Nền kinh tế nước ta sau nhiều năm chìm trong cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói
riêng. Nền kinh tế đó tất yếu gây lãng phí nghiêm trọng dẫn đến hậu quả khủng
hoảng kinh tế xã hội mà muốn vượt qua phải đổi mới nền kinh tế.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
các doanh nghiệp muốn phát triển tốt phải tính đến hậu quả. Nói cách khác để tồn
tại và phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế thị trường thì các
doanh nghiệp phải chú trọng tới mục tiêu lợi nhuận, là mục tiêu kinh tế hàng đầu
đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Những sinh viên chúng ta- những nhà doanh nghiệp tương lai, không thể đứng
ngoài guồng suy nghĩ đó. Hãy vận dụng những kiến thức đã được trang bị ở cổng
trường Đại học để phân tích chính xác thực trạng kinh doanh rồi có thể đưa ra
những đề xuất của mình về biện pháp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Điều đó
đồng nghĩa với việc chúng ta đã góp phần nho nhỏ để đưa nền kinh tế nước nhà phát
triển bền vững.
16 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng lý luận kinh tế học để phân tích các biện pháp làm tăng lợi nhuận trong công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vận dụng lý luận kinh tế học để phân tích
các biện pháp làm tăng lợi nhuận trong
công ty “Cổ phần đồ hộp Hạ Long
Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta sau nhiều năm chìm trong cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói
riêng. Nền kinh tế đó tất yếu gây lãng phí nghiêm trọng dẫn đến hậu quả khủng
hoảng kinh tế xã hội mà muốn vượt qua phải đổi mới nền kinh tế.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
các doanh nghiệp muốn phát triển tốt phải tính đến hậu quả. Nói cách khác để tồn
tại và phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế thị trường thì các
doanh nghiệp phải chú trọng tới mục tiêu lợi nhuận, là mục tiêu kinh tế hàng đầu
đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Những sinh viên chúng ta- những nhà doanh nghiệp tương lai, không thể đứng
ngoài guồng suy nghĩ đó. Hãy vận dụng những kiến thức đã được trang bị ở cổng
trường Đại học để phân tích chính xác thực trạng kinh doanh rồi có thể đưa ra
những đề xuất của mình về biện pháp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Điều đó
đồng nghĩa với việc chúng ta đã góp phần nho nhỏ để đưa nền kinh tế nước nhà phát
triển bền vững.
Với suy nghĩ trên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là:
"Vận dụng lý luận kinh tế học để phân tích các biện pháp làm tăng lợi
nhuận trong công ty “Cổ phần đồ hộp Hạ Long” ".
Phần 1:Lý luận kinh tế học Mác-Lênin về lợi nhuận
1. Những khái niệm cơ bản về lợi nhuận :
1.1. Lợi nhuận là gì?
Từ trước tới nay, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về lợi nhuận. Ta có thể
thấy được điều này qua các quan điểm về lợi nhuận sau :
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa thu nhập về tiêu thụ
hàng hoá và dịch vụ với chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó. Việc tính toán thu
nhập hay chi phí đã chi ra là theo giá cả của thị trường mà giá cả thị trường do quan
hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ quyết định.
+ Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thu nhập của doanh nghiệp hay chính là doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ
trừ đi toàn bộ chi phí sản xuất (chi phí về tiền thuê lao động, tiền lương, tiền thuê
nhà cửa, tiền mua vật tư ... ) thuế hàng hoá và các thứ thuế khác hầu như còn lại
được gọi là lợi nhuận.
1.2 Các loại lợi nhuận của doanh nghiệp:
Trong doanh nghiệp, có nhiều loại hình lợi nhuận khác nhau, ta có thể khái
quát thành hai loại lợi nhuận sau :
+ Lợi nhuận trước thuế.
+ Lợi nhuận sau thuế.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và vai trò của việc
tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp
2.1 Các nhân tố ảnh hương đến lợi nhuận doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cả
các mặt hàng sản xuất kinh doanh. Dưới đây ta đi sâu vào xem xét cụ thể từng nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
a. Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường :
Do tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế thị trường nên
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung - cầu hàng hoá
dịch vụ. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để thu được lợi
nhuận. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ cho phép các doanh
nghiệp mở rộng quy sản xuất kinh doanh để đảm bảo cung lớn. Điều đó tạo khả
năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhưng đặc biệt quan trọng là
tăng tổng số lợi nhuận. Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng định giá bán hàng hoá và
dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ thấp điều này
ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm hàng hoá hay tổng số lợi nhuận thu
được.
Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hàng hoá
tiêu thụ, còn giá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho cả doanh nghiệp
công nghiệp và doanh nghiệp thương mại, khuyến khích khách hàng có thể mua với
khối lượng lớn nhất để có tổng mức lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy các doanh nghiệp
phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá và dịch vụ của mình, nhất là cầu có
khả năng thanh toán bằng cách nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, cải tiến
phương thức bán ...
b. Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh :
Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đạt
tới lợi nhuận nhiều và hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt
các điều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo
khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm giảm. Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp
công nghiệp là chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo khả năng tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Nội dung của công tác chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc
vào nhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất.
Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gian chế
tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ.
Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất như
lao động ( số lượng, chất lượng, cơ cấu ) máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất được
thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý về tổ chức điều hành quá
trình sản xuất ( tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ).
c. Nhân tố về trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm :
Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thực
hiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư, kỹ thuật ... để chế
tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Qúa trình này tiến hành tốt hay xấu ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm
hàng hoá dịch vụ, chi phí sử dụng các yêu tố để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá dịch
vụ đó.
Điều đó chứng tỏ rằng muốn tạo ra lợi nhuận cao cần phải có trình độ tổ chức
sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đến chất
lượng của sản phẩm tiêu thụ.
d. Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo
quyết định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán
hết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá
trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo.
Lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi thực
hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu thụ khối
lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả năng lợi
nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các
mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng
cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng.
e. Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp :
Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là
một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá
trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ bản
như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh
doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các
hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng
sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi chí quản
lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua phân tích ở trên
phải chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạt được
lợi nhuận cao của mình. Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng khách quan từ
phía bên ngoài môi trường kinh doanh đó là nhân tố chính sách kinh tế vĩ mô của
nhà nước.
f. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước :
Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó
ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi những
chính sách kinh tế của nhà nước ( chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách
tỷ giá hối đoái...)
Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cần nghiên cứu
kỹ các nhân tố này. Vì như chính sách tài khoá thay đổi tức là mức thuế thay đổi sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sách tiền tệ
thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay
vốn của doanh nghiệp.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
công nghiệp. Các nhân tố này được tiếp cận theo quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp, chúng có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu các nhân tố này
cho phép xác định các yêu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh
nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
2.2 Vai trò của việc làm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp:
a. Vai trò của nâng cao lợi nhuận với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp :
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên
mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu
quả của quá trình kinh doanh, đồng thời đó còn là yếu tố sống còn của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh
nghiệp hoạt động mà hiệu quả thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh
nghiệp đó đi đến chỗ phá sản. Từ trước đến nay nước ra có hàng loạt các xí nghiệp,
doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do làm ăn không có hiệu quả, trong đó có cả xí
nghiệp nhà nước, tư nhân ... Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh diễn ra
ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và có
vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn.
- Đảm bảo tái sản xuất mở rộng.
- Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh thể
hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộ quản lý
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị
trường, một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghi với cơ chế
thị trường.
- Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng
vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư chiều sâu
và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tăng khả
năng cạnh trạnh ... từ đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Ngoài phần tiền công mà mỗi lao
động nhận được theo nguyên tắc phân phối theo lao động, lợi nhuận của doanh
nghiệp còn góp phần nâng cao thu nhập của người lao động thông qua phần phối
phối vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng. Chính yếu tố kinh tế đó sẽ tạo nên sự
gắn bó của cán bộ công nhân với doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là điều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, trách
nhiệm với xã hội. Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ sẽ giúp cho nhà nước thực
hiện công tác phúc lợi đối với xã hội, đất nước ... tạo điều kiện cho đất nước phát
triển, thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì mỗi
doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân nên bản thân doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế trong nước mới phát triển.
b. Đối với nhà nước :
Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi
nhuận cao thì Nhà nước cũng có lợi :
- Tăng nhiều sản phẩm cho xã hội.
- Chất lượng tăng, giá bán hạ làm ổn định nền kinh tế.
- Tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Tạo điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân.
- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ...
