Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, tiền thân là Tổng công ty Thiết bị điện tử Thông tin, là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 theo Nghị định số 58/HĐBT. Ngày 20 tháng 6 năm 1989 Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng, Bộ quốc phòng ký Quyết định số 189/QĐ-QP quy định về quyền hạn và cơ cấu tổ chức của công ty. Theo đó, Tổng công ty Thiết bị điện tử Thông tin trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc là đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản ngân hàng, được dùng con dấu dân sự để giao dịch kinh tế.
Ngày 27 tháng 7 năm 1993, theo Quyết định số 336/QĐ-BQP về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước, Công ty Thiết bị điện tử Thông tin thuộc Bộ Tư Lệnh Thông tin liên lạc có tên giao dịch quốc tế là SIGELCO.
Ngày 14 tháng 7 năm 1995, theo Quyết định số 615/QĐ-QP của Bộ quốc phòng, Công ty Thiết bị điện tử Thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel, trở thành nhà khai thác bưu chính viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
Ngày 19 tháng 4 năm 1996, Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được thành lập theo Quyết định số 522/QĐ-BQP trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử Thiết bị thông tin 1 và Công ty Điện tử Thiết bị thông tin 2.
Ngày 28 tháng 10 năm 2003, Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel Corporation, tên viết tắt là Viettel.
Ngày 6 tháng 4 năm 2005, theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, Công ty Viễn thông Quân đội được chuyển thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
23 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Viettel tại Campuchia - Metfone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------ooOoo------
Đề tài
VIETTEL TẠI CAMPUCHIA – METFONE
Nhóm: Nguyễn Mỹ Linh
Lê Đức Anh
Phạm Thu Phương
Đỗ Thị Thuý An
Phạm Thị Thảo
Lê Thị Bích Thuỳ
Trịnh Tường Vân
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Hà Nội 2011
Mục lục
1. Giới thiệu chung về Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel…………..3
2. Lý do đầu tư ra thị trường nước ngoài……………………………………7
3. Lý do chọn Campuchia là thị trường mục tiêu…………………………...8
4. Phương thức thâm nhập thị trường Campuchia…………………………..9
5. Phân tích 7Ps……………………………………………………………...9
6. Điểm yếu………………………………………………………………...16
7. Điểm mạnh………………………………………………………………17
8. Đối thủ cạnh tranh ………………………………………………………19
9. Biện pháp hoàn thiện chiến lược phát triển của Metfone……………….20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giới thiệu chung về Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel
Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, tiền thân là Tổng công ty Thiết bị điện tử Thông tin, là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 theo Nghị định số 58/HĐBT. Ngày 20 tháng 6 năm 1989 Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng, Bộ quốc phòng ký Quyết định số 189/QĐ-QP quy định về quyền hạn và cơ cấu tổ chức của công ty. Theo đó, Tổng công ty Thiết bị điện tử Thông tin trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc là đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản ngân hàng, được dùng con dấu dân sự để giao dịch kinh tế.
Ngày 27 tháng 7 năm 1993, theo Quyết định số 336/QĐ-BQP về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước, Công ty Thiết bị điện tử Thông tin thuộc Bộ Tư Lệnh Thông tin liên lạc có tên giao dịch quốc tế là SIGELCO.
Ngày 14 tháng 7 năm 1995, theo Quyết định số 615/QĐ-QP của Bộ quốc phòng, Công ty Thiết bị điện tử Thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel, trở thành nhà khai thác bưu chính viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
Ngày 19 tháng 4 năm 1996, Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được thành lập theo Quyết định số 522/QĐ-BQP trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử Thiết bị thông tin 1 và Công ty Điện tử Thiết bị thông tin 2.
Ngày 28 tháng 10 năm 2003, Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel Corporation, tên viết tắt là Viettel.
Ngày 6 tháng 4 năm 2005, theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, Công ty Viễn thông Quân đội được chuyển thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
- Tên đầy đủ
: Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel
- Tên giao dịch bằng tiếng anh
: Viettel Corporation
- Tên viết tắt
: Viettel
- Trụ sở giao dịch
: số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại
: (84-4) 62556789
- Fax
: (84-4) 62996789
- Email
: gopy@viettel.com.vn
- Website
: www.viettel.com.vn
Các hoạt động kinh doanh chính:
- Cung cấp dịch vụ Viễn thông; - Truyền dẫn;- Bưu chính;- Phân phối thiết bị đầu cuối;- Đầu tư tài chính;- Truyền thông;- Đầu tư Bất động sản;- Xuất nhập khẩu;- Đầu tư nước ngoài.
