“Sự sống của chúng ta được khôi phục bằng việc truyền dạy”[11, tr 1], John Dewey,
một nhà giáo dục vĩ đại Hoa Kì đã nói như vậy. Con người chúng ta sinh ra, lớn lên
rồi sẽ phải mất đi nhưng xã hội luôn vận động, phát triển đi lên không ngừng nhờ
việc các kinh nghiệm luôn được các thế hệ trước lưu giữ cho thế hệ sau. Sự lưu giữ
theo thời gian đã làm cho tri thức ngày càng nhiều và phức tạp. Chúng ta dễ dàng
nhận thấy số môn học nhiều thêm, những cuốn sách giáo khoa cứ ngày một dày lên
trong khi các em cũng chỉ có mười hai năm học, mỗi năm học chín tháng, mỗi tháng
học bốn tuần, mỗi tuần học bảy ngày và mỗi ngày cũng chỉ có một buổi như trước
đó. Một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược với sự vận động của quá trình dạy học, bởi
ngày nay dạy học lấy người học làm trung tâm, coi trọng việc tự học. Sự trái ngược
này đã đẩy nhiều học sinh vào thế bị động bởi các em phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn từ việc chọn lọc thông tin, sắp xếp thời gian cho việc tiếp thu và ôn luy ện các
kiến thức được học ở lớp vốn đã quá nhiều. Chúng tôi mong muốn thực hiện một
phương pháp dạy học có nhiều sự hỗ trợ, thay vì là điều khiển, đó là dạy học vùng
phát triển gần.
Dạy học nhằm thực hiện chức năng xã hội của nó và từ những chức năng này các
nhà hoạch định chiến lược giáo dục đã xây dựng một hệ thống các mục tiêu trong
giáo dục. Điều này là rất cần thiết để định hướng cho quá trình d ạy học. Tuy nhiên,
mục tiêu mà quá trình dạy học đặt ra lại là một cái gì đó rất xa, rất hoàn hảo và khó
vươn tới, mang tính xã hội cao. Ở một phạm vi nhỏ hơn nhiều, chúng ta chỉ xét
trong một lớp học - nơi mà quá trình d ạy học xảy ra nhờ sự hợp tác giữa giáo viên
và học sinh, thì khái niệm mục tiêu giáo dục ít được hiện diện qua những tiết học
một cách cụ thể, rất trừu tượng. Qua một hay một số tiết học nào đó trong chương
trình học chúng ta mong muốn giúp học sinh phát triển được một số kĩ năng, kĩ xảo,
thao tác tư duy v.v nhất định. Do đó, John Dewey đã coi dạy học như là một quá
trình phát triển. Nhiều nhà giáo dục học vĩ đại như Vygotsky, John Dewey v.v đ ã
được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những quan niệm mới mẻ liên quan đến “phát
triển” trong dạy học. Tìm hiểu các công trình của Vygotsky, John Dewey chúng tôi
tìm thấy được những quan điểm rất tiến bộ và có giá trị cho dù những học thuyết mà
hai ông đưa ra cách đây đã hơn nữa thế kỉ. Đặc biệt với Vygotsky, ông dành một sự
quan tâm cho dạy học ở “vùng phát triển gần”. Nói đến “vùng phát triển gần”, rõ
ràng các thầy cô giáo sẽ dễ hình dung những công việc gì cần phải làm hơn rất
nhiều so với việc phấn đấu đến “mục tiêu” rất xa. Khái niệm “vùng phát triển gần”
cũng như việc tìm kiếm một phương pháp “dạy học vùng phát triển gần” đã thu hút
đông đảo sự quan tâm của nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học trên toàn thế giới.
