Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước:
- Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán.
- Bước 2: Công ty chứng khoán đã nhận lệnh và chuyển lệnh đó đến người đại diện của công ty chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.
- Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán ( tiến hành đấu giá ).
- Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
- Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T+3.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trình bày các giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Cách đọc và sử dụng những thông tin trên bảng điện tử giao dịch của SGDCK TPHCM (Hoặc Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trình bày: 3
- Nội dung: 2.5
- Câu hỏi:
Bài thuyết trình nhóm 6
Đề tài: Trình bày các giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Cách đọc và sử dụng những thông tin trên bảng điện tử giao dịch của SGDCK TPHCM (Hoặc Hà Nội).
Danh sách nhóm 6: Lớp tài chính doanh nghiệp 50D
Trịnh Quốc Cường ( NT)
Phạm Thị Thu Hoài
Tạ Thị Linh Vân
Hoàng Văn Quang
Phạm Tiến Đạt
Nguyễn Tuấn Anh (a)
Hoàng Minh Đức
Quách Đăng Tiến
Lê Quý Tú
10.Nguyễn Đình Phước
Mục lục
A-Khái quát về các giao dịch trên sở chứng khoán
I.Quy trình thực hiện giao dịch
II-Các phương thức giao dịch
1.Phương thức giao dịch khớp lệnh
a.Khớp lệnh định kỳ
b.Khớp lệnh liên tục
2.Phương thức giao dịch thỏa thuận
III-Các loại lệnh giao dịch
1.Lệnh giới hạn (LO)
2. Lệnh thị trường (MP)
3.Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ( ATO – ATC )
4. Lệnh hủy ( Cancel Order)
5. Lệnh dừng ( Stop Order )
IV- Các khái niệm cơ bản
V-Nguyên tắc khớp lệnh
VI- Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài
B-Giao dịch tại hai sở chứng khoán
I-Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội(HNX)
1.Quy định chung
2.Giá tham chiếu
3.Biên độ dao động giá
4.Phương thức giao dịch
II-Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
1. Quy định chung
2.Giá tham chiếu
3.Biên độ dao động giá
4.Phương thức giao dịch
C - Thông tin trên Bảng giao dịch điện tử của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM
Bài làm
A-Khái quát về các giao dịch trên sở chứng khoán:
I.Quy trình thực hiện giao dịch:
Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước:
- Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán.
- Bước 2: Công ty chứng khoán đã nhận lệnh và chuyển lệnh đó đến người đại diện của công ty chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.
- Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán ( tiến hành đấu giá ).
- Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
- Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T+3.
II-Các phương thức giao dịch:
1.Phương thức giao dịch khớp lệnh:
a.Khớp lệnh định kỳ:
-Là phương thức khớp lệnh mà theo đó các lệnh được nhập vào hệ thống trong một thời gian nhất định và tất cả các lệnh sẽ được so khớp với nhau tại một thời điểm nhất định để tìm ra mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch là lớn nhất. Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để axác định giá mở cửa và giá đóng cửa.
b.Khớp lệnh liên tục:
-Là phương thức khớp lệnh mà theo đó các lệnh sẽ được so khớp với lệnh đối ứng ngay khi được nhập vào hệ thống.
Hiện nay tại 2 sở giao dịch,phương thức giao dịch khớp lệnh được áp dụng đối với 2 loại chứng khoán: cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
2.Phương thức giao dịch thỏa thuận:
-Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.
Phương thức giao dịch thỏa thuận được áp dụng đối với cả 3 loại chứng khoán: cổ phiếu,chứng chỉ quỹ và trái phiếu
Loại chứng khoán
Khớp lệnh
Thỏa thuận
Cổ phiếu
x
X
Chứng chỉ quỹ
x
X
Trái phiếu
X
III-Các loại lệnh giao dịch
1.Lệnh giới hạn (LO)
Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
2. Lệnh thị trường (MP)
Là loại lệnh khách hàng không đưa giá trong lệnh. Nói cách khác đây là loại lệnh mà khách hàng chấp nhận mua/bán với bất kỳ giá nào trên thị trường.
3.Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ( ATO – ATC )
- ATO - Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá mở cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.
- ATC - Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá mở đóng cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa
4. Lệnh hủy ( Cancel Order)
Là lệnh do khách hàng đưa vào hệ thống để hủy bỏ lệnh gốc đã đặt trước đó. Lệnh hủy chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
Có 2 loại lệnh hủy bỏ:
Hủy bỏ luôn: hủy bỏ lệnh trước đó khi chưa được thực hiện mà không đưa ra lệnh nào thay thế.
