Các Mác đã nhận định: một nền sản xuất nhất định sẽ quyết định một chế độ
tiêu dùng nh ất định, quyết định một chế độ lưu thông nhất định. Trong nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ hoạt động thương mại được diễn ra theo kế hoạch.
Nhà nước độc quyền về ngoại thương.Thông qua chỉ tiêu pháp lệnh, các doanh
nghiệp thương mại tiến hành các hoạt động mua bán.Việc thực hiện quá trình mua
bán theo chỉ tiêu và địa chỉ định sẵn đ ã dẫn đến hậu quả là thủ tiêu tính năng động
sáng tạo của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, gây căng thằng giả tạo về
nha cầu hàng hoá và hạch toán kinh doanh chỉ là hình thức.Các doanh nghiệp
thương m ại luôn biết chắc chẳn rằng hàng hoá mà mình kinh doanh bán được, do đó
họ không quan tâm tới hiệu quả của quá trình kinh doanh.Chính vì vậy, mọi hoạt
động về tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu khách hàng,
các vấn đề về chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối nhằm thoả mãn tốt nhu
cầu khách hàng không được quan tâm.
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, khi khối lượng hàng
hoá đưa ra thị trường ngày càng lớn, đa dạng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
sôi động thì các doanh nghiệp đã ngày càng ý thức hơn vai trò của hoạt động xúc
tiến bán hàng. Tuy nhiên một thực tế khác là nhiều doanh nghiệp lại chưa nhận
thức được vai trò quan trọng của hoạt động tiếp thị và vấn đề tiếp thị thị trường
thường bị bỏ qua.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới thì vấn đề tiếp thị đóng
một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo thành công cho doanh nghiệp.
43 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng tiếp thị trong hoạt động xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Ứng dụng tiếp thị trong
hoạt động xúc tiến bán hàng
của doanh nghiệp thương
mại
2
Lời mở đầu
Các Mác đã nhận định: một nền sản xuất nhất định sẽ quyết định một chế độ
tiêu dùng nhất định, quyết định một chế độ lưu thông nhất định. Trong nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ hoạt động thương mại được diễn ra theo kế hoạch.
Nhà nước độc quyền về ngoại thương.Thông qua chỉ tiêu pháp lệnh, các doanh
nghiệp thương mại tiến hành các hoạt động mua bán.Việc thực hiện quá trình mua
bán theo chỉ tiêu và địa chỉ định sẵn đã dẫn đến hậu quả là thủ tiêu tính năng động
sáng tạo của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, gây căng thằng giả tạo về
nha cầu hàng hoá và hạch toán kinh doanh chỉ là hình thức.Các doanh nghiệp
thương mại luôn biết chắc chẳn rằng hàng hoá mà mình kinh doanh bán được, do đó
họ không quan tâm tới hiệu quả của quá trình kinh doanh.Chính vì vậy, mọi hoạt
động về tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu khách hàng,
các vấn đề về chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối… nhằm thoả mãn tốt nhu
cầu khách hàng không được quan tâm.
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, khi khối lượng hàng
hoá đưa ra thị trường ngày càng lớn, đa dạng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
sôi động thì các doanh nghiệp đã ngày càng ý thức hơn vai trò của hoạt động xúc
tiến bán hàng. Tuy nhiên một thực tế khác là nhiều doanh nghiệp lại chưa nhận
thức được vai trò quan trọng của hoạt động tiếp thị và vấn đề tiếp thị thị trường
thường bị bỏ qua.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới thì vấn đề tiếp thị đóng
một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo thành công cho doanh nghiệp.
Từ thực tiễn như vậy, em xin được lựa chọn đề tài “Ứng dụng tiếp thị trong
hoạt động xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp thương mại”.
3
Chương 1
Lí luận chung về xúc tiến bán hàng và tiếp thị
1.Khái niệm xúc tiến, xúc tiến thương mại, xúc tiến bán hàng:
Xúc tiến trong marketing là thuật ngữ được dịnh từ từ tiếng Anh
“Promotion”.Cho đến nay ,có rất nhiều sách của khá nhiều tác giả khác nhau trình
bày về những vấn đề liên quan đến xúc tiến.”Promotion” đã được hiểu theo nhiều
cách : Kĩ thuật yểm trợ bán hàng,cổ động bán hàng, các hoạt động quảng cáo và
giao tiếp khuyếch trương, chiêu thị, xúc tiến…Nội dung của xúc tiến cũng được
trình bày theo nhiều cách khác nhau.
