Đề tài Xác định giá trị ph và hàm lượng của một số chất dinh dưỡng trong dịch dạ cỏ các loài gia súc nhai lại

Đối vớicác loài gia súc nhai lại sựtiêu hoá ởdạcỏlà quan trọng nhất do có sựtham gia của hệvi sinh vậttrú ng ụ ở đây, chúng có khảnăng chuyển hoáxơ của thức ăn thành nguồn năng lượng hữu dụng (các axitbéo bay hơi) và cung cấp các dưỡngchất thiết y ếu khác (protein, peptide, axit amin). Sựtiêu hoá các thành phần thức ăn trong dạcỏtạo ra các sản phẩm chính là ammoniacvà các axitbéo bay hơi, ngoài ra còn có các sản phẩm khác hiện diện trong dịch dạcỏnhưlà các axit amin, peptide, khoáng, vitaminvà các tiền tốkhác (Hungate, 1960). Các sản phẩm này được vi sinh vật trong d ạcỏsửdụng làm nguồn dưỡngchất (Slyter và Weaver, 1969). Hiện nay ,hệvi sinh vật d ạcỏđược nuôi cấy với nhiều mục đích khác nhau nhưlà dùng để đánh giá tỉlệ tiêu hoá các lo ại th ức ăn ở điều kiện in vitro (Goering và van Soest, 1970), đánh giá khảnăng cung cấp dưỡng chất của vi sinh vật(Miller và Wolin, 1974) hoặc sản xuất các enzyme(Wallace, 1994). Trong công nghệnuôi cấy này,dựa vào hoá chất đểlàm nguồndưỡng chất cho vi sinh vật nên tốn kém và gây ô nhiễm hoá chất cho môi trường. Trong nghiên cứu gần đây đãthấ y được tiềm năng của việc sửdụng dịch dạcỏlàm dưỡng chấtcho vi sinh vậttrong nghiên cứu tiêu hoá ở in vitro (Nguyen Van Thu, 2006; Danh Mô và Nguyễn Văn Thu, 2008 a) và nhưthếsẽcó cơhội đểhạgiá thành của kỹ thu ật này do dịch dạ cỏ luôn sẵn có ởcác lò mổ, đồng thời dịch dạcỏ cũngcó thểlấy trực tiếp từgia súc mổlỗdò hoặc từgia súc không mổlỗdò bằng ống thông thực quản. Tuy nhiên,có rất ít các nghiên cứu xác định giá trịdưỡng chất củadịch dạcỏ để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu dùngdịch dạcỏlàm dưỡng chất cho vi sinh vật trong k ỹthu ật tiêu hoá ở in vitro. Vì vậy,mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định hàm lượng của một số dưỡng chất trong dịch dạcỏ các loài gia súc nhai lại phục vụcho công tác nghiên cứu dùng dịch dạ cỏ làm dưỡng chất đểxác định tỉlệ tiêu hoá thức ăn ở in vitro

pdf7 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định giá trị ph và hàm lượng của một số chất dinh dưỡng trong dịch dạ cỏ các loài gia súc nhai lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MÔ - Xác định giá trị pH và hàm lượng của một số chất dinh dưỡng trong dịch dạ cỏ… 1 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ pH VÀ HÀM LƯỢNG CỦA MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG TRONG DỊCH DẠ CỎ CÁC LOÀI GIA SÚC NHAI LẠI Danh Mô 1* và Nguyễn Văn Thu2* 1Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang 2Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ *Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Thu, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐH Cần Thơ Khu II, Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Tel: 0918.549.422; Email: nvthu@ctu.edu.vn Danh Mô, Khoa Kỹ thuật Công nghệ, Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang 217 Chu Văn An, TP. Rạch Giá, Kiên Giang Tel: 0919.210.291; Email: drdanhmo@gmail.com ABSTRACT Determination of pH value and concentration of some nutrients in rumen fluid of ruminant species A determination of pH and