Phần 2.Phân tích thực trang và các biện pháp làm tăng lợi nhuận trong
công ty:”Cổ phần đồ hộp HA LONG”
1. Giới thiệu vài nét về công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
Đựơc thành lập từ năm 1957, Công Ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long (HALONG
CANFOCO) hiện nay đó trở thành một cụng ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến
thực phẩm ở Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng có chất lượng cao (thịt hộp,
cá hộp, đồ đông lạnh, rau quả…)
2.Phân tích thực trạng lợi nhuận trong công ty qua năm 2004
Chỉ tiêu
Mó
số
Quý 1/2004
Quý 2/2004
Mức biến động giữa
quýI với năm 2004
Số tiền
(đồng)
Tỷ
lệ(%)
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
01 37.160.117.226 30.664.352.926 -6.495.764.300
-17,48
Các khoản giảm
trừ
03 43.586.832 19.598.707 -23.988.125 -55
Chiết khấu thương
mại
04
Giảm giá hàng bán 05 10.531.857
Hàng bán trả lại 06 43.586.832 9.066.850
Thuế tiêu thụ, thuế
XK, thuế GTGT
07
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
10 37.116.530.394 30.644.754.219 -6.471.776.175 -17,44
Giá vốn hàng bán 11 29.213.763.140 24.682.498.193
Trong đó chi phí
khấu hao ODA
347.056.858 330.000.000
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
20 7.902.767.254 5.962.256.026 -1.940.511.228 -24,55
Doanh thu hoạt
động tài chính
21 10.255.331 36.315.477 26.060.146 2,54
Chi phí tài chính 22 363.681.335 285.500.027 -78.181.308 -21,5
Trong đó: lói vay
phải trả
23 363.681.335 285.500.027
Chi phí bán hàng 24 3.419.477.486 2.482.493.100 -936.984.386 -27,4
Chi phớ quản lý
doanh nghiệp
25 1.583.870.827 1.611.276.478 27.405.651 1,73
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
30 2.545.992.937 1.619.301.898 -926.691.039 -36,4
Thu nhập khác 31 30.534.767 96.782.005
Chi phí khác 32 23.415.493 98.277.480
Lợi nhuận khác 40 7.119.274 -1.495.475
Tổng lợi nhuận
trước thuế
50 2.553.112.211 1.617.806.423 -935.305.788 -36,6
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
phải nộp
51 319.139.026 202.225.790 -116.913.236 -36,6
Lợi nhuận sau
thuế
60 2.233.973.185 1.415.580.633 -818.392.552 -36,6
Biểu:Kết quả hoạt động của công ty “Cổ phần đồ hộp Hạ Long”
(nguồn số liệu:Trang web:
Căn cứ vào số liệu về lợi nhuận sau thuế của bảng biểu trên, ta nhận thấy quý
II giảm 818.392.552 đồng (giảm 36,6%) so với quý I. Điều này cho thấy chỉ tiêu lợi
nhuận của công ty trong quý II kém hơn quý I.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân tác động tới chỉ tiêu lợi nhuận, trong đó có
những nguyên nhân khách quan và chủ quan của doanh nghiệp:
Những tháng cuối năm 2004, cũng như các doanh nghiệp khác, HALONG
CANFOCO chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch cúm gia cầm, đây chính là nguyên
nhân gây tăng chi phí nguyên liệu, đặc biệt là thịt gà, thịt lợn, thịt bò. Tâm lý khách
hàng sợ những sản phẩm làm ra từ thịt gia cầm cũng làm cho một số sản phẩm của
công ty tiêu thụ kém. Chính đây là một trong những nguyên nhân làm giảm doanh
thu của công ty (quý II giảm 6.495.764.300 đồng (tương ứng17,48%) so với quý I).
Đó là nguyên nhân khách quan do thị trường gây lên, còn về phía công ty,
việc lợi nhuận giảm trong quý II năm 2004 chính là do một số nguyên nhân sau:
+Do chi phí bán hàng trong quýII giảm 936.984.386 đồng(tương ứng 27,4%)
so vơí quý I. Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi liên quan đến hoạt động tiêu
thụ như tiền lương nhân viên bán hàng ,chi vật liệu bao gói, đóng hộp, chi dụng cụ
bán hàng, chi quảng cáo, chi vận chuyển, bốc dỡ, hoa hồng… Những khoản chi phí
này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận.
+Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 27.405.651 đồng (tương ứng 1,73%)
so với quý I. Mà chi phí quản lý doanh nghiệp thường là chi phí cố định ít biến đổi
theo quy mô kinh doanh. Đây là các chi phí phát sinh làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Qua sự phân tích trên thì ta có thể thấy doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm,
còn chi phí thì tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Do vậy biện pháp làm tăng lợi nhuận là:
tăng doanh thu ,giảm chi phí.
