn bản pháp
luật và đề xuất mô hình giải quyết bài toán dựa trên mô hình CRFs theo
tiêu chuẩn kỳ vọng tổng quát.
Chương 4: Trình bày các thực nghiệm trên tập dữ liệu sử dụng một số mô
hình học máy có giám sát CRFs, và mô hình học máy bán giám sát
CRFs theo chuẩn hóa entropy và theo tiêu chuẩn kỳ vọng tổng quát; Từ
đó đánh giá kết quả thu được.
Trong phần kết luận, luận văn tóm tắt lại những công việc đã thực hiện và
các kết quả đạt được. Đồng thời cũng đề cập đến những điểm còn hạn chế của
- 10 -
10
luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai.
- 11 -
11
CHƯƠNG 1
HỌC BÁN GIÁM SÁT THEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG NGẪU NHIÊN CÓ ĐIỀU KIỆN
1.1. Phương pháp học máy Trường ngẫu nhiên có điều kiện
Mô hình trường ngẫu nhiên có điều kiện (Conditional Random Fields, viết
tắt là CRFs) được Lafferty và cộng sự, 2001 [LCP01] giới thiệu lần đầu tiên vào
năm 2001. CRFs là mô hình dựa trên xác suất có điều kiện, nó cho phép tích hợp
được các thuộc tính đa dạng của chuỗi dữ liệu quan sát nhằm hỗ trợ cho quá
trình phân lớp. Tuy nhiên, khác với các mô hình xác suất khác, CRFs là mô hình
đồ thị vô hướng. Điều này cho phép CRFs có thể định nghĩa phân phối xác suất
của toàn bộ chuỗi trạng thái với điều kiện biết chuỗi quan sát cho trước thay vì
phân phối trên mỗi trạng thái với điều kiện biết trạng thái trước đó và quan sát
hiện tại như trong các mô hình đồ thị có hướng khác. Theo Lafferty và cộng sự
[LCP01], Hanna M. Wallach, 2002 và 2004 [Wal02, Wal04], bản chất “phân phối
điều kiện” và “phân phối toàn cục” của CRFs cho phép mô hình này khắc phục
được những nhược điểm của các mô hình trước đó trong việc gán nhãn và phân
đoạn các dữ liệu dạng chuỗi mà tiêu biểu là vấn đề ‘label bias’.
Khi đề cập đến trường ngẫu nhiên có điều kiện, chúng ta sử dụng một số
qui ước kí hiệu:
Chữ viết hoa X, Y, Z…kí hiệu các biến ngẫu nhiên.
Chữ thường đậm x, y, t, s,…kí hiệu các vector như vector biểu diễn
chuỗi các dữ liệu quan sát, vector biểu diễn chuỗi các nhãn …
Chữ viết thường in đậm và có chỉ số là kí hiệu của một thành phần
trong một vector, ví dụ xi chỉ một thành phần tại vị trí i trong vector x.
Chữ viết thường không đậm như x, y,… là kí hiệu các giá trị đơn như
một dữ liệu quan sát hay một trạng thái.
S: Tập hữu hạn các trạng thái của một mô hình CRFs.
1.1.1. Khái niệm trường ngẫu nhiên có điều kiện
Kí hiệu X là biến ngẫu nhiên nhận giá trị là chuỗi dữ liệu cần phải gán nhãn
và Y là biến ngẫu nhiên nhận giá trị là chuỗi nhãn tương ứng. Mỗi thành phần Yi
của Y là một biến ngẫu nhiên nhận giá trị trong tập hữu hạn các trạng thái S.
Trong bài toán gán nhãn từ loại, X có thể nhận giá trị là các câu trong ngôn ngữ
- 12 -
12
tự nhiên (gồm các từ), Y là một chuỗi ngẫu nhiên các nhãn tương ứng với các từ
tạo thành câu này và mỗi một thành phần Yi của Y có miền giá trị là tập tất cả các
nhãn từ loại có thể (danh từ, động từ, tính từ,...).