Nhiều người đã dành một sự đam mê và mong chờ một triển vọng lớn lao ở “dạy
học vùng phát triển gần” nhưng vẫn chưa tìm được một giải pháp có hiệu quả, thậm
chí có học giả đã chua xót nói rằng đành chấp nhận quay mặt với một phương pháp
dạy học đầy triển vọng này.[12, tr 33]
Tuy nhiên, bản thân Vygotsky đưa ra giải pháp thực hiện dạy học vùng phát triển như thế nào vẫn còn là một bí mật. Nhiều công trình của ông viết từ năm 1930 đến nay vẫn không được xuất bản mà được các học
trò tài năng của ông tiếp tục nghiên cứu và phát triển cho nên không thể nói là không có cơ hội để áp dụng phương pháp dạy học mới này. Thậm chí hiện nay, Australia, một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến cũng đang phát triển nền giáo dục của họ dựa vào một số quan điểm giá trị từ một số lí thuyết của Vygotsky, Halliday cùng một số nhà tâm lí giáo dục khác. Do đó, chúng tôi tin rằng lí thuyết “dạy học vùng phát triển gần” sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nền giáo dục của chúng ta trong th ời kì đổi mới.
64 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 12973 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng lí thuyết dạy học ở vùng phát triển gần của Vygotsky để tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập điện hóa nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ......................................................................................................... i
Lời cam đoan ......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................6
3. Nhiệm vụ đề tài ...............................................................................................6
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 7
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 7
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7
7. Giả thuyết khoa học .........................................................................................8
8. Cái mới của đề tài ............................................................................................8
NỘI DUNG ...........................................................................................................9
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng lí thuyết dạy học
vùng phát triển gần vào quá trình tuyển chọn, xây dụng và sử dụng bài tập
hóa học Trung học phổ thông ...........................................................................9
1.1. Dạy học và phát triển ....................................................................................9
1.2. Vùng phát triển gần và dạy học vùng phát triển gần .................................... 12
1.2.1. Vùng phát triển gần .................................................................................. 12
1.2.2. Dạy học vùng phát triển gần .................................................................... 14
1.2.2.1. Bắc giàn (scaffolding) ........................................................................... 16
1.2.2.2. Những nét đặc trưng cơ bản của bắc giàn .............................................. 17
1. Bắc giàn có tác dụng mở rộng hiểu biết ........................................................ 18
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
2
2. Bắc giàn đưa ra sự định hướng rõ ràng .......................................................... 21
3. Bắc giàn đưa ra khuyến khích mang tính tạm thời ......................................... 21
4. Bắc giàn có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ đối thoại trong đó kiến thức
được cộng tác xây dựng ................................................................................. 22
1.2.2.3 Một số ví dụ cơ bản về bắc giàn ............................................................. 23
1.2.2.4. Một số dạng bắc giàn dùng trong dạy học ............................................. 25
1.2.3. Mối quan hệ giữa dạy học vùng phát triển gần - bắc giàn với tự học ........ 27
1.2.3.1. Dạy học, dạy cách học cho tự học ......................................................... 27
1.2.3.2. Dạy học vùng phát triển gần - bắc giàn và tự học .................................. 30
1.3. Dạy học vùng phát triển gần và bài tập hóa học .......................................... 31
1.3.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ở trường phổ thông ....................... 31
1.3.2. Yếu tố phát triển trong bài tập hóa học - bắc giàn và dạy học vùng phát triển
gần với bài tập hóa học .................................................................................. 32
1.3.3. Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học vùng phát triển gần ..................... 34
Chương 2. Xây dựng hệ thống các bài tập điện hóa dựa vào lí thuyết dạy học
vùng phát triển gần nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh .............. 38
2.1. Hệ thống kiến thức liên quan đến điện hóa học trong chương trình hóa học