concentration of some nutrients in rumen fluid of 4 buffaloes, 4 cattle, 4 goats and 4 sheeps only fed natural grasses was conducted at Cantho university. The results showed that rumen fluid of these species contained non-protein (0.19-0.22 gN-NH3/l), amino acids (0.99-1.06gN/l), macro-micro minerals including calcium (0.09-0.22g/l), phosphorus (0.35-0.79g/l), sulfur (0.08-0.10g/l), magnesium (0.07-0.09g/l) and iron (0.004-0.007g/l), and their concentrations could satisfy growth requirement of microbes for in vitro feed digestion. Thus rumen fluid was a potential nutritive source for microbes to measure in vitro feed digestibility. Key words: ruminant species, rumen fluid, nutrient values, microbe0s, in vitro digestibility ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với các loài gia súc nhai lại sự tiêu hoá ở dạ cỏ là quan trọng nhất do có sự tham gia của hệ vi sinh vật trú ngụ ở đây, chúng có khả năng chuyển hoá xơ của thức ăn thành nguồn năng lượng hữu dụng (các axit béo bay hơi) và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khác (protein, peptide, axit amin). Sự tiêu hoá các thành phần thức ăn trong dạ cỏ tạo ra các sản phẩm chính là ammoniac và các axit béo bay hơi, ngoài ra còn có các sản phẩm khác hiện diện trong dịch dạ cỏ như là các axit amin, peptide, khoáng, vitamin và các tiền tố khác (Hungate, 1960). Các sản phẩm này được vi sinh vật trong dạ cỏ sử dụng làm nguồn dưỡng chất (Slyter và Weaver, 1969). Hiện nay, hệ vi sinh vật dạ cỏ được nuôi cấy với nhiều mục đích khác nhau như là dùng để đánh giá tỉ lệ tiêu hoá các loại thức ăn ở điều kiện in vitro (Goering và van Soest, 1970), đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất của vi sinh vật (Miller và Wolin, 1974) hoặc sản xuất các enzyme (Wallace, 1994). Trong công nghệ nuôi cấy này, dựa vào hoá chất để làm nguồn dưỡng chất cho vi sinh vật nên tốn kém và gây ô nhiễm hoá chất cho môi trường. Trong nghiên cứu gần đây đã thấy được tiềm năng của việc sử dụng dịch dạ cỏ làm dưỡng chất cho vi sinh vật trong nghiên cứu tiêu hoá ở in vitro (Nguyen Van Thu, 2006; Danh Mô và Nguyễn Văn Thu, 2008a) và như thế sẽ có cơ hội để hạ giá thành của kỹ thuật này do dịch dạ cỏ luôn sẵn có ở các lò mổ, đồng thời dịch dạ cỏ cũng có thể lấy trực tiếp từ gia súc mổ lỗ dò hoặc từ gia súc không mổ lỗ dò bằng ống thông thực quản. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu xác định giá trị dưỡng chất của dịch dạ cỏ để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu dùng dịch dạ cỏ làm dưỡng chất cho vi sinh vật trong kỹ thuật tiêu hoá ở in vitro. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định hàm lượng của một số dưỡng chất trong dịch dạ cỏ các loài gia súc nhai lại phục vụ cho công tác nghiên cứu dùng dịch dạ cỏ làm dưỡng chất để xác định tỉ lệ tiêu hoá thức ăn ở in vitro. VIỆN CHĂN NUÔI- Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -Số 18 -Tháng 6-2009 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Gồm 4 mẫu dịch dạ cỏ trâu ta, 4 mẫu dịch dạ cỏ bò ta, 4 mẫu dịch dạ cỏ dê Bách Thảo và 4 mẫu dịch dạ cỏ cừu Phan Rang. Các gia súc cung cấp mẫu dịch dạ cỏ chỉ được ăn cỏ, và được thu lấy từ các lò mổ TP. Cần Thơ. Ban ngày các