Hủy bỏ có thay thế: hủy bỏ lệnh trước đó khi chưa được thực hiện nhưng được thay thế bằng lệnh khác.
5. Lệnh dừng ( Stop Order )
Là loại lệnh đặc biệt quan trọng được sử dụng trong kinh doanh CK. Bản chất là lệnh thị trường “treo”. Nói cách khác, là lệnh chỉ có giá trị khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua giá dừng. Lệnh này đưa ra nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ cho nhà đầu tư.
Có 2 loại lệnh dừng:
Lệnh dừng để mua: đặt giá cao hơn giá TT
Lệnh dừng để bán: đặt giá thấp hơn giá TT
Trường hợp áp dụng: Lệnh dừng được sử dụng để đề phòng nhận định sai cùa Nhà đầu tư và có tác dụng bảo vệ tiền lời hoặc hạn chế thua lỗ.
IV- Các khái niệm cơ bản
Giá tham chiếu: là mức giá cơ sở để xác định giá trần và giá sàn.
Một số trường hợp điều chỉnh giá tham chiếu :
(Theo QĐ 42/2000 của UBCK)
CK mới niêm yết: trong ngày GD đầu tiên, không giới hạn biên độ dao động giá và lấy giá đóng cửa của ngày GD làm giá TC.
CK thuộc diện bị kiểm soát, CK không còn thuộc diện bị kiểm soát, CK bị ngừng giao dịch trên 30 ngày: xác định tương tự CK mới niêm yết.
CK không được hưởng các quyền kèm theo: giá TC là giá đóng cửa của ngày GD gần nhất.
Ngày không hưởng quyền: là ngày T+1, T+2,… T+x, đây là giữa thời điểm GD và thời điểm thanh toán. Vì khi mua CK ở thời điểm T, nhà đầu tư trở thành cổ đông của Cty nhưng chưa có tên trong DS cổ đông, đến ngày T+x mới thực hiện thanh toán. Giá TC sẽ bằng giá GD trước đó (khi được nhận cổ tức và quyền) trừ đi giá trị cổ tức và quyền được nhận.
Tách, gộp CP: giá TC là giá GD trước ngày tách gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách gộp CP.
Biên độ dao động giá: là giới hạn dao động giá trong ngày giao dịch.
Biên độ dao động giá = Giá tham chiếu +/- (Giá tham chiếu x tỷ lệ BĐDĐ%)
Đơn vị yết giá: là mức giá tối thiểu cho mỗi lần mua và bán chứng khoán.
Đơn vị giao dịch: là số CK nhỏ nhất có thể được khớp lệnh.
Loại giao dịch
Quy định
Hình thức giao dịch
Giao dịch lô lẻ
Là giao dịch có số lượng từ 1-9 CP/CCQ
Sẽ được trực tiếp với các công ty CK
Giao dịch lô chẵn
Là loại giao dịch có số lượng từ 10-9.990 CP/CCQ và là bội số của 10
Sẽ được giao dịch qua khớp lệnh tập trung tại Sở GD CK.
Giao dịch lô lớn (thỏa thuận)
Là giao dịch có số lượng từ 10.000 CP/CCQ trở lên.
Sẽ được giao dịch thỏa thuận qua Sở GD CK.
Thời gian thanh toán:
Thời gian thanh toán (chu kỳ thanh toán): độ dài khoảng thời gian từ lúc thực hiện xong giao dịch cho đến khi CK và tiền được thực nhận về tài khoản của bên mua
“T + 3”
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
T T+1 T+2 T+3 T+4
V-Nguyên tắc khớp lệnh
- Ưu tiên về giá:
+ Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước:
Ví dụ 1: Tại một thời điểm có 02 lệnh Mua và 01 lệnh Bán được nhập vào hệ thống theo thứ tự như sau:
Lệnh 1. Mua ACB khối lượng 1000 với giá là 50
Lệnh 2. Mua ACB khối lượng 1000 với giá là 50.5
Lệnh 3. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50
Thì Lệnh 2 sẽ khớp với Lệnh 3 với khối lượng khớp là 1000 và giá khớp là 50.5
+ Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước:
Ví dụ 2: Tại một thời điểm có 02 lệnh Bán và 01 lệnh Mua được nhập vào hệ thống theo thứ tự như sau:
Lệnh 1. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50.5
Lệnh 2. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50
Lệnh 3. Mua ACB khối lượng 1000 với giá là 51
Thì Lệnh 2 sẽ khớp với Lệnh 3 với khối lượng khớp là 1000 và giá khớp là 50.
