Đề tài Vấn đề môi trường của nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Đông Thạnh

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Nhưng bên cạnh dó vẫn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn kém lại ít được chăm sóc nên tình trạng vệ sinh môi trường bị sa sút nghiêm trọng. Tình trạng ứ đọng rác do thiếu các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý môi trường kém đạng gây sự trở ngại cho sự phát triển kinh tế trong nước và chính sách mở của kinh tế với nước ngoài.

doc12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề môi trường của nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Đông Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC RỈ RÁC TẠI BÃI CHÔN LẤP ĐÔNG THẠNH Lớp K13M 01 Nhóm:11 Gồm các SV: SV1: Võ Ngọc Thiện SV2: Nguyễn Thị Quỳnh Như SV3: Văn Công Tấn SV4: Hoàng Minh Sang SV5: Đỗ Minh Truyền TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 Mục lục Phần I : Giới thiệu chung 2 Phần II: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết 3 Phần III: Sơ bộ trình bày các nội dung nghiên cứu chính 7 Tài liệu tham khảo 11 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Nhưng bên cạnh dó vẫn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn kém lại ít được chăm sóc nên tình trạng vệ sinh môi trường bị sa sút nghiêm trọng. Tình trạng ứ đọng rác do thiếu các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý môi trường kém đạng gây sự trở ngại cho sự phát triển kinh tế trong nước và chính sách mở của kinh tế với nước ngoài. TP Hồ Chí Minh có 3 khu xử lý rác chính là Đông Thạnh (Hóc Môn), Gò Cát (Bình Hưng Hòa- Bình Tân), Phước Hiệp (Tam Tân-Củ Chi). Bãi Đông Thạnh tuy đã ngưng nhận xử lý rác nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề gây ô nhiễm môi trường và nhóm đã quyết định chọn vấn đề ô nhiễm của nước rỉ rác để đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm Khu xử lý rác Đông Thạnh nằm ở xã Đông Thạnh, phía Bắc Huyện Hóc Môn, trên ranh giới giáp xã Bình Mỹ huyện Củ Chi, xung quanh là ruộng, đại hình nơi đây dạng đồng bằng cao hơi nghiêng về hướng sông Sài Gòn ở phía đông, hướng Rạch Tra ở phía Bắc. Nước rò rỉ có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, đất, nhất là khi trời mưa làm nước rò rỉ tràn ra ảnh hưởng đến đời sông người dân. Nước rò rỉ từ bãi rác thường có nồng độ Nitơ rất cao. Ở Đông Thạnh thì nồng độ Nitơ khoảng 700- 900mg/l, hàm lượng Nitơ hữu cơ thấp (70- 100 mg/l). Hàm lượng COD 2000- 3000 mg/l bị trơ hầu như không có khả năng phân hủy sinh học được nữa. Như vậy, vấn đề chính của nước rò rỉ rác là xử lý Nitơ và COD trơ. PHẦN II: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT 1. TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC RỈ RÁC TẠI BÃI CHÔN LẤP ĐÔNG THẠNH” 2. CƠ QUAN QUẢN LÝ Khoa Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường – Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh 3. CƠ QUAN CHỦ TRÌ Nhóm “K13M1” 4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong nước: Sở Giao Thông Công Chánh_TPHCM, công ty xử lý chất thải đã mời nhiều đơn vị , tổ chức nhà khoa học tập trung xử lý lượng nước rò rỉ này trước khi đổ ra sông: Công ty cổ phần An Sinh, Trung tâm nghiên cứu Công Nghệ và Thiết Bị, khoa Môi Trường _ trường Đại Học Bách Khoa đẻ xử lý nước thải bãi rác Đông Thạnh. Đén tháng 4/2002, việc xử lý nước rò rỉ rác ở bãi rác Đông Thạnh được phân chia cho 4 đơn vị nghiên cứu xử lý. Những đơn vị này bước đầu xử lý khoảng 20000 m3 nhu7g vẫn chưa đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn loại B. Công nghệ đề xuất của