gia súc này được thả cho ăn cỏ tự do trên đồng cỏ và có nước uống đầy đủ, đến khoảng 3-4 giờ chiều chúng được lùa vào chuồng để chuẩn bị cho công việc mổ thịt vào lúc khoảng 7-8 giờ. Dịch dạ cỏ được lấy ngay khi gia súc mổ đến phần bụng (sau khi bị giết khoảng 15-20 phút), trữ yếm khí ở nhiệt độ lạnh 00C và đem nhanh lên phòng thí nghiệm Trường Đại học Cần Thơ, TP. Cần Thơ. Sau đó dịch dạ cỏ được lọc qua 3 lớp vải muslin và chia ra làm 2 phần, một phần dùng để xác định giá trị pH, hàm lượng ammoniac, hàm lượng các axit béo bay hơi và hàm lượng các loại khoáng; và một phần được lọc bỏ vi khuẩn ở kích thước 0,2µm (Makkar và Becker, 1997) để xác định hàm lượng các axit amin. Phương pháp xác định Giá trị pH của dịch dạ cỏ được đo bằng pH kế điện tử nhãn hiệu Hanna của Rumani. Hàm lượng ammoniac được xác định dựa theo phương pháp Kjeldahl (AOAC, 2000). Dịch dạ cỏ không được đốt với H2SO4 đậm đặc, mà được chưng cất ngay bằng cách thêm dung dịch NaOH 33%, đun sôi và hoàn lưu. Hàm lượng các axit béo bay hơi được xác định dựa theo Samuel và cs. (1997), bằng phương pháp sắc ký khí đầu dò ion hoá ngọn lửa (GC-FID) với các thiết bị có xuất xứ từ Nhật Bản. Hàm lượng tổng axit béo bay hơi = axit acetic + axit propionic + axit butyric. Hàm lượng các loại khoáng như can xi (Ca), phốt pho (P), lưu huỳnh (S), magiê (Mg) và sắt (Fe) được xác định dựa theo AOAC (2000). Phốt pho và S được xác định bằng phương pháp trắc quang phổ tia cực tím (UV-VIS) với thiết bị có xuất xứ từ Úc. Can xi, Mg, và Fe được xác định bằng phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (Flame AAS) với các thiết bị có xuất xứ từ Nhật Bản. Hàm lượng các axit amin tự do được xác định dựa theo Badawy và cs. (2008), bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS) với qui trình và bộ kit do Phenomenex ZE: faastTM, Hoa Kỳ cung cấp. Các thành phần axit amin mồi gồm có arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, hydroxylysine (HLY), methionine, phenylalanine, tryptophan, valine, alanine, axit aspartic, axit glutamic, glutamine, glycine, serine, proline, tyrosine, cysteine và threonine. Xử lý số liệu Số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, tính trung bình (Mean) và sai số chuẩn (SE) bằng phần mềm Minitab 15.1.0.0. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Giá trị pH, hàm lượng ammonia và axit béo bay hơi của dịch dạ cỏ Giá trị pH, hàm lượng nitơ từ ammoniac (N-NH3) và các axit bay hơi của dịch dạ cỏ trâu, bò, dê và cừu được trình bày trong Bảng 1. DANH MÔ - Xác định giá trị pH và hàm lượng của một số chất dinh dưỡng trong dịch dạ cỏ… 3 Bảng 1. Giá trị pH, hàm lượng nitơ từ ammonia và các axit béo bay hơi (Mean ± SE) của dịch dạ cỏ các loài gia súc nhai lại Chỉ tiêu Trâu Bò Dê Cừu Giá trị pH 7,20±0,277 7,14±0,246 6,49±0,414 6,80±0,252 Nitơ từ ammoniac, mg/100ml 23,0±1,52 22,0±1,13 18,9±1,28 22,8±1,62 Tổng axit béo bay hơi, mM 82,7±2,93 81,8±1,41 81,3±4,57 82,5±4,89 Axit acetic, mM 62,2±3,56 62,8±1,13 65,0±1,87 65,7±3,06 Axit propionic, mM 14,9±0,762 13,9±0,250 12,4±0,117 12,6±0,318 Axit butyric, mM 5,6±0,077 5,1±0,518 3,9±0,345 4,2±0,279 Ghi chú: tổng axit béo bay hơi = axit acetic + axit propionic + axit butyric Bảng 1 