Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một tất yếu lịch sử. Nó là sự kế thừa
có phê phán và khắc phục hạn chế của những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử tư tưởng
nhân loại, qua các thời kỳ khác nhau. Có thể nói, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có chiều
dài lịch sử cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Biết bao thế hệ các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng ưu tú đã cống hiến, hy sinh cho lý
tưởng nhân đạo, cho sự tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là những nhà không tưởng từ thế
kỷ thứ XVI - XIX. Tư tưởng của các ông không chỉ phản ánh nguyện vọng chủ quan,
thuần túy, lý tưởng, mà còn là quá trình tìm tòi chân lý, tìm tòi một mô hình xã hội lý
tưởng để giải phóng nhân loại cần lao. Mô hình xã hội lý tưởng được các ông phác thảo
ra thật sự chứa đựng những hạt kim cương lấp lánh mà trên cơ sở đó C.Mác,
Ph.ăngghen, V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển, làm cho chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng đến khoa học.
Ngày nay, khi chủ nghĩa xã hội tạm lâm vào thoái trào, kẻ thù đang tấn công
hòng tiêu diệt các nướạcc xã hội còn lại, thì hơn lúc nào hết việc nghiên cứu những mô
hình xã hội lý tưởng của các nhà không tưởng thế kỷ thứ XVI - XIX, thấy được những
ưu điểm và hạn chế của nó là việc làm cần thiết để củng cố niềm tin sắt son vào chủ
nghĩa xã hội.
13 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vấn đề tôn giáo và chính sách
đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở nước
ta hiện nay
Mở đầu
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một tất yếu lịch sử. Nó là sự kế thừa
có phê phán và khắc phục hạn chế của những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử tư tưởng
nhân loại, qua các thời kỳ khác nhau. Có thể nói, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có chiều
dài lịch sử cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Biết bao thế hệ các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng ưu tú đã cống hiến, hy sinh cho lý
tưởng nhân đạo, cho sự tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là những nhà không tưởng từ thế
kỷ thứ XVI - XIX. Tư tưởng của các ông không chỉ phản ánh nguyện vọng chủ quan,
thuần túy, lý tưởng, mà còn là quá trình tìm tòi chân lý, tìm tòi một mô hình xã hội lý
tưởng để giải phóng nhân loại cần lao. Mô hình xã hội lý tưởng được các ông phác thảo
ra thật sự chứa đựng những hạt kim cương lấp lánh mà trên cơ sở đó C.Mác,
Ph.ăngghen, V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển, làm cho chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng đến khoa học.
Ngày nay, khi chủ nghĩa xã hội tạm lâm vào thoái trào, kẻ thù đang tấn công
hòng tiêu diệt các nướạcc xã hội còn lại, thì hơn lúc nào hết việc nghiên cứu những mô
hình xã hội lý tưởng của các nhà không tưởng thế kỷ thứ XVI - XIX, thấy được những
ưu điểm và hạn chế của nó là việc làm cần thiết để củng cố niềm tin sắt son vào chủ
nghĩa xã hội.
I. Mô hình xã hội lý tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ
XVI - XVII
1. Tô mát Mores
* Về kinh tế, theo Morơ, xã hội của Không tưởng là một khối kinh tế thống nhất
trên cơ sở chế độ công hữu cả về tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) lẫn tư liệu tiêu
dùng, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng. Thành phố là trung tâm tổ chức trực tiếp
sản xuất, ở đó, Nghị viện - cơ quan tối cao của nhà nước - tiến hành việc tổ chức sản
xuất, kiểm kê và phân phối mọi sản phẩm, phân bố và điều tiết lao động từ lĩnh vực này
sang lĩnh vực khác và làm công việc ngoại thương.
