Đề tài Ứng dụng phần mềm nguồn mở thư viện số Greenstone trong việc xây dựng bảo tàng tiền số hoá

Giữa thập niên cuối của thếkỷ20 ứng dụng những thành tựu trong lĩnh vực công nghệthông tin, internet, kỹthuật sốhoá một lĩnh vực mới ra đời đó là thư viện số- phương thức tổchức, tạo lập, lưu trử, phân phối và quản lý thông tin hiện đại. Thưviện sốra đời đã góp phần bổsung thêm những phương tiện, công cụhữu ích cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên, sinh viên, học sinh. Thưviện sốthật sựbắt đầu cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thưviện, đã và đang thay đổi hẵn cách nhìn vềnghềthưviện. Trong khoảng hơn 10 năm ra đời và phát triển của thưviện số, một sản phẩm nỗi tiếng đã và đang được sửdụng rộng rãi trên thếgiới - phần mềm nguồn mở Greenstone - là sản phẩm của dựán New zealand Digital Librarycủa trường Đại học University of Waikato, được phát triển và phân phối với sựtham gia của UNESCO vàHuman Info NGOvào tháng 8 năm 2000. Đây là bộphần mềm dùng đểtổchức, tạo lập và phân phối các bộsưu tập thưviện số. Nó cung cấp một phương pháp mới đểtổchức và xuất bản thông tin trên Internet hoặc trên CD – ROM.

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng phần mềm nguồn mở thư viện số Greenstone trong việc xây dựng bảo tàng tiền số hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NGUỒN MỞ THƯ VIỆN SỐ GREENSTONE TRONG VIỆC XÂY DỰNG BẢO TÀNG TIỀN SỐ HOÁ ThS. Nguyễn Thanh Minh Giám đốc Trung tâm Thông tin & Thư viện ĐH Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh 1. Phần mềm nguồn mở Greenstone – phương pháp mới để tổ chức, tạo lập, lưu trử và phân phối thông tin. Giữa thập niên cuối của thế kỷ 20 ứng dụng những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, internet, kỹ thuật số hoá…một lĩnh vực mới ra đời đó là thư viện số - phương thức tổ chức, tạo lập, lưu trử, phân phối và quản lý thông tin hiện đại. Thư viện số ra đời đã góp phần bổ sung thêm những phương tiện, công cụ hữu ích cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên, sinh viên, học sinh. Thư viện số thật sự bắt đầu cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thư viện, đã và đang thay đổi hẵn cách nhìn về nghề thư viện. Trong khoảng hơn 10 năm ra đời và phát triển của thư viện số, một sản phẩm nỗi tiếng đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới - phần mềm nguồn mở Greenstone - là sản phẩm của dự án New zealand Digital Library của trường Đại học University of Waikato, được phát triển và phân phối với sự tham gia của UNESCO và Human Info NGO vào tháng 8 năm 2000. Đây là bộ phần mềm dùng để tổ chức, tạo lập và phân phối các bộ sưu tập thư viện số. Nó cung cấp một phương pháp mới để tổ chức và xuất bản thông tin trên Internet hoặc trên CD – ROM. Greenstone được sử dụng ở thư viện của nhiều trường đại học, nhiều tổ chức trên thế giới trong đó có Việt nam. Trang web của New Zealand Digital Library ( chứa nhiều bộ sưu tập mẫu được tạo với phần mềm Greenstone. Các bộ sưu tập mẫu được minh hoạ bằng nhiều ví dụ khác nhau về tìm kiếm và hiển thị các tùy chọn. Nhiều bộ sưu tập tài liệu sử dụng Greenstone được cung cấp trên CD-ROM rất giá trị cho việc nghiên cứu như: Humanity Development chứa 1.230 tài liệu từ kế toán tài chính cho đến vấn đề an toàn nguồn nước. Và quan trọng hơn Greenstone đã có thể chuyển đổi trên 40 ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Việt. Với tốc độ phát triển theo hướng đa ngôn ngữ như hiện nay Greenstone dễ dàng trở thành công cụ xây dựng và phát triển thư viện số phổ biến nhất toàn cầu. Đầu năm 2004, Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) - đơn vị đầu tiên ở Việt Nam - sử dụng Greenstone cho việc xây dựng thư vịện số với sự hổ trợ phát triển phiên bản tiếng Việt của Integrated e – Solution, ltd Việt Nam (IeS); giữa năm 2004 Thư viện trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNH) là đơn vị thứ hai sử dụng Greenstone xây dựng thư viện số; tháng 10/2004 2 Trung tâm Thông tin Đại học Đà Nẵng cũng đã sử dụng để tạo lập các bộ sưu tập số hóa kết hợp với phần mềm có sẳn để phát triển thư viện số. Một số bộ sưu tập ban đầu đã được hình thành như bộ sưu tập hình ảnh trang thiết bị thư viện của thư viện ĐHKHTN. Bộ sưu tập số hoá văn bản Trường ĐHNH TP HCM v.v.v. Hiện nay ở phía Nam thư viện của nhiều trường đại học cũng đã bắt đầu nghiên cứu đưa Greenstone vào sử dụng. 2. Ý tưởng xây dựng bảo tàng tiền số hoá: Lâu nay các nhà sưu tập tiền cổ ở Việt nam có rất nhiều những bộ sưu tập rất có giá trị. Những bộ sưu tập này vừa là những bằng chứng cụ thể cho những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của Việt nam trong lịch sử, đồng thời nó cũng là những hiện vật đặc sắc, rất có giá trị thể hiện những bản sắc văn hoá dân tộc Việt nam. Trong thực tế du khách, sinh viên, học sinh, các nhà nghiên cứu liên quan đến tiền tệ … thường khó có dịp để tiếp cận đầy đủ với các loại tiền cổ, mà chỉ tiếp cận giới hạn qua những dịp trưng bày, triển lãm. Dưới góc độ của nhà sưu tầm, thường tiền cổ được lưu giử như những hiện vật quý hiếm. Quan tâm của của các nhà sưu tầm tiền cổ thường nghiêng về khiá cạnh giá trị thị trường của tiền cổ, mức độ qúy hiếm, lịch sử ra đời…hơn là việc nghiên cứu chúng dưới góc độ khoa học kinh tế như nghiên cứu lưu thông tiền tệ, cơ cấu tiền, lịch sử tiền tệ, sự hệ thống hoá và nghiên cứu theo các loại tiền ( tiền kim loại, tiền giấy ) hoặc nghiên cứu theo quá trình phát triển kinh tế xã hội (tiền qua các thời đại ).v.v. Mặt khác, các nhà sưu tập tiền cổ khó có điều kiện giới thiệu thường xuyên một cách rộng rãi những phát hiện mới, bổ sung mới trong bộ sưu tập tiền của mình. Một số các nhà sưu tập tiền cổ cũng có trang Web riêng của mình nhưng thường phục vụ cho quảng cáo thương mại hơn là phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Ngược lại, các nhà khoa học khi nghiên cứu về tiền tệ, ngân hàng và những vấn đề liên quan đến tiền cổ thường khó có khả năng tiếp cận đầy đủ với tiền cổ, do đó các công trình nghiên cứu cũng còn những hạn chế nhất định. Có ý kiến cho rằng cần phải hình thành bảo tàng tiền cổ Việt nam và ngân hàng nhà nước là nơi có nhiều khả năng nhất trong việc