Trung học phổ thông ..................................................................................... 38
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập điện hóa dựa vào lí thuyết dạy học vùng phát triển
gần của Vygotsky .......................................................................................... 40
2.2.1. Bài tập dành cho trình độ hiện tại ............................................................. 40
2.2.2. Bài tập dành cho vùng phát triển gần ....................................................... 40
2.2.3. Hệ thống bài tập điện hóa dựa vào lí thuyết dạy học vùng phát triển gần của
Vygotsky ....................................................................................................... 41
Chương 3. …………Thực nghiệm sư phạm .......................................... 42
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................. 42
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ................................................................. 42
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
3
3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ................................................................42
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm .............................................................. 42
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm - phân tích - đánh giá ........................... 43
3.3.2.1. Thử nghiệm bài tập mới trên nhóm nhỏ học sinh ................................... 44
1. Thử nghiệm lần thứ nhất ............................................................................... 44
2. Thử nghiệm lần thứ hai ................................................................................. 51
3.3.2.2. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 61
PHỤ LỤC
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Sự sống của chúng ta được khôi phục bằng việc truyền dạy”[11, tr 1], John Dewey,
một nhà giáo dục vĩ đại Hoa Kì đã nói như vậy. Con người chúng ta sinh ra, lớn lên
rồi sẽ phải mất đi nhưng xã hội luôn vận động, phát triển đi lên không ngừng nhờ
việc các kinh nghiệm luôn được các thế hệ trước lưu giữ cho thế hệ sau. Sự lưu giữ
theo thời gian đã làm cho tri thức ngày càng nhiều và phức tạp. Chúng ta dễ dàng
nhận thấy số môn học nhiều thêm, những cuốn sách giáo khoa cứ ngày một dày lên
trong khi các em cũng chỉ có mười hai năm học, mỗi năm học chín tháng, mỗi tháng
học bốn tuần, mỗi tuần học bảy ngày và mỗi ngày cũng chỉ có một buổi như trước
đó. Một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược với sự vận động của quá trình dạy học, bởi
ngày nay dạy học lấy người học làm trung tâm, coi trọng việc tự học. Sự trái ngược
này đã đẩy nhiều học sinh vào thế bị động bởi các em phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn từ việc chọn lọc thông tin, sắp xếp thời gian cho việc tiếp thu và ôn luyện các
kiến thức được học ở lớp vốn đã quá nhiều. Chúng tôi mong muốn thực hiện một
phương pháp dạy học có nhiều sự hỗ trợ, thay vì là điều khiển, đó là dạy học vùng
phát triển gần.
Dạy học nhằm thực hiện chức năng xã hội của nó và từ những chức năng này các
nhà hoạch định chiến lược giáo dục đã xây dựng một hệ thống các mục tiêu trong
giáo dục. Điều này là rất cần thiết để định hướng cho quá trình dạy học. Tuy nhiên,
mục tiêu mà quá trình dạy học đặt ra lại là một cái gì đó rất xa, rất hoàn hảo và khó
vươn tới, mang tính xã hội cao. Ở một phạm vi nhỏ hơn nhiều, chúng ta chỉ xét
trong một lớp học - nơi mà quá trình dạy học xảy ra nhờ sự hợp tác giữa giáo viên
và học sinh, thì khái niệm mục tiêu giáo dục ít được hiện diện qua những tiết học
một cách cụ thể, rất trừu tượng. Qua một hay một số tiết học nào đó trong chương
trình học chúng ta mong muốn giúp học sinh phát triển được một số kĩ năng, kĩ xảo,
thao tác tư duy v.v… nhất định. Do đó, John Dewey đã coi dạy học như là một quá
trình phát triển. Nhiều nhà giáo dục học vĩ đại như Vygotsky, John Dewey v.v…đã
được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những quan niệm mới mẻ liên quan đến “phát
triển” trong dạy học. Tìm hiểu các công trình của Vygotsky, John Dewey chúng tôi
tìm thấy được những quan điểm rất tiến bộ và có giá trị cho dù những học thuyết mà
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
5
hai ông đưa ra cách đây đã hơn nữa thế kỉ. Đặc biệt với Vygotsky, ông dành một sự
quan tâm cho dạy học ở “vùng phát triển gần”. Nói đến “vùng phát triển gần”, rõ
ràng các thầy cô giáo sẽ dễ hình dung những công việc gì cần phải làm hơn rất
nhiều so với việc phấn đấu đến “mục tiêu” rất xa. Khái niệm “vùng phát triển gần”
cũng như việc tìm kiếm một phương pháp “dạy học vùng phát triển gần” đã thu hút
đông đảo sự quan tâm của nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học trên toàn thế giới.
