Phần lớn hành khách đi xe buýt là học sinh, sinh viên và một số cán bộ công nhân viên chức, đều là những người có tri thức và được giáo dục tử tế. Họ đi xe buýt bởi giá cả phải chăng, lại giảm được nguy cơ tai nạn và ách tắc giao thông. Nhiều hành khách chấp hành rất nghiêm túc các nội quy trên xe như không ăn và vứt kẹo cao su bừa bãi, không hút thuốc trên xe, không chỉ có vậy họ còn nhắc nhở những người đi cùng xe với mình. Họ cũng thường nhường ghế cho người già và phụ nữ mang thai
10 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 7697 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hoá ứng xử trên xe buýt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục & đào tạo
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Khoa quản trị kinh doanh
(((((
BÀI BÁO CÁO
Đề tài: văn hoá ứng xử trên xe buýt
/
GVHD: Nguyễn Diệu Thảo Nguyên
Sinh viên nhóm 4 lớp 12CQT02 thực hiện
TP HCM. THÁNG 1 NĂM 2013
Mục lục
Lời mở đầu…………………………………………………....3
Nội dung……………………………………………………..4
Khái niệm ứng xử và văn hoá ứng xử………………..4
ứng xử có văn hoá trên xe buýt……………………....4
giữa hành khách và hành khách…………………………...4
giữa khách hàng và nhân viên nhà xe………………….….4
Thực trạng về văn hoá ứng xử hiện nay……………….……..5
Nguyên nhân…………………………………………….……8
Hướng khắc phục…………………………………….……….9
Kết luận……………………………………………….………9
Lời Mở Đầu
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng nhất là những nơi tập trung đông khu dân cư. Và giao thông đô thị đã trở thành một chủ đề nóng bỏng của nước nói chung . Việc công ty vận tả đưa các tuyến xe buýt vào vào hoạt động đã trở thành một tất yếu khách quan, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân, giúp cải thiện ách tắc giao thông.
Để sinh viên chúng tôi hiểu biết hơn phát huy tính tích cực của học tập, giúp cho sinh viên bước đầu làm quen với việc làm việc và làm việc nhóm. Đồng thời cũng có thể tìm hiểu về văn hóa xe buýt.
Nội dung
Khái niệm ứng xử và văn hoá ứng xử.
ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác trong những tình huống xác định.
Văn hoá ứng xử là cách ứng xử đúng mực có văn hoá, đó là hoạt động tự nhiên của con người với con người, từ đó hình thành nên những những nét đẹp riêng trong cách ứng xử .
“lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
ứng xử có văn hoá trên xe buýt.
Giữa hành khách và hành khách:
Phần lớn hành khách đi xe buýt là học sinh, sinh viên và một số cán bộ công nhân viên chức, đều là những người có tri thức và được giáo dục tử tế. Họ đi xe buýt bởi giá cả phải chăng, lại giảm được nguy cơ tai nạn và ách tắc giao thông. Nhiều hành khách chấp hành rất nghiêm túc các nội quy trên xe như không ăn và vứt kẹo cao su bừa bãi, không hút thuốc trên xe, không chỉ có vậy họ còn nhắc nhở những người đi cùng xe với mình. Họ cũng thường nhường ghế cho người già và phụ nữ mang thai…
Giữa hành khách và nhân viên nhà xe:
Nhân viên bán vé đúng giá; xé và đưa vé cho hành khách; kiểm tra vé đúng quy định;
Có thái độ phục vụ đúng mực, không phân biệt đối xử với hành khách sử dụng vé bán trước và người tàn tật
Hành khách tôn trọng nhân viên, chấp hành nghiên túc nội quy đưa ra…
Thực trạng về văn hoá ứng xử trên xe buýt.
Nhường ghế:Hiện nay việc ý thức nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai… còn rất hạn chế. Chỉ một phần nhỏ số người tham gia trên xe buýt có ý thức nhường ghế, đa số thì tỏ thái dộ thờ ơ.
Chen lấn trên xe, xô đẩy nhau: Tại các nhà chờ, bến xe buýt thường xuyên có nhiều người chen nhau đứng, ngồi để ngóng xe
Mỗi khi xe buýt tới, hành khách ùa ra, xô đẩy nhau tìm lối lên xe.