hình thành bảo tàng tiền, tổ chức và giới thiệu các bộ sưu tập tiền vì khả năng vốn, khả năng tổ chức quản lý cao. Đây là ý tưởng rất hay tuy nhiên ở khiá cạnh nhất định ngân hàng nhà nước vẫn còn những hạn chế trong khả năng phục vụ vì không thể tổ chức triển lãm thường xuyên rộng rãi ở mọi lúc, mọi nơi do chi phí mỗi lần tổ chức quá cao. Từ những vấn đề trên, chúng tôi có ý tưởng nên xích nhà sưu tầm và nhà nghiên cứu lại gần với nhau bằng cách sử dụng phầm mềm nguồn mở Greenstone để xây dựng Bảo tàng tiền số hoá phát hành trên internet và/hoặc CD-ROM để có thể phổ biến thông tin và tri thức liên quan đến tiền cổ Việt nam phục vụ cho nghiên cứu, học tập; và xa hơn nữa đó là diễn đàn dành cho nhữnh nhà nghiên cứu những nhà sưu tầm tiền cổ trao đổi thông tin, tri thức… với nhau. 3 Việc xây dựng bảo tàng tiền số hoá không chỉ đơn giản là cung cấp những tư liệu dưới dạng điện tử và tra cứu nhanh về tiền mà ý nghĩa quan trọng nhất là tạo môi trường và điều kiện để kết hợp khả năng và tri thức của các nhà khoa học, các nhà sưu tầm tiền cổ lại với nhau để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn việc nghiên cứu về tiền tệ nước nhà cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo vệ một di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc. 3. Cách thức xây dựng bảo tàng tiến số hoá: Bảo tàng tiền số hóa có thể xây dựng theo 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 1: Xây dựng bộ sưu tập hình ảnh tiền số hóa như dạng tài liệu điện tử có thể đưa lên internet hoặc xuất ra CD ROM với nhiều cách tra cứu khác nhau. (Chúng tôi đang tiến hành và hoàn tất bản demo). Giai đoạn này nhóm soạn thảo xây dựng bộ sưu tập trên cơ sở sưu tầm hình ảnh tiền Việt nam từ các viện Bảo tàng, nhà nghiên cứu, nhà sưu tập tiền, các tài liệu sử học, kinh tế học, tài chính tiền tệ và ngân hàng liên quan đến lịch sử tiền tệ Việt nam; qua đó nghiên cứu và biên soạn lại tư liệu về tiền Việt nam qua các thời kỳ, sau đó sử dụng phần mềm nguồn mở Greenstone số hoá và sắp xếp lại theo trật tự nhất định tạo nên một tài liệu điện tử đưa lên mạng thư viện trường Đại Học Ngân Hàng phục vụ tra cứu theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ nghiên cứu, học tập của sinh viên, giáo viên và bạn đọc. Quá trình xây dựng bộ sưu tập tiền số hoá theo quy trình chặt chẽ gồm các bước sau đây: ƒ Bước 1: Thành lập ban soạn thảo, tạo lập bộ sưu tập bao gồm: các nhà nghiên cứu có chuyên môn trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, các thư viện viên, các chuyên viên tin học. ƒ Bước 2: Lập đề cương chi tiết. ƒ Bước 3: Thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau ( từ internet, từ hình ảnh chụp từ các cuộc triển lảm, các bảo tàng, các bộ sưu tập của các các nhà sưu tầm tiền cổ, từ tranh ảnh được số hóa.v.v. ƒ Bước 4: Tổ chức soạn thảo và nghiệm thu ƒ Bước 5: Xuất bản qua internet hoặc CD – ROM ƒ Bước 6: Nhận thông tin phản hồi và chỉnh lý. Giai đoạn 2: Bổ sung thêm vào bộ sưu tập các công trình nghiên cứu và hình ảnh bộ sưu tập tiền của từng nhà sưu tầm tiền cổ. Tài liệu khi hoàn tất giai