Việc nghiên cứu xây dựng nền kinh tế thị trường là vấn đề rất quan trọng được
tiến hành hầu hết trên mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là đất nước đang phát triển, đâng trong thời kì quá độ lên CNXH. Cho
nên việc đi sâu tìm hiểu nền kinh tế thị trường không còn là vấn đề mới mẻ. Nó là
điều kiên quyết để đưa Việt Nam qua thời kì quá độ lên CHXN.
Nước ta còn là một nước công nghiệp lạc hậu, phải gánh nhiều hậu quả của
chiến tranh để lại. Với những dư âm của xã hội và nền kinh tế quan liêu bao cấp.
Cho nên để khắc phục những khó khăn này, đưa đất nước Việy Nam ra khỏi khủng
hoảng, ổn định nền kinh tế-xã hội, tạo điều kiện vững chắc cho đất nước phát triển
thì Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định
hướng XHCN vào Việt Nam. Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận
thấy rằng đường lối phát triển kinh tế là yeéu tố đầu tiên quyết định sự thành bại
trong quá trình chuyển biến nền kinh tế từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế thị
trường ( KTTT ) hoạt động theo quy luật khách quan của nó. Do vậy, Việt Nam
đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn cần được giải quyết.
2. Theo quan điểm của các nhà triết học, kinh tế học thì để thu được kết quả
tốt phải biết ứng dụng KTTT vào thực tiễn đúng hướng. Thích hợp với mỗi môi
trường của mỗi quốc gia và những điều kiện khách quan và chủ quan sao cho thuận
lợi. Đối với Việt Nam chúng ta thì phải định hướng:
Nền kinh tế nước ta là một bộ phận của nền kinh tế thế giới
Phải có sự quản lí đúng đắn của Nhà nước
Phấn đấu xây dựng nền kinh tế thị trường vì một xã hội nhân văn
20 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3855 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng cặp phạm trù cái riêng cái chung vào việc xây dựng nền kinh tế xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nền kinh tế nước ta là một bộ
phận của nền kinh tế thế giới
Lời nói đầu
Việc nghiên cứu xây dựng nền kinh tế thị trường là vấn đề rất quan trọng được
tiến hành hầu hết trên mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là đất nước đang phát triển, đâng trong thời kì quá độ lên CNXH. Cho
nên việc đi sâu tìm hiểu nền kinh tế thị trường không còn là vấn đề mới mẻ. Nó là
điều kiên quyết để đưa Việt Nam qua thời kì quá độ lên CHXN.
Nước ta còn là một nước công nghiệp lạc hậu, phải gánh nhiều hậu quả của
chiến tranh để lại. Với những dư âm của xã hội và nền kinh tế quan liêu bao cấp.
Cho nên để khắc phục những khó khăn này, đưa đất nước Việy Nam ra khỏi khủng
hoảng, ổn định nền kinh tế-xã hội, tạo điều kiện vững chắc cho đất nước phát triển
thì Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định
hướng XHCN vào Việt Nam. Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận
thấy rằng đường lối phát triển kinh tế là yeéu tố đầu tiên quyết định sự thành bại
trong quá trình chuyển biến nền kinh tế từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế thị
trường ( KTTT ) hoạt động theo quy luật khách quan của nó. Do vậy, Việt Nam
đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn cần được giải quyết.
2. Theo quan điểm của các nhà triết học, kinh tế học thì để thu được kết quả
tốt phải biết ứng dụng KTTT vào thực tiễn đúng hướng. Thích hợp với mỗi môi
trường của mỗi quốc gia và những điều kiện khách quan và chủ quan sao cho thuận
lợi. Đối với Việt Nam chúng ta thì phải định hướng:
Nền kinh tế nước ta là một bộ phận của nền kinh tế thế giới
Phải có sự quản lí đúng đắn của Nhà nước
Phấn đấu xây dựng nền kinh tế thị trường vì một xã hội nhân văn.