cho thấy, giá trị pH dịch dạ cỏ 4 loài nhai lại thay đổi từ 6,49 đến 7,20. Hàm lượng N- NH3 dịch dạ cỏ 4 loài nhai lại thay đổi từ 18,9 đến 23,0mg/100ml. Trong cách truyền thống hàm lượng đạm phi protein dạng muối amoni (NH4HCO3) cung cấp cho vi sinh vật trong nghiên cứu tiêu hoá thức ăn ở in vitro là 13,5mgN/100ml (Goering và van Soest, 1970). Như vậy, trong dịch dạ cỏ có hàm lượng ammoniac thoả mãn yêu cầu đạm phi protein cho vi sinh vật phát triển trong nghiên cứu tiêu hoá thức ăn ở in vitro. Hàm lượng axit acetic dịch dạ cỏ 4 loài nhai lại thay đổi từ 62,2 đến 65,7mM. Hàm lượng axit propionic dịch dạ cỏ 4 loài nhai lại thay đổi từ 12,4 đến 14,9mM và axit butyric thay đổi từ 3,9 đến 5,6mM. Các axit propionic và butyric cung cấp năng lượng cao hơn axit acetic, nhưng có hàm lượng thấp hơn. Hàm lượng tổng axit béo bay hơi ở 4 loài này là thay đổi từ 81,3 đến 82,7mM. Các axit béo bay hơi được xem như là nguồn năng lượng khởi động cho vi sinh vật dạ cỏ phát triển trong nghiên cứu tiêu hoá thức ăn ở in vitro (Hungate, 1960; Bergman, 1990). Giá trị pH và hàm lượng tổng axit béo bay hơi trong nghiên cứu này là tương đương với các kết quả của Wanapat và cs. (2000) và Alcaid và cs. (2000). Hàm lượng N-NH3 của dịch dạ cỏ trâu, bò, dê và cừu trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với các kết quả của Wanapat và cs. (2000), Phengvilaysouk và Kaensombath (2006), và Kusmartono (2007). Hàm lượng khoáng của dịch dạ cỏ Hàm lượng một số loại khoáng của dịch dạ cỏ trâu, bò, dê và cừu được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Hàm lượng một số khoáng (Mean ± SE, g/lít) của dịch dạ cỏ các loài gia súc nhai lại Khoáng Trâu Bò Dê Cừu Can xi 0,097 ± 0,004 0,137 ± 0,015 0,189 ± 0,018 0,224 ± 0,009 Phốt pho 0,352 ± 0,014 0,401 ± 0,053 0,795 ± 0,013 0,528 ± 0,026 Lưu huỳnh 0,102 ± 0,004 0,085 ± 0,012 - - Magiê 0,084 ± 0,003 0,083 ± 0,004 0,070 ± 0,013 0,089 ± 0,030 Sắt 0,004 ± 0,001 0,005 ± 0,001 0,006 ± 0,001 0,007 ± 0,001 Bảng 2 cho thấy, hàm lượng Ca, P, S, Mg và Fe của dịch dạ cỏ 4 loài nhai lại là 0,09-0,22; 0,35-0,79; 0,08-0,10; 0,07-0,09 và 0,004-0,007g/lít. Các giá trị này là phù hợp với kết quả khảo sát của Emanuele và Staples (1994) là hàm lượng Ca và Mg trong dịch dạ cỏ ở mức 0,15 và 0,10g/lít. Các nghiên cứu khác còn cho thấy trong dịch dạ cỏ còn có hiện diện các loại khoáng khác như đồng (Cu), molypđen (Mo), kẽm (Zn), mangan (Mn) và coban (Co) (van Eys và Reid, 1987; Emanuele và Staples, 1994). Các loại khoáng Ca, P, S, Mg, Fe, Cu, Mo, Zn, Mn và Co đã được chứng minh là cần thiết cho vi sinh vật dạ cỏ phát triển (Durand và VIỆN CHĂN NUÔI- Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -Số 18 -Tháng 6-2009 4 Komisarczuk, 1988). Hàm lượng Ca, P, S, Mg và Fe trong môi trường dưỡng chất của kỹ thuật tiêu hoá in vitro thứ tự là 0,372; 0,090; 0,011 và 0,0013g/lít (Goering và van Soest, 1970). Như vậy trong dịch dạ cỏ luôn có hiện diện các loại khoáng với hàm lượng có khả năng thoả mãn được yêu cầu vi sinh vật dạ cỏ phát triển trong nghiên cứu tiêu hoá thức ăn ở in vitro. Hàm lượng axit amin tự do của dịch dạ cỏ Thành phần và hàm lượng các axit amin tự do của dịch dạ cỏ trâu, bò, dê và cừu