đoạn 1 tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn 2 với bổ sung thêm cách tra cứu theo « nghiên cứu » các công trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà khoa học; tra cứu theo ’’sưu tầm’’ bộ sưu tập tiền cổ của các nhà sưu tầm tiền cổ ở Việt nam. 4 Giai đoạn 3: Hình thành diễn đàn hay câu lạc bộ những nhà sưu tầm tiền cổ trên mạng ( xây dựng trang Web có diễn đàn ) phục vụ cho trao đổi thông tin, kiến thức giữa những nhà sưu tập tiền, nhà nghiên cứu, hổ trợ nghiên cứu... Trong giai đoạn này, Trường đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh xin phép Ngân hành nhà nước, các cơ quan chức năng đàm phán với các nhà sưu tập tiền cổ trưng bày tiền thật trong bảo tàng tiền ở Trung tâm thông tin - thư viện ( trong toà nhà 8 tầng ) của Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Cách thức tạo lập, tra cứu và khai thác thông tin trong bộ sưu tập tiền số hoá. Hiện nay chúng tôi đã và đang xây dựng bộ sưu tập tiền Việt nam số hoá phục vụ cho bạn đọc như một bảo tàng tiền ảo với những ghi chú rõ ràng, theo những cách tra cứu khác nhau. Cách thức tra cứu hiện nay cơ bản có 5 cách: ƒ Tra cứu theo nguồn gốc của tiền ( đề mục ) ƒ Tra cứu theo thời gian ( ngày / tháng ) ƒ Tra cứu theo thời kỳ ( triều đại ) ƒ Tra cứu theo phân loại tiền ( loại tiền ) ƒ Tra cứu nhanh ( tìm kiếm ) BỘ SƯU TẬP TIỀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 5 TÌM KIẾM THÔNG TIN TRONG BỘ SƯU TẬP TIỀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 6 TÌM KIẾM THEO NHAN ĐỀ TÌM KIẾM THEO MÔ TẢ NỘI DUNG 7 TÌM KIẾM THEO THỜI GIAN 8 TÌM KIẾM THEO ĐỀ MỤC ( PHÂN THEO THỜI KỲ ) 9 VD: TRONG ĐỀ MỤC CÓ CÁC ĐỀ MỤC CON ĐỀ MỤC PHÂN THEO CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM 10 TIỀN NHÀ ĐINH TIỀN THÁI BÌNH HƯNG BẢO 11 TÌM KIẾM THEO TRIỀU ĐẠI HÀM NGHI 1884-1885 12 TÌM KIẾM THEO NGÀY THÁNG NĂM 981 13 5. Kết luận: Thư viện số đang đưa chúng ta vào kỷ nguyên mới của nghề thư viện, của việc phổ biến thông tin và tri thức. Greenstone là một trong những công cụ của thư viện số, tất nhiên nó không là tất cả, nhưng với ưu thế là một phầm mềm chi phí thấp, dễ sử dụng, dễ chuyển đổi, dễ chỉnh sửa, đa ngôn ngữ, có khả năng phát triển trên tòan cầu với sự hổ trợ phát triển và phân phối của các tổ chức nỗi tiếng như UNESCO và Human Info NGO. Mặt khác, sử dụng phần mềm được chuẩn hóa cao như Greenstone sẽ giúp chúng ta nhanh chóng làm quen với các chuẩn mực thư viện quốc tế, từ đó nâng cao khả năng liên thông và hội nhập với các thư viện trong nước và trên tòan cầu. Những điều đó cho thấy sử dụng Greenstone rất là thuận lợi trong việc xây dựng bảo tàng tiền số hoá. Trong hơn một năm qua chúng tôi nghiên cứu đưa hình ảnh, thông tin về tiền Việt nam qua các thời kỳ thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng Greenstone và đã hoàn tất bản demo của bộ sưu tập. Cách xây dựng bản demo này hiện chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh ở nhiều khiá cạnh, nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn giới thiệu ý tưởng của chúng tôi trong cơ hội lớn này. Mục đích của