Đề tài Vấn đề ô nhiễm nước tại Kênh Bắc

Để có thể cứu vớt dòng kênh Bắc là không đơn giản, nhưng chúng tôi tin rằng nếu tất cả chúng ta cùng chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực thì chắc chắn sẽ làm được điều này.

ppt75 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề ô nhiễm nước tại Kênh Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Vấn đề ô nhiễm nước tại Kênh Bắc I) Đặt vấn đề Vinh là một trong 4 thành phố loại I trực thuộc tỉnh của nước ta. Đây là một thành phố khá lớn, có tốc độ phát triển khá nhanh, và là đầu tàu của Bắc trung bộ. Trong tương lai, Thành phố sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa về quy mô, về kinh tế - xã hội, cũng như về dân số. Đó là một điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến những bất cập còn tồn tại, mà cơ bản và cấp bách nhất đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố. Sự ô nhiễm môi trường của thành phố có thể thấy trên nhiều mặt như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn…. Nhưng, vấn đề nổi cộm nhất, có ảnh hưởng nhất chính là sự ô nhiễm nước.Tiêu biểu là vấn đề ô nhiễm nước ở kênh Bắc. Trong nhiều năm trở lại đây, kênh Bắc đã trở nên ô nhiễm nặng nề và vẫn đang có xu hướng tiếp tục xấu đi. Sự ô nhiễm đó đã gây nhiều tác động xấu đến con người và sinh vật, môi trường, cảnh quan, cũng như làm mất đi phần nào vẻ đẹp của thành phố. Hiểu được điều đó, chúng tôi, những sinh viên của trường Đại học Vinh đã quyết định thực hiện đề tài này, không nằm ngoài mục đích tuyên truyền, cũng như làm thức tỉnh ý thức của mỗi người, của cộng đồng trong việc góp phần bảo vệ môi trường của thành phố nói chung, và của kênh Bắc nói riêng. II) Nội dung 1) Kênh Bắc: Kênh Bắc chảy vắt ngang qua thành phố Vinh, trên địa bàn của phường Quán Bàu, phường Hà Huy Tập, phường Hưng Bình, xã Hưng Lộc, xã Hưng Hòa và đổ ra sông Lam. Đây là một con kênh đã có từ lâu đời, gắn liền với nhiều bước thăng trầm, thay đổi và phát triển của thành phố. Đã có thời gian, nó đã từng là một con kênh đẹp, trong lành, là lá phổi giúp điều hòa khí hậu và góp phần tạo nên vẻ đẹp của chung của Thành phố. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của thành phố, kênh Bắc đã dần trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, đánh mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Một số hình ảnh về kênh Bắc hiện nay Nơi bắt nguồn của Kênh Bắc ở Quán Bàu Kênh Bắc đoạn chảy qua phường Quán Bàu Kênh Bắc đoạn chảy qua phường Hà Huy Tập Kênh Bắc đoạn chảy qua phường Hưng Bình Kênh Bắc đoạn chảy qua xã Hưng Lộc Kênh Bắc đoạn chảy qua xã Hưng Hoà Kênh Bắc nơi đổ ra sông Lam 2) Thực trạng ô nhiễm hiện nay Khu vực ở phường Quán Bàu, do kênh nằm ở xa đường quốc lộ I và các nhà máy nên mức độ ô nhiễm cũng không cao. Đoạn kênh chảy qua Hưng Bình là một nhánh của kênh, được phân chia từ cầu Xi măng (phường Hà Huy Tập). Đoạn kênh này chảy trong đường cống ngấm, tuy nhiên, ở những chỗ chảy lộ thiên thì có mức độ ô nhiễm khá nặng nề. Chỗ phân nhánh của kênh Nơi chảy lộ thiên Đoạn kênh chảy qua phường Hà Huy Tập, đặc biệt là đoạn chảy qua chợ Kênh Bắc (gần cầu xi măng) đã trở nên ô nhiễm quá mức, nếu không được kịp thời khắc phục và cải tạo thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Trước chợ Sau chợ Đường rãnh dẫn nước trong khu vực chợ Rác thải tồn đọng do lượng bèo quá nhiều, gây cản trở dòng chảy Lượng bèo quá lớn, đã gần một năm nay chưa được các cơ quan chức năng cho xử lý. Theo bác Hải, làm trông xe ở khu vực sau chợ từ nhiều năm nay cho biết : lượng rác thải, mà đặc biệt là nước thải chưa qua xử lý từ chợ được thải trực tiếp ra kênh hằng ngày.Từ đầu năm 2009 đến nay, chính quyền chức năng chưa một lần cho vớt bèo ở đây để thông kênh, giải phóng rác thải. Đặc biệt về mùa hè, mùi ở đây là không thể chịu được. Các hộ gia đình ở đây thường xuyên phải đóng kín cửa để giảm bớt mùi hôi thối, khó chịu bay vào nhà. Dọc theo đường Nguyễn Sỹ Sách, kênh