Nhiều người đã dành một sự đam mê và mong chờ một triển vọng lớn lao ở “dạy
học vùng phát triển gần” nhưng vẫn chưa tìm được một giải pháp có hiệu quả, thậm
chí có học giả đã chua xót nói rằng đành chấp nhận quay mặt với một phương pháp
dạy học đầy triển vọng này.[12, tr 33] Tuy nhiên, bản thân Vygotsky đưa ra giải pháp
thực hiện dạy học vùng phát triển như thế nào vẫn còn là một bí mật. Nhiều công
trình của ông viết từ năm 1930 đến nay vẫn không được xuất bản mà được các học
trò tài năng của ông tiếp tục nghiên cứu và phát triển cho nên không thể nói là
không có cơ hội để áp dụng phương pháp dạy học mới này. Thậm chí hiện nay,
Australia, một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến cũng đang phát triển nền giáo dục
của họ dựa vào một số quan điểm giá trị từ một số lí thuyết của Vygotsky, Halliday
cùng một số nhà tâm lí giáo dục khác. Do đó, chúng tôi tin rằng lí thuyết “dạy học
vùng phát triển gần” sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nền giáo dục của chúng ta trong
thời kì đổi mới.
Một số nhà nghiên cứu giáo dục chưa thành công với phương pháp “dạy học vùng
phát triển gần” mà Vygotsky, một nhà tâm lí học kiệt xuất của thế kỉ 20, đã đề xuất.
Một lượng lớn các công trình về “dạy học vùng phát triển gần” đang được một số
học giả ở đại học Cambridge danh tiếng, một số đại học ở Australia v.v…tiến hành
nghiên cứu đã nói lên rằng lí thuyết “dạy học vùng phát triển gần” đang được hoàn
thiện dần. Chúng tôi bước đầu nghiên cứu chỉ áp dụng một số quan điểm then chốt
trong lí thuyết “dạy học vùng phát triển gần” vào việc thiết kế bài giảng, biên soạn
và sử dụng bài tập trong dạy học hóa học phổ thông.
Như chúng tôi đã nói, học sinh cần được hỗ trợ và sự hỗ trợ đó nhằm hướng các
em phát triển thông qua “dạy học vùng phát triển gần”, một lí thuyết dạy học rất
quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh. Sự hỗ trợ này được thực hiện bằng cách giúp cho
các em giải quyết vấn đề tại một trình độ cao hơn trình độ của các em hiện có, tức
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
6
vấn đề mà các em đối mặt rơi vào “vùng phát triển gần”. Do đó, giải quyết vấn đề
sẽ giúp các em dịch chuyển trình độ hiện tại lên “vùng phát triển gần”, vậy là dạy
học đã tạo ra sự phát triển. Đây là mặt tích cực thứ nhất của “dạy học vùng phát
triển gần”. Mặt tích cực thứ hai xuất phát từ cách mà chúng ta “bắc giàn” cho sự
phát triển. Bắc giàn, sẽ là cách mà chúng ta hướng dẫn học sinh thực hiện công việc
một cách nghệ thuật nhất có thể trên chính trình độ của các em. Nếu không khéo, sự
hỗ trợ sẽ biến học sinh thành những con người thụ động, cái mà John Dewey coi là
cực kì tai hại. Hỗ trợ cho các em giải quyết vấn đề nhưng đồng thời cũng phải cho
các em học được cách mà chúng ta giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà sau này có thể tự
học, tự học suốt đời trong xu thế xã hội hóa giáo dục.
Từ những lí do đã được trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Vận dụng lí thuyết dạy học ở vùng phát triển gần của Vygotsky để tuyển chọn, xây
dựng và sử dụng hệ thống bài tập điện hóa nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho
học sinh trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn một đề tài khá mới và chỉ tiến hành trong một phạm vi hẹp, chúng tôi có một
số mục đích cơ bản sau đây.
