Định nghĩa về hành động “trợ cấp” luôn làm cho các nhà hoạch định chính sách phải gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thuật ngữ này một cách rõ ràng. Điều này đươc lý giải bởi việc , một phần do thuật ngữ “trợ cấp” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nếu thuật ngữ “trợ cấp” được hiểu theo nghĩa rộng thì nó có thể bao gồm rất nhiều hoạt động của chính phủ. Ví dụ, nếu xem xét “trợ cấp” dưới góc độ kinh tế, thuật ngữ “trợ cấp” có nghĩa là “một lợi ích dành cho một doanh nghiệp hay một sản phẩm thông qua một hành động của chính phủ” thì khái niệm trợ cấp có thể bao gồm nhiều hành động điển hình và phổ biến của mọi chính phủ, ví dụ, như bảo đảm trật tự trị an, phòng cháy chữa cháy, xây dựng cầu đường thậm chí cả việc xây dựng trường học và các hoạt động giáo dục. Bảo đảm trật tự trị an và phòng cháy chữa cháy thật tốt rõ giảm giá thành sản phẩm của họ. Tương tự, những loại cơ sở hạ tầng xã hội khác có thể cắt giảm những chi phí mà một doanh nghiệp sẽ phải đưa vào hạch toán khi tính giá bán của sản phẩm. Vấn đề là ở chỗ, nếu sử dụng một định nghĩa rộng như thế, và luật lệ quốc tế cho phép các chính phủ phản ứng lại bằng cách sử dụng thuế chống trợ cấp đối với các hoạt động trợ cấp như thế thì toàn bộ Hệ thống GATT được hình thành sau Thế chiến thứ II (bao gồm cả việc cắt giảm thuế quan) sẽ bị tiêu diệt: các chính phủ sẽ được quyền đánh nhiều loại thuế chống tài trợ, vì xét cho cùng thì sản phẩm nào cũng sẽ đuợc hưởng lợi từ các hoạt động nói trên của hính phủ.
Do đó, vấn đề đặt ra là phải có sự định nghĩa “trợ cấp” như thế nào đó để có thể tránh được những ảnh hưởng tai hại bao trùm như thế đến thương mại quốc tế. Vấn đề này liên quan chủ yếu đến việc các chính phủ đơn phương áp dụng các biện pháp đối kháng.
Trợ cấp chung (hay còn gọi là trợ cấp không mang tính riêng biệt) là trợ cấp sử dụng các tiêu chí hoặc điều kiện khách quan để tự động xác định đối tượng được hưởng trợ cấp và giá trị trợ cấp. Những tiêu chí hoặc điều kiện khách quan có nghĩa là những tiêu chí hoặc điều kiện không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, không ưu đãi doanh nghiệp này hơn so với doanh nghiệp khác và là những tiêu chí hoặc điều kiện mang tính kinh tế, được áp dụng đồng loạt, chẳng hạn như số lượng nhân công, quy mô doanh nghiệp, v.v. Trợ cấp chung này được áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, thành phần kinh tế, ví dụ như chính phủ giảm giá bán điện. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của trợ cấp đối với giá hàng hóa liên quan là không có vì tất cả các doanh nghiệp đều cùng được hưởng mức trợ cấp như nhau. Khi đó, sự phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế sẽ không hề khác với khi không có các khoản trợ cấp chung (và do đó chỉ mang tính danh nghĩa, hình thức kia). Đây cũng chính là lý do tại sao chỉ có trợ cấp riêng mới là đối tượng điều chỉnh trong Hiệp định SCM của WTO. Tuy nhiên, ngay cả một chính sách trợ cấp chung trên văn bản lại có thể có ảnh hưởng riêng đối với ngành hoặc doanh nghiệp cụ thể trên thực tế, ví dụ như việc cho phép áp dụng phương pháp khấu hao nhanh có thể có lợi cho những ngành phải sử dụng nhiều tư liệu sản xuất.