Bắc trở thành nơi trồng rau “lý tưởng” cho các hộ gia đình ven kênh. Khi những người dân ở đây được hỏi về việc này, họ đều nhận thức được rằng rau trồng ở đây là rất có hại cho sức khoẻ người sử dụng, tuy nhiên, họ chủ yếu trồng rau để bán cho nên họ bất chấp sự nguy hiểm đó của người khác để có thêm nguồn thu nhập. Trên đường Nguyễn Sỹ Sách còn có một chợ nữa cũng được gọi là chợ Kênh Bắc. Trước đây, chợ nằm ở bên kia đường, đối diện với bờ kênh. Tuy nhiên hiện nay, chợ đang được xây dựng và quy hoạch lại. Dẫn đến các hộ buôn bán đã chuyển hẳn sang phía bên kia đường, dọc theo bờ kênh để làm nơi buôn bán. Và dẫn đến hậu quả tất yếu là rác thải được thải trực tiếp ngay ra kênh. Khi chảy qua địa bàn xã Hưng Lộc tiếp giáp với phường Hà Huy Tập và phường Hưng Dũng, kênh lại nhận trực tiếp nước thải từ các bệnh viện như bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Việt Nam – Ba Lan (bệnh viện Tỉnh), bệnh viện Nhi. Nơi xả nước thải trực tiếp từ bệnh viện Y học cổ truyền Bệnh viện Việt Nam - Ba Lan với hệ thống xử lý rác thải và nước thải lạc hậu đã ngừng sử dụng từ nhiều năm nay. Từ đoạn chảy qua cầu Bưu Điện đễn nghĩa trang Hưng Lộc, từ cuối năm 2008, các cơ quan chức năng đã cho san lấp kênh, thu hẹp dòng chảy, nhằm mục đích xây dựng lại bờ kênh. Tuy nhiên cho đến nay, dường như dự án đã được hoãn lại đến vô thời hạn. Khu vực xã Hưng Hoà nằm ở ngoại thành, lượng dân cư còn chưa cao và chủ yếu là sống bằng các nghề thuần nông, bên cạnh đó, các khu công nghiệp cũng chưa phát triển, nên lượng rác thải ở đây không lớn và không quá độc hại. Tuy nhiên, bao nhiêu chất thải của thành phố Vinh đều theo dòng kênh Bắc chảy về đâySau những trận mưa lớn, xác chết động vật, bèo tây... đều trôi dạt về, bốc mùi hôi thối. Mặt khác, đoạn kênh này, tập trung một lượng bèo khổng lồ, gây ách tắc và cản trở dòng chảy của rác thải, do đó, sau mỗi trận mưa lớn, khi mà rác thải theo dòng kênh đổ về thì xã phải phát động người dân tiến hành tự nạo vét kênh. Trong báo cáo của Sở TN&MT Nghệ An về việc phân tích mẫu nước ở Kênh Bắc cũng chỉ rõ: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt cho thấy các chỉ tiêu phân tích của mẫu nước kênh Bắc có 6/8 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó nồng độ ô xy hoà tan thấp hơn tiêu chuẩn cho phép từ 4,9 - 10,6 lần, NH+4 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10,6 - 10,8 lần, COD vượt tiêu chuẩn cho phép 15,1 - 15,5 lần...”. Có thể thấy một thực tế rất rõ ràng là kênh Bắc đã trở nên ô nhiễm quá nghiêm trọng… Vậy đâu là nguyên nhân ? 3) Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm hiện nay của kênh Bắc. Trong đó, có 3 nguyên nhân cơ bản sau : a) Ý thức và nhận thức của cộng đồng: Tất cả rác thải từ các khu dân cư đều được đổ ra kênh một cách trực tiếp và gián tiếp. Họ chưa nhận thức được rõ hậu quả hoặc có nhận thức được hậu quả nhưng lại có thái độ bàng quang, xem nhẹ, coi đó không phải là việc của mình. Nghiêm trọng nhất chính là các loại chất thải rắn (túi ni lon, đồ nhựa, các loại hàng hoá đã qua sử dụng…), nước thải sinh hoạt và nước thải vệ sinh, nước thải y tế chưa qua xử lý… Thậm chí ở nhiều nơi, người dân còn biến bờ kênh thành các bãi đổ rác. Bên cạnh nhận thức và ý thức của người dân chưa cao thì trách nhiệm của một số cơ quan, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn cũng còn thấp. Nổi cộm nhất trong đó là nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh, bệnh viện Tỉnh, bệnh viện Nhi và bệnh viện y học cổ truyền. Lý do chính khiến các cơ quan, đơn vị này không xử lý chất thải trước khi đổ ra môi trường là sợ tốn kém kinh phí.Và họ thường biện minh bằng các lý do như cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, chưa đủ đáp ứng.. Phòng cảnh sát môi trường Công an Nghệ An lấy mẫu nước thải tại Công ty bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh b) Quy hoạch và cơ sở hạ tầng Thành phố chưa có địa điểm tập trung rác thải