Đề tài Trình bày nhận thức của nhóm về tình hình tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Để có thể hoạch định các chính sách phòng ngừa tội phạm nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm. Tình hình tội phạm là nội dung quan trọng của tội phạm học. Nghiên cứu những đặc trưng của tình hình tội phạm có thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm tương ứng, ngăn chặn kịp thời sự gia tăng tỉ lệ tội phạm, kiểm soát tội phạm có hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình tội phạm, nhóm em xin được chọn đề tài: “ Trình bày nhận thức của nhóm về tình hình tội phạm”.

doc12 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trình bày nhận thức của nhóm về tình hình tội phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: Trình bày nhận thức của nhóm về tình hình tội phạm Mở đầu Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Để có thể hoạch định các chính sách phòng ngừa tội phạm nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm. Tình hình tội phạm là nội dung quan trọng của tội phạm học. Nghiên cứu những đặc trưng của tình hình tội phạm có thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm tương ứng, ngăn chặn kịp thời sự gia tăng tỉ lệ tội phạm, kiểm soát tội phạm có hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình tội phạm, nhóm em xin được chọn đề tài: “ Trình bày nhận thức của nhóm về tình hình tội phạm”. Nội dung I. Khái niệm tình hình tội phạm. Tình hình tội phạm” là một khái niệm đặc thù của tội phạm học. Việc nghiên cứu về tình hình tội phạm giúp ta hiểu được toàn cảnh về tội phạm, từ đó vạch ra được những biện pháp nhằm kiểm soát tội phạm phù hợp nhất. Tuy nhiên hiện nay xung quanh vấn đề này còn tồn tại những quan điểm khác nhau khi trình bày về vấn đề tình hình tội phạm : “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội pháp lý tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất điịnh và trong khoảng thời gian nhất định” (Tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994) “ Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lí-hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong khoảng thời gian nhất định” (Giáo trình tội phạm học của Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, Nxb. Giáo dục năm 1999). “ Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã hội, thường xuyên thay đổi, giai cấp , pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc một loại tội phạm đã xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất định” (Giáo trình tội phạm học của Đại học quốc gia Hà nội, Nxb ĐHQGHN năm 1999). “ Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong khoảng thời gian nhất định” (Giáo trình tội phạm học của Đại học Luật Hà Nội Nxb. Công an nhân dân, Hà nội năm 2006). “ Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định” (GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà nội năm 2001). Nhũng quan điểm này có phần chưa chính xác vì trong xã hội có một số tội phạm nảy sinh do xung đột quyền lợi giai cấp nhưng không phải mọi loại tội phạm đều nảy sinh do xung đột giai cấp và ở đây có sự đồng nhất tội phạm với tình hình tội phạm Tuy nhiên chỉ có quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa là làm rõ được bản chất của tình hình tội phạm và giúp chúng ta phân biệt rõ tội phạm với tình hình tội phạm:“ Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định” (GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà nội năm 2006), Trên cơ sở đó ta nên hiểu về tình hình tội phạm như sau : “ Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm ( hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định. Tình hình tội phạm được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát với thực tiễn”. II. Các nội dung của tình hình tội phạm 1. Thực trạng của tình hình tội phạm a. Tội phạm rõ: Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lú về hình sự và đã được đưa vào thông kê tội phạm. Tội phạm đã được xử lí về hình sự bao gồm: Tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật, kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn chấp hành hình phạt và các trường hợp đã được xác định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không được xét xử vì những lí do khác nhau như đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện tội phạm đã chết Tội phạm bị xử lí hình sự như vậy được coi là tội phạm hiện hay tội phạm rõ khi đã được