Trợ cấp riêng (hay còn gọi là trợ cấp mang tính riêng biệt) là trợ cấp dành riêng cho một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, hay trợ cấp dành riêng cho một ngành sản xuất hoặc một nhóm ngành sản xuất nhất định. Trợ cấp riêng theo luật (de jure specificity) là trợ cấp mà cơ quan cấp trợ cấp có quy định rõ trong luật hoặc văn bản dưới luật là chỉ dành trợ cấp đó cho một số đối tượng nhất định được hưởng. Chẳng hạn, chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi theo luật chỉ dành cho ngành sản xuất thép là một ví dụ về trợ cấp riêng theo luật. Trợ cấp riêng trên thực tế (de facto specificity) là trợ cấp mà mặc dù cơ quan cấp trợ cấp (hoặc văn bản pháp lý điều chỉnh việc cấp trợ cấp) không đặt ra điều kiện nào về đối tượng nhận trợ cấp nhưng việc quản lý hoặc áp dụng chương trình trợ cấp đó lại dẫn đến kết quả là một hoặc một vài nhóm đối tượng nhận trợ cấp nhất định được nhận nhiều lợi ích hơn một cách đáng kể so với các đối tượng khác cùng được nhận trợ cấp. Ví dụ: trợ cấp cho một vùng nhất định tuy có mục đích công khai là trợ giúp phát triển vùng nhưng thực tế là chỉ trợ cấp cho các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu tại vùng đó trong khi các doanh nghiệp khác không được hoặc nhận được rất ít trợ cấp.
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trợ cấp và các biện pháp đối kháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
Khái niệm trợ cấp trong thương mại quốc tế
Định nghĩa về hành động “trợ cấp” luôn làm cho các nhà hoạch định chính sách phải gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thuật ngữ này một cách rõ ràng. Điều này đươc lý giải bởi việc , một phần do thuật ngữ “trợ cấp” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nếu thuật ngữ “trợ cấp” được hiểu theo nghĩa rộng thì nó có thể bao gồm rất nhiều hoạt động của chính phủ. Ví dụ, nếu xem xét “trợ cấp” dưới góc độ kinh tế, thuật ngữ “trợ cấp” có nghĩa là “một lợi ích dành cho một doanh nghiệp hay một sản phẩm thông qua một hành động của chính phủ” thì khái niệm trợ cấp có thể bao gồm nhiều hành động điển hình và phổ biến của mọi chính phủ, ví dụ, như bảo đảm trật tự trị an, phòng cháy chữa cháy, xây dựng cầu đường thậm chí cả việc xây dựng trường học và các hoạt động giáo dục. Bảo đảm trật tự trị an và phòng cháy chữa cháy thật tốt rõ giảm giá thành sản phẩm của họ. Tương tự, những loại cơ sở hạ tầng xã hội khác có thể cắt giảm những chi phí mà một doanh nghiệp sẽ phải đưa vào hạch toán khi tính giá bán của sản phẩm. Vấn đề là ở chỗ, nếu sử dụng một định nghĩa rộng như thế, và luật lệ quốc tế cho phép các chính phủ phản ứng lại bằng cách sử dụng thuế chống trợ cấp đối với các hoạt động trợ cấp như thế thì toàn bộ Hệ thống GATT được hình thành sau Thế chiến thứ II (bao gồm cả việc cắt giảm thuế quan) sẽ bị tiêu diệt: các chính phủ sẽ được quyền đánh nhiều loại thuế chống tài trợ, vì xét cho cùng thì sản phẩm nào cũng sẽ đuợc hưởng lợi từ các hoạt động nói trên của hính phủ.
Do đó, vấn đề đặt ra là phải có sự định nghĩa “trợ cấp” như thế nào đó để có thể tránh được những ảnh hưởng tai hại bao trùm như thế đến thương mại quốc tế. Vấn đề này liên quan chủ yếu đến việc các chính phủ đơn phương áp dụng các biện pháp đối kháng.
