Đề tài Việt Nam một môi trường tiềm năng thu hút đầu tư FDI trong giai đoạn 2006 đến nay

Đầu tư ra nước ngoài là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trong những năm gần đây. Và FDI chính là một trong những hình thức rất phổ biến mà các nước sử dụng khi đầu tư. Việt Nam với thế mạnh về nhân lực và vị trí địa lý đã trở thành môi trường thu hút nguồn FDI lớn từ nước ngoài. Đặc biệt, FDI ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng để Việt Nam phất triển kinh tế - xã hội. Vậy, thông qua đề tài này nhóm chúng tôi mong muốn tìm hiểu một số khía cạnh cơ bản về Việc đầu tư FDI của các nước vào Việt Nam.

doc58 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việt Nam một môi trường tiềm năng thu hút đầu tư FDI trong giai đoạn 2006 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa kinh tế - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ CHí Minh Ngành Kinh tế đối ngoại Bộ môn Kinh tế quốc tế VIỆT NAM – MỘT MÔI TRƯỜNG TIỀM NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ FDI TRONG GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY ™&˜ Nhóm thực hiện : Trần Thị Thu Ánh Bùi Thị Cam Vũ Thị Xuân Đào Võ Nguyễn Ngọc Hạnh Phạm Thị Thanh Hằng Hồ thị Phương Liên Nguyễn Thị Thúy Kiều Trần Thị Tình Đoàn Thị Thiệt Lê Thị Đoan Trang Lớp : 402B GV hướng dẫn : Hoàng Vĩnh Long Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng…năm…. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu………………………………………………... Lý do thực hiện đề tài………………………………………….. Mục đích thực hiện đề tài……………………………………… Nội dung……………………………………………………. Chương 1: Đầu tư FDI vào Việt Nam tử năm 2006 đến nay………. Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam…………………………… Các nước điển hình đầu tư FDI vào Việt Nam………………… Chương 2: Đánh giá hiệu quả đầu tư FDI vào Việt Nam………….. Tình hình giải ngân FDI………………………………………… Hiệu quả các dự án FDI………………………………………… Tác động của FDI đến sản lượng, việc làm, xuất nhập khẩu của Việt Nam ……………………………………………………… Chương 3: Triển vọng, giải pháp đầu tư FDI vào Việt Nam………. Triển vọng……………………………………………………… Giải pháp……………………………………………………….. Chương 4: Đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoài………………. Đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoài……………………… Các dự án đầu tư lớn của Việt Nam……………………………. Đánh giá tổng quan hiệu quả đầu tư…………………………… Kết luận……………………………………………………. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do thực hiện đề tài: Đầu tư ra nước ngoài là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trong những năm gần đây. Và FDI chính là một trong những hình thức rất phổ biến mà các nước sử dụng khi đầu tư. Việt Nam với thế mạnh về nhân lực và vị trí địa lý đã trở thành môi trường thu hút nguồn FDI lớn từ nước ngoài. Đặc biệt, FDI ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng để Việt Nam phất triển kinh tế - xã hội. Vậy, thông qua đề tài này nhóm chúng tôi mong muốn tìm hiểu một số khía cạnh cơ bản về Việc đầu tư FDI của các nước vào Việt Nam. Mục đích thực hiện đề tài: Vai trò của nguồn vốn FDI ngày càng được khẳng định. Nó trở thành nhân tố hấp dẫn mà nhiều quốc gia muốn nắm giữ. Và Việt Nam - không nằm ngoài vòng xoáy đó, cũng không ngừng nỗ lực để ngày càng thu hút nguồn đầu tư FDI nhiều hơn. Vậy nguồn đầu tư FDI vào Việt Nam như thế nào? Tại sao Việt Nam lại làm được điều đó? Tại sao chúng ta phải thu hút đầu tư ? Và những dự án lớn nào đã được đầu tư vào nước ta? Hiệu quả của việc đầu tư ra sao?...Với đề tài này, nhóm chúng tôi mong muốn sẽ đưa ra câu trả lời rõ hơn, sâu hơn về các vấn đề đó. Song, với vốn kiến thức có hạn và những lý do khác, chúng tôi không tránh khỏi sai sót trong bài viết của mình. Chúng tôi kính mong nhiều sự góp ý chân thành để đề tài này hoàn thiện hơn. Giới hạn đề tài nghiên cứu: Trong đề tài này, nhóm chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu nguồn đầu tư FDI vào Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay. NỘI DUNG Đầu tư ra nước ngoài là phương thức bỏ vốn của chủ đầu tư vào kinh doanh dài hạn ở nước ngoài nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và đạt được mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định  Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu hướng tất yếu khi mà các nền kinh tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có các nước phát triển đóng vai trò là chủ đầu tư mà trong những giai đoạn gần đây đã có sự tham gia của các nước đang phát triển vào hoạt động này. Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới là không đồng đều, khả năng khai thác các lợi thế vốn có của các quốc gia là không giống nhau. Các quốc gia phát triển đã và đang khai thác các thế mạnh của mình; còn các quốc gia đang phát triển thì sau một thời gian dài học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư đã tiến hành đầu tư sang các nước có trình độ kinh tế phát triển kém hơn và thậm chí là đầu tư trở lại các nước phát triển. Các quốc gia đang phát triển các lợi thế của mình để đầu tư vào những lĩnh vực mà ở nước tiếp nhận đầu tư còn bỏ ngỏ hay lợi nhuận biên cao hơn so với khi thực hiện ở chính quốc. Thứ hai, các quốc gia đang phát triển trước đây phần lớn trình độ kinh tế còn thấp, trong những giai đoạn trở lại đây nhờ sự nỗ lực của chính bản thân quốc gia và nguồn vốn nước ngoài mà các quốc gia này đã dần vươn lên về mọi mặt để có thể thực hiện đầu tư, phát triển các lợi thế của mình ở trong và ngoài nước. Vốn là yêu cầu tối thiểu nhà đầu tư cần phải có khi tiến hành hoạt động đầu tư. Trước đây, các nước đang phát triển có tỷ lệ tiết kiệm thấp, nghèo nàn, lạc hậu do đó không thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì nay các nước này đã có sự phát triển, thêm vào đó là tư tưởng hướng ngoại- chiến lược kinh doanh không chỉ còn nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nữa mà vươn ra bên ngoài. Thứ ba, bối cảnh nền kinh tế hiện nay là các quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện rất rõ thực trạng này. Khi các quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi quốc gia đảm nhiệm một vai trò mà mình có thế mạnh và để tận dụng được tối đa các lợi thế của các nước lại thì họ liên kết: đó là hợp tác. Và trong quá trình phát triển các quốc gia cũng cạnh tranh với nhau để sao cho nước mình thu được nhiều lợi ích nhất. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là xu thế tất yếu khách quan và cần thiết để các quốc gia đang phát triển tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế của mình trên con đường phát triển đất nước. Lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng có hiệu quả nguồn lực "dư thừa" tương đối trong nước, nâng cao tỷ suất đầu tư, khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia. Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các quốc gia này sẽ đem các nguồn lực có lợi thế của mình để tiến hành đầu tư và có thể sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn khi tiến hành đầu tư trong nước bởi: trong môi trường mới, nguồn lực mà nhà đầu tư đem đi đầu tư sẽ được khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn, các nguồn lực được khai thác tối đa. Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư tìm kiếm và tận dụng được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở trong nước, xây dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định với giá cả hợp lý. Nguồn lực và khả năng khai thác các nguồn lực này tại mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau. Do vậy, mới dẫn đến tình trạng là có những nơi "thừa" tương đối và "thiếu" tương đối các nguồn lực. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi nhà quản lý đều phải luôn tìm cách tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận nên họ cố gắng sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất  và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một giải pháp. Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách để thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Thâm nhập thị trường theo cách này sẽ giúp người tiêu dùng nước sở tại làm quen với sản phẩm của nước đầu tư do vậy góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh được hàng rào thương mại. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thuế quan, hạn ngạch và các hình thức phi thuế quan khác để kiểm soát việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Thông thường chính phủ của các nước kiểm soát thương mại quốc tế nhằm mục đích tăng thu ngân sách, bảo hộ các ngành công nghiệp và thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế của mình. Ngoài thuế quan và hạn ngạch, chi phí vận tải cũng là một bộ phận cấu thành hàng rào thương mại. Các loại sản phẩm như khoáng sản, xi măng, vật liệu xây dựng... có hàm lượng giá trị tương đối thấp lại cồng kềnh nên chi phí vận chuyển chúng đã thực sự làm giảm lợi nhuận biên của nhà sản xuất và là trở ngại thực sự cho việc xuất khẩu. Trong các trường hợp như vậy, các nhà sản xuất thay vì xuất khẩu hàng hoá, họ xuất khẩu tư bản hay đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm chi phí và tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của các nước. Thứ năm, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho các nhà đầu tư kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đổi mới công nghệ thông qua việc di chuyển công nghệ cũ, đã hao mòn về vô hình sang các nước nhận đầu tư. Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài nước đầu tư có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao được năng lực quản lý thông qua việc học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh tế. Điều kiện để các doanh nghiệp các nước đang phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Về phía doanh nghiệp, để có thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các doanh nghiệp các nước đang phát triển cần phải đáp ứng một số điều kiện sau: Các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính đủ mạnh để tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào doanh nghiệp cũng cần phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh và đặc biệt là trong môi trường kinh doanh, đầu tư ở nước ngoài. Bởi trong môi trường nước ngoài doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn và nếu vượt qua những thách thức này thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế lớn hơn so với đầu tư ở trong nước. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư phải có thế mạnh của doanh nghiệp như công nghệ sản xuất, bí quyết kỹ thuật, kỹ năng sản xuất sản phẩm vượt trội. Đôi khi trong môi trường khách quan như nhau nhưng doanh nghiệp nào nắm trong tay bí quyết, công nghệ sản xuất sản phẩm nào đó thì sẽ làm cho chi phí sản phẩm sản xuất thấp hơn mặt bằng chung và chất lượng bằng hoặc cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được lợi ích cao hơn các doanh nghiệp còn lại. Các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở giá trị của sản phẩm trong hiện tại cũng như tương lai đối với người tiêu dùng. Nếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh sẽ cho phép doanh nghiệp không chỉ khẳng định vị trí của doanh nghiệp ở trong nước mà còn tạo tiền đề cho việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, nguồn nhân lực cũng là một yêu cầu. Con người có thể sáng tạo ra sản phẩm, tổ chức quản lý kinh doanh. Do vậy, nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực đảm bảo đủ năng lực thì việc sử dụng các nguồn lực cũng như các thế mạnh của doanh nghiệp sẽ hiệu quả và được khai thác tối đa. Về phía nhà nước, trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nếu chỉ mình doanh nghiệp cố gắng thôi thì chưa đủ, hoạt động này cũng cần sự phối hợp, tạo điều kiện từ phía nhà nước. Sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Sự thay đổi các chính sách vĩ mô của nhà nước ( chính sách tài chính tiền tệ, chính sách xuất khẩu, chính sách quản lý ngoại hối) có ảnh hưởng mạnh tới việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp. Bởi một khi các chính sách này có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ. Hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của nước đầu tư chủ yếu bao gồm: các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, trợ giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, bảo hiểm đầu tư, cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư... Các hoạt động này tạo ra cơ sở pháp lý, tiền đề cần thiết cho nhà đầu tư ở nước ngoài. Chương 1: Đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2006 đến nay Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến nay Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006 cả nước thu hút khoảng 9 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 38,5% so kế hoạch và tăng 31,7% so với năm 2005. Đây là mức vốn đầu tư đăng