Bài viết này cho rằng trong những năm gần đây tăng trưởng kinh tếcủa Việt
Nam phụthuộc nhiều vào sưmởrộng đầu tư, trong đó đầu tưcông và đầu tư
qua các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò căn bản. Do hiệu quả đầu tưcó
khuynh hướng giảm, tỷtrọng đầu tưcông có khuynh hướng tăng. Đây là
nguyên nhân khiến khoảng cách tiết kiệm-đầu tưcủa nền kinh tếngày càng
mởrộng, mà cốt lõi là khoảng cách tiết kiệm – đầu tưtrong khu vực công
(thâm hụt ngân sách). Điều này tất yếu đi liền với thâm hụt cán cân vãng lai,
dẫn tới hiện tượng “thâm hụt kép” kinh niên. Những mất cân đối đó khiến nền
kinh tếtrởnên dễtổn thương trước các cú sốc từbên ngoài, mà khu vực ngân
hàng thương mại phải chịu sức ép lớn nhất, dẫn tới nguy cơtrực tiếp là các
cuộc khủng hoảng tiền tệ. Kết quảlà, Việt Nam đang dần lún sâu vào quỹ đạo
điển hình của một nền kinh tếhàm chứa rủi ro khủng hoảng ngân hàng đi liền
với rủi ro khủng hoảng tiền tệ(khủng hoảng đôi). Rủi ro vềkhủng hoảng nợlà
chưa rõ ràng, nhưng có thểsẽdiễn biến rất nhanh khi hệthống ngân hàng và
tài chính lâm vào khủng hoảng, buộc Chính phủphải đứng ra giải cứu trong
khi nguồn thu suy giảm, khiến ngân sách bịcạn kiệt nhanh trong một thời gian
ngắn. Những rủi ro này đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng một lộtrình rõ ràng
bao gồm nhiều giai đoạn nhằm tái lập những cân đối cơbản trong nền kinh tế,
mà tâm điểm ưu tiên là cân đối tài khóa và cải cách hệthống tài chính, và cần
một sựthận trọng trong lộtrình hướng tới tựdo hóa tài khoản vốn.
Từkhóa: đầu tưcông, rủi ro kinh tếvĩmô, tính bất ổn của hệthống tài chính,
mất cân đối vĩmô, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng
nợ, Việt Nam.
29 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Từ mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư công đến sự tích lũy rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Từ mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư công
đến sự tích lũy rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
TS. Nguyễn Đức Thành
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Email: nguyen.ducthanh@vepr.org.vn
Tóm tắt
Bài viết này cho rằng trong những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam phụ thuộc nhiều vào sư mở rộng đầu tư, trong đó đầu tư công và đầu tư
qua các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò căn bản. Do hiệu quả đầu tư có
khuynh hướng giảm, tỷ trọng đầu tư công có khuynh hướng tăng. Đây là
nguyên nhân khiến khoảng cách tiết kiệm-đầu tư của nền kinh tế ngày càng
mở rộng, mà cốt lõi là khoảng cách tiết kiệm – đầu tư trong khu vực công
(thâm hụt ngân sách). Điều này tất yếu đi liền với thâm hụt cán cân vãng lai,
dẫn tới hiện tượng “thâm hụt kép” kinh niên. Những mất cân đối đó khiến nền
kinh tế trở nên dễ tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, mà khu vực ngân
hàng thương mại phải chịu sức ép lớn nhất, dẫn tới nguy cơ trực tiếp là các
cuộc khủng hoảng tiền tệ. Kết quả là, Việt Nam đang dần lún sâu vào quỹ đạo
điển hình của một nền kinh tế hàm chứa rủi ro khủng hoảng ngân hàng đi liền
với rủi ro khủng hoảng tiền tệ (khủng hoảng đôi). Rủi ro về khủng hoảng nợ là
chưa rõ ràng, nhưng có thể sẽ diễn biến rất nhanh khi hệ thống ngân hàng và
tài chính lâm vào khủng hoảng, buộc Chính phủ phải đứng ra giải cứu trong
khi nguồn thu suy giảm, khiến ngân sách bị cạn kiệt nhanh trong một thời gian
ngắn. Những rủi ro này đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng một lộ trình rõ ràng
bao gồm nhiều giai đoạn nhằm tái lập những cân đối cơ bản trong nền kinh tế,
mà tâm điểm ưu tiên là cân đối tài khóa và cải cách hệ thống tài chính, và cần
một sự thận trọng trong lộ trình hướng tới tự do hóa tài khoản vốn.