Công ty Quốc Việt xử lý nước thải Đông Thạnh: Nước rác ® hồ chứa ®hồ kị khí® hồ xử lý vôi® hồ lắng vôi®hồ xử lý hóa chất® hồ sinh học®hồ khử trùng®xả ra. Công nghệ của trung tâm Centama xử lý nước thải: Nước rỉ rác ® pha loãng®UASB®SBR ®hồ sinh học® xả nguồn. Kết quả cho thấy COD của hồ tiếp nhận bị loãng đi do nước mưa (2650- 6850 mg/l) COD sau xử lý hiếu khí SBR vẫn còn cao (550- 780 mgCOD/l). Hồn sinh học đã xử lý phần chất hữu cơ còn lại, đạt COD giới hạn xả ra nguồn tiếp nhận (100mg/l). Vào mùa khô nước rò rỉ rác không bị pha loãng (50000-60000 mg/l). Khi đó có thể giá trị nb COD xả ra nguồn vượt cao tương tự như kết quả chạy mô hình pilot (380- 1100 mg/l) Công nghệ Vermeer của Hà Lan: Nước thải được khử cứng ®UASB®anoxic 1®aerobic®anoxic 2 ®oxic ® lắng ®keo tụ kết hợp lắng® lọc cát ®xả. Tại Việt Nam dự án “Thiết kế khu xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp rác tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội” đã được Viện Cơ học thực hiện. Đây là công nghệ xử lý có vốn đầu tư thấp, tiêu tốn ít năng lượng và có hiệu quả xử lý cao. Sau một thời gian áp dụng thử nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn không chôn lấp, Nhà máy xử lý chất thải rắn Sơn Tây (Hà Nội) tiếp tục bổ sung, hoàn thiện công nghệ, nâng cao mức độ tự động hóa và hiệu quả xử lý rác, kiểm soát triệt để ô nhiễm môi trường. Công nghệ này đã được chọn tham gia “Chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác cho các địa phương trong cả nước”. Quy trình xử lý chất thải rắn đô thị không chôn lấp theo công nghệ Seraphin mà Nhà máy xử lý chất thải (XLCT) Sơn Tây đang áp dụng là quy trình được nghiên cứu trong nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Công nghệ này thích hợp với điều kiện xử lý rác tươi chưa phân loại nguồn. Hiện tại, Nhà máy XLCT Sơn Tây với công suất thiết kế 200 tấn/ngày, có thể xử lý cả chất thải công nghiệp và sinh hoạt, để cho ra sản phẩm là hạt nhựa (1.800 tấn/năm), phân hữu cơ (18.000 tấn/năm), gạch block không nung (10.800 tấn/năm). Ngoài nước: · Bãi chôn lấp Buckden South ở Anh: Bãi chôn lấp nằm ở miền Đông nước Anh trong vùng chịu ảnh hưởng thủy triều của sông Great Ouse. Sông này có nhiều cá hồi sinh sống nên yê cầu xả thải nghiêm ngặt hơn so với tiêu chuẩn của Anh. Hệ thống xử lý nước rò rỉ rác của bãi chôn lấp này gồm 2 bể SBR hoạt d9ng65 song song nhằm khử COD và Nitrat hóa. Nước sau xử ký sinh học tiếp tục xử lý bổ sung bằng bãi lau sậy 1 với diện tích 2000 m2. Tiếp là oxy hóa mạnh bằng Ozone nhằm phân hủy chất bảo vệ thực vật thành chất hữu cơ phân tử nhỏ hơn. Chất hữu cơ này phân hủy sunh học ở bãi lau sây 2 500m2, trước khi xả vào sông Ouse Kết quả cho thấy nước rò rỉ rác sau khi xử lý có hàm lượng COD (350 mg/l) vượt giới hạn cho phép (200 mg/l) nhưng không ảnh hưởng đến cá Hồi. Điều này cho thấy chất hữu cơ còn lại sau xử lý chủ yếu là sản phẩm vô hại đối với thủy sinh. · Bãi chôn lấp LISEPA Công nghệ xử lý gồm kết tủa hydroxide, xử lý sinh học(tháp sinh học kị khí và hiếu khí) cuối cùng xử lý bằng lọc nhiều lớp. Xử lý sinh học ở đây chủ yếu để khử N_ammonia (99%) và COD (91%). Hàm lượng còn lại trước khi thải ra sông là 159 mgCOD/l và 1,1 mg N_ammonia/l, hàm lượng kim loại nặng và chất hữu cơ được giảm đáng kể. · Khu xử lý nước rò rỉ rác từ chất thải công nghiệp ở TOKYO Sơ đồ dây chuyền công nghệ: Nước rỉ rác® bể điều hòa ® bể khử Nitơ 1 ®bể Nitrat hóa®bể khử Nitơ2®bể làm thoáng ®bể lắng 1 ® bể trộn 1 ®bể keo tụ 1 ®bể lắng 2 ®bể oxi hóa ®bể trung hòa ®bể keo tụ 2 ® bể lắng 3® bể trung hòa ® bể lọc ®than hoạt tính®xả ra Quá trình xử lý