Vào giờ cao đểm, các tuyến xe chật như nêm, việc chen lấn, xô đẩy, luồn lách thậm chí quát mắng, níu kéo nhau.Đó là chưa kể tình trạng những người bán hàng rong cũng tìm cách nhảy lên xe chào hàng gây nên cảnh bát nháo. Để chờ xe buýt, không ít người tràn xuống lòng đường, bất chấp các phương tiện đang lưu thông.
Khi xe buýt mở cửa, không ai chịu nhường, ai cũng đều muốn lên xe trước để tìm được ghế ngồi.
Đáng nói hơn, chen lấn lên xe buýt phần lớn là các bạn trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên - những người mà lẽ ra nếu chịu khó chờ đợi và thực hiện việc xếp hàng thì việc lên xe dễ dàng hơn.
Nhiều tuyến đường xe chật cứng: Người đi xe bị nhồi nhét không thương tiếc; Nhiều xe lại trống rỗng, ít người đi...
Gây mất trật tự ảnh hưởng đến người khác:
Trò chuyện, lớn tiếng, gây mất trật tự chung.
Văng tục chửi thề
Những cặp yêu nhau ngồi gần nhau tình tứ.
Đứng ngay lối đi, cản trở người lên xuống.
Nhiều người khi lên xe buýt còn cười nói, đùa giỡn, gây huyên náo cả trên xe, ảnh hưởng đến những hành khách khác, đặc biệt là người lớn tuổi…
Vệ sinh chung
Nhiều xe buýt đã quá cũ, ghế bố rách nát, xe không mở hệ thống điều hòa... dẫn đến tình trạng ngột ngạt, nghẹt thở nếu có quá đông khách đang chen lấn nhau.
Hút thuốc lá.
Nhiều người vô tư mang thức ăn lên xe rồi vứt rác bừa bãi.
Vứt kẹo cao su lên ghế ngồi.
Các hãng xe buýt lại thường sử dụng những xe đời cũ gây ô nhiễm môi trường cho người xung quanh.
Nhiều xe buýt thường xuyên không dọn dẹp vệ sinh.
Móc túi trên xe buýt: thờ ơ vì sợ hay vô trách nhiệm?
Tình trạng trộm cắp, móc túi trên xe buýt diễn ra thường xuyên, nhưng lái và phụ xe đều làm ngơ
Tạo ra chen lấn, xô đẩy lúc lên xuống hoặc lợi dụng khi hành khách đang ngủ, không cảnh giác để móc túi
Thái độ nhân viên:
Xe đón khách không đúng vị trí
Khi lên xe là "nhồi nhét" toàn bộ khách vào trong cùng mặc dù ghế ngồi phía trên vẫn còn (nhân viên thu vé ngồi)
Nhiều nhân viên thu tiền vé có thái độ "đầu gấu", khi khách lên là ngồi ngay ghế đầu gọi khách từ phía sau xe lên nộp tiền hoặc mang thẻ lên cho kiểm tra
Tài xế và nhân viên thu vé thường tỏ thái độ "xã hội đen" với khách khi gặp một khách hàng không "nghe lời"
Lái xe điều khiển xe dừng đổ sai điểm hoặc không mở cửa cho khách lên, phụ xe, lái xe đôi khi to tiếng quát mắng hành khách...
Lái xe, phụ xe hay chuyện bỏ điểm dừng, lái nhanh vượt ẩu gây tai nạn…
Khi số người đứng đợi xe quá ít, hay khách trên xe quá đông, thì xe bỏ điểm dừng
Tiếp viên, tài xế xe buýt bỏ rơi người khuyết tật tại các trạm, nhà chờ
Tài xế chạy ẩu, thắng gấp làm hành khách trên xe té ngã hoặc bổ nhào về phía trước
Mỗi lần xuống trạm là phải nhảy vì tài xế dừng mà cứ như đang chạy.
Nguyên nhân.