ký mới đạt cao nhất kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (1987) đến nay. Với kết quả này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định, năm 2007, con số 9,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn có thể đạt được. Tiếp theo đà phát triển của năm 2006 cùng với các yếu tố mới tác động tới hoạt động đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, năm 2007, thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ đạt khoảng 9,2 tỷ USD, tăng 34,3% so với kế hoạch ban đầu và tăng 2,2% so với năm 2006. Vốn thực hiện ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 10% so năm 2006. Vốn đầu tư chủ yếu thuộc về ngành Công nghiệp - Xây dựng với khoảng 60%, ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp 4,5%, còn lại 35,5% của ngành dịch vụ. Cơ sở để ngành Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự báo như vậy dựa trên một số yếu tố: Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu và kinh doanh dịch vụ ra thế giới. Cùng với tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đặc biệt là các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC 14 vừa qua sẽ tiếp tục làm gia tăng mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong thời gian tới, nhất là từ các tập đoàn, doanh nghiệp tiềm năng của 21 nền kinh tế APEC. Môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện do việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, thông qua việc ban hành và áp dụng hàng loạt các đạo luật quan trọng mới cũng như thực hiện phân cấp triệt để việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, kinh doanh cho các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài địa phương. Đồng thời, hệ thống kết cấu hạ tầng do được đầu tư trong các năm qua cũng tiếp tục được cải thiện. Một số các dự án lớn đang xúc tiến đầu tư và được các nhà đầu tư quan tâm như: dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa; dự án xây dựng Khu kinh tế Vân Phong bao gồm cảng trung chuyển container quốc tế tại Khánh Hòa; dự án xây dựng Nhà máy sản xuất thép Thạch Khê (Hà Tĩnh); dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương; dự án sản xuất bô xít tại Lâm Đồng; dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây); dự án sản xuất mạch điện tử PCB do Nhật Bản đầu tư; chưa kể một số dự án lớn khác trong lĩnh vực sản xuất điện khí và thăm dò, khai thác, chế biến dầu thô, đóng tàu chở dầu đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Trên thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng đổ vào các nước đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có môi trường đầu tư thuận lợi. Để san sẻ rủi ro do đầu tư quá lớn vào Trung Quốc, các tập đoàn lớn đã và đang điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn, phân bổ nguồn vốn đầu tư sang một số nước khác trong khu vực. Trong bối cảnh đó, Việt Nam với chính sách đối ngoại rộng mở và môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện đang trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn quốc tế... Tuy nhiên cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, sâu rộng hơn trên bình diện quốc gia do thuế nhập khẩu cắt giảm theo cam kết WTO, cạnh tranh giữa các nước nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài sẽ tiếp tục gia tăng. Cùng với việc gia tăng sức ép cạnh tranh, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ dẫn đến ngừng triển khai dự án hoặc rơi vào tình trạng phá sản. Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về Luật Lao động chưa tốt, tiềm ẩn tình trạng đình công bất hợp pháp tại một số doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, chi phí sản xuất gia tăng do giá cả một số mặt hàng, nhất là giá nhiên liệu (điện, than...) tăng đáng kể, cộng với chi phí tiền lương tăng sau khi nâng mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Hệ thống kết cấu hạ tầng của nước ta tuy đã được nâng cấp, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, tình trạng thiếu điện nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và gây tâm lý lo ngại đối với các nhà đầu tư mới. Tương tự, sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế cũng đang dẫn tới nguy cơ quá tải của hệ thống giao thông, cảng biển, thông tin viễn thông và cấp thoát nước... sẽ làm tăng khó khăn, thách thức trong cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta trong thời gian tới. Do đó, để hoàn thành kế hoạch của năm 2007, việc thực hiện phân cấp triệt để quản lý đầu tư cho các địa phương là giải pháp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng sẽ tạo ra một làn sóng thu hút đầu tư mạnh mẽ từ phía các địa phương. Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư không giữ quyền cấp giấy phép đầu tư, việc cấp phép dành cho các địa phương và chỉ các dự án địa phương không cấp được thì Thủ tướng Chính phủ mới giao Bộ cấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đi vào xúc tiến, vận động đầu tư, hỗ trợ các địa phương thực hiện việc thu hút đầu tư tại địa phương, hỗ trợ địa phương xử lý các dự án đầu tư cụ thể. "Từ trước đến nay, nhiều địa phương vẫn có quan niệm việc thu hút đầu tư là của Nhà nước nên họ không năng động, không cởi mở với các nhà đầu tư. Với cách làm mới này, sẽ tạo ra một cuộc "chạy đua" giữa các địa phương với nhau về vấn đề cải thiện thủ tục hành chính. Nếu nơi nào có thủ tục hành chính tốt, các nhà đầu tư sẽ đến, kể cả nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Đây cũng là một hình thức để đánh giá năng lực hoạt động và tính năng động của từng địa phương" - Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhấn mạnh. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã thành lập 3 đội đặc nhiệm để kịp thời xử lý các vướng mắc, lúng túng của các địa phương trong thực hiện việc phân cấp này. Nhìn chung môi trường đầu tư của nước ta tiếp tục được cải thiện. Theo kết quả khảo sát của Tổ chức JBIC, các công ty Nhật Bản xếp nước ta vào hàng thứ 3 về mức độ hấp dẫn đầu tư sau Trung Quốc và Ấn Độ, trên Thái Lan là nước được xếp vị trí thứ 3 vào năm trước.  Vốn cấp mới và vốn thực hiện dắt tay nhau cán đích lên con số kỷ lục, nhiều tập đoàn lớn triển khai những dự án đầu tư quy mô vào Việt Nam. Đó có thể xem là những nét chính trong bức tranh toàn cảnh về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong năm 2006. Năm 2006, cả nước thu hút được xấp xỉ 10,2 tỷ USD vốn FDI, tăng hơn 45% so với năm 2005, và vượt 32% kế hoạch đầu năm đề ra (6,5 tỷ USD). Kết quả này là con số cao nhất từ trước đến nay, vì "đỉnh" cũ - FDI vào Việt Nam năm 1996 - được ghi nhận cũng chỉ dừng ở mức 8,6 tỷ USD. Tuy kế hoạch thu hút FDI đề ra đầu năm chỉ là 6,5 tỷ USD, song ngay trong 10 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông báo hoàn thành nhiệm vụ. Sau sự kiện vui mừng này, các nhà quản lý cũng chỉ dám đưa ra dự báo trên 8 tỷ USD, rồi 8,5 tỷ USD, tiếp đó là 9,5 tỷ USD. Tất cả những dự báo trên đã "nhầm", nhưng là "nhầm" trong niềm hân hoan. Và trong bức tranh về FDI ở nước ta trong năm 2006, không thể không nhắc tới sự xuất hiện hàng loạt các dự án đầu tư có quy mô lớn do các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới của Mỹ, Nhật Bản, và một số đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan,… “Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đã và đang đặc biệt để mắt tới Việt Nam”. Những dự án có thể điểm mặt là Công ty Posco có vốn đầu tư 1,12 tỷ USD, Công ty Intel Products Việt Nam trên 1 tỷ USD, Công ty Tycoons Worldwide Steel Việt Nam đầu tư 556 triệu USD, Công ty Phát triển T.H.T đầu tư 314 triệu USD,… Chính những dự án này góp phần đưa số vốn FDI vào nước ta trong năm 2006 “leo thang” theo từng tháng, đồng thời quảng bá hai chữ Việt Nam đến với các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, năm 2006 cũng là năm ghi nhận sự bứt phá của một số địa phương trong việc tiếp nhận nguồn vốn này. Nếu như năm ngoái, mới 6 tỉnh có FDI đạt trên 100 triệu USD thì năm 2006 con số này đã tăng lên gấp đôi. Đáng chú ý, một số “tân binh” như Hà Tây, Quảng Ngãi, và Lào Cai năm trước không những không lọt vào “bảng vàng” mà còn đứng ở hạng thấp, năm nay đã lọt vào top 10 tỉnh đứng đầu về thu hút FDI với các vị trí lần lượt thứ 3, thứ 5, và thứ 9. Yếu tố được coi là cú hích cho những “tân binh” này chính là sự thực hiện phân cấp triệt để trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các địa phương, theo Luật Đầu tư mới có hiệu lực từ 1/7/2006. Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới “mùa vàng” FDI trong năm Bính Tuấ