chúng tôi là giới thiệu cách thức tìm kiếm thông tin, tra cứu và ý tưởng liên quan đến việc xây dựng Bảo tàng tiền số hoá. Chúng tôi rất mong được hợp tác với các nhà sưu tập tiền, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà tài trợ có thể hổ trợ chúng tôi phát triển bộ sưu tập này. 14 Phụ lục 1: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NIÊN KHÓA 2006) 1. Tên đề tài: BỘ SƯU TẬP SỐ HOÁ HÌNH ẢNH TIỀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ ( giai đoạn 1 ) Mã số: 2. Thuộc lĩnh vực: Tiền tệ 3. Mục tiêu, nội dung và kết qủa: 3.1. Mục tiêu: Xây dựng bộ sưu tập hình ảnh có chú thích đầy đủ tiền Việt nam qua các thời kỳ phát triển dưới dạng thông tin số hóa phục vụ học tập, tra cứu và nghiên cứu khoa học. 3.2. Nội dung: Đề tài được hình thành trên cơ sở sưu tầm hình ảnh tiền Việt nam từ các viện Bảo tàng, nhà nghiên cứu, nhà sưu tập tiền, các tài liệu sử học, kinh tế học, tài chính tiền tệ và ngân hàng liên quan đến lịch sử tiền tệ Việt nam; qua đó nghiên cứu và biên soạn lại tư liệu về tiền Việt nam qua các thời kỳ, sau đó sử dụng phần mềm nguồn mở Greenstone số hoá và sắp xếp lại theo trật tự nhất định tạo nên một tài liệu điện tử đưa lên mạng thư viện trường Đại Học Ngân Hàng phục vụ tra cứu theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ nghiên cứu, học tập của sinh viên, giáo viên và bạn đọc. Đề cương tóm tắt như sau: 3.2.1. TIỀN VIỆT NAM THỜI KỲ NGUYÊN THỦY TỚI CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN. a) Hiện vật trao đổi thời Nguyên thủy ở Việt Nam b) Tiền của các triều đại Phong kiến Việt Nam. b.1. Nhà Đinh (968-981). b.2. Nhà Tiền Lê (980-1009). b.3. Nhà Lý (1010 – 1225). b.4. Nhà Trần (1225 – 1400). b.5. Nhà Hồ (1400 – 1407) b.6. Nhà Hậu Lê (1428 – 1789). b.7. Nhà Mạc (1572 – 1677). b.8. Nhà Nguyễn – Tây Sơn (1778 – 1802). b.9. Nhà Nguyễn (1802 – 1945). 15 c) Tiền nước ngoài ở Việt Nam. 3.2.2. TIỀN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC. a) Tiền kim loại. b) Tiền giấy: b.1. Giấy bạc Banque de l’Indo - Chine. b.2. Giấy bạc Banque de l’Indo Chine. b.3. Giấy bạc thời Gouvernement de l’Indochine. 3.2.3. TIỀN VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN THỜI KỲ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC. a) Những tờ giấy bạc trong vùng bị chiếm 1945 – 1954. b) Tín phiếu Trung Bộ của Liên khu V, tín phiếu, phiếu tiếp tế, phiếu đổi chác ở Nam Bộ 1948 – 1955. c) Giấy bạc Tài chính Việt Nam và tiền in ở Nam Bộ. d) Hệ thống tiền những năm xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Miền Bắc 1959 - 1978 e) Hệ thống tiền của Mặt trận Dận tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam 1975 - 1978. f) Tiền Ngụy quyền Sài Gòn. 3.2.4. TIỀN VIỆT NAM THỜI KỲ THỐNG NHẤT TIỀN TỆ 1978 - 1985. 3.2.5. HỆ THỐNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 3.2.6. TIỀN VIỆT NAM HIỆN NAY. 3.2.7. TIỀN LƯU NIỆM QUA CÁC THỜI KỲ. 3.3. Dự kiến kiết quả thực hiện: 3.3.1. Kết quả khoa học: Sản phẩm tài liệu số hoá tiền Việt nam qua các thời kỳ phục vụ tra cứu, nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên và giáo viên. 3.3.2. Khả năng ứng dụng: Bổ sung thêm một nguồn tài liệu qúy giá cho nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên và giáo viên, cho ngành trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. 