sinh học sử dụng bùn hoạt tính với quá trình tuần hoàn để xử lý những hợp chất hữu cơ BOD và Nitơ. Hiệu quả khử BOD khoảng 47%, khử 24,7% COD. Quá trình xử lý dùng để loại bỏ SS, kim loại nặng, COD và độ màu bằng keo tụ, lắng,oxi hóa Fentor và hấp thụ than hoạt tính. Khử 94% BOD và 96 % COD. Tóm lại, hầu hết nước rò rỉ rác đã xử lý sinh học của các nước trên thế giới mặc dù có giá trị BOD (100 mg/l). Điều này cho thấy việc áp dụng giá trị giới hạn COD của tiêu chuẩn nước thải công nghiệp Việt Nam cho nước rò rỉ là rất ngặt nghèo. Tính Cần Thiết Của Nghiên Cứu Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng lọat các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề chất thải rắn. Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã ngày càng đáp ứng và nâng cao đời sống của con người, đồng thời càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính làm sản sinh ngày càng nhiều chất thải, kéo theo đó là việc giải quyết hàng nghìn tấn chất thải rắn mỗi ngày. Những ảnh hưởng của bãi chôn lấp đến môi trường xung quanh chủ yếu xoay quanh vấn đề nước rỉ rác, mùi và ô nhiễm không khí. Do đó nhóm thực hiện nghiên cứu này tìm ra những giải pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm của nước rỉ rác. 5. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Mục tiêu dài hạn: -Tìm ra phương pháp xử lý nitơ kết hợp COD của nước rỉ rác thích hợp với diều kiện ở Việt Nam Mục tiêu ngắn hạn -Tuân thủ luật Bảo Vệ Môi Trường -Làm quen với các phương pháp đánh giá tác động môi trường. -Nhận biết các vấn đề môi trường. -Hiểu được cách giải quyết. -Các vấn đề còn tồn tại. -Xác định các ảnh hưởng nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu và phát huy cao nhất các ảnh hưởng tốt. -Đề xuất công nghệ thích hợp xử lý nitơ và chất hữu cơ cho bải rác. 6. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH: -Thu thập số liệu, tài liệu liên quan. -Tham quan, khảo sát các bãi rác ở TP.HCM. -Lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu trong nước rò rỉ bãi rác Đông Thạnh. - Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng các BCL và các vùng lân cận. - Đánh giá tác động môi trường do các hoạt động chôn lấp chất thải rắn đối với môi trường. - Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý nito và chất hữu cơ của nước rỉ rác. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong phương pháp này lả: -Tiếp cận các tài liệu có liên quan, tổ chức đọc và phân tích đánh giá. -Khảo sát thực tế, lấy ý kiến của người dân xung quanh khu vực bãi chôn lấp, thu tập số liệu từ cơ quan quản lý trực thuộc, tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Phân tích thành phần nước thải. - Đánh giá tác động tổng hợp bằng các phương pháp đã học: sơ đồ lưới, bảng liệt kê, ma trận, … 8. DỰ TOÁN KINH PHÍ THEO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TT Nội dung nghiên cứu Đơn giá Thành tiền 1 Thu thập thông tin từ internet 5 người × 3 giờ × 30 ngày × 3.000đ/giờ 1.350.000 2 Chi phí đi lại (xin số liệu, đi phân tích mẫu...) 30 ngày × 5 người × 50.000 đ/ngày 7.500.000 3 Xây dựng báo cáo Phân tích, tổng hợp số liệu In ấn , photo tài liệu Văn phòng phẩm 500.000 300.000 200.000 4 Công tác phí 30 ngày × 5 người × 80.000 đ/ngày 12.000.000 5 Chi phí phân tích mẫu 5.000.000 6 Lương 4.000.000 đ × 5 người 20.000.000 7 Chi phí khác (điện, điện thoại) 500.000 8 Chi phí phát sinh 500.000 Tổng 47.850.000 9. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Ngày bắt đầu: 15/06/2010. Ngày hoàn tất: 15/10/2010. Nội dung Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan Khảo sát thực tế tại khu vực bãi chôn lấp, lấy mẫu đem đi phân tích Nghiên cứu các tác động của BCL đến cuộc sống của người dân Đề xuất công nghệ thích hợp xử lý nito và COD Xây dựng báo cáo tổng hợp chi tiết Bảo vệ nghiên cứu PHẦN III: SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH 1.GIỚI THIỆU TÓM TẮT: 1.1 Vị trí, địa hình: Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Khu xử lý rác Đông Thạnh nằm ở xã Đông Thạnh, phía Bắc Huyện Hóc Môn, trên ranh giới giáp xã Bình Mỹ huyện Củ Chi, xung quanh là ruộng, đại hình nơi đây dạng đồng bằng cao hơi nghiêng về hướng sông Sài Gòn ở phía đông, hướng Rạch Tra ở phía Bắc 1.2 Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. 1.3 Tình hình kinh tế xã hội Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. 2.Vấn đề môi trường thách thức Vấn đề môi trường do các bãi rác gây ra tại TPHCM và các tỉnh lân cận ngày càng nghiêm trọng, gây nhiều vấn đề nan giải trong công tác vận hành và quản lý các bãi chôn lấp. Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay cuả các bãi rác là nước rỉ rác. Nước rỉ rác có khả năng gây ô nhiễm rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cộng dồng dân cư gần bãi chôn lấp. Thành phần chất hữu cơ trong nước rỉ rác mới phần lớn là chất dễ phân hủy sinh học bắt nguồn từ thực phẩm dư thừa trong rác đô thị. Vì vậy khi áp dụng quá trình xử lý sinh học đạt hiệu quả cao, chất hữu cơ còn lại sau xử lý sẽ là chất không phân hủy sinh học. Thành phần này chủ yếu là hợp chất humic, fulvic, tương tự như chất mùn, sản phẩm phân hủy cuối cùng trong quá trình ủ rác làm phân hữu cơ. Suốt từ năm 1989- 8/2001, hầu như toàn bộ lượng rác thải từ các khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh được chôn lấp tại bãi Đông Thạnh. Diện tích ban đầu là 10ha, sau đó mở rộng thêm lần lượt 6ha rồi 22,6ha và tổng diện tích công trường xử lý rác Đông Thạnh lên đến 43,5ha với công suất xử lý 4000 tấn rác/ngày. Bãi rác Đông thạnh do hình thành tự phát nên không có khoảng cách li vệ sinh với khu dân cư. Theo qui định, khoảng cách li vệ sinh phải cách xa khu dân cư từ 300-1000m. Và cũng do không được qui hoạch, thiết kế như 1 bãi chôn lấp hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn ngay từ đầu nên bãi rác hoạt đông đã mắc phải những sai phạm. Thực tế, bãi rác Đông thạnh chỉ là 1 bãi đổ hở, không có lớp chống thấm, không có hệ thống thu gom khí và nước rò rỉ….Hậu quả là ô nhiễm môi trường ở bãi rác Đông Thạnh khá nghiêm trọng , ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Rác thải chứa vô số mầm bệnh và là môi trường tốt co sự lây lan các bệnh truyền nhiễm, ngoài ra người ta còn phát hiện trong nước rỉ rác còn chứa độc tố gây ung thư, đột biến gen. Năm 2000 đã có 3 sự cố tràn nước rỉ rác ra môi trường xung quanh do bể bờ bao trong mùa mưa, vì bờ bao bằng đất, mực nước hồ cao hơn nền ruộng nên đã gây tràn nước ra ngòai gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người. 3.Qui mô phạm vi của vấn đề và ảnh hưởng đến môi trường sống Nước rỉ rác nói chung thường có hàm lượng COD và amonia rất cao. Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ gây bẩn nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh. Hàm lượng nitơ cao là chất dinh dưỡng kích thích sự phát triển của rong rêu, tảo…gây hiện tượng phú dưỡng hóa làm bẩn trở lại nguồn nước, gây thiếu hụt DO trong nước do oxy bị tiêu thụ trong quá trình oxy hóa chất hưu cơ. Khí NH3 hòa tan > 0,2 mg/l gây chết nhiều loại cá. Vì vậy phải co biên pháp xử lý ngay để hạn chế tôi thiểu hậu quả mà nó gây ra đối với môi trường sống. Bảng 3.1: Tính chất nước rò rỉ rác ớ bãi chôn lấp Đông Thạnh Thành phần Nồng độ mg/l ( trừ PH) PH 6,0-7,3 Độ kiềm 12500 COD 38,533-65,333 BOD5 33,571-56,250 Org-N 79-230 NH3-N 515-1300 NO3-N 3,0-4,8 Phosphorus 4,7-9,6 Ca2+ 240-187 Mg2+ 154-373 Fe tổng 64-132 Nguồn: CENTEMA, 2002 Bảng 3.2: Tính chất nước rò rỉ rác theo mùa ớ bãi chôn lấp Đông Thạnh Thành phần Mùa mưa (mg/l) Mùa khô (mg/l) pH 6,4 5,9 Tổng chất rắn hòa tan 10.200 29.000 Chất rắn lơ lửng 2.200 6.000 Độ kiềm 8.600 10.800 N-NO3- 14 52 N-NH4+ 920 10.200 BOD5 13.200 31.000 COD 17.600 47.000 Nguồn: EPC, 1996 Chất lượng nước thay đổi theo thời gian chôn lấp, theo mùa( nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác cao hơn 2-3 lần so với mùa mưa. Nước rỉ rác chứa trong các hồ và ứ đọng ở một số chổ bị ô nhiễm rất nặng, mùi hôi khó chịu. nước có hàm lượng chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, đồ kiềm, amonia, vi sinh gây bệnh cao. Theo trạm quan trắc môi trường EMS thuộc Bộ Khoa HọcTài Nguyên Môi Trường, tháng 8/2000 thì hàm lượng Cd < 0,001mg/l, Pb< 0,02mg/l, Hg < 0.001mg/l, Cu < 0,01mg/l. Theo các nghiên cừu trước đây về khả năng gây ức chế của kim loại nặng lên loài vi khuẩn nitrat hóa cho thấy các kim loại với nồng độ gây độc cho loài nitrosomonas đươc tìm thấy như:Nikel= 0,25mg/l, Crôm=0,25mg/l, Cu= (0,1- 0,5)mg/l. Beckman (1972) cho biết 100% loài nitrosomonas bị ức chế đối với nồng độ Nikel và kẽm 3mg/l. Loveless và Painter (1968) cho biết loài nitrosomonas bị ức chế đối với nồng độ Cu =0,1mg/l. 4.Giải pháp khắc phục Quản lý -Trong quá trình thu gom rác thải, cần có đội phân loại rác đối với rác chưa được phân loại các hộ gia đình, kết hợp với rác đã được phân loại tại các quận huyện có chương trình thí điểm về phân loại rác tại nguồn, đối với rác có thể tái sinh, tái chế và tái sử dụng thì để riêng, còn đối với rác không tái sử dụng được thì lại tiếp tục phân loại thành rác có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm thừa, xác động thực vật, …) và rác không có khả năng phân hủy sinh học (bao bì, túi nilông, …), mỗi loại xử lý theo cách riêng. -Giảm thiểu lượng chât thải rắn phát sinh hằng ngày của thành phố. Tách được lượng nước tồn tại trong chất thải rắn và ngăn ngừa lượng nước từ bên ngoài vào hỗ hợp chất thải rắn. -Yêu cầu mọi người tuân theo các qui định về pháp luật môi trường. -Giảm thiểu tác động tiêu cực gây ô nhiễm môi trường: nguồn nước, đất đai, không khí. Công nghệ Các vấn đề đặc biệt quan tâm khi đề xuất công nghệ xử lý nước rỉ rác: -Công nghệ có khả năng xử lý các chất ô nhiễm có nồng độ cao trong nước rỉ rác. -Thành phần tính chất nước thải của các bãi rác là khác nhau, vì vậy công nghệ xử lý của bãi rác này chưa chắc thành công cho bãi khác. -Lưu lượng và đặc tính nước thải tùy thuộc vào tuổi của bãi rác và khí hậu tại địa điểm bãi rác. -Thành phần tính chất của nước thải phụ thuộc nhiều vào tính chất của loại rác thải. Mục tiêu chung là phải đảm bảo hệ thống xử lý nước thải tốt nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Sơ đồ dây chuyền công nghệ: Công nghệ xử lý nito kết hợp chất hữu cơ bãi rác Nước rỉ rác à Hồ chứa à Anoxic (kị khí) à lắng à oxic (hiếu khí) à lắng (1 phần bùn tuần hoàn lai bề oxic) à xả ra ngồn Nước thải được đưa vào bể pha loãng à bể UASB à SBR (bể lọc sinh học từng mẻ) à hồ sinh vật Nước rỉ rác® bể điều hòa ® bể khử Nitơ®bể Nitrat hóa ®bể làm thoáng ®bể lắng 1 ® bể keo tụ®bể lắng 2 ® bể lọc ®than hoạt tính®xả ra 5.Kết luận và kiến nghị Kết luận Nếu tình trạng như trên vẫn tiếp diễn thì môi trường tiếp tục bị suy thoái đặ biệt là môi trướng nước ngầm và nước
Tài liệu liên quan