Cho một đồ thị vô hướng phi chu trình G = (V, E), ở đây V là tập các đỉnh
của đồ thị và E là tập các cạnh vô hướng nối các đỉnh đồ thị. Các đỉnh V biểu
diễn các thành phần của biến ngẫu nhiên Y sao cho tồn tại ánh xạ một- một giữa
một đỉnh và một thành phần Yv của Y. Ta nói (Y|X) là một trường ngẫu nhiên
điều kiện (Conditional Random Field) khi với điều kiện X, các biến ngẫu nhiên
Yv tuân theo tính chất Markov đối với đồ thị G [LCP01]:
))(,,|(),,|( vNYXYPvYXYP vv (1.1)
Ở đây, N(v) là tập tất cả các đỉnh kề với v. Như vậy, một CRF là một
trường ngẫu nhiên phụ thuộc toàn cục vào X. Trong các bài toán xử lý dữ liệu
dạng chuỗi, G đơn giản chỉ là dạng chuỗi G = (V={1,2,…m}, E={(i,i+1)}).
Kí hiệu X=(X1, X2,…, Xn), Y=(Y1,Y2,...,Yn). Mô hình đồ thị cho CRFs có
dạng:
Hình 1. Đồ thị vô hướng mô tả CRFs
Gọi C là tập hợp tất cả các đồ thị con đầy đủ của đồ thị G - đồ thị biểu diễn
cấu trúc của một CRFs. Áp dụng kết quả của J.Hammersley và P. Clifford, 1971
[HC71] cho các trường ngẫu nhiên Markov, sẽ thừa số hóa được p(y|x) - xác
suất của chuỗi nhãn với điều kiện biết chuỗi dữ liệu quan sát - thành tích của
các hàm tiềm năng như sau (theo [Wal04]):
CA
A AP )|()|( xxy (1.2)
Vì trong các bài toán xử lý dữ liệu dạng chuỗi, đồ thị biểu diễn cấu trúc của
một CRF có dạng đường thẳng như trong hình 1 cho nên tập C phải là hợp của E và
V, trong đó E là tập các cạnh của đồ thị G và V là tập các đỉnh của G, hay nói cách
khác đồ thị con A hoặc chỉ gồm một đỉnh hoặc chỉ gồm một cạnh của G.
Yn-1
Y
Y
Y
Y
- 13 -
13
1.1.2. Học máy CRFs
1.1.2.1. Hàm tiềm năng của các mô hình CRFs
Lafferty và cộng sự [LCP01] giới thiệu phương pháp xác định các hàm
tiềm năng cho các mô hình CRFs dựa trên nguyên lý cực đại hóa Entropy. Cực
đại hóa Entropy là một nguyên lý cho phép đánh giá các phân phối xác suất từ
một tập các dữ liệu huấn luyện. Bằng cách áp dụng nguyên lý cực đại hóa
Entropy, Lafferty xác định hàm tiềm năng của một CRF có dạng một hàm mũ.
k
kkA AfA xx |exp| (1.3)
Ở đây fk là một thuộc tính của chuỗi dữ liệu quan sát và k là trọng số chỉ
mức độ biểu đạt thông tin của thuộc tính fk.
Có hai loại thuộc tính là thuộc tính chuyển (kí hiệu là t) và thuộc tính trạng
thái (kí hiệu là s) tùy thuộc vào A là đồ thị con gồm một đỉnh hay một cạnh của
G. Thay các hàm tiềm năng vào công thức (1.2) và thêm vào đó một thừa số
chuẩn hóa Z(x) để đảm bảo tổng xác suất của tất cả các chuỗi nhãn tương ứng
với một chuỗi dữ liệu quan sát bằng 1, ta được:
i i k
ikk
k
iikk stZ
P ),(),,(exp
)(
1)|( 1 xyxyyx
xy (1.4)
Ở đây, x, y là chuỗi dữ liệu quan sát và chuỗi trạng thái tương ứng; tk là
thuộc tính của tòan bộ chuỗi quan sát và các trạng thái tại ví trí i-1, i trong chuỗi
trạng thái; sk là thuộc tính của toàn bộ chuỗi quan sát và trạng thái tại ví trí i
trong chuỗi trạng thái.