Trợ cấp chung (hay còn gọi là trợ cấp không mang tính riêng biệt) là trợ cấp sử dụng các tiêu chí hoặc điều kiện khách quan để tự động xác định đối tượng được hưởng trợ cấp và giá trị trợ cấp. Những tiêu chí hoặc điều kiện khách quan có nghĩa là những tiêu chí hoặc điều kiện không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, không ưu đãi doanh nghiệp này hơn so với doanh nghiệp khác và là những tiêu chí hoặc điều kiện mang tính kinh tế, được áp dụng đồng loạt, chẳng hạn như số lượng nhân công, quy mô doanh nghiệp, v.v... Trợ cấp chung này được áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, thành phần kinh tế, ví dụ như chính phủ giảm giá bán điện. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của trợ cấp đối với giá hàng hóa liên quan là không có vì tất cả các doanh nghiệp đều cùng được hưởng mức trợ cấp như nhau. Khi đó, sự phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế sẽ không hề khác với khi không có các khoản trợ cấp chung (và do đó chỉ mang tính danh nghĩa, hình thức kia). Đây cũng chính là lý do tại sao chỉ có trợ cấp riêng mới là đối tượng điều chỉnh trong Hiệp định SCM của WTO. Tuy nhiên, ngay cả một chính sách trợ cấp chung trên văn bản lại có thể có ảnh hưởng riêng đối với ngành hoặc doanh nghiệp cụ thể trên thực tế, ví dụ như việc cho phép áp dụng phương pháp khấu hao nhanh có thể có lợi cho những ngành phải sử dụng nhiều tư liệu sản xuất.
Trợ cấp riêng (hay còn gọi là trợ cấp mang tính riêng biệt) là trợ cấp dành riêng cho một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, hay trợ cấp dành riêng cho một ngành sản xuất hoặc một nhóm ngành sản xuất nhất định. Trợ cấp riêng theo luật (de jure specificity) là trợ cấp mà cơ quan cấp trợ cấp có quy định rõ trong luật hoặc văn bản dưới luật là chỉ dành trợ cấp đó cho một số đối tượng nhất định được hưởng. Chẳng hạn, chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi theo luật chỉ dành cho ngành sản xuất thép là một ví dụ về trợ cấp riêng theo luật. Trợ cấp riêng trên thực tế (de facto specificity) là trợ cấp mà mặc dù cơ quan cấp trợ cấp (hoặc văn bản pháp lý điều chỉnh việc cấp trợ cấp) không đặt ra điều kiện nào về đối tượng nhận trợ cấp nhưng việc quản lý hoặc áp dụng chương trình trợ cấp đó lại dẫn đến kết quả là một hoặc một vài nhóm đối tượng nhận trợ cấp nhất định được nhận nhiều lợi ích hơn một cách đáng kể so với các đối tượng khác cùng được nhận trợ cấp. Ví dụ: trợ cấp cho một vùng nhất định tuy có mục đích công khai là trợ giúp phát triển vùng nhưng thực tế là chỉ trợ cấp cho các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu tại vùng đó trong khi các doanh nghiệp khác không được hoặc nhận được rất ít trợ cấp.
1.1.1. Khái niệm về trợ cấp của WTO
Trước khi Hiệp định SCM ra đời, quy định của GATT liên quan tới trợ cấp chủ yếu là Điều XVI GATT 1947, trong đó bất kỳ hình thức hỗ trợ giá hoặc hỗ trợ thu nhập nào cũng bị coi là trợ cấp. Năm 1960, Báo cáo của Ban hội thẩm về Trợ cấp khi xem xét trường hợp ấn định giá trong nước của hàng hóa ở mức cao hơn giá thế giới có thể bị coi là trợ cấp hay không theo Điều XVI đã đi đến nhận định: .Nhìn chung, người ta nhất trí rằng một chương trình theo đó chính phủ, bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, duy trì một mức giá nội địa cao hơn giá thế giới thong qua việc mua vào và sau đó bán ra chịu lỗ là trợ cấp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác khi chính phủ duy trì một mức giá cố định cao hơn giá thế giới mà lại không bị coi là trợ cấp như trường hợp chính phủ ấn định mức giá tối thiểu đối với nhà sản xuất thông qua việc duy trì hạn chế định lượng hoặc cơ chế thuế quan linh hoạt. Trong những trường hợp như vậy, chính phủ không có thiệt hại hay thua lỗ, do đó, biện pháp của chính phủ không chịu sự điều chỉnh của Điều XVI..
Theo Điều 1 của Hiệp định SCM, trợ cấp (subsidy) được định nghĩa như một khoản đóng góp tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ (hoặc tổ chức nhà nước/công) của một nước thành viên mà khoản đóng góp đó đem lại lợi ích cho ngành (hoặc doanh nghiệp) được nhận trợ cấp.