Tế bào kinh tế cơ bản trong xã hội Không tưởng là gia đình. Mỗi gia đình làm
một nghề thủ công nhất định. Gia đình - kinh tế ấy có thể có cả những người cùng và
khác huyết thống. Những người cùng huyết thống có thể tham gia sản xuất ở nhiều gia
đình - kinh tế khác nhau. Khi quy mô của một "gia đình - kinh tế" vượt quá nhu cầu thì
Nhà nước chuyển lao động từ hộ này sang hộ khác. Hệ thống kinh tế bao trùm trong xã
hội của Không tưởng là hệ thống thủ công nghiệp. Nghề thủ công là công việc chủ yếu
trong hầu hết cuộc đời của người lao động.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng nhưng là nghề nặng nhọc, do đó,
lao động nông nghiệp là nghĩa vụ chung của mọi công dân. Mỗi công dân có nghĩa vụ
lao động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) trong 2 năm thay phiên nhau. Chỉ đối với
ai đặc biệt thích sống ở nông thôn thì mới được "chiếu cố" kéo dài thời gian. Vì thế,
trong xã hội của Không tưởng không có nông thôn theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ có
những trang trại do những người sống ở thành thị luân phiên nhau đến làm việc theo
thời hạn, sau đó lại trở về với nghề thủ công chuyên môn của mình ở thành thị. Như
vậy, thành thị là nơi cư trú chủ yếu của công dân, nơi điều hành cả sản xuất nông
nghiệp. Có lẽ đây là tiền đề, xuất xứ của quan điểm từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn, là nét đặc sắc của nội dung chủ nghĩa cộng sản trong Không
tưởng của Morơ.
* Về xã hội: con người được giải phóng, kết hợp hài hòa giữa lao động và nghỉ
ngơi, hoạt động khoa học, văn hóa và vui chơi giải trí (ngày lao động 6 giờ, ngủ 8 giờ,
10 giờ sinh hoạt văn hóa, vui chơi, học tập, giải trí...).
* Về chính trị: xã hội "không tưởng" còn nhà nước, nhưng nhà nước chỉ tồn tại vì
lợi ích, nhu cầu của xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Tất cả các nhân viên nhà nước
đều do dân bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Chức năng của nhà nước là kiểm kê, phân phối
sản phẩm; điều hành lao động theo yêu cầu của xã hội; làm công tác ngoại thương và
kiểm duyệt công việc của các gia đình.
Giáo dục: tất cả trẻ em được nuôi từ nhỏ trong nhà trẻ; các em trai, gái đều được
hưởng chế độ giáo dục chung. Giáo dục các cấp là điều bắt buộc với thanh niên. Học
Việt Nam kết hợp với học nghề... Ngoài ra, Tômát Morơ còn có những tư tưởng trong
các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, chiến tranh và hòa bình, tôn giáo, con người và một
số lĩnh vực khác của chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm "Không tưởng" còn nhiều hạn chế và mới chỉ dừng lại ở văn học viễn
tưởng, chưa phải là một cương lĩnh lý luận và cũng chưa phải là một cương lĩnh hành
động nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Hơn nữa, chính ông cũng không tin
có xã hội như vậy. Tuy nhiên "Không tưởng" là tác phẩm đầu tiên nêu lên một cách rõ
rệt những luận điểm mang tính cộng sản. Với tư cách là nhà tư tưởng, Tô mát Morơ đã
để lại cho hậu thế một mô hình tương đối toàn diện về xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong
đó giá trị đặc sắc là tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu. Tư tưởng này vào thời đại các ông là
"không tưởng", nhưng sau khi chủ nghĩa Mác ra đời đã chứng minh được tính hiện thực
của nó. Chính vì vậy, "Không tưởng" được coi là tác phẩm mở đầu lịch sử tư tưởng
cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cận đại, trở thành tính từ chỉ các trào lưu cộng
sản chủ nghĩa trước chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác.
Ăngghen chỉ ra những hạn chế của tác phẩm là "trong thời kỳ mà giai cấp vô sản
còn ít phát triển, còn nhìn địa vị bản thân mình một cách cũng ảo tưởng, thì bức tranh ảo
tưởng về xã hội tương lai là phù hợp với những nguyện vọng bản năng đầu tiên của
công nhân muốn hoàn toàn cải biến xã hội"1.
2. Tô mát Đô Cămpanenla (1568-1639)
- Mô hình xã hội lý tưởng của ông là:
Trên lĩnh vực kinh tế: xã hội của "Thành phố mặt trời" lấy chế độ công hữu các
tư liệu sản xuất làm cơ sở. Đó là chế độ: "tất cả đều là của chung: chung ruộng đất, nhà
1 Mác - Ăngghen: tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập 1, tr.582.
cửa... chung vợ, chung chồng, chung con cái". Sự phân công lao động dựa trên cơ sở tài
năng, tuổi tác và giới tính. Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nét đặc sắc trong tư tưởng
của Cămpanela.
Nền kinh tế được tổ chức theo ba ngành chính: trồng trọt, chăn nuôi, nghề biển.