Từ khóa: đầu tư công, rủi ro kinh tế vĩ mô, tính bất ổn của hệ thống tài chính,
mất cân đối vĩ mô, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng
nợ, Việt Nam.
2
Mục lục
Giới thiệu ...................................................................................................................................3
1. Một số đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam .......................................................................4
1.1. Tăng trưởng kinh tế và bất ổn vĩ mô ........................................................................................... 4
1.2. Ngân sách nhà nước..................................................................................................................... 5
1.3. Thương mại quốc tế và tỷ giá ...................................................................................................... 6
2. Những mất cân đối chính của nền kinh tế..............................................................................9
2.1. Mất cân đối Tiết kiệm - đầu tư .................................................................................................. 10
2.2. Thâm hụt ngân sách................................................................................................................... 13
2.3. Thâm hụt thương mại ................................................................................................................ 14
3. Những vấn đề của hệ thống tài chính...................................................................................18
3.1. Sự phát triển của hệ thống tài chính .......................................................................................... 18
3.2. Tín dụng cho hệ thống doanh nghiệp ........................................................................................ 20
4. Phòng ngừa những rủi ro tiềm tàng của nền kinh tế ............................................................22
4.1. Nguồn gốc rủi ro........................................................................................................................ 22
4.2. Nhận định rủi ro......................................................................................................................... 25
4.3. Giải pháp ................................................................................................................................... 27
3
Giới thiệu
Việt Nam bước vào thập niên 2011-2020 với những đặc điểm quan trọng: di sản từ cuộc cải
cách hai thập kỷ, gắn liền với những xáo trộn to lớn của nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng
khoảng tài chính-kinh tế toàn cầu. Điều này hàm ý rằng nền kinh tế Việt Nam đang đứng
trước một giai đoạn mà sự thay đổi từ bên trong vừa đỏi hỏi một sự biến đổi mới về chất,
đồng thời lại phải diễn ra trong một môi trường quốc tế cũng đang thay đổi quyết liệt. Vì vậy,
tư duy lại mô hình tăng trưởng có ý nghĩa bản lề trong con đường phát triển của Việt Nam.
Nhằm góp phần vào mục tiêu trên, bài nghiên cứu này hướng tới định dạng một điểm yếu căn
bản của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong bối cảnh mới của nền kinh tế toàn cầu là mô hình
tăng trưởng còn phụ thuộc nặng nề vào đầu tư công, trên cơ sở đó phân tích những rủi ro liên
quan đến kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính mà Việt Nam phải đối mặt. Bài nghiên cứu bước
đầu đề xuất các giải pháp để giảm thiểu những rủi ro này, với mục tiêu góp phần hướng đến
sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong dài hạn.
Giả thuyết chính được đề xuất trong bài nghiên cứu này là nguồn gốc của rủi ro vĩ mô và tài
chính trong một nước như Việt Nam (với ba đặc tính chủ yếu là: đang phát triển, đang chuyển
đổi và độ mở cao) có thể xuất phát từ hai nguồn chính: bên trong và bên ngoài nền kinh tế.