hợp lý dô đất chật, người đông, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, dẫn đến đầu tư nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Hệ thống kênh mương, cống ngầm dẫn và thoát nước chưa được quy hoạch và đầu tư hợp lý, phù hợp. Kênh Bắc còn chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng. Cụ thể là việc xây bờ kè cho kênh.Nhiều đoạn bị sạt lở, cỏ mọc nhiều, làm cản trở dòng chảy, đặc biệt là khi có mưa lớn. c) Chính sách quản lý môi trường - Do kinh tế chưa phát triển, nguồn vốn eo hẹp nên chính quyền thành phố còn chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức tới vấn đề ô nhiễm. Do khoa học kỹ thuật và công nghệ xử lý cũng như cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển, quy trình xử lý còn đơn giản dẫn đến các loại chất thải chưa được xử lý một cách triệt để. Các chính sách quản lý đối với các doanh nghiệp, các cơ sở còn lơi lỏng, có nhiều kẽ hở, chưa triệt để. Thành phố còn chưa chú trọng đến việc tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức và ý thức cho người dân. 4) Hậu quả a) Ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người : Do mức độ ô nhiễm của kênh quá cao, cộng với thái độ thờ ơ, bàng quang của người dân, hậu quả về vấn đề sức khoẻ đã trở nên hết sức nghiêm trọng.Dòng kênh đã trở thành một nguồn gây dịch bệnh mà dễ thấy nhất là các bệnh ngoài da, thậm chí nguy hiểm hơn còn có cả bệnh ung thư. Anh Lê Văn Hải, một nông dân ở Hưng Hòa than thở: "Dù có kỳ cọ sạch sẽ bằng xà phòng hay hóa chất thì thứ nước thải vẫn bám vào da thịt, ngứa như thuốc sâu đổ lên. Khó chịu lắm, nhiều khi muốn bỏ ruộng lên thành phố kiếm việc nhưng nghĩ lại cũng phải bám đất, bám ruộng mà mần ăn thôi". Y sĩ Trần Trung Kiên ở Trạm y tế xã cho biết: "Khoảng 70% số dân Hưng Hòa mắc bệnh ngoài da. Mặc dù ở gần các bệnh viện nhưng Trạm xá lúc nào cũng quá tải, vì vào bệnh viện tốn kém. Vả lại Trạm xá có kinh nghiệm điều trị nên được nhân dân tín nhiệm". Sự thiếu thốn về nước sạch khiến nhiều người dân nơi đây khổ sở vì mắc bệnh ngứa, hơn 50% phụ nữ trong xã mắc bệnh phụ khoa; xóm Phong Yên chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây đã có hơn 20 người chết vì căn bệnh ung thư. Xóm Xuân Ðông, phường Hưng Dũng, TP Vinh, trẻ em bị các bệnh về da liễu, bệnh đường ruột ngày càng nhiều. Xóm Xuân Ðông có bảy người chết vì ung thư. Lo lắng, nhiều người dân ở đây bán nhà đi nơi khác sống. Mới đây, một số hộ dân đã tự bỏ tiền lấy mẫu nước giếng khoan của gia đình đi kiểm tra độ ô nhiễm và kết quả không nằm ngoài dự đoán khi tất cả các mẫu nước đều có chỉ số ô nhiễm vượt mức cho phép. Trong khi tiếp tục "chờ", để tự "cứu" mình các hộ dân ở khối Xuân Hùng bàn nhau đóng tiền lắp nước máy. Khối trưởng Phạm Minh Hiển cho biết, còn bảy hộ khó khăn, nên vẫn dùng nguồn nước giếng ngày một ô nhiễm do các bệnh viện thải ra. Không chỉ dừng lại ở vấn đề sức khoẻ, ý thức của người dân chưa cao còn tạo nên những thói quen và tập quán không tốt cho các thế hệ về sau. Đây là một việc rất khó để thay đổi, nhưng nếu không kịp thời tuyên truyền giáo dục ý thức, chúng ta sẽ tạo nên những thế hệ sau có ý thức đối với môi trường kém, có tư tưởng không tốt trong các vấn đề chung của xã hội. b) Ảnh hưởng tới môi trường và cảnh quan đô thị Sự ô nhiễm kênh Bắc không chỉ dừng lạ ở vấn đề ô nhiễm nước, mà nó còn kéo theo nhiều hệ quả tất yếu như ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, làm mất cảnh quan đô thị… Ông Lê Văn Biên ở xóm Tân Hùng, xã Hưng Lộc (ngay sát bệnh viện Việt Nam – Ba lan) bức xúc: “Nhà ở gần cống thoát nước của Bệnh viện nên chúng tôi hiểu rất rõ sự ô nhiễm. Trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc, mưa thì nước thải tràn cả vào nhà, nước bẩn nên đụng vào là bị ngứa, lở loét ngay. Tình trạng ô nhiễm ở đây đã kéo dài gần 20 năm. Dân nhiều lần phản ảnh lên chính quyền các cấp nhưng vẫn không có kết quả, đành phải cắn răng chấp nhận sống chung với ô nhiễm năm