- Ưu tiên về thời gian:
+ Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước:
Ví dụ 3: Tại một thời điểm có 02 lệnh Bán và 01 lệnh Mua được nhập vào hệ thống theo thứ tự như sau:
Lệnh 1. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50
Lệnh 2. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50
Lệnh 3. Mua ACB khối lượng 1000 với giá là 51
Thì Lệnh 1 sẽ khớp với Lệnh 3 với khối lượng khớp là 1000 và giá khớp là 50.
+ Trường hợp lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước:
Ví dụ 4: Tại một thời điểm có 01 lệnh Bán và 01 lệnh Mua được nhập vào hệ thống theo thứ tự như sau:
Lệnh 1. Mua ACB khối lượng 1000 với giá là 51
Lệnh 2. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50
Thì Lệnh 1 sẽ khớp với Lệnh 2 với khối lượng khớp là 1000 và giá khớp là 51.
Chú ý: Các lệnh sau khi sửa hoặc hủy sẽ mất quyền ưu tiên về thời gian vì thời gian lúc đó sẽ là thời gian khi lệnh sửa hoặc hủy được chấp nhận và nhập vào hệ thống chứ không phải là thời gian của lệnh gốc đã đặt.
Ví dụ 5: Trong hệ thống có một số lệnh được nhập vào với thứ tự như sau:
Lệnh 1. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 51
Lệnh 2. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 51.5
Lệnh 3. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50.5
Khách hàng đặt Lệnh 1 tiến hành sửa giá bán xuống thành 50.5 thì thứ tự lệnh sẽ như sau:
Lệnh 2. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 51.5
Lệnh 3. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50.5
Lệnh 1a. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50.5 (Lệnh sửa)
Nếu sau đó có 01 lệnh Mua ACB 1000 với giá là 50.5 được nhập vào hệ thống thì Lệnh 3 sẽ được ưu tiên thực hiện trước Lệnh 1a.
- Ưu tiên về khối lượng:
- Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán nhập cùng thời gian thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ thực hiện trước. Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp ứng được toàn bộ khối lượng). Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới.
- Ưu tiên về khách hàng:
- Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có khối lượng bằng nhau thì lệnh của khách hàng sẽ thực hiện trước lệnh tự doanh của Cty CK.
Kết quả giao dịch sẽ được hiển thị trực tuyến trên màn hình thông tin của các công ty chứng khoán.
VI- Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài
Giao dịch khớp lệnh:
Khối lượng mua được trừ vào khối lượng được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện.
Khối lượng bán được cộng vào khối lượng được phép mua ngay sau khi kết thúc thanh toán giao dịch.
Lệnh mua hoặc 1 phần lệnh mua chưa được thực hiện sẽ tự bị hủy nếu khối lượng được phép mua đã hết; lệnh mua nhập tiếp vào hệ thống sẽ không được chấp thuận
Khối lượng được phép mua sẽ được giảm xuống ngay khi giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa nhà đầu tư nước ngoài mua và nhà đầu tư trong nước bán.
Khối lượng được phép mua sẽ được tăng lên ngay khi kết thúc việc thanh toán giao dịch được thực hiện giữa nhà đầu tư nước ngoài bán với một nhà đầu tư trong nước.
Khối lượng chứng khoán được mua sẽ không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.
B-Giao dịch tại hai sở chứng khoán:
I-Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội(HNX):
1.Quy định chung:
-Từ 8h30-11h00 vào tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định tại Bộ Luật Lao động)
2.Giá tham chiếu:
-Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh của ngày giao dịch gần nhất trước đó
-Đối với các cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc ngày giao dịch trở lại sẽ giao dịch không biên độ. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của cổ phiếu này sẽ được tính như trên
3.Biên độ dao động giá:
-Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu là ±7%
-Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu
4.Phương thức giao dịch:Phương thức khớp lệnh và phương thức thỏa thuận
4.1.Phương thức khớp lệnh: Chỉ áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục
*Loại lệnh giao dịch: Lệnh giới hạn LO
*Nguyên tắc thực hiện
- Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước
- Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.
-Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
- Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch.
*Trình tự giao dịch khớp lệnh liên tục:
- Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh (mua/bán) tại các công ty chứng khoán, đại diện giao dịch của công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội.
- Các lệnh đặt này được hiển thị trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của công ty chứng khoán.
- Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống. Tức là, nếu thoả mãn về giá thì các lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất. Mức giá thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
- Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.
- Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp ứng được toàn bộ khối lượng). Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới.
- Kết quả giao dịch sẽ được hiển thị trực tuyến trên màn hình thông tin của các công ty chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch, Sở GDCK Hà Nội sẽ xác nhận kết quả giao dịch với công ty chứng khoán thành viên và công ty chứng khoán thành viên thông báo cho khách hàng.
4.2.Phương thức giao dịch thỏa thuận:
*Trình tự giao dịch thoả thuận
+ Trường hợp đã xác định được đối tác giao dịch:
Nếu nhà đầu tư đã tìm được đối tác giao dịch và đã hoàn tất thoả thuận giao dịch thì thông báo cho công ty chứng khoán về thoả thuận này, công ty chứng khoán sẽ thực hiện nhập lệnh giao dịch vào hệ thống của Trung tâm GDCK Hà Nội.
+ Trường hợp chưa xác định được đối tác giao dịch:
-Khi có nhu cầu giao dịch, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua/lệnh bán tại CTCK.
-Căn cứ vào lệnh của nhà đầu tư, công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, ngay lập tức các lệnh đó sẽ được hiển thị trên sổ lệnh của thị trường.
-Căn cứ vào thông tin trên sổ lệnh, các CTCK sẽ liên lạc với nhau để giúp nhà đầu tư tìm kiếm và thoả thuận với các đối tác giao dịch về mức giá và khối lượng giao dịch. Khi đạt được thoả thuận, CTCK sẽ thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.
-Hệ thống giao dịch của TTGDCK Hà Nội sẽ nhận và xác nhận các lệnh giao dịch do công ty chứng khoán nhập vào và sẽ đưa ra kết quả giao dịch tổng hợp của toàn thị trường.
Kết quả giao dịch thỏa thuận sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của CTCK.
II-Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
1. Quy định chung:
2.Giá tham chiếu:
Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Nếu trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa không có giá khớp lệnh thì giá giao dịch cuối cùng trong ngày của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ được coi là giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đó
3.Biên độ dao động giá:
-Đối với cổ phiếu,chứng chỉ quỹ đầu tư: +/-5%
-Đối với trái phiếu: không áp dụng
4.Phương thức giao dịch:
-HSX áp dụng 2 phương thức giao dịch :khớp lệnh và thỏa thuận
4.1.Phương thức giao dịch khớp lệnh: Áp dụng cả 2 phương thức khớp lệnh định kì và liên tục
*Loại lệnh giao dịch: Lệnh LO,ATO,ATC
Lệnh
8:30-9:00
9:00-10:15
10:15-10:30
10:30-11:00
ATO
X
LO
X
x
x
ATC
x
*Nguyên tắc đặt lệnh:
-Lệnh ATO chỉ được nhập vào thời gian giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, lệnh hoặc phần lệnh không khớp được tự động hủy sau khi đã khớp lệnh xác định giá mở cửa
-Lệnh ATC chỉ được nhập vào thời gian giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
-Lệnh LO được nhập vào hệ thống có hiệu lực cho đến khi kết thúc ngày giao dịch, nghĩa là các lệnh không khớp hoặc chỉ khớp 1 phần ở đợt khớp lệnh trước vẫn tiếp tục có giá trị ở đợt khớp lệnh tiếp theo.
-Không được hủy lệnh giao dịch đã đặt trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ, và chỉ được hủylệnh gốc hoặc phần lệnh gốc chưa khớp trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.
-Không được phép vừa mua vừa bán cùng 1 loại chứng khoán trong cùng 1 ngày giaodịch. Nếu lệnh mua/bán giới hạn không khớp lệnh ở đợt trước, sang đến đợt sau phải đặt lệnh huỷ lệnh gốc trước rồi mới được phép đặt lệnh bán/mua loại chứng khoán đó. Lệnhmua/bán đã được khớp toàn bộ hoặc 1 phần ở đợt trước thì không được phép đặt bán/mua ở đợt sau và thời gian giao dịch thoả thuận cùng loại chứng khoán đó.