Đối với những nguồn gốc bên trong, sự bất ổn tài chính và kinh tế vĩ mô chủ yếu xuất phát từ
mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay phụ thuộc nhiều vào sự mở rộng đồng tư, mà đầu tư
công đóng vai trò nền tảng. Sự mở rộng đầu tư nhằm tạo ra tăng trưởng trong một nền kinh tế
mà hiệu suất biên của vốn có khuynh hướng giảm (thể hiện qua chỉ số ICOR tăng) khiến quy
mô đầu tư trong thành phần tổng cầu phải tăng liên tục, do đó tích tụ những mất cân đối vĩ
mô, và cốt lõi là mất cân bằng tiết kiệm-đầu tư. Với vai trò làm nền tảng của khu vực doanh
nghiệp nhà nước, đầu tư công và đầu tư thông qua các doanh nghiệp nhà nước tạo nên
khuynh hướng các doanh nghiệp này đi vào quỹ đạo vay mượn quá mức, tạo sức ép lên hệ
thống ngân hàng tài chính. Hiệu ứng lấn át xuất hiện rõ ràng và lãi suất bị kìm giữ ở mức cao,
khiến khu vực tư nhân phát triển chậm hơn mức tiềm năng. Thêm vào đó, sự mất cân đối tiết
kiệm – đầu tư tạo nên thâm hụt kép, và do đó giảm dư địa chính sách vĩ mô, dẫn tới sự lúng
túng và bất nhất trong thiết kế và điều hành (kết hợp) chính sách vĩ mô. Đối với những nguồn
gốc từ bên ngoài, sự thăng trầm không dự báo được của dòng vốn ra và vào đi liền với những
cú sốc từ kinh tế thế giới và khu vực như thay đổi về lãi suất, giá trị các đồng tiền mạnh,
v.v… có thể là nguyên nhân làm suy yếu hoặc kích hoạt sự rối loạn từ bên trong nếu không
có chính sách điều hành vĩ mô phù hợp. Hai nguồn rủi ro này có quan hệ mật thiết với nhau
4
và có thể tự gây nên những chuỗi phản ứng tự tái tạo và tích lũy rủi ro lên tổng thể nền kinh
tế.
1. Một số đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam
1.1. Tăng trưởng kinh tế và bất ổn vĩ mô
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng kinh
tế có tốc độ chững lại so với thập niên trước đó. Vào cuối thập niên 1990, đà tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam chậm lại vì những dấu hiệu do dự trong tiến trình cải cách kinh tế xuất hiện
từ năm 1996, đồng thời đi liền với những ảnh hưởng lan truyền tiêu cực từ cuộc khủng hoảng
tài chính Châu Á 1997. Hậu quả của tình trạng này là nền kinh tế trải qua một giai đoạn suy
giảm tốc độ tăng trưởng đi liền với hiện tượng giảm phát trong những năm 1999-2001 (xem
Hình 1).
Hình 2. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 1995-2009
-5
0
5
10
15
20
25
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
Năm
%
Tăng trưởng GDP Lạm phát
Nguồn: tác giả tổng hợp từ GSO (2010)
Trước tình hình đó, một kế hoạch kích thích kinh tế thông qua nới lỏng tín dụng và mở rộng
đầu tư nhà nước bắt đầu được thực hiện từ năm 2000. Việc duy trì chính sách kích thích
tương đối liên tục trong những năm sau đó, một mặt giúp nền kinh tế lấy lại phần nào đà tăng
trưởng, nhưng mặt khác đã tích tụ những mầm mống gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc lộ từ
5
giữa năm 2007. Thêm vào đó, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng
11/2006 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức độ giao lưu thương
mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, làm dòng vốn vào (cả đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng
mạnh. Nhu cầu ổn định đồng tiền Việt đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải trung hòa một lượng
ngoại tệ rất lớn, góp phần thổi bùng lạm phát trong năm 2008. Nhìn chung, việc kiểm soát vĩ
mô trong giai đoạn này tỏ ra lúng túng. Cộng với những tác động to lớn của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, trong hai năm 2008-2009, nền kinh tế phải hứng chịu thời kỳ tăng
trưởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao.
1.2. Ngân sách nhà nước
Đặc điểm căn bản của ngân sách nhà nước là sự thâm hụt triền miên ở mức cao. Đồng thời,
nợ công có khuynh hướng tăng liên tục trong 10 năm qua.
Hình 2 cho thấy tổng thu ngân sách (tính theo tỷ trọng GDP) tăng liên tục và vững chắc từ
mức khoảng 21% GDP vào năm 2000 lên tới gần 28% GDP vào năm 2007. Tuy nhiên, chi
ngân sách cũng tăng nhanh với tốc độ tương tự, khiến tình trạng thâm hụt luôn dai dẳng ở
mức 5% GDP. Năm 2009 có thâm hụt đặc biệt cao vì đây là năm thực hiện gói kích thích
kinh tế lớn để chống suy thoái kinh tế.