3. Suy nghĩ của em về chiến lược làm tăng lợi nhuận trong công ty
“Cổ phần đồ hộp Hạ Long”.
3.1.Các biện pháp đã và đang áp dụng để tăng lợi nhuận trong công ty “Cổ
phần đồ hộp Hạ Long”.
Sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, công ty
cổ phần đồ hộp Hạ Long đã thực sự cải tiến rất nhiều về mọi mặt như : cơ cấu lại tổ
chức, nhân sự, giảm nhân viên gián tiếp nhằm chuyên nghiệp hoá quản lý, giảm
đáng kể quỹ lương.
Công ty đã sử dụng rất nhiều chiến lược để làm tăng lợi nhuận như Marketing
: quảng cáo rộng rãi các sản phẩm của mình trên tất cả các phương tiện truyền thông
(tivi, đài báo, internet…).Không những thế công ty còn tham gia những cuộc hội
chợ để triển lãm sản phẩm của mình, còn có những trò chơi như bốc thăm trúng
thưởng, quay phiếu mua hàng…để làm tăng sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm
của công ty.
Việc công ty chính thức là một trong những công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt nam cũng là một trong những hình thức rất tốt cho công tác
marketing, bởi khối lượng lớn người chơi chứng khoán hàng ngày luôn theo sát mọi
thông tin liên quan tới công ty. Việc giao dịch chứng khoán diễn ra hàng ngày luôn
được các đài, báo đưa tin.
Ngoài ra công ty đã biết nắm bắt thị trường ,biết thị hiếu tiêu dùng của khách
hàng như :sản phẩm phải tiện dụng khi sử dụng, tiết kiệm thời gian và đang dạng
của sản phẩm .Còn cải tiến mẫu mã sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng của khách hàng.
Không những thế, công ty còn tiết kiệm một cách tối thiểu về các khâu sản
xuất sản phẩm. Do đó đã làm giảm giá thành sản phẩm một cách tối đa nên lợi
nhuận thu về của công ty tăng lên.
Bên cạnh đó công ty không ngừng làm tăng chất lựơng sản phẩm :nâng cao kỹ
thuật sản xuất, nâng cao chất lượng công nhân…
3.2.Các đề xuất của em về chiến lược làm tăng lợi nhuận trong công ty.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, và Việt nam sẽ ra nhập WTO trong một
vài năm tới, các doanh nghiệp sẽ luôn chịu sự cạnh tranh công bằng, đặc biệt các
sản phẩm đến từ các quốc gia khác. Đây là cơ hội tốt nhưng cũng là thách thức lớn
lao đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty “ cổ phần đồ hộp Hạ Long” nói
riêng.
Nhằm tăng lợi nhuận của công ty trong những năm sắp tới, công ty cần phải
nâng cao hiệu quả hơn nữa các chiến lược truyền thống đang thực hiện và mạnh dạn
áp dụng các chiến lược hiện đại, đặc biệt là phải mở rộng thị trường, đa dạng hoá
sản phẩm.
Về chiến lược Marketing, bộ phận marketing của công ty cần tăng cường hơn
nữa công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, và tìm hiểu
thị hiếu khách hàng. Hiện nay công ty đã quảng cáo trên các phương tiện thông tin
đại chúng, nhưng thực sự mới chỉ tập trung ở thị trường miền Bắc. Thị trường miền
Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh với hơn 8 triệu dân, tốc độ phát triển kinh
tế, đô thị hoá nhanh nhất trong cả nước chính là một thị trường công ty không thể
bỏ qua. Hiện nay chưa thấy công ty quảng cáo sản phẩm trên báo Tuổi Trẻ, Thanh
Niên - đây là những ấn phẩm hàng ngày mà phần lớn người dân Tp Hồ Chí Minh
không thể bỏ qua. Muốn đưa sản phẩm xuống phía Nam, công ty cần phải tăng
cường quảng cáo trên các báo, truyền hình HTV, BTV,...Tài trợ cho các Game
Show đang thu hút lượng khán giả lớn trên truyền hình VTV, HTV cũng là một
trong những hình thức marketing rất tốt.
Ngoài việc mở rộng thị trường trong nước, công ty cũng cần chú trọng xuất
khẩu các sản phẩm sang các nước công nghiệp phát triển, nơi cuộc sống đô thị cao,
buộc người dân phải chú trọng tới các thực phẩm đóng hộp. Sản phẩm của công ty
hoàn