Trên cơ sở tổ chức sản xuất chung, lao động bình đẳng và phân phối hợp lý đối với mọi
người, mà mỗi người có cuộc sống hạnh phúc.
Cămpanenla đưa ra quan điểm phân phối bình quân mang tính nhu cầu, đượm
màu sắc không tưởng. "Phân phối không để ai giàu quá, không để ai nghèo quá"... và
ông giải thích "Để cho người ta nghèo quá sẽ dẫn đến trộm cắp, để cho người ta giàu
quá sẽ dẫn người ta đến chỗ lười biếng. Họ không giàu vì họ chẳng có cái gì là của
riêng; họ không nghèo vì họ có mọi cái khi cần thiết".
Về chính trị, cơ cấu chính trị - xã hội trong thành phố mặt trời là một cơ cấu lý
tưởng để thực hiện sự bình đẳng xã hội và tổ chức hoạt động xã hội một cách hài hòa,
có hiệu quả nhất, trong sự thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Đứng đầu nhà nước là "ông mặt trời" có quyền tối cao, dưới "ông mặt trời" có ba
lĩnh vực cơ bản "ông đại biểu cho sức mạnh, ông đại biểu cho trí tuệ và ông đại biểu cho
tình yêu", tương ứng với các lĩnh vực quân đội, giáo dục và gia đình. Dưới 3 trợ lý của
ông mặt trời, trong mỗi lĩnh vực lại có một số người phụ trách. Những người này do dân
bầu ra và có thể bị bãi miễn trong các "Hội nghị nhân dân".
Trên lĩnh vực xã hội, chủ trương thực hiện chế độ "giáo dục phổ thông", giáo dục
văn hóa đi đôi với giáo dục nghề nghiệp qua thực tiễn sản xuất ở tất cả các ngành nông
nghiệp, thủ công nghiệp...
Quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Về hôn nhân và gia đình: quy định tuổi hôn nhân của nam là 21, nữ là 19, sinh
con phải nghĩ đến lợi ích xã hội và nhà nước. Tuy nhiên, lại dựa trên chế độ "tập thể
quần hôn" và do "lãnh đạo" sắp xếp từng đêm.
Thành phố mặt trời cũng rất quan tâm tới con người, quan hệ giữa con người với
nhau là bình đẳng, không ai làm nô lệ cho ai. Chăm lo hạnh phúc cho mọi người là trách
nhiệm của Nhà nước và xã hội.
Như vậy, ở thế kỷ thứ XVII, các nhà XHCN không tưởng cũng đã có sự đóng
góp lớn trong xây dựng mô hình xã hội lý tưởng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội... Nhưng nó dừng lại ở tư tưởng chưa đi vào thực tế của đời sống xã
hội, tức chưa chỉ ra con đường, biện pháp và lực lượng xã hội xóa bỏ xã hội cũ xây
dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
II. Mô hình xã hội lý tưởng thế kỷ thứ XVIII được các tác giả đề cập đến
1. Giăng Miliê (1664-1729)
Ông dự kiến về xã hội tương lai gồm những điểm sau đây:
Theo ông, xã hội cần được xây dựng như một gia đình thống nhất; mọi người cần
được sống trong hòa bình và coi nhau như anh em; mọi của cải cần được quản lý chung;
tất cả mọi thành viên xã hội được hưởng phần lương ăn cần thiết, được mặc như nhau,
được nhà ở, giầy dép ngang nhau, làm việc dưới sự điều khiển của những người tài giỏi
nhất để phát triển và giữ gìn của cải chung; tất cả các thành thị và cộng đồng khác nhau
sống bên cạnh nhau, chăm lo mối quan hệ liên minh với nhau, giữ gìn, không để vi
phạm cuộc sống hòa bình và đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ nhau khi cần thiết; không như
thế thì của cải công cộng không thể tồn tại và đa số nhân dân lại bị đau khổ.
"Mỗi người được đảm bảo về nhu cầu". Đó là châm ngôn của Mêliê. Ông viết:
"Nói chung, nếu mọi người đều có và đều được hưởng thụ một cách bình đẳng những
của cải và những phương tiện sống, nếu họ nhất trí lo toan đến những công việc lương
thiện và có ích nào đó... và nếu họ san sẻ khéo cho nhau những của cải trên trái đất và
những thành quả lao động và kỹ nghệ của họ, thì họ sẽ khá dồi dào để sống một cách
hài lòng và sung sướng".