Ở mức độ chung nhất ,thuật ngữ “xúc tiến” được hiểu là hoạt động tìm kiếm
thúc đẩy “một cái gì đó” trong cuộc sống.Khi tìm kiếm thúc đẩy cơ hội nào thuộc
lĩnh vực nào,ngành nào thì tên gọi của lĩnh vực đó,ngành đó được đặt sau tên gọi
của từ “xúc tiến”.Ví dụ:
Xúc tiến trong lĩnh vực đầu tư được gọi là “xúc tiến đầu tư”.
Xúc tiến phục vụ cho ngân hàng được gọi là xúc tiến ngân hàng.
Xúc tiến trong lĩnh vực tìm kiếm công ăn việc làm được gọi là xúc tiến việc
làm.
Xúc tiến thương mại là hoạt động xúc tiến trong lĩnh vực thương mại.
Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội mua
hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại.Trong đó, mua là quá trình chuyển hoá
trạng thái giá trị từ T-H; bán là hình thức chuyển hoá hình thái giá trị từ H-T. Xúc
tiến phục vụ cho quá trình chuyển hoá hình thái giá trị từ T-H được gọi là xúc tiến
mua hàng, xúc tiến phục vụ cho quá trình chuyển hoá hình thái giá trị từ H-T được
gọi là xúc tiến bán hàng. Như vậy, trong xúc tiến thương mại không chỉ tiếp cận
đồng thời cả xúc tiến mua và xúc tiến bán mà còn có thể tiếp cận riêng xúc tiến mua
hoặc xúc tiến bán.
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động mua bán hàng hoá nhằm mục
đích kiếm lợi nhuận, mua là để bán, mua tốt thì mới có khả năng bán tốt. Mặt khác,
hoạt động mua chỉ tiếp diễn khi doanh nghiệp bán được hàng hoá. Thúc đẩy bán
hàng là hoạt động vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại. Chính
4
vì vậy, để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại phải đẩy
mạnh xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến bán hàng.Bán hàng ở đây không hiểu
theo nghĩa bán hàng là một hành vi mà nó được hiểu là một quá trình bao gồm toàn
bộ các hình thức, cách thức, biện pháp nhằm thúc đẩy khả năng bán hàng của doanh
nghiệp. Nội dung của xúc tiến bán hàng bao gồm các nội dung chủ yếu : Quảng cáo
bán hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm, bán hàng trực tiếp và quan hệ
công chúng.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương trong cuốn “Xúc tiến bán hàng trong
kinh doanh thương mại ở Việt Nam-Những vấn đề lí luận và thực tiễn”: Xúc tiến
bán hàng đuợc hiểu là: các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực Marketing của các
doanh nghiệp thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng hoá và cung
ứng dịch vụ thương mại.Theo tác giả cuốn sách này thì thuật ngữ “xúc tiến bán
hàng” ở đây được hiểu là một tham số của marketing –mix được ứng dụng trong
kinh doanh thương mại.Nó được ứng dụng trong khâu trọn yếu nhất của kinh doanh
thương mại đó là bán hàng.Xúc tiến bán hàng chính là khâu quan trọng của xúc tiến
thương mại.
2.Khái niệm và vai trò của hoạt động tiếp thị:
2.1.Khái niệm tiếp thị:
Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ “tiếp thị”và cách
giải thích khác nhau về khái niệm “tiếp thị”.Trên thực tế,việc có nhiều quan điểm
khác nhau như vậy sẽ nảy sinh những khó khăn trong việc vận dụng,triển khai hoạt
động tiếp thị vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, ảnh hưởng tới kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.Theo tìm hiểu của em thì hiện các quan điểm về
“tiếp thị” được tựu trung thành 2 nhóm quan điểm cơ bản:
Theo nhóm quan điểm thứ nhất,thì các tác giả nghiên cứu đồng nhất thuật
ngữ “tiếp thị” với thuật ngữ “marketing”,do đó họ coi họat động “tiếp thị” chính là
hoạt động “marketing”.