được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3: Thành phần và hàm lượng (Mean ± SE, mM) các axit amin tự do của dịch dạ cỏ các loài gia súc nhai lại Chỉ tiêu Trâu Bò Dê Cừu Axit amin thiết yếu (AATY) Arginine 0,659±0,226 0,645±0,165 0,471±0,235 0,704±0,250 Histidine 0,107±0,037 0,112±0,010 0,431±0,020 0,113±0,025 Isoleucine 0,387±0,055 0,283±0,022 0,567±0,115 0,591±0,151 Leucine 0,518±0,023 0,483±0,010 0,522±0,017 0,616±0,047 Lysine 0,125±0,016 0,123±0,016 0,106±0,053 0,111±0,058 Methionine+ cystein 0,082±0,008 0,060±0,004 0,087±0,006 0,090±0,001 Phenylalanine 0,420±0,009 0,402±0,004 0,459±0,055 0,561±0,111 Tryptophan 0,927±0,483 0,240±0,230 0,283±0,144 0,265±0,129 Valine 0,456±0,034 0,467±0,039 0,664±0,059 0,697±0,069 Tổng AATY 3,68±0,501 2,81±0,304 3,59±0,088 3,75±0,106 Axit amin không thiết yếu (AAKTY) Alanine 0,909±0,157 0,577±0,039 0,897±0,419 0,710±0,083 Axit aspartic 0,381±0,030 0,382±0,031 0,509±0,067 0,685±0,138 Axit glutamic 0,325±0,039 0,334±0,035 0,373±0,014 0,608±0,220 Glutamine 1,69±0,652 2,52±0,219 1,29±0,337 1,31±0,249 Glycine 0,011±0,002 0,010±0,001 0,022±0,004 0,039±0,032 Serine 0,284±0,045 0,241±0,011 0,422±0,164 0,234±0,039 Proline 0,295±0,067 0,228±0,020 0,235±0,050 0,241±0,065 Tyrosine 0,001±0,001 0,001±0,002 0,004±0,003 0,012±0,001 Tổng AAKTY 3,90±0,580 4,29±0,651 3,75±0,297 3,84±0,665 Tổng AATY + AAKTY 7,58±0,982 7,10±0,839 7,34±0,389 7,58±0,516 Bảng 3 cho thấy, các loại axit amin thiết yếu bao gồm arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, tryptophan và valine đều có hiện diện trong dịch dạ cỏ của các loài nhai lại được khảo sát ở dạng tự do. Nhưng chúng tôi không tìm thấy sự hiện diện của threonine. Hàm lượng tổng các axit amin thiết yếu của dịch dạ cỏ ở bốn loài nhai lại thay đổi từ 2,81 đến 3,75mM. Các thành phần axit amin khác bao gồm alanine, axit aspartic, axit glutamic, glutamine, glycine, serine, proline và tyrosine cũng được tìm thấy trong dịch dạ cỏ của 4 loài nhai lại ở dạng tự do. Hàm lượng tổng các axit amin không thiết yếu của dịch dạ cỏ ở bốn loài nhai lại thay đổi từ 3,75 đến 4,29mM. Hàm lượng tổng 20 axit amin thiết yếu và không thiết yếu tự do của dịch dạ cỏ ở 4 loài nhai lại được khảo sát thay đổi từ 7,10 đến 7,58mM. DANH MÔ - Xác định giá trị pH và hàm lượng của một số chất dinh dưỡng trong dịch dạ cỏ… 5 Kết quả xác định hàm lượng các axit amin trong nghiên cứu này là phù hợp với Broderick và cs. (1981) trên dịch dạ cỏ bò là hàm lượng tổng của 16 loại axit amin thay đổi từ 2,00 đến 8,48mM. Tác giả còn cho biết thêm rằng hàm lượng của các axit amin trong dịch dạ cỏ còn phụ thuộc vào hàm lượng ammoniac. Hàm lượng các axit amin thiết yếu và không thiết yếu của dịch dạ cỏ bò được báo cáo bởi Broderick và cs. (1981) lần lượt là 0,84-3,76mM và 1,09- 3,83mM. Ives và cs. (2002) cho biết thêm hàm lượng axit amin dạng alpha và peptide của dịch dạ cỏ bò là 3-7mM và 3-4,5mM. Biểu đồ 1. Sự cân bằng các axit amin tự do trong dịch dạ cỏ so với trypticase Qua Biểu đồ 1 cho thấy, các thành phần axit amin tự do trong dịch dạ cỏ gần tương tự với trypticase. Thông thường, trypticase được dùng để cung cấp axit amin cho vi sinh vật trong nghiên cứu tiêu hoá thức ăn ở in vitro (Goering và van