Triết lý thương hiệu
- Luôn đột phá, đi đầu, tiên phong.- Công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt.- Liên tục cải tiến.- Quan tâm đến khách hàng như những cá thể riêng biệt.- Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội.- Trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp.
Triết lý kinh doanh
- Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
- Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
- Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung VIETTEL
8 giá trị cốt lõi
- Thực tiễn là tiêu chuẩn ĐỂ KIỂM NGHIỆM CHÂN LÝ- Trưởng thành qua những THÁCH THỨC VÀ THẤT BẠI- Thích ứng nhanh là SỨC MẠNH CẠNH TRANH- Sáng tạo là SỨC SỐNG- Tư duy HỆ THỐNG- Kết hợp ĐÔNG TÂY- Truyền thống và CÁCH LÀM NGƯỜI LÍNH- Viettel là NGÔI NHÀ CHUNG
Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: "Trở thành công ty phân phối sản phẩm công nghệ kiểu mới hàng đầu tại Việt nam trong đó lấy sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ tin học, viễn thông làm chủ lực ,hướng tới sự phát triển bền vững“
Sứ mệnh: "Chúng tôi luôn lấy sáng tạo là sức sống , lấy thích ứng nhanh làm sức mạnh cạnh tranh , không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của khách hàng"
Ý nghĩa slogan : “SAY IT YOUR WAY”- Hãy nói theo cách của bạn.
- Viettel đã thuê JW Thomson (JWT) – Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại ViệtNam để tư vấn với trị giá hợp đồng của Viettel và JWT lúc đó có giá trị 45000 USD thực hiện trong vòng 2 tháng (thực tế mất tới 8 tháng). Đây là một hợp đồng lịch sử làm marketing của công ty Viettel. - Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách của bạn”. Ý nghĩa logo- Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng.- Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông).- Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel.
Thành tựu đạt được
- Với gần 28 triệu thuê bao, Viettel được xếp hạng thứ 36 trong tổng số 746 nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động trên toàn thế giới.
- Xét theo khu vực Đông Nam Á, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ 4 trong 51 nhà cung cấp dịch vụ của khu vực.
- Viettel là nhà cung cấp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam:
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền, hải đảo đất nước.
- Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu khách hàng và gần 7000 trạm phát sóng (BTS) - trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
2. Lý do Viettel đầu tư ra thị trường nước ngoài
Dù là nước công nghiệp hay nông nghiệp, phát triển hay đang phát triển, viễn thông cũng là một phần tất yếu của cuộc sống và không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng và hiện đại hóa của mỗi quốc gia. Do đó Chính phủ cũng như người dân tại các nước đang phát triển đang rất cần và mong muốn có được từ nhà đầu tư nước ngoài.
Trong ngành viễn thông hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp nhập. Nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì các nhà viễn thông sẽ khó có thể tiếp tục thành công như ở Việt Nam.
Ra đời và trưởng thành ở một thị trường viễn thông ở 1 quốc gia đang phát triển nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu và chia sẻ những điều mà các quốc gia đang phát triển đang trăn trở.
3. Lý do chọn Campuchia là thị trường mục tiêu
- Campuchia là một thị trường di động đầy tiềm năng bởi người dân chủ yếu dùng di động (chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định). Hơn nữa các công ty viễn thông vẫn còn hời hợt khi đầu tư vào thị trường này.
Số thuê bao di động tại Lào và Campuchia tính đến hết năm 2008(Nguồn : )
- Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của Campuchia được cho là thuận lợi nhất và phù hợp với khả năng nội tại của Viettel - cơ sở mẹ phát triển mạnh ở Việt Nam với nhiều kinh nghiệm phát triển thị trường.
- Campuchia có nét tương đồng về văn hóa, khả năng am hiểu thị trường và khoảng cách gần là lợi thế khi xây dựng hạ tầng.
- Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia đã có bề dầy truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo.
4. Phương thức thâm nhập thị trường Campuchia
Viettel sử dụng phương thức thâm nhập thị trường Campuchia là Đầu tư trực tiếp 100% vốn.