Định nghĩa này gồm ba ý quan trọng: (i) một khoản đóng góp tài chính (ii) của một chính phủ (hoặc bất kỳ một tổ chức nhà nước/công nào) của một nước thành viên, và (iii) đem lại lợi ích cho ngành hoặc doanh nghiệp được nhận trợ cấp. Trợ cấp chỉ tồn tại khi cả ba yếu tố này cùng được thoả mãn.
a. Đóng góp tài chính: Hiệp định quy định rằng các trường hợp dưới đây được coi là có sự đóng góp tài chính:
(i) Chuyển vốn trực tiếp (như cấp phát, cho vay, đóng góp cổ phần) hoặc có khả năng chuyển vốn hoặc chuyển nghĩa vụ trực tiếp (ví dụ như bảo lãnh vay);
(ii) Chính phủ miễn hoặc không thu các khoản mà đáng lẽ ra đối tượng lien quan phải nộp (ví dụ như miễn, giảm thuế);
(iii) Chính phủ cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ khác ngoài cơ sở hạ tầng nói chung (ví dụ như nguyên vật liệu, nhà xưởng, v.v...) hoặc chính phủ mua hàng hoá của đối tượng liên quan;
(iv) Chính phủ trả tiền cho một cơ chế tài trợ, hoặc uỷ thác hoặc chỉ đạo một tổ chức tư nhân đứng ra thực hiện các chức năng nói trên.
Ví dụ: Chính phủ tạm thời miễn cho một cơ sở sản xuất đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính không phải tuân thủ luật chống ô nhiễm môi trường. Như vậy, chính phủ đã dành cho cơ sở sản xuất đó những ưu đãi về pháp luật (regulatory privileges) chứ không phải ưu đãi về tài chính. Do không có yếu tố về sự đóng góp tài chính, biện pháp nói trên của chính phủ không phải là trợ cấp (mặc dù doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc không phải đầu tư khoản tiền nhằm mục đích bảo vệ môi trường).
b. Do chính phủ (hoặc một tổ chức nhà nước/công nằm trong lãnh thổ của nước thành viên) thực hiện
Cần lưu ý rằng sự đóng góp tài chính phải do chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công đứng ra trực tiếp thực hiện hoặc được thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công thì mới được coi là trợ cấp. Như vậy, Hiệp định SCM không chỉ áp dụng với các biện pháp của chính quyền trung ương mà cả chính quyền địa phương, cũng như các biện pháp do các tổ chức nhà nước/công như công ty thuộc sở hữu Nhà nước tiến hành.
Ví dụ: Nếu một tổ chức phi chính phủ tư (private non-governmental body) hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho người trồng cà phê thì đây chỉ là trợ giúp tư nhân chứ không phải trợ giúp của chính phủ, trừ phi sự trợ giúp này được thực hiện theo chỉ đạo của một chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công. Định nghĩa về trợ cấp quy định rằng sự đóng góp tài chính phải do chính phủ hoặc tổ chức nhà nước/công đứng ra thực hiện trực tiếp hoặc theo uỷ thác hoặc chỉ đạo của chính phủ hoặc tổ chức nhà nước/công.
c. Lợi ích:
Đóng góp tài chính của chính phủ chỉ là trợ cấp khi đem lại .lợi ích. cho đối tượng được trợ cấp. Mặc dù Hiệp định SCM không định nghĩa khái niệm .lợi ích. nhưng điều 14 của Hiệp định có đưa ra một số chỉ dẫn để xác định giá trị .lợi ích. liên quan tới một số dạng trợ cấp nhất định, tuy rằng chỉ áp dụng trong bối cảnh điều tra để đánh thuế chống trợ cấp. Còn trong bối cảnh các nguyên tắc và quy định đa phương thì vấn đề thế nào là .lợi ích. của trợ cấp vẫn chưa được giải quyết triệt để.23
Điều 14 Hiệp định SCM đã đưa ra một số hướng dẫn về cách tính giá trị trợ cấp thông qua lợi ích mà đối tượng nhận trợ cấp được hưởng khi điều tra để đánh thuế chống trợ cấp. Theo nội dung của Điều 14, sự tồn tại của .lợi ích. có thể được đánh giá bằng cách tham chiếu đến các tiêu chí thương mại thông thường trên thị trường. Chẳng hạn, việc chính phủ đóng góp cổ phần trong một doanh nghiệp chỉ bị coi là đem lại .lợi ích. khi quyết định đầu tư đó của chính phủ không giống với tập quán đầu tư thông thường của các nhà đầu tư tư nhân. Hay một khoản cho vay của chính phủ chỉ bị coi là đem lại .lợi ích. nếu như có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà doanh nghiệp được cho vay phải trả cho khoản nợ chính phủ đó với khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho một khoản vay thương mại tương đương khác. Bảo lãnh vay của chính phủ chỉ bị coi là đem lại .lợi ích. nếu như có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà doanh nghiệp được bảo lãnh vay phải trả để có được khoản vay với khoản tiền mà doanh nghiệp đó đáng ra phải trả để có được một khoản vay thương mại tương đương không cần có sự bảo lãnh của chính phủ.