phản ánh trong thống kê tội phạm. Tình hình tội phạm dựa trên thống kê này mới chỉ là tình hình tội phạm rõ. b. Tội phạm ẩn Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lí hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm. Tội phạm tuy đã xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm được gọi là tội phạm ẩn. Việc các tội phạm này không được thể hiện trong thống kê tội phạm là do không được xử lí về hình sự (không được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng không được xử lí về hình sự) hoặc đã được xử lí về hình sự nhưng chưa dứt điểm (chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật) hoặc đã được xử lí dứt điểm về hình sự nhưng không được đưa vào thống kê tội phạm. Việc tội phạm không được xử lý về hình sự có thể do nguyên nhân khách quan nhưng cũng có thể do lỗi chủ quan của các cơ quan có trách nhiệm. Từ đó, tội phạm ẩn được phân thành tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chủ quan. Tội phạm ẩn do không được đưa vào thống kê tội phạm được gọi là tội phạm ẩn do sai số thống kê. Tội phạm nói chung cũng như nhóm tội phạm hay tội cụ thể đều có phần ẩn. Mức độ ẩn ở những đơn vị thời gian, không gian khác nhau cũng như ở những nhóm tội hoặc tội khác nhau đều có thể có sự khác nhau. Lí do của sự khác nhau về độ ẩn cũng rất khác nhau nhưng trong đó có thể có lí do từ chính đặc điểm riêng biệt của tội phạm: - Nguyên nhân bắt nguồn từ phía nạn nhân của tội phạm: nạn nhân không tố cáo hành vi phạm tội do không tin tưởng vào cơ quan bảo về pháp luật do bị người phạm tội hoặc người nhà phạm tội đe dọa, hoặc do sợ phiền hà hoặc sợ bị công khai bí mật đời tư. - Nguyên nhân từ phía người phạm tội: người phạm tội thực hiện bằng hành vi xảo quyệt, người phạm tội đe dọa nạn nhân và gia đình nạn nhân hoặc người phạm tội đưa hối lộ. - Nguyên nhân từ phía các cơ quan chức năng: do thái độ thiếu tình thần trách nhiệm hoặc do nể nan, quen biết nên bao che, hoặc nhận hối lộ. - Nguyên nhân từ phía người làm chứng: người làm chứng sợ bị trả thù nên không dám đứng ra làm chứng, tố cáo hành vi phạm tội hoặc sợ phiền hà cá nhân và người thân. c. Mối quan hệ giữa tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Tội phạm rõ bao gồm tội phạm đã được xử lí về hình sự mà trong đó có tội phạm đã được khẳng định qua bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật và kết quả này đã được thể hiện trong các thống kê tội phạm. Xét về nội dung, đây là các trước hợp đã được khẳng định chắc chắn nhất là tội phạm và xét về hình thức là các trường hợp được ghi nhận chính thức. Và theo đó, tội phạm ẩn bao gồm tội phạm đã xảy ra nhưng về nội dung chưa được khẳng định chắc chắn qua bản án kết tội có hiệu lực pháp luật hoặc về hình thức chưa được ghi nhận chính thức trong thống kê tội phạm. Tội phạm rõ và tội phạm ẩn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, tội phạm rõ và tội phạm ẩn là hai phần cảu tội phạm đã xảy ra, có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Phần “rõ” càng lớn thì phần “ẩn” càng nhỏ và ngược lại. Phần rõ là phần có thể khẳng định một cách chắc chắn vì dựa trên các con số thống kê cụ thể. Trong khi đó, phần ẩn là phần mà không thể có được sự sự khẳng định chắc chắn vì dựa trên sự suy đoán. Trong đó, phần rõ là một trong các cơ sở của sự suy đoán này. Tội phạm rõ so với tội phạm thực tế có thể đạt được các tỉ lệ khác nhau ở các phạm vi tội danh, phạm vi không gian và phạm vi thời gian khác nhau nhưng luôn có ý nghĩa đặc biệt vì vừa phản ánh thực trạng đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước và xã hội vừa là cơ sở cần thiết để nghiên cứu tội phạm ẩn. Nghiên cứu về tình hình tội phạm là nghiên cứu tình hình tội phạm thực bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. “ Bức tranh” thực trạng của tội phạm phải là “bức tranh” tổng hợp của cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Về lí thuyết, khi nghiên cứu tình hình tội phạm cụ thể, chúng ta phải bắt đầu và chủ yếu nghiên cứu tội phạm rõ. Các mô tả, đánh giá, giải thích cũng như dữ liệu trước hết và chủ yếu là dựa trên tội phạm rõ. Nghiên cứu tội phạm ẩn được tiến hành sau và kết quả của nó chỉ được sử dụng có tính tham khảo thêm khi nghiên cứu tình hình tội phạm. c. Chỉ số tội phạm Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội phạm trong dân cư. Khi đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm không thể bỏ qua chỉ số tội