( Phương thức thâm nhập thị trường tốt nhất để giảm thiểu rủi ro do việc mất khả năng kiểm soát và giám sát công nghệ trong cạnh tranh.
( Việc thành lập công ty con còn giúp cho Tổng công ty Viettel có thể tự chủ động hoạch định mọi chiến lược, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trường khác nhau.
Tuy nhiên việc đầu tư trực tiếp cũng tạo những bất lợi: Đây là phương thức tốn kém nhất vì công ty phải đầu tư 100% vốn xây dựng hạ tầng, mạng lưới… phục vụ thị trường nước ngoài.
Công ty mẹ phải chịu toàn bộ rủi ro của việc thành lập công ty con ở nước ngoài do sự biến động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.
5. Phân tích 7 Ps
5.1. Product
Các lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty Dịch vụ Viettel đầu tư tại Campuchia là dịch vụ viễn thông và internet băng thông rộng.
Dịch vụ viễn thông:
Viettel được phép thiết lập mạng và khai thác các dịch vụ viễn thông sau:
- Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt ( PSTN ) và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp các dịch vụ: điện thoại, fax trên toàn quốc.
- Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.
- Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP.
Internet băng thông rộng:
- Cung cấp ADSL, FTTH, Wimax
- Cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng ( ISP ) và kết nối Internet ( IXP).
5.2. Price
Hãng viễn thông duy nhất tính cước theo block 1 giây
Cách tính cước được chia nhỏ hơn so với cách tính cước của các nhà cung cấp khác đã làm.
Áp dụng cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc tế.
( tiết kiệm 25% chi phí cho người dân Campuchia
Chính sách chia sẻ lợi nhuận với người tiêu dùng thông qua số phút họ nghe trong tháng
Khách hàng sẽ được cộng tiền vào tài khoản tương ứng với số phút mà họ đã nghe trong tháng kể cả nội mạng và ngoại mạng.
Metfone là mạng đầu tiên và duy nhất tại Campuchia có chính sách nghe cũng được nhận tiền.
5.3. Promotion
- Tham gia tài trợ cho triển lãm “Cambodia ICT& Telecom World Expo” - triển lãm lớn nhất về công nghệ thông tin của Campuchia diễn ra trong 3 ngày, từ 3 đến 5/4/2009 ==> Cơ hội quảng bá các sản phẩm.
- Dự kiến trong vòng năm năm tới Metfone sẽ cung cấp dịch vụ interrnet miễn phí cho 1.000 trường học với tổng giá trị dịch vụ tài trợ tương đương 5 triệu USD.
( Metfone đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Campuchia cũng như quảng bá được chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như hình ảnh và thương hiệu của Metfone.
- Metfone cũng nỗ lực tạo lập mối quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền, quân đội, với nhân dân bản địa.
( Giúp xây dựng hình ảnh, củng cố và tăng cường uy tín của Metfone, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện đúng triết lý kinh doanh của Viettel là "kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội", đẩy mạnh những hoạt động xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học, các bệnh viện.
( Giúp thương hiệu Metfone đi sâu vào đời sống người dân Campuchia, chiếm được thiện cảm của người dân
- Chăm sóc khách hàng:
Ngay khi đầu tư sang thị trường này, Metfone đã có khẩu hiệu: “Mạng Metfone là mạng của người Campuchia”.
Khách hàng của Metfone thì phải được hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính sản phẩm.
5.4. Place
Ngày 19/2/2008, tại Phnom Penh, Viettel Cambodia Pte. (VTC) đã tổ chức lễ khai trương mạng Metfone. Campuchia trở thành thị trường đầu tiên Metfone nhắm tới để đưa mạng di động của mình vào hoạt động.
Tấn công và mở rộng thị trường tại Campuchia, mạng Metfone đã thu được những thành công đáng kể. Điểm thành công nhất là Metfone đã đặt trung tâm giải đáp khách hàng Call Center lớn và hơn 100 cửa hàng lớn nhỏ trực tiếp phục vụ cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng. Hiện nay, với 1100 trạm BTS và 7000 km cáp quang, Metfone trở thành nhà cũng cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng tốt nhất tại Campuchia.