Theo nhóm quan điểm thứ hai,thuật ngữ “tiếp thị” được coi là một bộ
phận, một nội dung của hoạt động marketing.
Qua quá trình thu thập tài liệu, em đồng quan điểm với các tác giả thuộc
nhóm quan điểm thứ hai.Theo em thì thuật ngữ “tiếp thị “ không đủ để bao hàm hết
5
toàn bộ nội dung của hoạt động “marketing”,em xin đuợc đưa ra quan điểm về “tiếp
thị” như sau:Tiếp thị là quá trình phân tích, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các cơ
hội, lựa chọn các cách thức tiếp cận, xâm nhập, phát triển thị trường nhằm đạt
được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng,thoả mãn nhu
cầu của khách hàng thông qua việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ.
Đứng trên quan điểm như vậy nên em cho rằng hoạt động tiếp thị của doanh
nghiệp và hoạt động xúc tiến bán hàng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.Nếu như
xúc tiến bán hàng được coi là một tham số của marketing-mix được ứng dụng trong
hoạt động bán hàng thì hoạt động tiếp thị phải sử dụng các tham số của marketing-
mix (đặc biệt là các tham số chính: Product-sản phẩm, Price-giá cả, Place-phân
phối, Promotion: xúc tiến).Cả hai hoạt động này thực chất đều nhằm giúp cho
doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong kinh doanh, việc thực hiện tốt hoạt động
tiếp thị sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp trở
nên thuận lợi hơn bởi vì hoạt động tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng,
mà khi thoả mãn tốt đuợc nhu cầu khách hàng thì hoạt động xúc tiến bán hàng sẽ
trở nên hiệu quả hơn.Ngược lại, việc xúc tiến bán hàng tốt sẽ giúp hoạt động tiếp thị
phát huy hết ưu thế của mình để đạt được các mục tiêu đề ra.
2.2. Đặc điểm của tiếp thị:
Tiếp thị là một quá trình. Điều này thể hiện ở chỗ để thực hiện “tiếp thị”
doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các công việc như : nghiên cứu thị trường để
đưa ra các chiến lược, kế hoạch tiếp thị; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, giám
sát và điều chỉnh .
Tiếp thị là một hoạt động trao đổi.
Tiếp thị là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu con người. Đặc điểm này và
đặc điểm thứ hai ở trên có sự gắn kết với nhau.Bởi vì ,mục đích của tiếp thị của
doanh nghiệp là thông qua hoạt động trao đổi (mua bán hàng hoá) để thoả mãn nhu
cầu của khách hàng.
Tiếp thị là hoạt động nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích. Đặc điểm này xuất
phát từ quan điểm marketing đạo đức – xã hội ,cho rằng : những người làm
marketing nói chung và làm tiếp thị nói riêng phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi
ích,cụ thể là: lợi nhuận của doanh nghiệp, sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn của
6
khách hàng,lợi ích của xã hội trước khi thông qua các quyết định.
2.3.Vai trò của tiếp thị trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương
mại:
Để phân tích vai trò của tiếp thị ta xem xét mối quan hệ giữa doanh nghiệp
thương mại với nhà sản xuất và người tiêu dùng :
Nhà sản xuất sản xuất sản phầm nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người
tiêu dùng.Nếu như nhà sản xuất bán trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì có
thể bán được sản phẩm với giá cao nhất.Tuy nhiên không phải người tiêu dùng nào
cũng mua với một lượng sản phẩm lớn, điều này dẫn đến việc sản xuất với quy mô
lớn nhằm tối thiểu hoá chi phi,tối đa hoá lợi nhuận sẽ vấp phải vấn đề “tiêu thụ sản
phẩm”.Nếu như nhà sản xuất tiếp tục đầu tư vào khâu lưu thông hàng hoá sẽ dẫn đến
phân tán các nguồn lực, tăng thêm các chi phí về bảo quản, dự trữ hàng hoá,chi phí
quảng cáo,xúc tiến…Mặt khác nếu khách hàng hàng khi mua sản phẩm phải tìm đến
từng nhà sản xuất để mua thì sẽ rất bất tiện,do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, có những nhu cầu mà để thoả mãn cần có nhiều loại mặt hàng
để đáp ứng.Ví dụ: khi xây nhà, người ta cần có xi măng, cát ,thép….Nếu như là một
doanh nghiệp chuyên sản xuất một mặt hàng thì sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng và do vậy họ phải đến từng nhà sản xuất để mua hàng. Điều này sẽ
rất tốn thời gian và bất tiện.