phạm, nhất là khi đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm qua các khoảng thời gian khác nhau trên một địa bàn hoặc ở các địa bàn khác nhau trong cùng khoảng thời gian nhất định. Chỉ số tội phạm được tính theo tỷ lệ số tội phạm (hoặc vụ phạm tội) trên 100.000 người dân (hoặc 10.000 dân). Cần lưu ý là chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn liền với một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh A là 655 vụ trong năm 2012. Dân cư của tỉnh A năm 2012 là 560.000 người. Do đó, chỉ số tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh N năm 2007 sẽ là: (655 x 100.000) : 560.000 = 1,17. d. Thông số về nạn nhân. Thông số về nạn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả thực trạng của tình hình tội phạm. Để làm sang tỏ thông số về nạn nhân cần làm rõ các vấn đề sau đây: - Số lượng nạn nhân - Thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân - Thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu như thiệt hại về thể chất, vật chất, tâm lí - tình huống trở thành nạn nhân Những thông tin này rất quan trọng đối với cở quan hoạch định chính sách phòng ngừa nhằm giúp các cơ quan này đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế cũng như phải có biện pháp cảnh báo người dân để họ chủ động phòng tránh không trở thành nạn nhân cảu tội phạm. 2. Diễn biến của tình hình tội phạm Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc nhóm tội phạm) xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định. Nghiên cứu diễn biến tình hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ giúp cho nhận diện “ bức tranh” về tội phạm – tình hình tội phạm được rõ nét mà còn giúp cho việc dự đoán (tuy chỉ là tương đối) xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo, từ đó giúp cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm của cơ quan chức năng sát với thực tiễn. Diễn biến của tình hình tội phạm có thể bị thay đổi do tác động của hai loại yếu tố: + Các yếu tố xã hội như: sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, vấn đề di dân, sự gia tăng dân số ở các thành phố lớn... + Sự thay đổi về mặt pháp lí trong đó, sự thay đổi của pháp luật hình sự trong việc mở rộng hoặc thu hẹp tội phạm cũng như biện pháp xử lí hình sự cũng ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng vận động của tội phạm. Việc đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm có thể đặt ra trong khoảng thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ của người nghiên cứu. Việc nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm thường dặt ra trong khoảng thời gian 5 năm (hoặc 10) vì khoảng thời gian này tương đối ổn định nên nhận định có độ chính xác cao. Nghiên cứu trong khoảng thời gian này sẽ giúp cho việc tìm ra được quy luật vận động của tội phạm. Ví dụ: Số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh A từ năm 2007 đến năm 2012 như sau: Năm Số vụ Tăng 2007 40(100%) 2008 42 5% 2009 47 17,5% 2010 53 32,5% 2011 55 37,5% 2012 60 50% Dựa vào bảng trên ta thấy tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh A từ năm 2007 đến năm 2012 có xu hướng tăng dần. 3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm Cơ cấu của tinh hình tội phạm là tỉ lệ, mối tương quan giữa các nhóm tội, loại tội ( được phân chia theo những căn cứ khác nhau) trong một tổng thể các tội phạm đã xảy ra ở một địa phương và trong một khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu của tình hình tội phạm thể hiện các mối quan hệ bên trong của tình hình tội phạm theo những tiêu thức ( đặc điểm) nhất định như độ tuổi, giới tính, địa bàn phạm tội, nghề nghiệp, khách thể loại, loại tội, hình thức lỗi, tội danh, hình phạt... Cơ cấu của tình hình tội phạm cho thấy tính chất của tình hình tội phạm. ví dụ như cơ cấu loại tội, hình phạt cho thấy tính chất mức độ nguy hiểm của tình hình tội phạm, địa bàn phạm tội cho thấy sự phổ biến ở các địa bàn... Cách tính cơ cấu, sử dụng số tương đối cơ cấu. công thức Mbf Ycc= *100% Mts Ycc là số tương đối cơ cấu ( %) Mbf là số lượng người phạm tội của từng nhóm phạm tối Mts là tổng số người phạm tội *Cơ cấu của tình hình tội phạm gồm các chỉ số cơ bản sau đây - Tỷ trọng và mối tương quan của các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm nghiêm trọng ( khoản 8 BLHS ). Việc phân chia tội phạm như trên căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mức cao nhất của khung hình phạt. Khi đánh giá về cơ cấu của tình hình tội phạm, nếu trong tổng thể chung các tội phạm sảy ra mà nhóm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ lớn thì phản ánh tính chất , mức độ nguy hiểm cao của tình hình tội phạm đối với xã hội. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ rất khó khan, phức tạp và quyết liệt. Trái lại nếu nhóm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm tỷ lệ lớn thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tình hình tội phạm không cao và công tác phòng chống tội phạm sẽ đơn giản hơn. - Tỷ trọng, tương quan giữa các nhóm tội đã được sắp xếp, phân chia các chương trong BLHS năm 1999 căn cứ vào vị tri, tính chất và tầm quan trọng của khách thể loại..Ví dụ: Tỷ trọng của các tội phạm an ninh quốc gia ( chương XI), tỷ trọng của các tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ( chương XII BLHS)... - Tỷ trọng và mối tương quan giữa từng loại tội phạm được quy định trong cùng một chương của BLHS. Ví dụ: mối tương quan giữa các tội giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm... trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe...( chương XII BLHS năm 1999). - Tỷ trọng mối tương quan giữa các tội cố ý với các tội vô ý( điều 9 và 10 BLHS năm 1999) - Tỷ trọng và mối tương quan của những tội nguy hiểm và phổ biến nhất Tội nguy hiểm và phổ biến được xác định trong từng thời gian và ở tưng địa phương nhất định. Hiện nay những tội sau được coi là nguy hiểm và phổ biến: các tội phạm về ma túy, buôn lậu, mua bán phụ nữ, chứa và môi giới mại dâm, giết người, hiếp dâm,cố ý gây thương tích, cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tham ô, hối lộ... Khi đánh giá chỉ số này, nếu các tội nguy hiểm và phổ biến chiếm tỷ trọng cao và mang tính ổn định thì tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tình hình tội phạm rất cao. Trái lại các tội phạm nguy hiểm và phổ biến lại chiếm tỷ lệ nhỏ thì đó là điều đáng mừng cho xã hội. Ví dụ các tội phạm về ma túy,giết người, hiếp dâm... là các tội phạm nguy hiểm cao mà chiếm tỷ trọng ngày càng gia tang thì phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cao của tình hình tội phạm. -Tỷ trọng tộ phạm tái phạm - Tỷ trọng tội phạm có tổ chức - Tỷ trọng tội phạm của người chưa thành niên - Tỷ trọng tội phạm theo giới tinh - Tỷ trọng tính theo vị trí địa lý của tội phạm tức là sự phân bố tội phạm theo lãnh thổ và điểm dân cư. - Ngoài ra cơ cấu của tình hình tội phạm còn được nghiên cứu theo dấu hiệu về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tôn giáo, theo động cơ phạm tội...của người phạm tội. Như vậy, thông qua các chỉ số về cơ cấu của tình hình tội phạm, chúng ta xác định được tính chất của tình hình tội phạm. Tính chất của tình hình tội phạm thể hiện rõ nét trong các chỉ số về các tội phạm nguy hiểm và phổ biến nhất, chỉ số về tái phạm, phạm tội có tổ chức, tội phạm của người chưa thành niên và các đặc điểm nhân than người phạm tội. Ở các vùng lãnh thổ, dân cư khác nhau thì cơ cấu tội phạm cũng không giống nhau, chẳng hạn giữa các tỉnh miền núi với miền đồng bằng, thành phố với nông thôn thì cơ cấu tình hình tội phạm cũng khác nhau. Sở dĩ như vậy là do cơ cấu của tình hình tội phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng, các địa phương. Các truyền thống đạo đức, tập tục, thói quen, văn hóa, cơ cấu độ tuổi... Nghiên cứu cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm cho phép chúng ta đề ra phương hướng của công tác phòng chống tội phạm vào các nhóm tội, loại tội nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Kết luận Tình hình tội phạm là nội dung quan trọng của tội phạm học bời vì việc hoạch định các chính sách phòng ngừa tội phạm nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm. Trên cơ sở những đặc trưng của tình hình tội phạm qua các thông số về thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm để từ đó có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiểu quả tội phạm xảy ra. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012. * Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình tội phạm học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999 * Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010. * Bàn về tình hình TP - Tạp chí Toà Án Nhân Dân số 24 tháng 12/2007 * Tội phạm và cấu thành tội phạm - GS Nguyễn Ngọc Hoà (năm 2006 - trang 211) * TPH nhập môn - TS Dương Tuyết Miên. 
Tài liệu liên quan