Trở thành thương hiệu lớn và được coi là “gói kích cầu”, Metfone mở rộng cung cấp dịch vụ di động tới tận những vùng xa xôi nhất của vương quốc Campuchia. Metfone đã nỗ lực xây dựng một hệ thống kênh phân phối đa dạng và linh hoạt trên phạm vi toàn quốc như: hệ thống các cửa hàng giao dịch trực tiếp, đại lý ủy quyền, kênh bán hàng trực tiếp, hệ thống bán lẻ (điểm bán).
Tháng 9/2008, Metfone đã đưa vào sử dụng một trạm BTS trên đảo Koh Tang do quân đội quản lý. Đặt tại điểm trung tâm cao nhất của đảo, vùng phủ sóng của trạm BTS mới này mở rộng đến 50 km ra phía biển.
Các kênh phân phối cho đến cuối năm 2009:
- Cửa hàng trực tiếp xuống từng huyện: 150
- Đại lý: 8.000
- Điểm bán: 20.000
- Cộng tác viên đến tuyến xã: 2.000
- Nhân viên bán hàng trực tiếp: 400
Những đại lý của Metfone đã được lựa chọn kỹ lưỡng về diện tích mặt tiền, chiều sâu, được trang trí biển hiệu, logo, poster, băng rôn, để thu hút khách hàng.
Dần chiếm lĩnh thị phần tại đây, Metfone không chỉ trở thành doanh nghiệp lớn nhất mà còn là doanh nghiệp duy nhất cung cấp với đầy đủ dịch vụ viễn thông tại thị trường mục tiêu nhiều tiềm năng và cơ hội.
5.5. People
Với triết lý: “Sáng tạo để phục vụ con người – Caring Innovator” có thể thấy con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong sự hình thành và phát triển của Viettel. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel bao gồm: Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ máy giúp việc.
Bộ máy quản trị của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel được tổ chức và điều hành theo mô hình trực tuyến - chức năng đảm bảo quyền, trách nhiệm chỉ huy và giám sát của các cấp lãnh đạo được thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời đảm bảo duy trì thường xuyên hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các phòng ban chức năng.
Đến hết năm 2008: Viettel thu hút được một lực lượng lao động khá lớn với trên 11.000 cán bộ nhân viên. Trong đó, lực lượng lao động công nghệ chiếm khoảng trên 60% tổng lao động, thể hiện quy mô kinh doanh của Viettel đang mở rộng. Lao động quản lý chiếm khoảng 25%, còn lao động phục vụ chiếm khoảng 15%.
( Viettel đã thực sự quy tụ và xây dựng được cho mình một đội ngũ nhân viên kỹ thuật và kinh doanh hùng hậu đảm bảo về chất lượng và số lượng phục vụ cho dự án đầu tư nước ngoài.
Tại thị trường Campuchia: Metfone cũng thực hiện chương trình xã hội hoá bán hàng nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa. Hiện nay, ở Campuchia có hơn 1.000 cán bộ nhân viên đã qua đào tạo chuyên môn, mà trong đó 90 % là cán bộ, nhân viên người Campuchia với thu nhập ổn định hằng tháng, trung bình 60 – 65 USD/người.
5.6. Process
Quy trình Viettel đưa sản phẩm ra nước ngoài:
- Kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo sau: kinh doanh viễn thông là kinh doanh hạ tầng. Sản phẩm của viễn thông chính là hạ tầng. Để đưa sản phẩm tới tay người dùng thì phải đầu tư lớn về hạ tầng.
Trong vòng 2 năm kể từ khi Dự án xây dựng mạng di động Metfone được chính thức cấp phép triển khai ( tại Campuchia ) mạng Metfone đã có hơn 1.000 trạm BTS và một mạng truyền dẫn cáp quang lớn nhất Campuchia với chiều dài hơn 5.000 km phủ khắp các quốc lộ, tỉnh, thành, trung tâm huyện, vươn ra cả vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. => trong khi các công ty nước ngoài khác muốn có lãi ngay nên tính toán đầu tư vào những nơi dễ có lợi, Viettel đi lắp đặt trạm tới tận vùng sâu vùng xa để đảm bảo về mặt cơ sở hạ tầng.