Thứ hai, thường thì các doanh nghiệp sản xuất sẽ đặt cơ sở của mình nằm
ngoài các khu đô thị (do nhiều lí do như: tiền thuê đất, quy định chính phủ…).Do đó
nếu muốn mua từng mặt hàng mà phải đi xa hàng chục cây số sẽ gây tâm lí ngại tiêu
dùng, khách hàng sẽ chỉ thực sự đi mua khi nào thấy thực sự bức thiết, còn không
họ sẽ tìm cách khắc phục. Điều này dẫn đến không kích thích tiêu dùng, sản phẩm
của doanh nghiệp sản xuất sẽ không tiêu thụ được nhiều.
Do đó, nhà sản xuẩt đã chuyển phần phần lớn công việc bán hàng( tiêu thụ
sản phẩm) của mình cho nhà thương mại.Và để kích thích nhà thương mại, nhà sản
H H
Nhà sản xuất DNTM Ng Tiêu Dùng
T T
7
xuất chấp nhận chia sẻ một phần lợi nhuận bằng cách bán cho nhà thương mại với
giá thấp hơn so vơi bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.Khoản tiền từ nhà
sản xuất giành cho nhà thương mại là nguồn gốc của lợi nhuận trong kinh doanh
thương mại.Tuy nhiên, trên thực tế chính người tiêu dùng với tư cách là người trả
tiền mới là người quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thương mại.Nếu hàng hoá
của doanh nghiệp thương mại không đuợc người tiêu dùng chấp nhận, điều này
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thương mại đó không có chỗ đứng và phải rút lui
khỏi thị trường.
Như vậy để có thể tồn tại được trên thương trường, doanh nghiệp thương mại
buộc phải có các biện pháp nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của khách hàng.Xuất
phát từ yêu cầu như vậy, hoạt động marketing nói chung và tiếp thị nói riêng ngày
càng chiếm một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
thương mại.Cụ thể:
1. Hiện nay, tiếp thị là hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương
mại nói riêng. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại,tiếp thị sẽ giúp cho các doanh
nghiệp thương mại có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn
hàng trong nước, cũng như các bạn hàng ở nước ngoài. Thông qua tiếp thị, các
doanh nghiệp thương mại có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, thiết lập hợp lý các
quan hệ kinh tế trong mua bán hàng hoá.Hơn nữa thông qua tiếp thị các doanh
nghiệp thương mại có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để nhanh chóng
phát triển kinh doanh và hội nhập vào kinh tế khu vực. Ví dụ: nhờ có tiếp thị, các
doanh nghiệp thương mại có thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh
tranh. Qua đó, doanh nghiệp thương mại có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tư công
nghệ mới vào hoạt động kinh doanh
2. Tiếp thị là công cụ hữu hiệu trong lĩnh vực chiến lĩnh thị trường và tăng
tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại trên thị
trường. Thông qua tiếp thị, các doanh nghiệp thương mại tiếp cận được với thị
trường tiềm năng của doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những
thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của
doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động tiếp thị sẽ
8
tạo ra hình ảnh đẹp đẽ về doanh nghiệp trước con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp thương mại nhờ đó mà không ngừng tăng lên.
3. Tiếp thị là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thông qua tiếp thị,
các doanh nghiệp thương mại có điều kiện để nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để quyết định
kịp thời, phù hợp.