Việc chính phủ cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc mua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng không bị coi là đem lại lợi ích, nếu giao dịch bán, mua đó được thực hiện căn cứ đúng theo giá trị thực sự của hàng hóa, dịch vụ, tức là giá cung cấp không thấp hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ hay giá mua sắm không cao hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ liên quan. Để xác định giao dịch bán, mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ có căn cứ đúng theo giá trị thực sự của hàng hóa, dịch vụ hay không, người ta phải xem xét các điều kiện thị trường thông thường của hàng hóa, dịch vụ đó như giá cả, chất lượng, khả năng tiêu thụ, lượng sẵn có, vận chuyển và các điều kiện mua bán khác.
Ví dụ: Nếu chính phủ cho một nhà sản xuất vay theo những điều kiện tương đương với các điều kiện cho vay của các ngân hàng tư thì tuy có sự đóng góp về tài chính nhưng lại không có lợi ích phát sinh. Do vậy, khoản cho vay của chính phủ không phải là trợ cấp theo nghĩa của Điều 1 Hiệp định SCM.
Điểm quan trọng có thể rút ra từ khái niệm về trợ cấp trên là không phải mọi hành động can thiệp của chính phủ trên thị trường mà trong lý thuyết kinh tế coi đó là trợ cấp với khả năng bóp méo thương mại đều bị coi là trợ cấp theo định nghĩa của Hiệp định này, tức là thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Lịch sử đàm phán Điều 1 Hiệp định cũng cho thấy rằng những người soạn thảo Hiệp định đã nêu lên khái niệm về .đóng góp tài chính. ngay từ đầu nhằm đảm bảo rằng không phải mọi biện pháp của chính phủ mang lại lợi ích đều bị coi là trợ cấp. Thừa nhận trợ cấp là công cụ nhằm thực hiện nhiều mục tiêu chính sách của chính phủ, mục đích của Hiệp định SCM của WTO là nhằm đưa ra các quy định mang tính đa phương hạn chế và điều chỉnh các biện pháp trợ cấp gây bóp méo thương mại quốc tế (tức là gây tổn hại đến lợi ích thương mại của các nước khác), chứ không phải nhằm hạn chế quyền áp dụng trợ cấp của các nước. Như vậy, chỉ một số dạng hành động can thiệp nhất định của chính phủ mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SCM. Việc một số biện pháp thông thường có thể bị coi là trợ cấp gây bóp méo thương mại nhưng trong thực tế lại bị loại khỏi phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SCM dường như có vẻ mâu thuẫn với mục đích và đối tượng nói trên của Hiệp định. Mục đích và đối tượng của Hiệp định SCM là đặt ra quy định điều chỉnh các trợ cấp gây bóp méo thương mại, nhưng chỉ những trợ cấp như được định nghĩa trong Hiệp định mà thôi.
Định nghĩa trợ cấp của Hiệp định bao gồm các khái niệm về .đóng góp tài chính, lợi ích và tính riêng biệt được xây dựng với ý đồ rõ ràng nhằm đảm bảo rằng không phải mọi sự can thiệp của chính phủ trên thị trường đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
5.2 Phân loại trợ cấp
Danh mục biện pháp trợ cấp có rất nhiều, tuy nhiên cơ bản chúng được chia thành ba loại sau:
- Thứ nhất, là những loại trợ cấp bị cấm sử dụng (trợ cấp đèn đỏ).