Nội dung
I/ cặp phạm trù cái riêng-cái chung là phạm trù cơ bản của triết học
1/ Định nghĩa cái chung – cái riêng
1. 1/ Định nghĩa cái riêng
Cái riêng là phạm trù triết họcdùng để chỉ một sự vật một hiện tượng, một quá
trình riềng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Chẳng hạn một hiên tượng kinh
tế, một giai đoạn xã hội, một con người vv…
1. 2/ Định nghĩa cái chung
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt những thuộc tính,
những mối liên hệ tồn tại không chỉ ở một sự vật mà trong nhiều sự vật hiện tượng
khác nhau. Chẳng hạn, phạm trù triết học Mac-xít về vật chất, vân đong, không
gian, thời gian vv…
2/ Mối quan hệ biên chứng giữa cái riêng-cái chung
2. 1/ Quan điểm của một số nhà triết học về mối quan hệ giữa cái chung-cái
riêng
Trong lịch sử triết học tồn tại hai quan điể trái ngược nhau về mối quan hệ
giữa cái riêng và cái chung của phái duy thực và phaí duy danh.
Phái duy thực: Cho rằng, chỉ có cái chung mới tồn tại khách quan, độc lập với
ý thức con người, không phụ thuộc vào cái riêng, sinh ra cái riêng.
Phái duy danh: Cho rằng, chỉ cái riêng mới tồn tại khách quan, cái chung chỉ
là những từ trống rỗng, do tư tưởng của con người sáng tạo ra.
2. 2/ Triết học Mác khẳng định
Cả cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ
biện chứng hữu cơ với nhau.
Thứ nhất: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu
hiện sự rồn tại của mình. Tức là cái chung không tồn tại thuần tuý bên ngoài cái
riêng, mà nó phải thông qua cái riêng.
Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung. Tức là không
có cái riêng nào tồn tại độc lập, mà cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái
chung.
Như vậy sự vật hiện tượng nào cũng có hai mặt là cái riêng và cái chung, hai
mặt này đều tồn tại khách quan. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung.
Còn cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Cái riêng
phong phú hơn cái chung bởi ngoài những cái ra nhập với cái chung, nó còn có
những đặc điểm riêng biệt mà chỉ nó mới có. Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng,
bởi vì nó phản ánh những mặt những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong, tất
nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại trong cái riêng cùng loại. Vì vậy cái chung là cái
gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của sự vật.
Nêu lên mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, Lênin viết “…Cái riêng chỉ
tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,
thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung. Bất cứ cái chung nào
cũng là một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chấy của cái riêng. Bất cứ cái
chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi mặt riêng lẻ. Bất cứ cái
riêng nào cũng không tham gia đầy đủ vào cái chung…Bất cứ cái riêng nào cũng
thông qua hàng ngàn sự chuyển hoá mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (
Sự vật, hiện tượng, quá trình )
Đó là những quan hệ giữa cái riêng và cái chung về mặt phương pháp luận
theo các quan điểm của cacs trường phái triết học. Và theo quan điểm hiện nay thì
quan điểm triết học Mác-Lênin là cơ sở, là tiền đề, phương pháp luân của triết học.
3/ ý nghĩa phương pháp luận
Cái riêng và cái chung có mối quan hệ biện chứng với nhau nên khi khi vận
dụng vào giải quyết vấn đề lợi ích của con người phải chú ý đến cả cái riêng và cái
chung ( lợi ích chung, riêng ). Nếu như chỉ chú ý đến lợi ích chung mà không quan
tâm đến lợi ích riêng thì phá vỡ sự tồn tại của tập thể, ngược lại chỉ thấy được lợi
ích của cái riêng sẽ dẫn đến cá nhân ích kỉ, tách ra khỏi tập thể.
Cái chung chỉ là một bộ phận của cái riêng nên khi ứng dụng bất kì một cái
chung nào cần phải được cá biệt hoá vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Cái chung chỉ tồn tại như một bộ phận của cái riêng. Vì vậy muốn phát hiện
cái chung cần phải thông qua nhiều cái riêng.
Tuyệt đối hoá cái chung sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, kinh viện.
Tuyệt đối hoá cái riêng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm.
II/ kinh tế thị trường( KTTT )
1/ Khái quát chung về kinh tế thị trường
KTTT xuất hiện sớm từ các nước TBCN và nhanh chóng đưa nền kinh tế các
nước này phát triển một cách mạnh mẽ.