Hình 2. Thu-chi và thâm hụt ngân sách, 2000-2009
-15
-10
-5
0
5
10
15
20
25
30
35
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
%
G
D
P
Tổng thu Tổng chi NS Thâm hụt ngân sách
Nguồn: tác giả tổng hợp từ IMF (2003, 2006, 2009)
Tính theo tỷ trọng GDP, nợ công (gồm nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh) có
khuynh hướng tăng dần trong thập kỷ vừa qua, từ mức dưới 40% GDP theo hướng xấp xỉ
6
50% GDP vào năm 2010. Trong khi đó, nợ nước ngoài có khuynh hướng được kiềm chế khá
ổn định ở mức dưới 35% cho tới trước khi có khủng hoảng kinh tế thế giới, sau đó tăng rất
mạnh trong một thời gian ngắn (Hình 3, số liệu 2010 sẽ được bổ sung sau).
Hình 3. Nợ công và nợ nước ngoài, 2002-2009
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
%
G
D
P
Nợ công Nợ nước ngoài
Nguồn: tác giả tổng hợp từ IMF (2003, 2006, 2009)
1.3. Thương mại quốc tế và tỷ giá
Thương mại quốc tế là một lĩnh vực đặc biệt phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, với những hiệp định
thương mại tự do song phương được ký kết, đồng thời tham gia vào các tổ chức đa biên,
trong đó phải kể tới việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng việc hội nhập sâu vừa mang lại cho Việt Nam nhiều cơ
hội, đồng thời cũng buộc đất nước phải đối diện với nhiều thách thức mới. Đặc điểm đáng
lưu ý là kể từ năm 2002, cán cân vãng lai trở lại tình trạng thâm hụt mà nguyên nhân chủ yếu
bắt nguồn từ thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, dòng kiều hối chảy về trong nước bắt đầu gia
tăng đã giúp cân đối phần nào cán cân vãng lai. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn các dòng
vốn chảy vào Việt Nam tương đối vững chắc, giúp tạo thặng dư trong cán cân vốn, khiến cán
cân tổng thể đạt thặng dư. Kết quả là dự trữ ngoại hối của đất nước liên tục được cải thiện
7
(Hình 4). Điển hình là năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, thâm hụt vãng lai
tăng vọt, đồng thời thặng dư tài khoản vốn còn tăng nhanh hơn như vậy. Tuy nhiên, khi dòng
vốn có dấu hiệu chững lại khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra vào năm 2008, thì
thâm hụt vãng lai lại không có khuynh hướng thu hẹp. Kết quả là, Việt Nam buộc phải giảm
mạnh dự trữ ngoại hối để bù đắp cho phần ngoại tệ bị thiếu hụt.
Hình 4. Thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối, 2000-2009
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Thâm hụt vãng lai (% GDP) Dự trữ ngoại hối (tháng nhập khẩu)
Nguồn: tác giả tổng hợp từ IMF (2003, 2006, 2009)
Thâm hụt vãng lai liên tục, đi cùng với mức lạm phát cao trong nước, khiến tỷ giá trở thành
một vấn đề lớn. Nếu nhìn lại tỷ giá của VND so với USD trong cả thập kỷ qua có thể thấy
mặc dù tỷ giá danh nghĩa có xu hướng tăng lên rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2007, nhưng tỷ giá
thực tế lại diễn biến theo chiều ngược lại, và khoảng cách giữa hai tỷ giá ngày càng mở rộng,
đặc biệt là hai năm 2008 và 2009. So với năm 2000, chỉ số CPI (đại diện cho mức độ lạm
phát trong nền kinh tế) của Việt Nam trong năm 2009 đã tăng tới xấp xỉ 99,5%, trong khi của
Mỹ chỉ tăng 23,7%, mà tỷ giá danh nghĩa đồng Việt Nam chỉ tăng khoảng 23,6%. Như vậy,
nếu lấy năm 2000 làm gốc thì đồng Việt Nam đã lên giá thực tế xấp xỉ 38%. Điều này hẳn đã
góp phần khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam trở nên trầm trọng từ sau năm 2003.
8
Hình 5. Tỷ giá thực tế và tỷ giá danh nghĩa VND/USD, 2000-2009
(năm 2000 là năm gốc)
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
18.000
20.000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
ng
hì
n
đồ
ng
Năm
Tỷ giá danh nghĩa
Tỷ giá thực tế
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hằng và các cộng sự. (2010)
Có thể khái quát một số đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam như sau:
- Tăng trưởng đạt mức cao so với khu vực, nhưng đang có khuynh hướng chậm lại; đồng
thời, tăng trưởng vẫn lệ thuộc nhiều vào mở rộng đầu tư.
