Mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng triết lý kinh doanh riêng cho mình như là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động kinh doanh đạt được mục đích đã theo đuổi. Vậy triết lý kinh doanh là gì?
Có 3 định nghĩa về triết lý kinh doanh sau:
Định nghĩa theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh.
Định nghĩa theo các yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (triết lý doanh nghiệp) là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Định nghĩa theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Mặc dù triết lý kinh doanh được khái quát theo nhiều cách thức nhưng cũng chỉ nêu lên được những khía cạnh xung quanh theo nhiều cách khác nhau về triết lý kinh doanh, chưa có một khái niệm chung nhất cho điều đó , hơn nữa triết lý kinh doanh rất phong phú và đa dạng; triết lý có thể áp dụng cho các cá nhân kinh doanh,tổ chức kinh doanh hoặc cho cả hai loại hình cùng lúc.
Triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm 3 nội dung cơ bản: sứ mệnh, mục tiêu doanh nghiệp và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp.
Trên mọi lĩnh vực doanh nghiệp cần phải có những mục tiêu cụ thể để doanh nghiệp đó hướng tới cho tơi khi thực hiện được nhiệm vụ của mình.
5 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 7745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ví dụ thực tiễn về triết lý kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Văn hóa kinh doanh
ĐỀ TÀI: VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ “TRIẾT LÝ KINH DOANH”
GVHD: BÙI THỊ THU THỦY
SVTH: TẠ THỊ MAI (11/03/1991)
LỚP: KTAK7.3
NHÓM: 2
Mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng triết lý kinh doanh riêng cho mình như là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động kinh doanh đạt được mục đích đã theo đuổi. Vậy triết lý kinh doanh là gì?
Có 3 định nghĩa về triết lý kinh doanh sau:
Định nghĩa theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh.
Định nghĩa theo các yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (triết lý doanh nghiệp) là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Định nghĩa theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Mặc dù triết lý kinh doanh được khái quát theo nhiều cách thức nhưng cũng chỉ nêu lên được những khía cạnh xung quanh theo nhiều cách khác nhau về triết lý kinh doanh, chưa có một khái niệm chung nhất cho điều đó , hơn nữa triết lý kinh doanh rất phong phú và đa dạng; triết lý có thể áp dụng cho các cá nhân kinh doanh,tổ chức kinh doanh hoặc cho cả hai loại hình cùng lúc.
Triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm 3 nội dung cơ bản: sứ mệnh, mục tiêu doanh nghiệp và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp.
Trên mọi lĩnh vực doanh nghiệp cần phải có những mục tiêu cụ thể để doanh nghiệp đó hướng tới cho tơi khi thực hiện được nhiệm vụ của mình.
Triết lý kinh doanh được xây dựng dựa trên những chuẩn mực đạo đức của xã hội,có sự điều tiết của pháp luật, có sự tham gia của các mặt lợi ích kinh tế đúng đắn.
( Do vậy, triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của nó; là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp; là phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp.
Với triết lý kinh doanh tất cả bài toán đều có lời giải, vấn đề là có quyết tâm đi tìm cho đến cùng hay không, ông Trần Hải Bằng - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CPĐT Thanh Niên đã từng bước xây dựng công ty lớn mạnh.
Chiến lược Marketing thời khủng hoảng
Ông Trần Hải Bằng - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thanh Niên, đơn vị sở hữu thương hiệu vemaybay247.com cho biết năm 2004 cho biết qua mối quan hệ quen biết với một người bạn học MBA ở Hà Nội, ông tình cờ đến với nghề dịch vụ đại lý vé máy bay ở quy mô cá thể nhỏ lẻ.
Suy nghĩ ban đầu của ông Bằng là nghề này rất phát triển trong tương lai do dân số đông sẽ phải đi lại nhiều. Nghĩ là vậy, nhưng khi lao vào thực tế kinh doanh mới biết: tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành chỉ là 2 - 2,5% trên tổng giá trị vé bán trong khi chi phí phân bổ rất cao. Bạn bán một vé máy bay hoa hồng chỉ hưởng từ 40.000 đến 50.000 đồng, trong khi đó chi phí cho nó là xăng xe đi giao vé, nhân viên, in ấn, điện thoại, mặt bằng… Đây là một bài toán nan giải, đòi hỏi phải có biện pháp phát triển quy mô lớn mới bù đắp được chi phí. Nhưng bằng cách nào để tăng quy mô doanh thu khi loanh quanh cũng chỉ có vài mối quan hệ, mà không ổn định?
Trước năm 2008, khi chưa hiểu về tiếp thị qua Internet, kinh doanh đối với ông như một cực hình, triền miên là những tháng ngày lận đận vất vả tìm kiếm khách hàng và xoay xở lo chi phí từng ngày. Nhân viên chưa có do không đủ tiền trả lương. Bản thân giám đốc phải kiêm luôn công việc tiếp thị và nhiều việc lặt vặt khác mà không hiệu quả.
Khi tình cờ được một người bạn trong lĩnh vực IT giới thiệu về các công cụ tiếp thị qua tìm kiếm website như Google, Yahoo, Bing… vị giám đốc lóe lên ý tưởng: xây dựng một website và một chiến lược tiếp thị qua web, đó là kênh rẻ nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
Vemaybay247.com ra đời từ đó. Đến nay, sau 5 năm lập web, công ty dần đi vào ổn định và có lãi, đảm bảo thu nhập ổn định cho gần 40 nhân viên. Trong lĩnh vực kinh doanh đại lý vé máy bay, tiếp thị qua mạng internet giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí như ngoại giao, phần trăm hoa hồng, giao tiếp, in ấn và quảng cáo báo chí.