KTTT trong CNTB tạo ra sự bóc lột của đồng tiền. Điều này dẫn đến nền
KTTT đi ngược lại tiến bộ xã hội, phản nhân đạo. KTTT đi sâu, xâm nhập vào từng
quóc gia, đưa các nước đó phá triển và dẫn tới sự phát triển đồng bộ nền KTTT trên
toàn thế giới.
ở Việt Nam KTTT được hình thành và phát triển từ sau đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI ( 1986 ) được phát triển theo định hướng XHCN.
Kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Cho nên chúng có
mối quan hệ hữu cơ với nhau.
2/ Khái niệm về KTTT
KTTT là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá.
Mà phát triển nền KTTT là điều kện tất yếu để có sự đồng nhất hoá toàn cầu.
Để có sự lớn mạnh chung của thế giới, để đưa nền kinh tế của mỗi quốc gia tiến bộ
và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, là cầu nối hữu hình giữa nền kinh tế các quốc
gia. Nền KTTT đã phát triển lâu nay, mầm mống của nó tồn tại ngay trong nền kinh
tế hàng hoá. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển KTTT.
III/ vận dụng cặp phạm trù cái riêng cái chung vào việc xây dựng nền KTTT
định hướng XHCN ở việt nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Với nền kinh tế còn non yếu Đảng
và nhà nước đã quyết định xu hướng phát triển nền KTTT nhưng theo định hướng
XHCN.
1/ Đặc trưng chung của nền KTTT
Do KTTT là sự phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá và mọi yếu tố của sản
xuất đều được thị trường hoá cho nên KTTT có những đặc trưng chủ yếu sau:
Một là, tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao. Các chủ thể kinh tế tự bù
đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh của
mình, tự do liên kết, tự do liên doanh theo luật định. Kinh tế hàng hoá không bao
dung hành vi bao cấp. Nó đối lập với bao cấp và đồng nghĩa với tự chủ năng động.
Hai là, hàng hoá trên thị trường rất phong phú phản ánh trình độ cao của năng
suất lao động, trình độ phân công lao động xã hội, sự phát triển của sản xuất và thị
trường.
Ba là, giá cả được hình thành ngay trên thị trường, vừa chịu tác động của quan
hệ cạnh tranh và quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ.
Bốn là, cạnh tranh là một tất yếu của KTTT, có nhièu hình thức phong phú vì
mục tiêu lợi nhuận.
Năm là, KTTT là hệ thống kinh tế mở.
Trong nền KTTT thì mọi chủ thể tự quyền quyết định hành động của mình,
quyết định hành động của mình, quyết định mặt hàng sản xuất và tiêu chí sản phẩm
mình đặt ra …Dưới sự quản lí của các luật kinh tế, luật kinh doanh. Chính vì đó các
sản phẩm trên thị trường vô cùng phông phú, nó đánh giá về trình đọ sản xuất ngày
càng cao, các sản phẩm bán ra có giá cả không ổn định tuỳ thuộc vào cung cầu. Nền
KTTT là một môi trường sản xuất kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt của các chủ
thể…Cạnh tranh và đào thải một cách có chọn lọc được điều tiết bởi bàn tay vô
hình. Nền KTTT thâm nhập vào mỗi quốc gia đưa nền kinh tế riêng biệt hoà đồng
vào nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói KTTT là một nền kinh tế mở.
Chính vì nhũng đặc trưng này, để ứng dụng vào nền KTTT, đưa nền kinh tế
trở nên vững mạnh, phát triển thì phải hiểu sâu sắc các đặc trưng của nó-cái chung
và vận dụng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng cho hợp lí. Cái chung của nền
KTTT và cái riêng là nền kinh tế nước nhà phải định hướng theo XHCN đối với
nước Việt Nam chúng ta.
2/ Bản chất của nền KTTT định hướng XHCN
Bản chất của KTTT định hưóng XHCN ở Việt Nam là kiểu tổ chức kinh tế
phản ánh sự kết hợp giữa cái chung là KTTT với cái đặc thù là định hướng XHCN,
dựa trên nguyên tắc lấy cái đặc thù-định hướng XHCN làm chủ đạo.