Thứ nhất, chúng tôi mong muốn tìm hiểu thêm về lí thuyết dạy học vùng phát triển
gần cũng như một số ý tưởng hay trong các lí thuyết tâm lí học lịch sử văn hóa của
nhà tâm lí học sư phạm lỗi lạc người Nga, Lev Vygotsky.
Thứ hai, chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc sử dụng một lí thuyết dẫn đường
trong việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm bối dưỡng năng
lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.
Cuối cùng, chúng tôi tiến hành xây dựng, tuyển chọn một số bài tập phần điện hóa
học lớp 12 nâng cao dựa vào lí thuyết dạy học vùng phát triển gần nhằm phục vụ
cho việc dạy học Hóa học Trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ đề tài
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của dạy học vùng phát triển gần.
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
7
3.2. Vận dụng có hiệu quả lí thuyết dạy học vùng phát triển gần vào việc tuyển
chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần điện hóa nhằm bồi dưỡng năng
lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học ở trường Trung học phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Lí thuyết dạy học ở vùng phát triển gần của Vygotsky và một số lí thuyết liên
quan có tác dụng hỗ trợ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp vận dụng lí thuyết dạy học vùng phát triển gần vào việc xây dựng,
tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập phần điện hóa nhằm bồi dưỡng năng lực tự
học cho học sinh Trung học phổ thông.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Một số lí thuyết về tâm lí, xã hội và dạy học của Vygotsky.
5.2. Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết dạy học vùng phát triển gần của
Vygotsky, chủ yếu là của một số học giả phương Tây và Australia.
5.3. Các bài học nghiên cứu về điện hóa trong sách Hóa học 12 nâng cao, chủ yếu
là chương 5 (Đại cương về kim loại).
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết.
Như chúng ta đã biết, không có một sự vật hiện tượng nào có thể tồn tại biệt lập
mà chỉ có những sự vật, hiện tượng tồn tài trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau. Vì vậy, để hiểu và vận dụng có hiệu quả lí thuyết dạy học ở vùng phát triển
gần chúng ta phải thu thập các thông tin liên quan đến lí thuyết dạy học vùng phát
triển gần của Vygotsky từ chính các công trình của ông và các học giả khác.
Chúng tôi nhấn mạnh việc thu thập thông tin khoa học từ các công trình của những
học giả khác vì Vygotsky mất quá sớm, ông ra đi chỉ khi mới 38 tuổi. Nhận thức
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
8
được dạy học vùng phát triển gần là một lí thuyết dạy học có giá trị, các nhà tâm lí
học Nga và phương Tây như Davydov, Bruner, John-Steiner, Mercer, Wresch,
Wells, Daniels v.v… đã tiếp tục nghiên cứu phát triển nó đến ngày nay.
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp quan sát khoa học.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm và thống kê toán học trong giáo dục.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm thông qua các câu hỏi thiết kế dựa vào lí
thuyết của Vygotsky bằng các phiếu học tập, quá trình “bắc giàn” của giáo viên.
- So sánh kết quả học tập phần điện hóa học của học sinh.
- Xử lí số liệu và đánh giá kết quả thông qua thống kê toán học trong giáo dục.
Phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm.
Phương pháp chuyên gia.
7. Giả thuyết khoa học
Hiểu biết đầy đủ về lí thuyết dạy học vùng phát triển gần và vận dụng hợp lí những
quan điểm có giá trị trong đó vào việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng các bài tập
điện hóa trong quá trình dạy học hóa học một cách có bài bản sẽ góp phần nâng cao
năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông.
8. Cái mới của đề tài
Hệ thống hóa lí thuyết dạy học vùng phát triển gần, một lí thuyết dạy học tương
đối mới mẻ ở nước ta.
Áp dụng lí thuyết dạy học vùng phát triển gần vào quá trình dạy học Hóa học
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học phần điện hóa thuộc chương
trình Hóa học 12 nâng cao theo hướng dựa vào một lí thuyết dạy học cụ thể, đó là lí
thuyết dạy học vùng phát triển gần của Vygotsky, nhằm bồi dưỡng năng lực tự học
cho học sinh.