Soest, 1970). Mặc dù vậy, các loại axit amin glycine, lysine, methionine+cysteine và tyrosine tự do trong dịch dạ cỏ có tỉ lệ hơi thấp hơn so với trypticase. Hàm lượng các axit amin này hơi thấp hơn báo cáo của Broderick và cs. (1981), có lẽ do nguồn thức ăn của gia súc nhai lại nước ta có chất lượng thấp hơn. Hàm lượng axit amin thiết yếu trong cỏ ở nước ta thường có tỉ lệ thấp (Viện Chăn nuôi, 1995). Hàm lượng tryticase dùng trong nghiên cứu tiêu hoá thức ăn ở in vitro theo truyền thống là 2,2g/l (Goering và van Soest, 1970) và trong dịch dạ cỏ có hàm lượng axit amin tự do qui đổi về đơn vị g/l là từ 0,99 đến 1,06. Kết quả nghiên cứu của Mould và cs. (2005) chỉ ra rằng hàm lượng đạm trong nghiên cứu tiêu hoá in vitro chỉ cần giữ ½ so với đề nghị của Goering và van Soest (1970) là thoả mãn được yêu cầu phát triển của vi sinh vật. Như vậy, trong dịch dạ cỏ có chứa axit amin tự do với hàm lượng có thể thoả mãn được yêu cầu phát triển của vi sinh vật trong nghiên cứu tiêu hoá thức ăn ở in vitro. Trong các nghiên cứu gần đây của chúng tôi đã thấy được dịch dạ cỏ có khả năng dùng làm nguồn dưỡng chất cho vi sinh vật phát triển để xác định tỉ lệ tiêu hoá thức ăn ở in vitro và kỹ thuật này có khả năng ứng dụng để ước lượng tỉ lệ tiêu hoá và giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn thô (Danh Mô và Nguyễn Văn Thu, 2008a, b). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Dịch dạ cỏ trâu, bò, dê và cừu có chứa các thành phần đạm phi protein (0,1-0,22 gr N-NH3/l), VIỆN CHĂN NUÔI- Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -Số 18 -Tháng 6-2009 6 axit amin (0,99-1,06gN/l), khoáng đa-vi lượng như can xi (0,09-0,22g/l), phốt pho (0,35- 0,79g/l), lưu huỳnh (0,08-0,10g/l), magiê (0,07-0,09g/l) và sắt (0,004-0,007g/l) với hàm lượng có khả năng thoả mãn được yêu cầu phát triển của vi sinh vật trong tiêu hoá ở in vitro. Đề nghị Nghiên cứu sử dụng dịch dạ cỏ làm dưỡng chất để xác định tỉ lệ tiêu hoá ở in vitro. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alcaide, E. M., Garcia, A. I. M. and Aguilera, J. F, (2000). A comparative study of nutrient digestibility, kinetics of degradation and passage and rumen fermentation pattern in goats and sheep offered good quality diets. Lives. Prod. Sci. 64, pp: 215-223. AOAC, (2000). Official Methods of Analysis (17th edition), Washington, DC, USA. Badawy, A. A. B., Morgan, C. J. and Turner, J. A. (2008). Application of the Phenomenex EZ:faast™ amino acid analysis kit for rapid gas-chromatographic determination of concentrations of plasma tryptophan and its brain uptake competitors. Amino Acids 34, pp: 547-596. Bergman, E. N. (1990). Energy contributions of volatile fatty acids from the gastrointestinal tract in various species, Physiol. Rev. 70, pp: 567-590. Broderick, G. A., Kang-Meznarich, J. H. and Craig, W. M. (1981). Total and individual amino acids in strained ruminal liquor from cows fed graded amounts of urea. J. Dairy Sci. 64, pp: 1731-1734. Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008a). Đánh giá tỉ lệ tiêu hoá chất hữu cơ và giá trị năng lượng thức ăn thô của gia súc nhai lại bằng kỹ thuật tiêu hoá in vitro với nguồn dưỡng chất cho vi sinh vật từ dịch dạ cỏ. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 12, pp: 56-63. Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008b). Ảnh hưởng của xơ axit (ADF) lên tỉ lệ tiêu hoá thức ăn ở in vivo và in vitro với kỹ thuật dùng dịch dạ cỏ làm dưỡng chất cho vi sinh vật của trâu bò. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi - Số 6[110]. Tập II, pp: 15-21. Durand, M. and Komisarczuk, S. (1988). Influence of major minerals on rumen microbiota.Journal. Nutr. 118, pp: 249-260. Emanuele, S. M and Staples, C. R. (1994). Influence of pH and rapidly fermentable carbohydrate on mineral release in and flow from the rumen, J. Dairy Sci. 77, pp: 2382-2392. Goering, H. K. and van Soest, P. J. (1970). Forage fiber analyses. Agricultural Handbook 379. Washington, DC. Hungate, R. E. (1960). Symposium: selected topics in microbial ecology- I. Microbial ecology of the rumen. Bacteriol. Rev. 24, pp: 353-364. Ives, S. E., Titgemeyer, E. C. and Nagaraja, T. G. (2002). Technical note: effect of removal of microbial cells by centrifugation on peptide and α-amino nitrogen concentrations in ruminal fluid. J. Dairy Sci. 85, pp: 3059-61 Kusmartono (2007), Effects of supplementing Jackfruit (Artocarpus heterophyllus L) wastes with urea or Gliricidia/cassava leaves on growth, rumen digestion and feed degradability of sheep fed on rice straw basal diet. Lives. Res. Rural Dev. 19 (2). Makkar, H. P. S. and Becker, K. (1997). Degradation of Quillaja saponins by mixed culture of rumen microbes. Lett. Appl. Microbiol. 25, pp: 243-245. Miller, T. L. and Wolin, M. J. (1974). A serum bottle modification of the Hungate technique for cultivating obligate anaerobes. Appl. Microbiol. 27, pp: 985-987. Mould, F. L., Morgan, R., Kliem, K. E. and Krystallidou, E. (2005). A review and simplification of the in vitro incubation medium. Anim. Feed Sci. Technol. 123–124, pp: 155-172. Nguyen Van Thu, (2006). Study of using rumen fluid as nutrient sources for the in vitro digestibility measurement in swamp buffalo. Proceeding of The 5th Asian Buffalo Congress (Yang Bingzhuang, Ed.), April 18-22, China, pp: 356-385. DANH MÔ - Xác định giá trị pH và hàm lượng của một số chất dinh dưỡng trong dịch dạ cỏ… 7 Phengvilaysouk, A. and Kaensombath L, (2006). Effect on intake and digestibility by goats given jackfruit (Artocarpus heterophyllus) leaves alone, the whole branch or free access to both. Lives. Res. Rural Dev. 18 (3). Samuel, M., Sagathewan, S., Thomas, J. and Methen, G. (1997). An HPLC method for estimation of volatile fatty acid for ruminal. Ind. J. Anim Sci. 67, pp: 805-809. Slyter, L. L. and Weaver, J. M. (1969). Growth factor requirements of Ruminococcus flavefaciens isolated from the rumen of cattle fed purified diets. Appl. Microbiol. 17, pp: 737-741. Van Eys, J. E. and R. L. Reid, (1987). Ruminal solubility of nitrogen and minerals from fescue and fescue-red clover herbage. J. Anim. Sci. 65, pp: 1101-1112. Viện Chăn nuôi (1995). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. NXB.Nông nghiệp 1995. Wallace, R. J, (1994). Ruminal microbiology, biotechnology, and ruminant nutrition: progress and problems. J. Anim. Sci. 72, pp
Tài liệu liên quan