Với định nghĩa nói trên cho thấy nổi nên ba khía cạnh chủ yếu:
Thứ nhất: Với tư cách là cái chung-KTTT đòi hỏi trong quá trình kết hợp phải
tạo lập và vận dụng các yếu tố: a) Cở sở kinh tế mang tính đa dạng về sở hữu và
thành phần kinh tế để nền kinh tế có tự do hoá kinh tế ( tự do cạnh tranh, tự do kinh
doanh và tự chủ );b) Các phạm trù kinh tế vốn có của KTTT như hàng hoá, tiền tệ,
thị trường, cạnh tranh, cung cầu, giá trị thị trường, giá cả thị trường và lợi nhuận; c)
các quy luật kinh tế của KTTT ( Quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật
cạnh tranh và quy luật cung cầu; d) Cơ chế vận hành nền KTTT-cơ chế thị trường
có sự quản lí của nhà nước.
Thứ hai: Với tư cách là cái đặc thù-định hướng XHCN-trong quá trình kết
hợp đòi hỏi phải tuân theo các mục tiêu các đăc trưng của CNXH mà nước ta cần
xây dựng. Định hướng XHCN ở nước ta là một sự lựa chọn tất yếu, một khái niệm
khoa học. Tuy vậy vẫn có một số cách hiểu khác nhau, thậm chí không phải không
có tư tưởng hoài nghi về tính hiện của định hướng XHCN mà Đảng, nhà nước và
nhân dân ta đã chọn.
Thứ ba: Trong mối quan hệ giữa cái chung-KTTT với cái đặc thù-định hướng
XHCN, không thể lấy KTTT làm chủ đạo. Đây là nguyên tắc cơ bản trong mối quan
hệ kết hợp giữa cái chung và cái đặc thù, vì chúng ta không chủ trương xây dựng
mô hình KTTT bất kì, trừu tượng, càng không chủ trương xây dựng mô hình KTTT
tư bản chủ nghĩa, mà chủ trương xây dựng mô hình KTTT định hướng XHCN làm
chủ đạo.
Vấn đề ta cần xét ở đây là môí quan hệ giữa cái chung và cái riêng diễn ra như
thế nào? theo quan điểm của Mác- Lênin: thì cái chung và cái riêng tồn tại khách
quan và chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn
tại của mình. ở đây cái chung là nền KTTT trong xu hướng, đặc điểm phát hiên
chung là nền kinh tế mở cửa nhưng nó được đưa vào ứng dụng tạ môi trường và
hoàn cảnh Việt Nam chúng ta thì nó tồn tại trong nền kinh tế nước nhà đi theo định
hướng XHCN. Thông qua môi trường hoàn cảnh xu hướng của nền kinh tế Việt
Nam hoà nền KTTT có những đặc điểm chung, nhưng khi nó đuiược đưa vào nền
kinh tế nước ta theo định hướng XHCN thì ngoài những đặc điểm chung nó còn
mang những đặc thù riêng mà chỉ thông qua cái đặc thù riêng đó nó biểu hiện sự tồn
tại thích nghi của mình.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung: tức là không có cái riêng
tồn tại độc lập, mà chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung. Nền KTTT được
ứng dụng vào nước ta theo định hướng XHCN nó trở thành KTTT với những cái
đặc thù mới. Nó hoà nhập, tồn tại và thể hiện trong nền KTTT thế giới.
Điều cần đưa ra ở đây là cái chung và cái riêng luôn có quan hệ hữu cơ với
nhau. Chúng luôn xen lẫn và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
3/ Nguyên tắc hình thành
Với tư cách là cái chung KTTT đòi hỏi trong quá trình kết hợp phải tạo lập và
vận dụng đồng bộ các yếu tố cơ sở kinh tế mang tính đa dạng về sở hữu và thành
phần kinh tế. Cặp phạm trù vốn có của nền KTTT, các quy luật nền KTTT, cơ chế
vận hành. Nền KTTT là một phạm trù để chỉ một nền kinh tế mở rộng, một nền kinh
tế luôn biến động, một nền kinh tế có đầy đủ qui luật cạnh tranh và đào thải, được
ứng dụng phát triển mạnh mẽ. Được thâm nhập và vận hành với sự kết hợp của mọi
thành phần kinh tế. Nền KTTT nó có những đặc tính chung những qui luật chung.