Trước năm 2008, khi thị trường còn rất ít đối thủ cạnh tranh biết được các khái niệm marketing online như tiếp thị qua mạng xã hội Facebook, SEO, SEM, google adwords, công ty đã tiên phong xây dựng được cho mình một chiến lược phù hợp với tình hình lúc đó: doanh nghiệp nhỏ, vốn rất ít, cạnh tranh thông qua website và các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là google.
Ban đầu, khi xây dựng website Vemaybay247 rất nhiều ý kiến hoài nghi, bàng quang, cho rằng làm cho vui thôi chứ quan trọng vẫn phải là tiếp thị trực tiếp đến từng doanh nghiệp, tức là phải quen biết theo kiểu cá nhân. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh ngược lại, nguồn thu từ người quen không thường xuyên và không đủ cho chi phí công ty. Chỉ có khách hàng với số lượng lớn, đều đặn mới có thể tạo ra sự ổn định cho công ty.
Khách hàng giới thiệu khách hàng, các mối quan hệ dần rộng mở với các Hãng hàng không toàn cầu, các nhà cung cấp hệ thống bán vé toàn cầu (GDS) như Galileo, Abacus…, khách đi định cư mỹ, canada, các doanh nhân, du học sinh, thăm thân, các công ty xuất khẩu lao động bắt đầu để ý và hỗ trợ tích cực.
Không khí văn phòng làm việc như khẩn trương, nhộn nhịp hơn, khí thế hơn, tất cả với một mục tiêu duy nhất: trở thành nhà cung cấp vé máy bay có chất lượng dịch vụ vượt trội tại TP HCM và trên toàn quốc. Kết quả là, chỉ sau 4 năm, tổng giá trị vé bán tăng vọt 500% một năm.
Trước mắt, thử thách vẫn đang tiếp tục, với những biến động công nghệ liên tục, bất ngờ, nhưng công ty vẫn giữ vững ngọn lửa nhiệt tình, đam mê, thái độ tích cực và quyết tâm của những ngày đầu lập nghiệp để từng bước chinh phục các mục tiêu cao hơn.
***Nhận định của cá nhân:
Triết lý của Lee Iacocca, CEO Tập đoàn Chrysler
"Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề không thể giải quyết được”.
( Câu nói này khích lệ chúng ta coi vấn đề là cơ hội. Không có gì là không thể vượt qua được nếu bạn nhìn nhận nó một cách sáng tạo và tích cực. Hãy chấp nhận thách thức và mạnh mẽ vượt lên phía trước.
Đối với lãnh đạo công ty trong ví dụ trên cũng vậy:
Trong trường hợp đang công ty đang có những biến chuyển không tốt như vậy thì ông Bằng đã nhận định được vấn đề:” Không thể kéo dài mãi tình trạng đó được, phải có một cách khác đi thì may ra mới tồn tại” và chính với triết lý kinh doanh đúng đắn ông dần tìm ra lối đi cho công ty của mình.”Tất cả các bài toán đều có lời giải”ông đã đưa ra được lý tưởng của kinh doanh của công ty , với phương châm hành động dù đối mặt với chông gai, nguy hiểm vẫn cố gắng đưa công ty thoát khỏi tình trang này và phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa. Định hướng cho nhân viên mục tiêu của công ty chính là chinh phục những khách hàng trên thị trường tiềm năng, thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo.
Bởi vì: Chính tư duy bán hàng theo quan hệ cá nhân ăn hằn thâm căn cố đế vào cách nghĩ của phần đông nhân viên tiếp thị bán hàng, do vậy cản trở họ tiếp cận thị trường online rộng lớn. Công nghệ đã làm thay đổi hành vi mua hàng của khách. Thế hệ khách hàng online đang mở rộng nhanh chóng, cần phải nắm bắt xu thế mới. Sau này, chính những ngườ trước đây từng không tin vào khả năng của ông phải công nhân ông đã đi đúng hướng.
Cứ như vậy những bước nhỏ thành công nối tiếp nhau, mỗi bước sau lại dài hơn, xa hơn, chắc chắn hơn và mạnh mẽ hơn công ty của ông sẽ không ngừng vươn xa hơn nữa.
Ông Bằng không thể có sự thành công lớn như vậy nếu không có một đội ngũ cán bộ làm việc có đẳng cấp, chuyên nghiệp, trung thành với công việc và công ty; ông đã huy động được trí tuệ tập thể, huy động các nguồn lực để cùng nhau tiến tới mục tiêu đè ra. Và đây chính là những mấu chốt quan trọng không thể thiếu được trong triết lý kinh doanh của công ty.
Nói tóm lại, khi triết lý kinh doanh đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp thì ắt mọi việc đều tiến triển 1 cách suôn sẻ, cơ hội phát triển vượt bậc;đây là 1 trong nhưng nhân tố tạo tiềm năng lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp biết đề ra nó và biết vận dụng nó.
Khách hàng là những người rất khó tính vì vậy để tạo được niềm tin, sự ưu ái của họ; đồng thời có được sự yêu mến của nhân viên đối với công ty, sư chú ý của các nhà đầu tư các doanh nghiệp phải có những chính sách về nhân lực, tài chính, kế hoạch kinh doanh……thật sự chu đáo.
Xã hội ngày một phát triển,công ty cần thiết phải thay đổi cùng thời đại thi mới có thể trụ vững được; tuy nhiên những thay đổi này luôn là con dao 2 lưỡi, vì lợi ích và sự phát triển lâu dài cho công ty nhà quản trị phải luôn nhìn lại các đối thủ của mình, xem xét công nghệ của công ty mình , cách quản lý của mình có bị lac hậu so với thời đại hay không.