4. Tiếp thị góp phần kích thích lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
thương mại, nâng cao hiệu quả bán hàng. Thông qua tiếp thị, các nỗ lực bán hàng
của nhân viên bán hàng sẽ trở nên thuận tiện hơn.
5. Thông qua tiếp thị, tài sản vô hình của doanh nghiệp thương mại ngày
càng được tích luỹ thêm.
Qua những phân tích ở trên, để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, một vấn đề quan trọng mang tính
quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là : doanh nghiệp
phải tổ chức tốt tiếp thị.Tiếp thị chỉ phát huy đuợc vai trò trên khi các doanh nghiệp
tổ chức tốt hoạt động tiếp thị.Nếu các doanh nghiệp không làm tốt công tác tiếp thị,
không những doanh nghiệp không thu được kết quả như dự kiến mà còn có thể làm
tổn hại đến hiệu quả kinh doanh.Do đó khi tiến hành tiếp thị, các doanh nghiệp cần
thực hiện một cách khoa học trong từng khâu, từng bước thực hiện.
3.Nội dung của hoạt động tiếp thị:
3.1.Phân tích thị trường hiện tại và tương lai:
Phân tích thị trường hiện tại là cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp
nào.Việc phân tích sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được sự biến đổi của thị trường,
các nhu cầu nào cần được đáp ứng.Một số câu hỏi trong việc phân tích thị trường
hiện tại và tương lai: Số lượng khách hàng?Nhu cầu về mỗi mặt hàng?Sức mua của
thị trường?Nhu câu trong tương lai đối với hàng hoá của doanh nghiệp ?....
3.2.Phân đoạn thị trường:
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các
nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc
điểm trong hành vi.Phân đoạn thị trường nhằm giúp doanh nghiệp xác định những
đoạn thị trường mục tiêu hay thị trường trọg điểm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
9
Đoạn thị trường có hiệu quả được hiểu là một nhóm các khách hàng mà doanh
nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của họ, đồng thời có số
lượng đủ lớn để tạo ra dòng tiền thu lớn hơn dòng tiền chi cho những nỗ lực kinh
doanh của doanh nghiệp.
Các cơ sở để tiến hành phân đoạn thị trường:
Bảng 3.1.Các cơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường người tiêu dùng
Cơ sở và tiêu thức Các đoạn thị trường điển hình
Địa lý
Vùng
Thàn phố/Tỉnh
Mật độ dân cư
Khí hậu
Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương,Tây Bắc, Đông
Nam…
Thành phố,tỉnh,nông thôn
5000 người/km2 , Dân số 87 triệu dân
Nhiệt đới gió mùa, ôn đới hay hàn đới.
Nhân khẩu
Tuổi tác
Giới tính
Quy mô gia đình
Chu kì đời sống gia
đình
Thu nhập
Nghề nghiệp
Học vấn
Tôn giáo
Sơ sinh,nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên,
người già
Nam,nữ
1-2 người, 3-4 người, 4-7 người…
Độc thân trẻ, gia đình chưa có con, con dưới 10 tuổi,
con đi học xa, gia đình có 2 người già, goá hay già
độc thân.
Dưới 500 ngàn, từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng,1 đến
2 triệu….