- Nền kinh tế ngày càng trở nên bất ổn khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới (lạm phát
dao động mạnh hơn);
- Ngân sách thâm hụt triền miên, đi liền với thâm hụt thương mại (thâm hụt kép);
- Ngay cả khi được hỗ trợ bởi một dòng kiều hối lớn, cán cân vãng lai vẫn thâm hụt. Cán cân
tổng thể được hỗ trợ bởi mức thặng dư cao từ cán cân vốn. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng của
điều kiện quốc tế, các dòng vốn đang dần có khuynh hướng kém ổn định hơn, dẫn tới khả
năng cán cân tổng thể có những dao động lớn, chuyển từ thặng dư sang thâm hụt.
- Chính sách tỷ giá neo một cách linh hoạt (crawling peg) vào đồng USD, nhưng có khuynh
hướng đánh giá cao đồng nội tệ.
Những nhận xét nêu trên chỉ là bức tranh bên ngoài của nền kinh tế, để có thể hiểu rõ hơn
những đặc điểm cần, cần đi sâu xem xét những mất cân đối lớn của nền kinh tế và nguyên
nhân của hiện tượng này.
9
2. Những mất cân đối chính của nền kinh tế
Những đặc điểm kinh tế vĩ mô được nêu lên trong phân trước cho thấy có những mất cân đối
vĩ mô dai dẳng trong nền kinh tế Việt Nam, và do đó dẫn tới tính bất ổn trong các biến vĩ mô
quan trọng nhất. Lý thuyết cơ bản trong kinh tế vĩ mô cho phép chúng ta phân tích mối liên
kết giữa các cân đối lớn trong nền kinh tế trong một khuôn khổ tương đối đơn giản.
Xuất phát từ phương trình cần bằng tổng cầu trong nền kinh tế:
Y = C + I + (X-M) (1)
Trong đó Y là tổng sản lượng quốc nội, C là tiêu dùng cuối cùng, I là tổng đầu tư, và (X-M)
là xuất khẩu ròng.
Nếu cộng thêm thu nhập ròng từ nước ngoài (gồm thu nhập nhân tố và chuyển giao), thì có
thể viết lại phương trình trên:
YD = C + I + CAB (2)
Trong đó, YD là thu nhập khả dụng, và CAB là chênh lệch cán cân vãng lai.
Vì tổng tiết kiệm của nền kinh tế S = YD-C, nên ta có thể biến đổi phương trình trên thành
dạng đơn giản như sau:
S-I = CAB (3)
Phương trình này mô tả một mối lien hệ căn bản trong nền kinh tế mở, là chênh lệch cán cân
vãng lai bắt nguồn từ chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.
Chúng ta có thể tiếp tục phân tách đầu tư và tiết kiệm theo khu vực công và khu vực tư nhân:
(Sp + Sg) – (Ip + Ig) = CAB (4)
Tiếp tục biến đổi, ta có:
(Sp - Ip) + (Sg – Ig) = CAB (5)
Phương trình (5) cho thấy mối quan hệ trong các khu vực của nền kinh tế: thâm hụt vãng lai
bằng tổng của thâm hụt tiết kiệm-đầu tư trong khu vực tư và khu vực công.
Cho đến nay, việc tính toán và công bố các chỉ tiêu tổng tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế
ở Việt Nam có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Nếu sử dụng số liệu của IMF, thì các cân
đối này được thể hiện qua các năm như trong Bảng 1 dưới đây.