Xuất phát từ tư tưởng cho rằng tư hữu là cội nguồn của mọi bất hạnh, đau khổ,
của chiến tranh và của mọi tội ác khủng khiếp, Mêliê khẳng định rằng, với chế độ công
hữu về của cải, sẽ không còn hiện tượng trộm cắp, giết người, dối trá để bảo vệ của
riêng nữa.
Với tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về của cải, Mêliê
được coi là nhà cộng sản chủ nghĩa không tưởng đầu tiên của nước Pháp.
Tấn bi kịch trong con người Mêliê, với tính cách một nhà cộng sản không tưởng,
với tinh thần duy vật và vô thần mặc dù chưa thật triệt để, là ở chỗ coi tôn giáo như một
sự mê tín thô lỗ, một sự lừa mị, thế mà suốt đời ông đã phải truyền bá những điều dối
trá của nhân dân. Cho nên, với lời tự thú như xé lòng mình, ông đã khiến những người
đọc Những di chúc của tôi phải chia sẻ cùng ông những nỗi đau khổ về tinh thần của
một người đã lầm đường, lạc lối. Ông viết: Tôi đã đau khổ biết bao nhiêu khi tôi buộc
phải truyền bá đến bà con những điều dối trá, bỉ ổi mà trong thâm tâm tôi ghét cay ghét
đắng... Sự hồn nhiên của bà con khiến tôi hối hận biết chừng nào.
2. Phăng xoa Môxenly
Mô hình xã hội lý tưởng được ông phác thảo lên là:
Trong xã hội tương lai tốt đẹp theo tâm lý hoài cổ về một "thời hoàng kim" xa
xưa mà chế độ công hữu là nét nổi bật nhất, ông vạch ra rằng mỗi người đều được đảm
nhiệm một công việc của xã hội tùy theo sức lực, khả năng của mình, và đều được xã
hội chăm sóc "tức là ông đã xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và phân phối
theo nhu cầu giống như Morơ và Campanenla. Nhưng khi ông viết ra thì ông cũng nhận
thấy rằng: đó chỉ là mơ ước, vì trong hoàn cảnh như vậy không thể xây dựng nhà nước
cộng hòa được, và trong kết luận phần đầu của tác phẩm, có một đoạn được xem như
"tuyên ngôn" của ông: "Tôi không có tham vọng táo bạo muốn cải tạo loài người, nhưng
tôi có đủ dũng khí để nói lên sự thật, không bối rối trước những tiếng la hét của những
kẻ sợ sự thật, vì lừa dối loài người bị những điều lầm lạc chi phối là điều có lợi cho
những kẻ đỡ.
Khác với Mêliê ở Môrenly cải tạo xã hội đã được giải quyết một cách đơn giản,
trước thực trạng xã hội đương thời đầy dối trá, bất công, tàn bạo là do nó dựa trên
những sự thiếu hiểu biết và không biết điều khiển. Do đó, để xóa bỏ chế độ đương thời
thì chỉ cần làm cho mọi người, nhất là những kẻ cầm đầu biết điều, có học thức, có đạo
đức, hoặc thay luật lệ cũ bằng luật lệ mới mà ông đã nêu ra trong "bộ luật của tự nhiên":
Luật phân phối, luật ruộng đất, luật hôn nhân, luật giáo dục... Như vậy để xây dựng mô
hình xã hội lý tưởng tốt đẹp theo tư tưởng của Morenly thì phải có luật lệ áp dụng cho
xã hội theo khuôn mẫu để từ đó xây dựng xã hội tốt đẹp. Nhưng đối với Môrenly chỉ đề
ra mô hình cứng nhắc một sơ đồ, một cương lĩnh cứng nhắc để xây dựng xã hội cộng
sản chưa đề ra được nhiệm vụ mang tính hiện thực để thực hiện sự quá độ trong thực tế
từ xã hội mà ông đang sống đến xã hội mà ông mơ tưởng ông không nêu ra được mối
quan hệ giữa xã hội ấy với xã hội đang tồn tại đó là những hạn chế của ông. Dù sao hệ
thống quan điểm của Môrenly vẫn có giá trị lịch sử. Tức là hệ thống ấy được xây dựng
với tinh thần chống các đại biểu cho lý luận tư sản đương thời dựa trên lập trường bảo
vệ nền tảng của CNTB và chế độ tư hữu. Trong hệ thống ấy đã bộc lộ rõ tính hướng
thiện của ông thức tỉnh mọi người trong cuộc sống bất hạnh vươn tới xã hội. Trong đó
mọi người đều được sống bình đẳng bằng cách tuân thủ những tiêu chuẩn tài năng đạo
đức và không ngừng hoàn thiện luật lệ xã hội sao cho ngày càng phù hợp với quy luật tự
nhiên.