3.3.3. Công trình dự kiến công bố: Vào tháng 12/2006 nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường ĐHNH trên mạng thư viện Trường. 4. Dự kiến kinh phí xin hỗ trợ ¾ Tổng kinh phí: 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) ¾ Diễn giải tóm tắt nội dung chi kinh phí nêu trên: - Chi phí cho việc đị lại trong nước liên hệ với các viện bảo tàng nhà nghiên cứu, nhà sưu tập ở Hà nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành 16 khác để quay phim, chụp hình, số hoá hình ảnh và băng từ, xử lý bằng các phần mềm đồ hoạ sau đó sắp xếp lại theo giao thức tra cứu của Greenstone. - Chi phí soạn thảo, số hoá, xử lý hình ảnh, băng từ và sưu tầm tài liệu. - Chi phí nghiên cứu tổng hợp 5. Cấp quản lý đề tài: Cấp ngành 6. Đơn vị chủ trì đề tài: Trung tâm Thông Tin – Thư viện trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh 7. Đơn vị phối hợp: Không 8. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Minh Ths. kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện, Giảng viên Kinh tế. 9. Cộng tác viên: • Đào Tiến Công: Đại học thư viện. • Lê Quang Sỹ: Đại học thư viện. • Lê Văn Toàn: Đại học thư viện. • Lưu Cang Kim Long Cao đẳng tin học. • Lê Thị Thanh Huyền Cử nhân ngoại ngữ. • Trần Doãn Hiếu Cao đẳng tin học. • Đặng Quang Huy Đại học Ngân hàng. 10. Sơ lược tình hình nghiên cứu: Đã hòan tất bản demo 11. Sản phẩm giao nộp: a) Dạng sản phẩm: Sản phẩm dạng bản in và đĩa CD Rom. b) Tên sản phẩm: BỘ SƯU TẬP SỐ HOÁ HÌNH ẢNH TIỀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ ( BẢO TÀNG TIỀN SỐ HOÁ ). c) Yêu cầu khoa học, kinh tế, xã hội đối với sản phẩm: Sản phẩm khi hòan tất có thể xuất bản dưới dạng diện tử bằng cách đưa lên mạng thông tin tòan trường hoặc dạng đĩa CD ROM để dễ dàng tra cứu nhanh. Mặt khác có thể xuất bản dưới dạng bảng in ( sách ) để tham khảo. 12. Tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí từng giai đọan: 08 tháng, tính từ tháng 03 năm 2006 đến hết tháng 11 năm 2006 hoàn thiện và báo cáo nghiệm thu đề tài. 17 STT Nội dung từng bước Thời gian thực hiện Kết qủa cần đạt Dự kiến kinh phí 1 Chuẩn bị đề cương chi tiết và triển khai liên hệ các viện bảo tàng, nhà sưu tập tiền 1 tháng Hòan tất đề chương 10.000.000đ 2 Đi đến các viện bảo tàng, nhà sưu tập tiền để chụp hình quay phim ở các Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế và xử lý dữ liệu lần 1. 5 tháng Hòan tất phầ dữ liệu thô 20.000.000đ 3 Xử lý và hòan chinh nhập liệu vào Greenstone 2 tháng Hòan tất đề tài và nghiệm thu 20.000.000đ Cộng 70.000.000đ Phụ lục 2: Các biểu tượng chính trong Greenstone. Mở kệ sách này Mở/đóng sách này Xem phần này của văn bản Hiển thị tất cả các văn bản hoặc không Mở bảng nội dung hoặc không Mở trang này trong một cửa sổ mới Tô màu điều kiện tìm kiếm hoặc không Nhấn vào mũi tên để đến phần kế tiếp ... ... hoặc trở lại phần trước 18