Về mạng truyền dẫn cáp quang, hiện Viettel là doanh nghiệp duy nhất có hệ thống cáp quang lớn nhất Campuchia, có mặt ở tất cả các tỉnh, huyện của Campuchia. Thứ hai là về trạm BTS, Viettel cũng đứng đầu về số lượng. Tính đến hết năm 2008 đã có được 1000 trạm, nửa năm 2009 sẽ lên tới 2000 trạm và hết năm 2009 là 3000 trạm.
Cho tới Tháng 2/2009, tại Lào Viettel cũng đã lắp đặt trên 200 trạm phát sóng BTS, với gần 50.000 thuê bao di động.
- Thực hiện kết nối trước: nếu một số người dân chưa có nhu cầu hoặc chưa có khả năng chi trả thì kích thích tiêu dùng bằng cách đầu tư cho họ để trở thành khách hàng sau này.
- Cung cấp dịch vụ theo triết lý 4Any: (anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá). coi viễn thông là hàng hoá thông thường chứ không phải là dịch vụ sang trọng, đưa giá cước thấp và các loại hình dịch vụ phong phú.
Quy trình nội bộ:
Bộ máy quản trị của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel được tổ chức và điều hành theo mô hình trực tuyến - chức năng đảm bảo quyền, trách nhiệm chỉ huy và giám sát của các cấp lãnh đạo được thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời đảm bảo duy trì thường xuyên hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các phòng ban chức năng
Quy trình quản lý:
- Quy trình giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề - Tìm nguyên nhân - Tìm giải pháp - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
- Quy trình xây dựng chiến lược: Chúng ta đang đứng ở đâu- Chúng ta muốn đi về đâu - Chúng ta sẽ đi đến đó bằng cách nào - Ai làm gì và bao giờ xong.
- Quy trình hiểu vấn đề đến gốc: Dữ liệu thô - Thông tin - Tri thức - Thấu hiểu (Understanding). Hiểu đến tại sao là hiểu đến gốc.
- Quy trình làm, nói và viết: Làm được là 40% - Nói được cho người khác hiểu là 30% - Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn lại.
5.7 Physical evidence
Số vốn của Viettel đầu tư tại nước ngoài:
- Tổng vốn đầu tư vào Campuchia của Viettel là 1.060.366 USD
- Thiết lập, khai thác mạng viễn thông công nghệ VoIP cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài đi và đến, trong phạm vi Campuchia và các dịch vụ khác.
Cơ sở hạ tầng:
- Hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất, một năm kể từ khi khai trương đã lắp đặt phát sóng hơn 4.000 trạm và 15.000 km cáp quang, cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc.
- Hơn 10.000 km cáp quang phủ đến hơn 70% số huyện, hơn 1.700 trạm phát sóng BTS phủ đến 80% số xã, đáp ứng 4 triệu thuê bao,
- Chiếm 60% thị phần dịch vụ ADSL và 50% thị phần dịch vụ điện thoại cố định, có 2 triệu số thuê bao di động (đứng thứ 2/9 nhà khai thác dịch vụ di động tại Campuchia).
- Cung cấp dịch vụ Interrnet miễn phí cho 1.000 trường trên toàn quốc với tổng giá trị dịch vụ tài trợ tương đương 5 triệu đô la Mỹ
- Ủng hộ Bộ giáo dục Campuchia dự án trị giá 5.000.000 USD triển khai trong 3 năm, thực hiện dự án gắn Internet tại các trường học.
- Truyền dẫn cáp quang: duy nhất có hệ thống cáp quang lớn nhất Campuchia, có mặt ở tất cả các tỉnh, huyện của Campuchia
- Trạm BTS: Viettel cũng đứng đầu về số lượng:2008: hơn 1000 trạm, nửa năm 2009: 2000 trạm, cuối năm 2009 là 3000 trạm.
- Viettel đầu tư 100% vốn để xây dựng mới mạng di động sử dụng công nghệ GSM tại Campuchia.
- Tại Phnôm Pênh, thuê một văn phòng làm trụ sở làm việc, thuê đất để xây dựng một phòng máy trung tâm để đặt các thiết bị mạng lõi.
- Thuê 6 vị trí tại các tỉnh khác ngoài Phnompenh để làm cửa hàng giao dịch, chỗ làm việc cho bộ phận ứng cứu thông tin và các vị trí để đặt thiết bị BTS.
6. Điểm yếu
Thị trường cạnh tranh khốc liệt khi có tới ba nhà khai thác đang ki