IV. Mô hình xã hội lý tưởng đầu thế kỷ thứ XIX được các tác giả đề cập đến
1. Cơ Cô Dơ Hăng ri Đờ Xanh xi mông
Mô hình xã hội lý tưởng được Xanh Ximông xây dựng lên là:
Xã hội mới mà Xanh Ximông mơ ước xây dựng đó là xã hội đáp ứng được
những nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người. Theo ông "chế độ sở hữu phải được
tổ chức như thế nào để có lợi nhất cho xã hội về mặt tự do và về mặt của cải". Ông đã
nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của vấn đề sở hữu nhưng chưa đi tới tư tưởng xóa
bỏ chế độ tư hữu.
Trong xã hội mới, tất cả mọi người đều phải làm việc, đều trở thành những người
lao động và mọi công việc được phối hợp một cách có lợi trong khối "liên hiệp" thống
nhất. Xã hội ấy trong khi tìm cách đảm bảo phúc lợi cho toàn thể nhân dân, trước hết
phải cải thiện tình hình của "giai cấp nghèo nhất và đông đảo nhất". Trong những tác
phẩm cuối của ông, Xanh Ximông đi tới một công thức về xã hội mới là: các thiết chế
xã hội phải tăng phúc lợi của những người vô sản.
Trong xã hội mới, con người được sống trong trạng thái "hòa bình vĩnh cửu" và
các dân tộc liên kết lại để bảo vệ hạnh phúc chung. Các nhà khoa học, nhà nghệ thuật và
nhà công nghiệp phải đóng vai trò điều khiển và lãnh đạo. Chỉ có họ mới đảm bảo thỏa
mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần cho mọi người.
Xanh Xi mông chủ trương đi tới xã hội mới bằng con đường hòa bình. Ông
khẳng định, các biện pháp hòa bình mới là những biện pháp duy nhất có thể dùng nhằm
mục đích xây dựng, sáng tạo, lập nên những thiết chế vững chắc. Chủ nghĩa xã hội mà
Xanh Xi mông xây dựng vẫn còn dựa trên chế độ tư hữu.
Có thể nói rằng, mô hình xã hội tương lai của Xanh Ximông còn mang tính
không tưởng và mang sắc thái tôn giáo. Nhưng có thể nhận thấy ở Xanh Ximông là
người có công lớn với những tư tưởng bình đẳng xã hội và có nhiều dự kiến độc đáo,
đặc biệt là tấm lòng chân thành vì sự nghiệp và mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại
cần lao vì thế mà ông được lịch sử thừa nhận là một nhà xã hội chủ nghĩa không
tưởng có vị trí quan trọng vào đầu thế kỷ XIX.
2. Phăng Xoa Mari Săclơ Phuriê
Xã hội mới mà Phuriê muốn xây dựng trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn "xã hội
đảm bảo" và tiến lên "xã hội hài hòa". Trong xã hội đó sự thống nhất giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích tập thể được xác lập khi "mỗi con người riêng biệt chỉ tìm thấy điều có
lợi... trong cái lợi của toàn thể quần chúng".
Ông là người đầu tiên chỉ rõ tính tất yếu và ưu việt của việc tổ chức làm ăn tập
thể trong các hiệp hội. Mỗi hiệp hội sản xuất và tiêu thụ khoảng 1600 người. Hiệp hội
được tổ chức một cách tự nguyện, không chịu sự kiểm soát của nhà nước và sẽ là cơ sở
để đi tới "chế độ hài hòa". Trong các hiệp hội mọi người đều phải lao động. ở giai đoạn
đầu, khi đã đảm bảo đầy đủ điều kiện để sinh sống thì chuyển sang giai đoạn "hài hòa".
Lúc đó mọi người sẽ lao động hoàn toàn tự nguyện, được thật sự tự do và đời sống sẽ
tươi vui, hạnh phúc.
Muốn xây dựng xã hội mới, cần khám phá ra quy luật vận động cơ bản của xã
hội - những đam mê, dục vọng của nó. Mỗi người đều phải có những đam mê, dục vọng
làm động lực cho hành vi. Quy luật cơ bản của xã hội là sự lôi cuốn các đam mê, sự thỏ
mãn dục vọng. Nhận thức được những đam mê, dục vọng với tất cả sự đa dạng của nó
thì có thể khám phá ra những quy luật của xã hội phù hợp với bản chất con người.