Và nó mang cavs đặc tính chung này vào mọi quốc gia có nền KTTT ( những thuộc
tính chung đưịc lạap lại trong nhiều sự vật hay quá trình riêng lẻ ).
Với tư cách là cái riêng, cái đặc thù-định hướng XHCN, trong quá trình kết
hợp đòi hỏi phải tuân theo các mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ kinh tế cơ bản
hướng đến mục tiêu và các đặc trưng của CNXH mà nước ta cânf xây dựng. Việt
Nam là quốc gia có nền kinh tế còn lạc hậu non nớt. Với quá nhiều tàn dư của xã
hội cũ, những quan điểm cổ hủ về nền kinh tế bao cấp đã dàn dần được xoá bỏ. Với
môi trường kĩ thuật công nghệ còn yếu kém. Với thời kì đang quá độ lên CNXH nó
còn phức tạp và quá nhièu khó khăn phải giải quyết, những mục tiêu để đạt được.
Vởy với môi trường, hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam theo định hướng mà Đảng đã
đề ra. Nền kinh tế Việt Nam theo định hướng XHCN ( là một chủ thể riêng ) có
những đặc thù riêng. Vậy để kết hợp cái chung với nền KTTT thì nền kinh tế Việt
Nam sẽ có một nền KTTT mang nhiều đặc tính riêng phát triển theo xu hướng mà
Đảng đã đề ra.
Trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng này, không thể lấy các chung
làm cái chủ đạo, cũng như không thể lấy nền KTTT làm cái quyết định mà nhất
thiết phải lấy định hướng XHCN làm chủ đạo. Đây là nguyên tắc cơ bản trong mối
quan hệ cái chung-KTTT với cái đặc thù-định hướng XHCN.
4/ KTTT định hướng XHCN
KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức, một kiểu vận hành kinh tế mà
một mặt tuân theo những qui luật của KTTT, mặt khác, dựa trên cơ sở bản chất của
và nguyên tắc của CNXH.
Từ kiểu tổ chức kinh tế đến kiểu vận hành kinh tế nó đều có những đặc trưng
riêng. Nền KTTT là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá. Tức là với
phạm trù nền KTTT ở đây nói lên: là một nền kinh tế tự do, tụ chủ. Mọi thành vien
tham gia đều có quyền tự quyết. Đây là môi trường đấu tranh gay gắt. Các chủ thể
kinh tế luôn có những phương châm kế hoạch để vượt lên nhau, thạm chí cả thủ
đoạn để loại bỏ nhau. Nền kinh tế này nó mang đậm phong cách tư bản chủ nghĩa.
Đó là cạnh tranh gay gắt, đàn áp và bóc lột lẫn nhau ( bóc lột giá trị thặng dư…).
Đó là những đặc điểm chung của KTTT. Nhung khi nền KTTT được ứng dụng tại
Viẹt Nam chúng ta thì nó bị biến đổi chuyển hoá dần theo hưoứng mà Đảng và nhan
dân đề ra. Đó là một nền KTTT hoàn toàn mới- nền KTTT định hướng XHCN.
5/ Định hướng XHCN của KTTT ở Việt Nam
Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế kết hợp hai mặt kinh
tế-xã hội ngay trong từng bước phát triển. Phát triển nền kinh tế tức là phát triển về
mặt vật chất nhưng đồng thời phát triển xã hội ổn định và đáp ứng về mặt tinh thần
của xã hội.
Nền KTTT định hướng XHCN ở Viêt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đại hội VI đã đề ra để nền
kinh tế ổn định thoát khỏi cuộc khủng hoảng thì phải phát triẻn nên kinh tế nhiều
thành phần phát triẻn trên mọi lĩnh vực với sự định hướng của nền kinh tế quốc dân.
Sự vận hành của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là sự kết hợp chặt
chẽ giữa thị trường và kế hoạch.
Nhà nước quản lí nền KTTT ở nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Chính điều này làm cho mô hình
KTTT của ta khác về bản chất với mô hình kinh tế TBCN. Nền kinh tế ấy đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dưới sự quản lí của nhà nước XHCN Việt Nam,
nhằm hạn ché, khắc phục những thất bại của thị trường, thực hiẹn các mục tiêu xã
hội, nhân đạo mà bản thân KTTT không làm được.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế dân tộc hoà nhập với kinh tế quốc tế.