Bảng Tóm Tắt Tính Hiệu Lực Của Các Loại Lệnh
*Nguyên tắc khớp lệnh:
Các phương thức khớp lệnh được thực hiện dựa trên nguyên tắc
- Ưu tiên về giá: lệnh mua có mức giá cao hơn hoặc lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa/đóng cửa, lệnh ATO/ATC được ưu tiên khớp lệnh trước lệnh LO.
- Ưu tiên về thời gian: các lệnh mua/bán có cùng một mức giá, lệnh nào vào trước được ưu tiên thực hiện trước.
Giá khớp lệnh xác định theo phương thức khớp lệnh định kỳ:
+Giá khớp lệnh là giá mà tại đó khối lượng giao dịch được thực hiện lớn nhất.
+Nếu có nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì mức giá gần với giá mở cửa nhất sẽ được chọn làm giá khớp lệnh.
+Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn những điều kiện trên thì mức giá cao nhất sẽ được chọn.
4.2.Phương thức giao dịch thỏa thuận
Ngoài phương thức khớp lệnh, hệ thống giao dịch tại SGDCK TP. HCM còn cho phép các công ty chứng khoán thành viên thực hiện các giao dịch theo phương thức thỏa thuận.
Theo phương thức giao dịch thỏa thuận, các bên mua bán (hoặc công ty chứng khoán đại diện bên mua và bán thay mặt khách hàng) thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch. Sau đó, giao dịch sẽ được công ty chứng khoán thành viên bên mua và bán nhập vào hệ thống giao dịch để ghi nhận kết quả.
C - Thông tin trên Bảng giao dịch điện tử của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM:
Ngày giờ trên bảng điện tử: 23:39:05 ngày 11/11/2010.
Trạng thái thị trường thời điểm hiện tại: Đóng cửa.
Chỉ số VN – INDEX: 446,69 ; giảm 4,57 điểm tương đương 1,01% so với phiên trước.
Số lượt giao dịch: 18.724
Số cổ phiếu giao dịch: 26.415.490 CP
Giá trị quy đổi tương ứng: 629.506.000đ
Thông tin biến động giá cổ phiếu:
+ Số mã tăng giá: 30
+ Số mã đứng giá: 35
+Số mã giảm giá: 196
Ở sàn HOSE (sàn TP Hồ Chí Minh) thì 1 phiên giao dịch có 3 đợt khớp lệnh:
Đợt 1 là khớp lệnh định kỳ mở cửa từ 8h30 tới 9h, trong đợt này có các lệnh giới hạn LO và lệnh ưu tiên ATO.
Đợt 2 là khớp lệnh liên tục từ 9h tới 10h15 chỉ có lệnh giới hạn (mua hoặc bán có mức giá cụ thể nằm trong biên độ cho phép).
Đợt 3 là khớp lệnh định kỳ từ 10h15 tới 10h30 để xác định giá tham chiếu cho phiên kế tiếp, cũng là phiến cuối (phiên đóng cửa sàn giao dịch) gồm các lệnh giới hạn và lệnh ưu tiên ATC.
Lưu ý: Lệnh ATO và ATC được ưu tiên khớp lệnh trước lệnh giới hạn LO.
Ở sàn HASTC (sàn Hà Nội) bắt đầu từ 8h30 tới 11h chỉ có khớp lệnh liên tục và lệnh giới hạn LO, cho nên không có đợt 1, đợt 2, đợt 3.
Ý nghĩa của các màu sắc:
Màu xanh lá cây: Biểu thị cho sự thay đổi tăng.
Màu đỏ: Biểu thị cho sự thay đổi giảm.
Màu vàng: Biểu thị cho sự không thay đổi.
Màu tím: Biểu thị cho sự tăng giá đến mức Giá trần.
Màu xanh ngọc: Biểu thị cho sự giảm giá đến mức Giá sàn.
Các thông tin cơ bản được thể hiện trong bảng điện tử:
Cột Mã CK – Mã chứng khoán: Là mã hiệu (tên viết tắt) của chứng khoán được đăng ký và niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK).
Cột TC (ĐCGN) – Tham chiếu: Là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.
Đối với sàn Hà Nội, giá tham chiếu được xác định dựa trên bình quân gia quyền của tất cả các mức giá đ