này qua năm khác” Không khí ở xã Hưng Hòa cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề của môi trường. Đặc biệt những hôm nắng nóng, có gió Tây Nam thì mức độ hôi thối càng ngột ngạt. c) Ảnh hưởng tới nền kinh tế - Trước thực trạng như trên, đòi hỏi chính quyền thành phố cần phải bỏ vốn đầu tư để tu tạo, cải thiện lại môi trường chung và cảnh quan đô thị, muốn làm được điều này, cần một lượng vốn không hề nhỏ.Mặc dù, chúng ta mặc dù được tài trợ từ nhiều nguồn (đặc biệt là nguồn vốn tài trợ ODA của nước ngoài), tuy nhiên, chúng ta không thể hoàn toàn phụ thuộc vào điều đó, mà cần phải có cả nỗ lực của chính mình để cải thiện tình hình. - Bên cạnh đó, những người dân bị mắc các bệnh do ảnh hưởng từ sự ô nhiễm cũng cần các khoản kinh phí để chạy chữa, thuốc men. Điều này sẽ khiến cho thu nhập của gia đình bị suy giảm, vô hình chung đã làm giảm chất lượng sống của người dân. d) Ảnh hưởng tới đa dạng sinh vật Trước đây kênh Bắc từng là nơi sinh sống của rất nhiều loại thuỷ sinh, nhưng trong mấy năm trở lại đây, hầu như không còn loài nào có thể tồn tại được ở đây. 4) Giải pháp Trước thực trạng của vấn đề ô nhiễm kênh Bắc hiện nay và những bất cập trong các chính sách, cũng như quy hoạch của thành phố, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đối với việc đầu tư xây dựng và nâng cấp các hệ thống thoát dẫn và xử lý nước thải một cách hợp lý hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Các giải pháp cơ bản: Trong tương lai tới cần có quy hoạch thành phố hợp lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị xử lý hiện đại hơn. Có những chính sách, chế tài xử phạt hợp lý, chặt chẽ đối với các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường. Cần lắp đặt thêm các thùng rác công cộng sao cho vừa có thẩm mĩ, lại đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. - Đẩy mạnh công tác quản lý, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện xử lý nghiêm các vi phạm. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức, đạo đức môi trường cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ chính là giải pháp quan trọng nhất trong tất cả các giải pháp mà chúng tôi đưa ra. + Cần tăng cường vai trò của học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ môi trường: như tổ chức xe cổ động điễu hành, lắp pano, băng rôn với nội dung tuyên truyền về rác thải và vệ sinh môi trường. Giáo dục cho học sinh từ trong nhà trường, đồng thời cha mẹ, người lớn phải là người làm gương cho con cái noi theo. + Trong trương trình học tại trường nên dành ra giờ ngoại khóa để tổ chức những buổi tọa đàm cho các em học sinh về vấn đề môi trường (hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa giáo dục môi trường vào trong trương trình học từ mẫu giáo cho đến đại học). Tổ chức các hoạt động vì môi trường,bảo vệ môi trường cho người dân tham gia, không chỉ một ngày mà phải duy trì thường xuyên các hoạt động tuyên truyền về môi trường. Để dần dần tạo sự chú ý và chuyển biến của người dân trong ý thức bảo vệ môi trường. Đây là một đợt hướng dẫn người dân phân loại rác đúng cách của các sinh viên tình nguyện. III) Kết luận Ô nhiễm kênh Bắc là vấn đề nổi cộm và cấp bách hiện nay. Thực trạng đã đến mức báo động và nếu chúng ta tiếp tục cố tình xem nhẹ thì hậu quả sẽ rất khó lường. Chúng tôi có kiến nghị đến Sở tài nguyên môi trường thành phố, công an môi trường thành phố, các tổ chức Đoàn - Hội của thanh niên và học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn thành phố, các sở ban ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, tích cực thực hiện những hoạt động có ý nghĩa thiết thực đến môi trường chung của cộng đồng…. Để có thể cứu vớt dòng kênh Bắc là không đơn giản, nhưng chúng tôi tin rằng nếu tất cả chúng ta cùng chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực thì chắc chắn sẽ làm được điều này. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã lắng nghe !
Tài liệu liên quan