Thừa số chuẩn hóa Z(x) được tính như sau:
y i i k
ikk
k
iikk stZ ),(),,(exp)( 1 xyxyyx (1.5)
Đặt ..),...,,( 2,121 là các vector các tham số của mô hình, được ước
lượng giá trị nhờ các phương pháp ước lượng tham số cho mô hình sẽ được đề
cập trong phần sau.
si =
1 nếu xi=Bill và yi= B_PER
0 nếu ngược lại
ti =
=
1 nếu xi-1= “Bill”, xi=”Clinton” và yi-1=B_PER,yi=I_PER
0 nếu ngược lại
- 14 -
14
1.1.2.2. Thuật toán gán nhãn cho dữ liệu dạng chuỗi.
Tại mỗi vị trí i trong chuỗi dữ liệu quan sát, ta định nghĩa một ma trận
chuyển |S|×|S| như sau:
),,'()( xx yyMM ii (1.6)
k k
kkkki ysyytyyM ),(),,'(exp),,'( xxx (1.7)
Ở đây Mi(y’, y, x) là xác suất chuyển từ trạng thái y’ sang trạng thái y với
chuỗi dữ liệu quan sát là x. Chuỗi trạng thái y* mô tả tốt nhất cho chuỗi dữ liệu
quan sát x là nghiệm của phương trình:
y* = argmax{p(y|x)} (1.8)
Chuỗi y* được xác định bằng thuật toán Viterbi cải tiến [Spr07] như mô tả
trong hình 2. Định nghĩa )(yi là xác suất của “chuỗi trạng thái độ dài i kết thúc
bởi trạng thái y và có xác suất lớn nhất” biết chuỗi quan sát là x.
Giả sử biết tất cả )( ki y với mọi yk thuộc tập trạng thái S của mô hình, cần
xác định )(1 ji y . Từ hình 2, ta suy ra công thức truy hồi
SyyyMyy kjkikiji ),,(*)(max)( 11 x (1.9)
Hình 2. Một bước trong thuật toán Viterbi cải tiến
Đặt ),,'(*)'(maxarg)(Pr 1 xyyMyye iii . Giả sử chuỗi dữ liệu quan sát x
có độ dài n, sử dụng kĩ thuật backtracking để tìm chuỗi trạng thái y* tương ứng
như sau:
Bước 1: Với mọi y thuộc tập trạng thái tìm
o )(maxarg)(* yn ny
o i n
?
Pr
Pr )( Ni y
)( 1yi
)( 2yi
)(1 ji y
- 15 -
15
Bước lặp: chừng nào i>0
o i i-1
o y Prei(y)
o y*(i) = y
Chuỗi y* tìm được chính là chuỗi có xác suất p(y*|x) lớn nhất, đó cũng
chính là chuỗi nhãn phù hợp nhất với chuỗi dữ liệu quan sát cho trước.
Như vậy, do bản chất phân phối toàn cục của mình, CRFs có thể giải quyết
được vấn đề ‘label bias’, một nhược điểm tiêu biểu của mô hình MEM [MMI02,
Wal04]. Ở phương diện lý thuyết mô hình, ta có thể coi mô hình CRFs như là
một máy trạng thái xác suất với các trọng số không chuẩn hóa, mỗi trọng số gắn
liền với một bước chuyển trạng thái. Bản chất không chuẩn hóa của các trọng số
cho phép các bước chuyển trạng thái có thể nhận các giá trị quan trọng khác
nhau. Vì thế bất cứ một trạng thái nào cũng có thể làm tăng hoặc giảm xác suất
được truyền cho các trạng thái sau nó mà vẫn đảm bảo xác suất cuối cùng được
gán cho toàn bộ chuỗi trạng thái thỏa mãn định nghĩa về xác suất nhờ thừa số
chuẩn hóa toàn cục.
1.1.2.3. Ước lượng tham số cho các mô hình CRFs
Kĩ thuật được sử dụng để đánh giá tham số cho một mô hình CRFs là làm
cực đại hóa độ đo likelihood giữa phân phối mô hình và phân phối thực nghiệm.
Nguyên lý cực đại likelihood được phát biểu như sau: Các tham số tốt nhất
của mô hình là các tham số làm cực đại hàm likelihood. Như vậy, về phương
diện toán học, bài toán ước lượng