Công nhân viên kĩ thuật, giáo viên, bác sĩ, nông dân,
nội trợ…
Không biết chữ, cấp1, cấp 2, cấp 3, đại học, trên đại
học…
Hồi giáo,Phật giáo, Thiên chúa giáo…
Tâm lí
Tầng lớp xã hội
Lối sống
Nhân cách
Hạ lưu, trung lưu, thượng lưu…
Truyền thống, tân tiến, bảo thủ…
Đam mê, ngao du, độc đoán, tham vọng…
Hành vi
Lý do mua hàng
Lợi ích tìm kiếm
Tình trạng sử dụng
Mức độ trung thành
Mức độ sẵn sàng
Thái độ
Mua thường xuyên, mua dịp đặc biệt, mua dùng,
mua tặng…
Chất lượng, dịch vụ, kinh tế, tốc độ…
Sử dụng rồi, chưa sử dụng, ít sử dụng, dùng nhiều…
Cao, thấp, hay dao động
Chưa biết, biết, hiểu, quan tâm, ưa chuộng, ý định
mua, đi mua
Bàng quan, thù ghét, ưa thích…
(Nguồn:Philip Kotler, Marketing Management, 1996, Prentish Hall)
10
Phân đoạn theo cơ sở địa lí: Khi phân đoạn thị trường theo cơ sở này, thị
trường tổng thể sẽ được chia cắt theo các biến số địa dư, vùng khí hậu, mật độ dân
cư…Phân đoạn thị trường theo địa lí được áp dụng phổ biến nhất.Trước hết, sự
khác biệt về nhu cầu, ước muốn hay hành vi luôn gắn với yếu tố địa lí.Hơn nữa ranh
giới của đoạn thị trường được phân theo tiêu thức vùng, miền, khí hậu, hành
chính… thường khá rõ ràng, do đặc điểm của điều kiện tự nhiên, văn hoá của các
vùng dân cư thường gắn bó chặt chẽ với nhau.Phân đoạn thị trường theo địa lí
không chỉ hữu ích với việc nắm bắt những đặc điểm của khách hàng mà còn có ý
nghĩa với việc quản lí hoạt động marketing theo khu vực.
Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học: Là việc phân chia khách hàng
thành các nhóm căn cứ vào giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, quy
mô gia đình, tình trạng hôn nhân, thu nhập, giai tầng xã hội, dân tộc, sắc tộc…
Phân đoạn theo tâm lý học: Là chia thị trường thành các nhóm khác hàng
căn cứ vào địa vị xã hội, lối sống và nhân cách của họ.
Phân đoạn theo hành vi: Là việc phân chia thị trường thành các nhóm đồng
nhất về các đặc tính như: lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm, sự trung thành, số lượng
và tỷ lệ sử dụng, cường độ tiêu thụ, tình trạng sử dụng.
3.3.Lựa chọn thị trường:
Phân đoạn thị trường đã giúp cho các doanh nghiệp nhận diện được những
đoạn thị trường khác nhau.Bước tiếp theo là lựa chọn thị trường mục tiêu. Để có các
quyết định xác đàng về các đoạn thị trường được lựa chọn,người làm tiếp thị cần
thực hiện hai nhóm công việc chủ yếu.Thứ nhất là đánh giá sức hấp dẫn của đoạn
thị trường.Thứ hai, lựa chọn những đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ phục vụ(thị
trường mục tiêu).
+Đánh giá các đoạn thị trường:
Mục tiêu của đánh giá các đoạn thị trường là nhận dạng mức độ hấp dẫn của
chúng trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.Khi đánh giá các đoạn thị
trường người ta dựa vào ba tiêu chuẩn cơ bản: quy mô và sự tăng trưởng; sức hấp
dẫn của cơ cấu thị trường; mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn1:quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường.Quy mô và
mức tăng trưởng là tiêu chuẩn có tính tương đối.Các doanh nghiệp lớn thường
11
hướng đến các thị trường có quy mô lớn, bỏ qua các đoạn thị trường nhỏ.Ngược lại
các doanh nghiệp nhỏ thường tiếp cận với các đoạn thị trường có quy mổ nhỏ, bị
đối thủ cạnh tranh bỏ qua và không đòi hỏi quá nhiều tài lực của họ. Để đánh giá
quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường, doanh nghiệp cần thu thập và phân
tích các chỉ tiêu cần thiết như: doanh số bán; sự thay đổi của doanh số bán; mức lãi
và tỷ lệ thay đổi của mức lãi và các tác nhân có thể làm biến đồi về cầu.
Tiêu chuẩn 2:mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường.Một doanh nghiệp ít khi
là người bán duy nhất trên thị trường.Sản phẩm và dịch vụ của họ không phải chỉ
nhằm đáp ứng một loại khách hàng. Họ thường xuyên phải đối phó với các áp lực
của cạnh tranh và sự đòi hỏi của khách hàng.Một đoạn thị trường có thể có quy mô
và tốc độ tăng trưởng như mong muốn nhưng vẫn không hấp dẫn nếu cạnh tranh
trong đoạn đó quá gay gắt hoặc quyền thương lượng của các nhóm k