Với những đặc trưng của nền KTTT-cái chung và nhũng cái đặc thù của cái
riêng-định hướng XHCN thì cái riêng và cái chung ở đây phải có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Cái chung đi vào và tồn tại trong cái riêng. Cũng như một cái ao cá
Thì cá bắt về để thả trong ao là những chủ thể của cái chung. cá được đưa về từ ao
giống, đều có những đặc tính chung giống nhau giữa các loài…Nhưng khi được đưa
vào nuôi sống, ở đây chủ thể ao_môi trường nước, thức ăn hệ sinh thái, điều kiện
sống là những cái đặc thù của cái riêng.
Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung ở đây là mối quan hệ tồn tại, mối
quan hệ tương tác và biến đổi lẫn nhau. trong đó môi trường sống là yếu tố quyết
định tác đọng đến cá mới được đưa vào và biến đổi chúng sao cho chúng thích nghi
với trường sống mới. Cũng như mối quan hệ giữa nền KTTT và định hướng XHCN
thì ở đây môi trường định hướng là Đảng đã đặt ra là chủ đạo và quyết định nền
kinh tế thị trường, làm cho nền KTTT phù hợp với nền kinh tế của từng quốc gia
đang phát triển theo định hướng XHCN của Việt Nam chúng ta.
III/ thực trạng và quá trình xây dựng KTTT theo định hướng XHCN ở việt
nam
1/ Thực trạng và quá trình xây dựng KTTT theo định hướng XHCN ở Việt
Nam.
Giai đoạn trước năm 1986
Giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam còn nặng về quan liêu bao cấp. Quản lí
theo phương thức bảo thủ trì trệ, tàn dư của xã hội cũ rất nhiều. Toàn bộ dân tộc vừa
thống nhất đi lên XHCN ( 1975 ). Hậu quả của chiến tranh năng nề, thiệt hại về cả
vật chất lẫn tinh thần. Nền kinh tế Việt Nam đi lrrn từ hai bàn tay trắng, từ hoang
tàn đổ nát, bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Nền ngân sách thì eo hẹp, công nghệ
thấp kém, quản lí trì trệ. Có chăng thì trong nền kinh tế nước nhà mới chỉ có những
mầm mống tự phát sơ nguyên của KTTT.
Giai đoạn từ năm 1986 đến 1991
Tại đại hội VI Đảng và Nhà nước quyết định Nhà nước Việt Nam là nhà nước
đang phát triển, đang trong thời kì quá độ đi lên XHCN. Để khắc phục nền kinh tế
nghèo nàn lạc hậu thì buộc phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nền KTTT.
Tự vận động, cạnh tranh và điều tiết theo quy luật của KTTT với sự định hướng và
quản lí vĩ mô của Nhà nước.
ở giai đoạn này là giai đoạn mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của nền
KTTT. Cơ cấu quản lí thay đổi hoàn toàn.
Chống quan liêu bao cấp, chông bảo thủ trì trệ. Phát triển một nền kinh tế mở
cửa thâm nhập dần vào thị trường thế giới. Tuy nhiên ở giai đoạn này mới chỉ là là
sự bắt đầu. Một sự bắt đầu với vô vàn khó khăn… trong tình trạng chưa có một nền
móng ổn định những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, 5 năm, 10 năm được đề ra và thực
hiện.
Hơn nữa trong giai đoạn này CNXH đông âu đi vào lũng đoạn và tự sụp đổ.
Khiến hệ thống XHCN trên toàn thế giới gặp những khó khăn và khủng hoảng
manh, gay gắt, Nhưng dẫu khó khăn chồng chất thì toàn dân chung lòng cùng Đảng
đã từng bước và khắc phục dần dần. Nền kinh tế có tăng trưởng cao, chính trị dần
dần ổ định thu hút đầu tư nước ngoài, mở cửa lưu thông liên minh đoàn kết với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Tuy hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Nhung CNXH Việt Nam đã
kịp thời có những cải cách tích cực, phù hợp với môi trường hoàn cảnh sống con
người Việt Nam. Nền kinh tế đi vào quy luật chung, ổn định và ngày càng vững
mạnh: Nền KTTT phá