Trợ cấp bị cấm áp dụng (trợ cấp đèn đỏ) bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. Hai dạng trợ cấp này bị cấm sử dụng vì tác động tiêu cực tới thương mại và ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của các nước thành viên WTO khác.
Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần, dù theo luật (de jure) hay trên thực tế (de facto), vào việc thực hiện hoạt động xuất khẩu (export performance).
- Trợ cấp thay thế nhập khẩu là những khoản trợ cấp gắn với điều kiện phải sử dụng hàng sản xuất trong nước thay cho hàng nhập khẩu - được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc tồn tại trên thực tế. Điều 3.1(b) của Hiệp định SCM cấm sử dụng các trợ cấp gắn với yêu cầu về hàm lượng nội địa, đúng với tinh thần của Điều III GATT 1994 về nguyên tắc đối xử quốc gia. Mặc dù Điều III.8(b) GATT 1994 nêu rõ việc chỉ dành trợ cấp cho các nhà sản xuất trong nước không vi phạm yêu cầu về đối xử quốc gia của Điều III nhưng nếu việc dành trợ cấp lại gắn với yêu cầu sử dụng hàng nội đia thay thế hàng nhập khẩu thì trợ cấp đó lại vi phạm yêu cầu đối xử quốc gia. Hiệp định TRIMS của WTO cũng cấm sử dụng một loạt biện pháp gắn với yêu cầu về kết quả hoạt động xuất khẩu cũng như gắn với yêu cầu về hàm lượng nội địa.
Trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu (hay còn được gọi là trợ cấp thay thế nhập khẩu) là trợ cấp phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào việc sử dụng hàng sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu. Ví dụ các doanh nghiệp lắp ráp ô tô sử dụng phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước chiếm ít nhất 60% giá trị ô tô thành phẩm được hưởng ưu đãi thuế.
Nhiều trường hợp các nước còn sử dụng kết hợp cả hai dạng trợ cấp bị cấm này, như trợ cấp 60 USD/tấn bột mỳ xuất khẩu nhằm bù đắp lại việc công ty phải chấp nhận chỉ sử dụng lúa mỳ trong nước với giá cao hơn thông thường để sản xuất bột mỳ.
Những trợ cấp này dành cho hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu chắc chắn sẽ dẫn đến việc bóp méo giá cả hàng xuất nhập khẩu và sự không công bằng trong thương mại, gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của các nước khác, ví dụ, trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nhập khẩu, bởi vì đây là những khoản trợ giúp bằng tiền hay những ưu đãi về tài chính đối với những loại hàng hoá có thể thay thế hàng nhập khẩu hoặc hàng xuất khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu được thể hiện trong các phương diện sau (được quy định trong phụ lục 1 của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng):
1. Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho một công ty hay một ngành sản xuất trong nước tính theo kết quả xuất khẩu
2. Các biện pháp giữ lại ngoại tệ hoặc các biện pháp tương tự để thưởng khuyến khích xuất khẩu
3. Chính phủ cung cấp những điều kiện ưu đãi hơn trong vận chuyển và cước phí vận chuyển hàng xuất khẩu so với hàng trong nước.
4. Chính phủ hoặc các cơ quan của chính phủ cung cấp những điều kiện ưu đãi hơn cho hàng hoá hoặc dịch vụ trong nước nhằm phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu so với những điều kiện dành cho những sản phẩm cùng loại hoặc có tính cạnh tranh trực tiếp được tiêu thụ trong nước, nếu những điều kiện đó thuận lợi hơn điều kiện thương mại thông thường sẵn có trên thị trường thế giới dành cho nhà xuất khẩu của Thành viên.
5. Miễn hay tạm ngừng thu toàn bộ hay một phần các khoản thuế trực thu hay các khoản đóng góp cho phúc lợi xã hội mà các khoản đóng góp này chỉ áp dụng cho xuất khẩu.
6. Cho phép miễn, giảm trực tiếp liên quan đến xuất khẩu hoặc kết quả xuất khẩu, vượt quá hay cao hơn những miễn giảm dành cho sản xuất để tiêu thụ trong nước, khi tính toán cơ sở để thu thuế trực tiếp.
