Đề tài Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Ngày 5-8-2003 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ra Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử mở ra giai đoạn phát triển mới của thành phố. Nghị quyết nhấn mạnh: Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một động lực phát triển kinh tế biển, một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ... Trong những năm đổi mới Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ, giáo dục, thông tin, văn hóa thể thao... diễn ra sôi động, thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư thành phố. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, có khu du lịch biển, đảo (Đồ Sơn, Cát Bà...) là những địa điểm rất thuận lợi cho việc khai thác, tổ chức các hoạt động văn hóa giải trí cho nhân dân. Bên cạnh đó, sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, sự đa dạng của hệ thống thiết chế văn hóa: Bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, cung văn hoá, nhà thi đấu TDTT, sự sôi động trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật... đã đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng của các tầng lớp nhân dân, góp phần giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phát tri ển v ăn hoá, thành phố Hải Phòng cũng còn có những tồn tại, yếu kém trong hoạt động này:

pdf117 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 5-8-2003 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ra Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử mở ra giai đoạn phát triển mới của thành phố. Nghị quyết nhấn mạnh: Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một động lực phát triển kinh tế biển, một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ... Trong những năm đổi mới Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ, giáo dục, thông tin, văn hóa thể thao... diễn ra sôi động, thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư thành phố. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, có khu du lịch biển, đảo (Đồ Sơn, Cát Bà...) là những địa điểm rất thuận lợi cho việc khai thác, tổ chức các hoạt động văn hóa giải trí cho nhân dân. Bên cạnh đó, sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, sự đa dạng của hệ thống thiết chế văn hóa: Bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, cung văn hoá, nhà thi đấu TDTT, sự sôi động trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật... đã đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng của các tầng lớp nhân dân, góp phần giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phát triển văn hoá, thành phố Hải Phòng cũng còn có những tồn tại, yếu kém trong hoạt động này: - Một số cấp, ngành thành phố chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của văn hoá, văn hoá giải trí, còn quá coi trọng khía cạnh kinh tế trong lĩnh vực giải trí, coi nhẹ yếu tố văn hóa, cảnh quan, môi trường. - Quá trình đô thị hoá nhanh khiến diện tích đất dành cho các hoạt động giải trí công cộng (nhất là dành cho trẻ em) ngày càng bị thu hẹp lại. Một số cấp, ngành, đơn vị, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho người dân nên dẫn đến tình trạng thiếu điểm vui chơi giải trí và các nội dung hoạt động phù hợp, hoặc xuất hiện các loại hình trò chơi, cách chơi gây tổn hại tới sức khoẻ, tới kinh tế, tới việc hình thành nhân cách, ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội. - Với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài ra đời, số lượng công nhân lao động tăng nhanh nhưng tại nhiều doanh nghiệp, công nhân lao động phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt, thời gian lao động và cường độ lao động cao, thu nhập thấp, ít được quan tâm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần, nhu cầu vui chơi giải trí nhằm tái sản xuất sức lao động. Có thể nói văn hóa giải trí cho số công nhân lao động ở đây còn rất ít được quan tâm, chú ý. - Thành phố chưa phát huy hết các tiềm năng hiện có để phát triển lĩnh vực vui chơi giải trí như các tiềm năng trong du lịch, dịch vụ văn hoá công cộng, văn hoá nghệ thuật, phương tiện thông tin đại chúng... Chưa huy động được tốt các nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Những tồn tại nêu trên cần sớm được khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài " Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phũng trong thời kỳ đổi mới hiện nay " sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đưa văn hoá giải trí ở Hải Phòng trong thời gian tới tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú của các tầng lớp nhân dân thành phố. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn hóa giải trí và các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí đã được một số nhà nghiên cứu, lý luận văn hóa, quản lý văn hóa quan tâm, đã có một số đề tài, công trình của các tác giả đi trước đề cập đến những vấn đề mà luận văn nghiên cứu. - Đề tài "Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp" do PGS.TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội là cơ quan chủ trì, thực hiện năm 2003 và công trình "Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn"do PGS.TS Phạm Duy Đức (chủ biên) [22] đã phân tích một số vấn đề lý luận về văn hoá giải trí, đánh giá thực trạng hoạt động văn hoá giải trí ở Hà Nội và đề xuất các giải pháp phát triển các hoạt động văn hoá giải trí ở Hà Nội nói riêng, ở đô thị nước ta nói chung. - Luận án tiến sĩ xã hội học của Đinh Thị Vân Chi, "Nhu cầu giải trí của thanh niên. Nghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu cầu giải trí tại Hà Nội" [9] hoàn thành năm 2001 đã xác định quan niệm về giải trí và nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội, các giải pháp đáp ứng nhu cầu giải trí trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Công trình, Vai trò của văn hóa dân gian trong các sân chơi trên truyền hình của PGS,TS. Trần Thị Trâm [49] đã khai thác các khía cạnh của văn hóa dân gian trong việc tổ chức các trò chơi giải trí trên truyền hình. Về xây dựng và phát triển văn hoá ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đã có những kết quả nghiên cứu bước đầu. Luận văn thạc sỹ Văn hoá học " Phương pháp và tổ chức hoạt động Cung văn hoá, Nhà văn hoá lao động trong thời kỳ đổi mới hiện nay" [7] hoàn thành năm 1998 và Luận án tiến sỹ Lịch sử " Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố văn hoá trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [8] của tác giả Nguyễn Văn Bính, hoàn thành năm 2003 đã lấy Hải Phòng làm đối tượng khảo sát chủ yếu. Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh (khoá 2000 - 2004) của tác giả Hoàng Đình Thi đã nghiên cứu "Báo chí Hải Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [45]. Công trình "Lễ hội truyền thống văn hoá tiêu biểu Hải Phòng" do tác giả Trịnh Minh Hiên (chủ biên) [24] đã đề cập đến một số lĩnh vực của văn hoá giải trí ở Hải Phòng như: Lễ hội dân gian, các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hoá...Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh về văn hóa và văn hoá giải trí của thành phố Hải Phòng, đến lượt mình, chúng tôi sẽ đi sâu hơn trong việc tái hiện bức tranh toàn cảnh về văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích bản chất, chức năng của văn hóa giải trí và vai trò của văn hoá giải trí, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động văn hóa giải trí ở Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa giải trí, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người, thúc đẩy sự phát triển KT - XH, văn hoá của thành phố Cảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích bản chất của văn hóa giải trí, vai trò của văn hóa giải trí trong đời sống xã hội và sự phát triển, hoàn thiện con người. - Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của văn hóa giải trí hướng tới xây dựng con người Hải Phòng năng động, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng - Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa giải trí là một vấn đề rộng lớn. Vì vậy đề tài chỉ tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về văn hóa giải trí và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Các phương hướng và giải pháp được đề xuất hướng tới năm 2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê và điều tra xã hội học, phương pháp liên ngành (đô thị học, văn hoá học, xã hội học...). 6- Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Làm sáng tỏ hơn khái niệm, đặc trưng, bản chất của văn hóa giải trí và vai trò của văn hoá giải trí đối với việc xây dựng, hoàn thiện con người và phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua. - Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa giải trí ở Thành phố Hải Phòng trong những năm tới. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Về phương diện lý luận: - Nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới hiện nay. - Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của văn hóa giải trí trong việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, phát triển KT - XH, xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ đổi mới hiện nay. * Về phương diện thực tiễn : Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu hoạt động văn hoá giải trí, và công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa hiện nay ở Thành phố Hải Phòng. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Vai trò của văn hoá giải trí trong đời sống xã hội hiện đại. Chương 2: Thực trạng văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển văn hoá giải trí ở Hải Phòng thời kỳ 2006 - 2010. Chương 1 vai trò của Văn hóa giải trí trong đời sống xã hội hiện đại 1.1. Quan niệm về văn hoá giải trí 1.1.1. Quan niệm về giải trí Giải trí là một từ Hán - Việt. "Từ điển Hán - Việt" của cụ Đào Duy Anh giải thích: Giải trí là khi làm việc rỗi, làm cho trí não được khoan khoái, gần nghĩa với giải trí là tiêu khiển, tiêu khiển là giải muộn, khuây sầu. Giải trí còn đồng nghĩa với vui chơi cho nên người ta thường nói vui chơi, giải trí. Hoạt động giải trí bắt nguồn từ nhu cầu (giải trí). Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xã hội hoặc toàn XH nói chung; là nguồn thôi thúc nội tại của hành động. Nhu cầu không chỉ mang tính sinh học, nhằm đáp ứng những đòi hỏi sinh học của con người, nhu cầu còn mang tính xã hội, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, dù là của riêng mỗi cá nhân nhưng nhu cầu chỉ có thể được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội, bị nền sản xuất đó quy định, và vì vậy chúng mang tính xã hội rõ nét. Các nền sản xuất khác nhau nên nhu cầu được thoả mãn theo sự quy định của nền sản xuất đó cũng khác nhau. Thứ hai, cũng những nhu cầu như nhau nhưng mỗi thời đại được đáp ứng theo những cách khác nhau, phù hợp với điều kiện lịch sử và mức độ phát triển xã hội đó, C.Mác đã từng nói: Cùng là cái đói, nhưng cái đói được thoả mãn bằng dĩa và dao khác với cái đói ngốn ngấu thịt sống bằng bàn tay, móng tay và răng, và thứ ba, nhu cầu còn được đáp ứng trong khuôn khổ phong tục tập quán (văn hoá) của cộng đồng và bị quy định bởi văn hoá cộng đồng. Khi nghiên cứu về nhu cầu các tác giả đều thống nhất rằng, nhu cầu là nguồn gốc mọi hành động của con người. Khi một nhu cầu xuất hiện, sẽ hình thành trong con người một động cơ, thôi thúc hành động để thoả mãn nhu cầu đó. Nhà phân tâm học nổi tiếng Freud khẳng định rằng mọi hiện tượng tâm lý (trong đó có nhu cầu) đều có nguồn năng lượng nuôi dưỡng, càng nhiều nhu cầu thì nguồn năng lượng trong cơ thể càng lớn. Nguồn năng lượng này tuân theo quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng cần được sử dụng hết. Nếu không được sử dụng hoặc bị dồn nén, năng lượng đó sẽ tìm cách giải toả trong giấc mơ, trong các hành động lố lăng, phá phách... Còn khi được sử dụng đúng cách, nó có thể thăng hoa và giúp các thiên tài làm nên những kiệt tác nghệ thuật. Và con người chỉ có thể phát triển toàn diện khi các nhu cầu của mình được đáp ứng đầy đủ. Trong trường hợp ngược lại sẽ bị kìm hãm và không thể phát triển hoặc phát triển lệch lạc. Nhu cầu giải trí, với tư cách là một nhu cầu của con người, thể hiện trên hai khía cạnh: - ở khía cạnh sinh học: Sự thoả mãn nhu cầu giải trí là điều kiện để cơ thể phục hồi sức khoẻ sau quá trình lao động, lấy lại thăng bằng tâm - sinh lý để cơ thể tiếp tục làm việc. - ở khía cạnh xã hội: Con người giải trí không phải chỉ để giải trí. Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, và bởi vậy, giải trí cũng mang lại cho họ sự phát triển về trí tuệ và nhân cách, sự thư thái, sảng khoái và những khoái cảm thẩm mỹ. Như vậy khi nhu cầu giải trí được đáp ứng thoả đáng thì trí não được thư giãn, tinh thần được thanh thản, tâm hồn thêm trong sáng, đời sống cảm xúc thêm phong phú với nhiều rung cảm thẩm mỹ, sự phát triển của con người trở nên toàn diện. Ngược lại, khi nhu cầu giải trí không được đáp ứng đầy đủ, đúng đắn sẽ có nguy cơ làm con người "tha hoá " trong hoạt động sống. Hoạt động giải trí thường diễn ra trong thời gian rỗi. Thời gian rỗi - đó là khoảng thời gian riêng - được dành cho các hoạt động cá nhân, trong đó có hoạt động giải trí. Theo C. Mác, quỹ thời gian của xã hội và cá nhân được phân chia thành thời gian lao động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời gian tất yếu mà mỗi cá nhân buộc phải thực hiện công việc lao động để bảo đảm sự sinh tồn. Thời gian tự do là khoảng thời gian còn lại ngoài thời gian lao động, dành cho những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định. Với C. Mác, khái niệm "thời gian rỗi" chưa xuất hiện, bởi khi đó các hoạt động giải trí chưa phong phú, công nghiệp giải trí chưa ra đời. Tuy vậy C.Mác cũng đã từng coi thời gian tự do là khoảng thời gian dành cho sự thoải mái, cho giải trí, và mở ra một khoảng không cho những hoạt động tự do của con người [dẫn theo 9, tr 23]. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Đoàn Văn Chúc [10, tr. 224 - 225] thì trong bất kỳ xã hội nào cũng có 4 dạng hoạt động mà con người phải thực hiện: - Những hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người. - Những hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè... Đó là nghĩa vụ cá nhân của mỗi người. - Những hoạt động thuộc đời sống vật chất của con người như nấu nướng, ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân... đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu cá nhân của mỗi người. - Những hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo...Đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người. Dạng hoạt động thứ nhất được thực hiện theo quy tắc chung của xã hội không thể tuỳ tiện theo ý thích hoặc hoàn cảnh cá nhân. Nó được xác định một cách nghiêm ngặt và được diễn ra trong một khoảng thời gian dành riêng, với thời điểm và độ lớn được quy định chặt chẽ, mà C.Mác gọi là thời gian tất yếu. Ba dạng hoạt động còn lại cũng không thể thiếu, nhưng chúng được thực hiện một cách linh hoạt tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân. Chúng được diễn ra trong khoảng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi thời gian tất yếu. Khoảng thời gian dành cho những hoạt động đó được gọi là thời gian tự do, nghĩa là thời gian mà xã hội dành cho cá nhân quyền tự do sử dụng. Trong ba hoạt động trên thì hoạt động thứ tư mang tính tự do hơn cả. Nó không gắn với sự thúc bách sinh học nào, cũng không hề mang tính cưỡng bức. Nó là hoạt động hoàn toàn tự do mà cá nhân có toàn quyền lựa chọn theo sở thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện. Nó đồng thời cũng là hoạt động không vụ lợi, nhằm mục đích giải toả căng thẳng thể chất và tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn, và cao hơn nữa là đạt tới những rung cảm thẩm mỹ. Với tính chất đặc biệt như vậy, để phân biệt với các hoạt động trên, người ta gọi nó là hoạt động giải trí và thời gian dành cho hoạt động giải trí được gọi là thời gian rỗi. Thời gian rỗi được coi là khái niệm đồng nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là "phần thời gian ngoài lao động của cá nhân (nhóm xã hội) còn lại sau khi đã trừ đi chi phí thời gian cho những hoạt động cần thiết không thể thiếu" và "Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con ngườii (hoạt động giải trí)" [dẫn theo 9, tr.23]. Như vậy có thể thấy giải trí là một dạng hoạt động cơ bản của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng, xã hội. Giải trí - đó là sự giải toả những căng thẳng về thể chất và tinh thần, đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn, và cao hơn nữa là những rung cảm thẩm mỹ. Giải trí là dạng hoạt động không vụ lợi, nó là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người:Thư giãn,giải thoát sầu muộn, tìm trạng thái hưng phấn, vui thích. Trong xã hội nông nghiệp truyền thống, người nông dân lao động theo thời vụ vì vậy các hoạt động giải trí thường diễn ra sau vụ thu hoạch hoặc trong lúc nông nhàn. Trong xã hội công nghiệp, giải trí thường gắn liền với các hoạt động trong thời gian rỗi. Cho nên các từ như Leisure (tiếng Anh) hay Docur (tiếng Nga) lúc đầu có nghĩa là thời gian rỗi, sau chuyển thành hoạt động trong thời gian rỗi (gọi tắt là hoạt động rỗi), tức là sự giải trí hay hoạt động giải trí. Đặc trưng nổi bật của xã hội công nghiệp là sự năng động xã hội, lao động căng thẳng và diễn ra với tiết tấu nhanh, phân công lao động cụ thể, do vậy hoạt động giải trí trong xã hội công nghiệp có nhiều nội dung mới. Nếu như hoạt động vui chơi giải trí của xã hội nông nghiệp phần lớn thường nhẹ nhàng, tiết tấu chậm rãi và thường không sôi động lắm (đánh đu, thả diều, chọi chim, chọi gà, chọi dế...) thì các hoạt động vui chơi giải trí ở xã hội công nghiệp thường diễn ra hết sức sôi động với tiết tấu nhanh, mạnh (Bóng đá, các cuộc thi thể thao như điền kinh, bơi lội, quần vợt...các hoạt động giải trí tìm "cảm giác mạnh", phiêu lưu, mạo hiểm...). Những hoạt động này hoàn toàn phù hợp với xã hội công nghiệp, góp phần giải toả những căng thẳng tâm thần, lập lại thế cân bằng nội tại nhằm tái sản xuất sức lao động. Chúng ta biết rằng, giải trí là hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi, nhưng không phải bất cứ hoạt động nào được thực hiện trong thời gian rỗi đều là giải trí. Trong thời gian rỗi người ta có thể làm nhiều việc khác nhau: Có người tranh thủ làm thêm để kiếm sống hoặc học thêm để nâng cao trình độ (khi đó thời gian rỗi đã bị biến thành thời gian lao động); cũng có người dùng thời gian rỗi để thực hiện những hoạt động không có tác
Tài liệu liên quan