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN
DỤNG LÍ THUYẾT DẠY HỌC VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN VÀO QUÁ
TRÌNH TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA
HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Dạy học và phát triển
Phát triển là một khái niệm then chốt mà tất cả các nền giáo dục của mọi quốc gia
trên thế giới đều đề cập đến. Bản thân Vygotsky được nhiều nhà tâm lí học, giáo
dục học trên thế giới biết đến cũng chủ yếu nhờ những quan tâm đến khái niệm phát
triển. Hiện nay, ông được thừa nhận như là người khai sinh ra tâm lí học phát triển
(Developmental psychology).
Do đó, khái niệm phát triển luôn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà
nghiên cứu tâm lí, giáo dục trong đó nổi bật là những tranh luận xung quanh mối
quan hệ giữa dạy học và phát triển. Trước Vygotsky, có rất nhiều quan điểm khác
nhau về mối quan hệ giữa hai yếu tố này, nhưng có thể khái quát chúng vào ba
nhóm quan điểm chính:
Nhóm thứ nhất quan niệm rằng quá trình phát triển của trẻ không phụ thuộc vào
quá trình giảng dạy. “Dạy là một quá trình bên ngoài bằng một cách nào đó phải ăn
khớp với sự phát triển của trẻ, không ảnh hưởng gì đến phát triển và cũng chẳng sử
dụng các thành tựu của quá trình phát triển, không thúc đẩy và cũng không thay đổi
phương hướng phát triển.”[4, tr 244] Dạy học bám đuôi phát triển, phát triển luôn đi
trước giảng dạy. Pyaget là một trong số đó khi ông quan niệm “kiến thức là tất cả
những kết quả xuất phát từ sự chín về trí tuệ và thể chất cùng với kinh nghiệm”[40].
Phát triển phải hoàn tất các giai đoạn trọn vẹn nào đó, các chức năng phải chín muồi
trước khi nhà trường bắt tay vào giảng dạy một số tri thức và kĩ năng nhất định cho
trẻ. Các giai đoạn phát triển luôn luôn đi trước các giai đoạn giảng dạy. Chúng ta
không buộc trẻ phải học tiểu học ngay khi bốn tuổi, mà thay vào đó là sáu tuổi. Như
thế, quan điểm này tự nó cũng có một số điểm hợp lí, trong đó quan trọng là kiến
thức truyền dạy phải phù hợp với sự chín về tuổi trí tuệ và thể chất của trẻ.
Vygotsky đã phê phán nhóm lý thuyết này đã “sẵn sàng loại bỏ mọi khả năng đặt
VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
10
vấn đề về vai trò của chính việc giảng dạy trong tiến trình phát triển và sự chín
muồi của các chức năng nào được tích cực hóa trong tiến trình giảng dạy. Sự phát
triển, sự chín muồi của các chức năng đó chỉ là tiền đề, chứ không phải là kết quả
của giảng dạy. Giảng dạy đặt lên trên sự phát triển, vì cơ bản chẳng thay đổi gì
trong phát triển.”[4, tr 245] Chúng ta dễ ngộ nhận rằng dạy học đi theo sau sự phát
triển, và như thế tương ứng với một trình độ phát triển nào đó thì kiến thức truyền
dạy hay các bài tập dành cho học sinh không được vượt qua trình độ hiện có của
chúng.
Nhóm thứ hai quan niệm rằng dạy học đồng nhất với phát triển, dạy học là phát
triển. Đánh giá về quan niệm này, Vygotsky nhận xét: “Thoạt nhìn có thể cho rằng
quan điểm này tiến bộ hơn hẳn quan điểm trên, vì nếu nền tảng của quan điểm trên
là sự tách biệt hoàn toàn các quá trình dạy học và phát triển, thì quan điểm này đem
lại cho dạy học một ý nghĩa trung tâm trong quá trình phát triển của trẻ em. Nhưng
xem xét kĩ nhóm thứ hai này thì th