Sự vội vã vô tình của chủ xe. Không biết họ vội vã làm chi mà ít khi thấy các xe đỗ đúng bến. để lên kịp được chuyến xem cho đúng giờ, giờ học…khách phải tất tả chạy theo.
Thái độ của một lớp người ít học. không phải nhưng người lái xe buýt hoặc nhân viên bán vé trân xe đều ít học. Nhưng những gì họ thể hiện ở trên xe thì ai có thể khẳng định được họ học hành tử tế.
Hành khách thiếu văn hóa. Đóng góp không nhỏ vào sự thiếu văn hóa xe buýt đó là việc các cô ngồi buôn dưa lê, dưa cà… sôi nổi như ở nhà. Một anh nói chuyện điện thoại cứ gào, thét khiếm mấy bác gái ngồi gần đang ngủ gật cũng phải tỉnh dậy.
Xe buýt hiện là một trong nhưng phương tiện công cộng phổ biến nhất của người dân tại các thành phố lớn. Tuy nhiên mỗi khi bước xuống đường người tham gia giao thông không khỏi rung mình khi chứng kiến cạnh các xe buýt lạng lách, rẽ làn, rồi nhấn ga vượt ẩu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng, trong đó nạn nhân chủ yếu là những người đi bộ.
Có thể các cơ quan chức năng thấy việc bắt giam kẻ trộm cắp trên xe buýt là không khả thi vì nó vẫn được xếp là dạng ăn cắp vặt. Do đó, bọn đạo chích trở lên coi thường luật pháp.
Hướng khắc phục
cần nhanh chóng nghiên cứu triển khai thí điểm một số ưu tiên cho xe buýt ở các cấp độ khác nhau như: làn đường riêng, tín hiệu ưu tiên ở các nút giao...
nên kết hợp triển khai các biện pháp hạn chế sủ dụng phương tiện cá nhân cả về thời gian và không gian.
Xây dựng văn hoá giao thông cần thiết phải bắt nguồn từ ý thức của người tham gia giao thông, trong đó, đội ngũ lái xe, phụ xe là lực lượng rất quan trọng.hơn ai hết, các doanh nghiệp vận tải cần tiếp tục chú trọng với việc bồi dưỡng,giáo dục, tăng cường, kiểm tra và giám sát hoạt động của lái xe, phụ xe.bản thân mỗi lái xe, phụ xe cũng cần trang bị cho mình những kiến thức dể thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ, công tác nghiêm túc với các cơ quan chức năng khi tham gia giao thông, ứng sử có văn hoá khi xảy ra tai nạn giao thông,có thái độ chu đáo với khách hàng...nhằm giữ vững uy tín cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn.
Thành lập tổ kiểm tra giám sát các lái xe vi phạm, đề xuất sử lý, kỉ luật xứng đáng,loại bỏ những nhân viên phục vụ thiếu kỷ luật, hành vi côn đồ.
cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, dán ảnh tội phạm, nghi phạm trên xe (như từng đề xuất).
khách hàng khi lên xuống phải đúng cửa, phải mua vé,giữ trật tự, nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, không hút thuốc lá, ăn kẹo cao su...
kết luận
Xe buýt mới được đưa vào hoạt động trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên nó đã thể hiện được ưu thế của mình trong việc giảm ách tắc và tai nạn giao thông, tạo sự thuận lợi cho khách hàng và đã trở thành một phương tiện khá phổ biến với người dân trên địa bàn thành phố. Bên cạnh những ưu điểm trên cũng còn khá nhiều bất cập, nổi bật trong đó là văn hoá trên xe buýt, trên xe còn có nhiều biểu hiện không lịch sự làm mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam
để phát triển hệ thống xe buýt ngày một tốt hơn, chúng ta phải quan tâm tới nhiều vấn đề. đặc biệt quan tâm tới “Văn hoá trên xe buýt”, đây chính là một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng để cho mọi người sử dụng xe buýt nhiều hơn nữa. từ những mặt tích cực và tiêu cực trên, chúng ta phải tiếp tục phát huy và rút kinh nghiệm để đem lại cho hành khách đi xe buýt có được cảm giác thoải mái và dễ chịu trên những chuyến đi.