10
Bảng 1. Chênh lệch tiết kiệm – đầu tư (% GDP), 2002-2009
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng tiết kiệm (S) 31,3 30,6 32 34,5 36,5 31,8 31,2 25,1
Tư nhân (Sp) 23,9 23,3 23,6 26,7 28,1 26,2 26,1 23
Nhà nước (Sg) 7,4 7,3 8,4 7,8 8,4 5,6 5,1 2,1
Tổng đầu tư (I) 33,2 35,4 35,5 35,6 36,8 41,6 41,5 33,2
Tư nhân (Ip) 21,5 20,8 22,9 24,1 26,4 30,3 32,2 24
Nhà nước (Ig) 11,7 14,7 12,6 11,5 10,4 11,4 9,3 9,2
Chênh lệch Sp-Ip 2,4 2,5 0,7 2,6 1,7 -4,1 -6,1 -1
Chênh lệch Sg-Ig -4,3 -7,4 -4,2 -3,7 -2 -5,8 -4,2 -7,1
Thâm hụt vãng lai -1,9 -4,8 - 3,5 -1,1 -0,3 -9,8 -10,3 -8,1
Nguồn: IMF (2006, 2009)
Số liệu trong Bảng 1 cho thấy cho đến năm 2006, thì khu vực tư (doanh nghiệp và hộ gia
đình) luôn có thặng dư tiết kiệm ròng, trong khi khu vực công luôn có thâm hụt tiết kiệm
ròng. Có thể coi thâm hụt tiết kiệm ròng của khu vực công gần giống như thâm hụt ngân sách
của chính phủ, vì ở đây có sự đầu tư quá mức của khu vực nhà nước so với khả năng tự chi
trả cho các khoản đầu tư này. Nhìn chung, trong giai đoạn này, thâm hụt ngân sách chủ yếu
được tài trợ thông qua thặng dư tiết kiệm của khu vực tư, nên thâm hụt vãng lai không quá
lớn. Tuy nhiên, từ năm 2007, cả hai khu vực cùng trở nên thâm hụt ở mức cao, khiến thâm
hụt vãng lai đột ngột tăng lên đến mức dao động quanh 10% GDP.
Như vậy, bản chất của thâm hụt vãng lai (và thâm hụt thương mại) bắt nguồn từ cấu trúc của
nền kinh tế, trong đó cốt lõi là sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư. Trong trường hợp này,
đầu tư nhà nước có vai trò chính trong việc tạo ra sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Để phân tích bức tranh chi tiết hơn, những phân sau đây lần lượt đi vào những mất cân đối
chính trong mô hình nêu trên.
2.1. Mất cân đối Tiết kiệm - đầu tư
Trước hết, cần phân tích sự mất cân đối cốt lõi của nền kinh tế là chênh lệch ngày càng lớn
giữa đầu tư và tiết kiệm. Hình 6 cho thấy các thành phần kinh tế đóng góp vào tổng đầu tư
toàn xã hội như thế nào.
11
Hình 6. Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội, 2005-2009
47.1% 45.7%
37.2% 33.9% 40.6%
38.0% 38.1%
38.5%
35.2%
33.9%
14.9% 16.2%
24.3% 30.9% 25.5%
0%
25%
50%
75%
100%
2005 2006 2007 2008 2009
Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn: GSO (2010).
Khu vực nhà nước có tỷ trọng giảm đi nhanh chóng, nhưng vẫn giữa một tỷ trọng chủ chốt
trong tổng đầu tư. Cho tới năm 2008, tỷ trọng này giảm dần xuống gần 34%. Tuy nhiên, do
điều kiện khủng hoảng, Chính phủ đã phải thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Điều này
khiến khu vực nhà nước lại hồi sinh trở lại, và quá trình cải cách DNNN dường như đi ngược
lại khuynh hướng đã thiết lập trước đó. Đồng thời, việc gia nhập WTO khiến đầu tư trực tiếp
nước ngoài tăng lên nhanh chóng, phản ánh sự lạc quan vào tương lai kinh tế Việt Nam của
các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như những thuận lợi cho giao thương quốc tế khi gia nhập tổ
chức lớn nhất toàn cầu này. Kết quả là , tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân trong tổng đầu tư
đã giảm đi chút ít.
Bảng 2. Đầu tư xã hội trên GDP, 2005-2009
Đơn vị tính: %
2005 2006 2007 2008 2009
QI QII QIII QIV
TỔNG SỐ 40,9 41,5 46,5 41,5 37,4 44,1 41,8 42,7
Khu vực Nhà nước 19,3 19,0 17,3 14,1 18,4 19,3 15,1 17,3
Khu vực ngoài Nhà
nước
15,5 15,8 17,9 14,6 12,7 15,0 16,4 14,5
Khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp
nước ngoài
6,1 6,7 11,3 12,8 6,2 9,7 10,3 10,9
Nguồn: Phạm Văn Hà (2010).
12
Ảnh hưởng kích cầu của chính phủ thể hiện rõ khi vốn đầu