7. Miễn hay hoàn thuế gián thu trong quá trình sản xuất và phân phối hàng xuất khẩu.
8. Miễn, hoàn hay hoãn nộp những loại thuế gián thu thuộc diện thu gộp (luỹ tiến) cho cả các công khoản trước đây với hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu, vượt quá mức miễn, hoàn hay hoãn cho hàng hoá được tiêu thụ trong nước tương tự , tuy nhiên với điều kiện là các khoản thuế gián thu gộp (luỹ tiến) được miễn, hoàn hay hoãn có thể áp dụng với hàng xuất khẩu mà không áp dụng đối với sản phẩm tương tư 5 được tiêu thụ trong nước, khi các khoản thuế gián thu gộp được đánh vào vật tư đầu vàosử dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu.
9. Hoàn hoặc giảm thuế nhập khẩu vượt quá số thu đối với hàng nhập khẩu tiêu thụ ở đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tuy nhiên trong những trường hợp riêng biệt một công ty có thể sử dụng một số lượng vật tư đầu vào trênh thị trường trong nước có chất lượng và tính năng tương đương với hàng nhập khẩu để thay thế đầu vào trong nước đó có thể được hưởng lợi từ quy định này khi các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng sđược thực hiện trong một thời kỳ hợp lý nhưng không quá hai năm.
10. Chính phủ bảo đảm tín dụng xuất khẩu và các chương trình bảo lãnh chống sự tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu hay các chương trỉnh về rủi ro ngoại hối, với phí thu thấp không hợp lý khônhg đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc thâm hụt của các chương trình đó.
11. Chính phủ cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có được tiền thực hiện việc này (hay lẽ ra phải trả nếu vay trên thị trường vốn quốc tế để có được tiền với cùng thời hạn và các điều kiện tín dụng , và được tính bằng cùng một đồng tiền của tín dụng xuất khẩu), hoặc các cợ sở đó trả cho toàn bộ hay một phần chi phí phát sinh với nhà sản xuất hay với cơ quan tài chính để có được tín dụng, trong chừng mực các khoản tín dụng đó được sử dụng để bảo đảm dành cho nhà xuất khẩu những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.
12. Bất kỳ khoản thu nào từ ngân sách được coi là sự trợ cấp theo quy định của Điều 16 GATT 1994.
- Thứ hai, là những loại trợ cấp được cho phép sử dụng trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, nhưng trong quá trình thực hiện nếu gây ra thiệt hại thì bên ký kết bị thiệt hại có thể khởi kiện bên thực hiện về những trợ cấp này (trợ cấp đèn vàng). Trợ cấp có thể dẫn tới hành động (trợ cấp đèn vàng) là trợ cấp có khả năng bị khiếu kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hoặc có thể bị đánh thuế chống trợ cấp nếu trợ cấp đó gây thiệt hại đối với nước thành viên WTO khác. Trong mọi trường hợp, nếu một nước muốn áp dụng hành động khắc phục thương mại chống lại hành vi trợ cấp của nước khác, nước đó phải chứng tỏ được rằng trên thực tế, hành vi của nước khác đúng là trợ cấp theo định nghĩa tại Điều 1 Hiệp định SCM, là trợ cấp riêng biệt theo Điều 2 Hiệp định này, và gây tác động thương mại bất lợi cho nước muốn áp dụng hành động khắc phục thương mại.
Trợ cấp sản xuất có thể được coi là thuộc nhóm trợ cấp đèn vàng. Trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng không sử dụng cụm từ “trợ cấp sản xuất” mà chỉ sử dụng cụm từ “những trợ cấp khác ngoài trợ cấp xuất khẩu”. Trên thực tế loại trợ cấp này chính là trợ cấp sản xuất. Trợ cấp sản xuất có thể là: cho phép sử dụng mặt bằng và điện năng trong các khu chế xuất, các khoản hỗ trợ của chính phủ trong nghiên cứu, khai thác, các khuyến khích về tài chính như miễn hoặc giảm thuế lợi tức…Trợ cấp sản xuất không những có thể mang lại tác dụng hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm trong nước mà còn hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đ