Con đường xây dựng xã hội mới của Phuriê chứa nhiều mâu thuẫn, một mặt ông
khẳng định các giai đoạn phát triển của nhân loại, cách mạng là hợp quy luật nhưng mặt
khác ông lại phản đối bạo lực cách mạng.
3. Rơ bớc Ô oen (1771-1858)
Ô Oen xem chế độ tư hữu, hôn nhân tư sản và tôn giáo là ba ác nhân biến toàn
thế giới trở thành sân khấu cạnh tranh nhằm chiếm đoạt của cải và quyền lực. Đó là "ba
trở lực" mà ông tuyên bố cần gạt bỏ trên con đường thực hiện lý tưởng về một xã hội
mới.
Để xây dựng xã hội mới đó, theo quan điểm của Ôoen, phải thay thế chế độ tư
hữu bằng chế độ công hữu. Nếu như trước đây, chế độ tư hữu đã từng là một nhu cầu tất
yếu hoặc có ích đối với sự phát triển của xã hội, thì ngày nay, khi các máy móc đã ra
đời, nó hoàn toàn không cần thiết nữa và là một tệ nạn không có gì thể biện bạch được.
Nếu có một chế độ xã hội được tổ chức hợp lý, có khoa học, có máy móc, thì chế độ tư
hữu hoàn toàn không cần thiết nữa. ở đây, từ người có địa vị cao nhất đến người ở vị trí
thấp nhất trong xã hội đều có thể tự bảo đảm được mọi nhu cầu cần thiết và hạnh phúc
của mình, thậm chí còn đầy đủ hơn nhiều so với mức có thể đạt được bằng cạnh tranh
để có tài sản tư hữu. Nếu chế độ công hữu được tổ chức đúng đắn, mọi người đều được
hưởng thụ một nền giáo dục tốt và có điều kiện sống như nhau thì sẽ không còn những
cuộc hôn nhân dựa trên sự tính toán bằng tiền; sẽ không còn những trẻ em hư, những
hành động thô bạo trong quan hệ giữa người với người; sẽ không còn mâu thuẫn đối
kháng về lợi ích giữa các dân tộc.
Ôoen coi việc thủ tiêu sự khác nhau về đẳng cấp và giai cấp do con người xa rời
những quy luật tự nhiên là điều kiện cần thiết của sự bình đẳng xã hội. Theo ông, sự
phân chia xã hội hợp lý và tự nhiên chỉ là sự phân chia theo trình độ nắm được kiến
thức và kinh nghiệm của các cá nhân theo lứa tuổi. Mỗi nhóm lứa tuổi được nhận công
việc hoàn toàn phù hợp với khả năng và sức lực của nó, không một ai được ngoại lệ,
không một ai được đặc quyền.
Khác với hiệp hội của Phuriê, công xã lao động của Ôoen là một tổ chức lao
động "mở", dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Ông nhấn mạnh sự cần thiết
của những quan hệ hợp tác mang tính liên hiệp giữa các thành viên trong từng công xã
và giữa các công xã trong quá trình sản xuất. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của những
quan hệ hợp tác mang tính liên hiệp giữa các thành viên trong từng công xã và giữa các
công xã trong quá trình sản xuất. Liên hiệp các công xã sẽ là một tổ chức hoàn toàn mới
của xã hội loài người với tất cả tính ưu việt của nó. Sự liên kết thành những công xã lớn
sẽ tiết kiệm được thời gian lao động, vốn trong sản xuất và chi phí trong phân phối của
cải, trong việc quản lý địa phương. Sự tiết kiệm này sẽ phù hợp với sự tiết kiệm đạt
được nhờ thay thế lao động chân tay bằng máy móc hoàn hảo. Nếu tạo ra được những tổ
hợp gia đình rộng lớn như vậy, kết hợp với những biện pháp kinh tế quan trọng khác về
mặt sản xuất, bảo quản sản phẩm, phân phối và tiêu dùng, cũng như về mặt giáo dục và
quản lý thì đất đai sẽ cung cấp phương tiện sống cho số lượng người nhiều hơn ít ra là
bốn lần so với trong điều kiện xã hội đương thời.
Ôoen cho rằng, chỉ có thể