Đề tài Xây dựng chiến lược cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á

Nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng cộng với việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các ngân hàng Việt Nam. Đó là cơ hội, bởi vì khi kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu chi tiêu vào các sản phẩm vật chất và dịch vụ cũng ngày càng được mọi người quan tâm chú ý hơn, hơn thế nữa nó còn giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn – thị trường toàn cầu. Đó là thách thức, bởi vì hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường, phải dỡ bỏ các rào cản giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế để mọi thành phần được tham gia vào một sân chơi chung một cách bình đẳng, sòng phẳng.

doc76 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của mỗi thành viên trong nhóm là những kiến thức bổ ích mà các Thầy Cô khoa Quản Lý Công Nghiệp của trường Đại học Bách Khoa đã tận tình giảng dạy cho chúng em. Chúng em xin chân thành cám ơn Thầy Hà Văn Hiệp đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài luận văn chiến lược này. Chúng em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á cũng như các anh chị nhân viên đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này. TP. Hồ Chí Minh, Tháng 6, Năm 2011 Nhóm Sinh viên LỜI MỞ ĐẦU N ền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng cộng với việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các ngân hàng Việt Nam. Đó là cơ hội, bởi vì khi kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu chi tiêu vào các sản phẩm vật chất và dịch vụ cũng ngày càng được mọi người quan tâm chú ý hơn, hơn thế nữa nó còn giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn – thị trường toàn cầu. Đó là thách thức, bởi vì hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường, phải dỡ bỏ các rào cản giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế để mọi thành phần được tham gia vào một sân chơi chung một cách bình đẳng, sòng phẳng. Trong sân chơi chung đó, cạnh tranh vừa có những mặt tích cực khi nó thúc đẩy các DN phải không ngừng nâng cao năng lực nội tại, chất lượng sản phẩm, gia tăng chất lượng phục vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng nó cũng có thể gây ra những hiệu ứng không mong muốn đối với nền kinh tế của một quốc gia – khi các ngân hàng trong nước vẫn còn chưa đủ năng lực để cạnh tranh đặc biệt là về vốn, công nghệ, nhân sự… và quan trọng hơn cả là xây dựng một chiến lược toàn diện, phát triển bền vững phù hợp với một thị trường rộng lớn với những khách hàng ngày càng khó tính hơn, một môi trường kinh doanh thay đổi từng ngày và đầy khốc liệt với những đối thủ cạnh tranh đến từ trong nước lẫn ngoài nước. Đối với Ngân hàng Đông Á, sau gần 19 năm hình thành và phát triển (Ngân hàng được thành lập ngày 1/7/1992), trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, Ngân hàng vẫn đứng vững và không ngừng đầu tư, nâng cao năng lực, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Với định hướng phát triển “Chất lượng trên cơ sở bền vững” cùng slogan “Người bạn đồng hành đáng tin cậy”, Ngân hàng Đông Á đang từng ngày từng ngày càng lớn mạnh và trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng Việt Nam. Thành công hôm nay không có nghĩa là sẽ thành công ngày mai. Trong tình hình các ngân hàng quốc tế đang ngày càng mở rộng các hoạt động xâm chiếm thị trường tài chính Việt Nam cùng với việc các ngân hàng nội địa khác cũng đang không ngừng gia tăng các hoạt động cạnh tranh nhằm giành lấy thị phần thì vấn đề xây dựng chiến lược được xem là một điều cốt yếu mà Ngân hàng Đông Á cần phải quan tâm hàng đầu. Vì lý do đó, nhóm chọn đề tài “Xây dựng chiến lược cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á” TÓM TẮT ĐỀ TÀI Ngành ngân hàng là một trong những ngành mới phát triển từ khi được chính phủ cho phép thành lập các ngân hàng tư nhân. Tuy ngành ngân hàng còn mới mẻ nhưng tốc độ phát triển là rất nhanh. Hiện nay đối với thị trường Việt Nam đã gần như bão hòa. Áp lực cạnh tranh lớn cùng với tình hình khủng hoảng kinh tế và mức lạm phát cao như hiện nay khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn. Đây là tình trạng chung không chỉ của ngành ngân hàng. Vì vậy, một chiến lược đúng đắn là điều rất cần thiết với EAB hiện nay. Nhóm đã tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy và tiến hành các phân tích kỹ lưỡng dựa trên các mô hình PESTN, năm tác lực của Michael E. Porter, chuỗi giá trị… cho ra các kết quả định tính để xây dựng các ma trận SWOT, TOWS, kết hợp thêm các ma trận định lượng SPACE, QSPM để hình thành và chọn lựa các chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại cho EAB MỤC LỤC Đề mục Lời cảm ơn 1 Lời mở đầu 2 Tóm tắt đề tài 3 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 6 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 6 Phân tích chính trị-luật pháp: 6 Yếu tố kinh tế: 13 Các yếu tố văn hóa xã hội: 15 Yếu tố công nghệ: 16 Phân tích yếu tố tự nhiên: 20 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH 21 Quyền lực của các nhà cung cấp: 21 Quyền lực của khách hàng 23 Đe dọa từ sản phẩm thay thế: 25 Cạnh tranh trong ngành ngân hàng: 26 Đối thủ tiềm ẩn của ngân hàng Đông Á: 34 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 39 Chuỗi giá trị 39 Tiềm lực tài chính 40 Các sản phẩm dịch vụ 41 Nhân sự 51 Marketing 52 Công nghệ 52 Mạng lưới chi nhánh 53 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 55 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 55 2.1.1.Phân tích SWOT 55 2.1.1.1.Xu hướng trong ngành ngân hàng: 58 2.1.1.2.Phân tích cơ hội và nguy cơ: 58 2.1.2.Ma trận TOWS 60 ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 63 2.2.1.Ma trận SPACE 63 2.2.2.Ma trận QSPM 65 2.2.3.Lựa chọn chiến lược 66 2.2.4.Các giải pháp thực hiện chiến lược 67 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 Kiến nghị 72 3.1.1. Kiến nghị đối với EAB 72 3.1.2.Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ 73 Kết luận 73 Tài liệu tham khảo 76 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Phân tích chính trị-luật pháp: Trong đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng (TCTD) đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020: cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời, tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Những định hướng này, một mặt, giải quyết về cơ bản các cơ chế, chính sách, tạo động lực cho các NHTM phát triển toàn diện theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của từng NHTM. Từ đây, các NHTM được chủ động tối đa trong hoạt động. Đồng nghĩa với việc tự do hoạt động thì mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng gay gắt hơn, để thành công trong cuộc cạnh tranh này, các NHTM phải ngay lập tức xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của mình. Như vậy, có thể coi, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường ngân hàng nước ta là những quan điểm định hướng chiến lược, là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các NHTM hiện nay. *Chính sách tài chính: bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khóa. Chi tiêu của chính phủ là một nhân tố then chốt định mức tổng chi tiêu. Khi nhà nước thực hiện một chính sách tài chính bành trướng (tăng chi tiêu của Chính phủ và giảm thuế) sẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất. Khi chi tiêu của chính phủ tăng trực tiếp làm tăng tổng cầu, đường cầu dịch chuyển về bên phải, khi chính phủ giảm thuế, làm cho nhiều thu nhập hơn được sẵn sang để chi tiêu và làm tăng tổng sản phẩm bằng cách tăng chi tiêu, tiêu dùng. Mức cao hơn của tổng sản phẩm làm tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng. Ngoài ra, thuế còn có thể tác động đến mức sản lượng tiềm năng, chẳng hạn việc giảm thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư làm cho các ngành tăng đầu tư vào máy móc, nhà máy, tổng sản phẩm tiềm năng được tăng lên, tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng lên. Ví dụ chính sách tài chính : Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”.Chính sách đã ảnh hưởng tới ngân hàng Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%). Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND. *Chính sách tiền tệ: với tư cách ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng trung ương thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Với công cụ lãi suất, ngân hàng trung ương có thể điều tiết hoạt động của nền kinh tế vĩ mô bằng các phương pháp sau: Ngân hàng có thể quy định lãi suất cho thị trường, chủ động điều chỉnh lãi suất để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế hoặc mở rộng hoạt động tín dụng nhằm thực hiện được mục tiêu giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu: ngân hàng trung ương tái chiết khấu các chứng từ do ngân hàng thương mại xuất trình với điều kiện ngân hàng phải trả một lãi suất nhất định do ngân hàng trung ương đơn phương quy định. Mỗi khi lãi suất chiết khấu thay đổi có xu hướng làm tăng hay giảm chi phí cho vay của ngân hàng trung ương đối với ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng do đó khuyến khích hay cản trở nhu cầu vay vốn. Vì vậy thông qua việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích mở rộng hay làm giảm khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cấp cho nền kinh tế. Do thay đổi lãi suất chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể tác động gián tiếp vào lãi suất thị trường. Một lãi suất chiết khấu cao hay thấp sẽ làm thay đổi lượng vay của ngân hàng, tức lượng tiền cung ứng của ngân hàng cho nền kinh tế và cuối cùng sẽ làm thay đổi mức lãi suất thị trường. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách thị trường mở: có nghĩa là ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán. Nhiệm vụ chính của chính sách thị trường mở là điều hòa cung cầu về các chứng phiếu có giá để tác động vào các ngân hàng thương mại trong việc cung cầu tiền tệ, cung ứng tín dụng. Ngân hàng trung ương tăng hay giảm mức dự trữ bắt buộc: khi tỷ lệ dự trữ tăng lên tức là ngân hàng trung ương quyết định giảm bớt số vốn khả dụng của ngân hàng kéo theo những khó khăn ngân quỹ cho các ngân hàng, hạn chế tín dụng của ngân hàng và ngược lại. Do đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất trên thị trường. Năm 2011, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế" - đây là một định hướng chiến lược mới, thay cho hỗ trợ tăng trưởng của chính sách tiền tệ năm 2010 Chính sách thu nhập: đó là chính sách về giá cả và tiền lương. Nếu mức giá cả giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trị thực tế tăng, bởi vì nó có thể dùng để mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Do vây cũng như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, làm lãi suất giảm. Ngược lại một mức giá cao hơn làm giảm cung tiền tệ theo giá trị thực tế, làm tăng lãi suất. Như vậy một sự thay đổi về chính sách giá cả cũng làm thay đổi lãi suất. Yếu tố cấu thành quan trọng nhất của chi phí sản xuất là chi phí tiền lương, khi tiền lương tăng làm chi phí sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận theo đơn vị sản phẩm tại một mức giá cả, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm. Ví dụ : Tại Công văn số 27 TC/TCT ngày 4/01/2005 của Bộ Tài chính quy định: “..thu nhập từ trúng thưởng khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như chiếc nón kỳ diệu, trò chơi âm nhạc, chọn giá đúng... đều thuộc diện chịu thuế thu nhập không thường xuyên theo quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.” Theo các quy định trên thì thu nhập của cá nhân nhận được do thắng cuộc chương trình “đấu giá ngược” là khoản thu nhập không thường xuyên chịu thuế thu nhập cá nhân. *Chính sách tỷ giá: bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành quan hệ về sức mua giữa tiền của nước này so với một ngoại tệ khác, nhất là đối với các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi. Tỷ giá sẽ tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của một nước. Khi nhà nước tăng tỷ giá ngoại tệ sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của các xí nghiệp, giá hàng hóa trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu đầu tư giảm, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm. Mặt khác, khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng để đảm bảo cân đối ngoại tệ cần chuyển đổi tăng lên, lãi suất giảm. Vì vậy khi thấy đồng tiền của nước mình sụt giá, ngân hàng trung ương sẽ theo đuổi một chính sách tiền tệ thặt chặt hơn, giảm bớt cung tiền tệ, năng lãi suất trong nước, làm cho đồng tiền của mình vững mạnh. Khi tỷ giá ngoại tệ giảm, đồng tiền tăng giá, không kích thích xuất khẩu, nền công nghiệp trong nước có thể bị sự cạnh tranh của nước ngoài tăng lên, kích thích nhập khẩu. Lượng tiền tệ tăng do với một tỷ giá thấp, với một lượng vốn đầu tư nhất định, tài sản đầu tư sẽ nhiều hơn, kích thích đầu tư vào sản xuất, lãi suất tăng lên. Như vậy khi có một sự cạnh tranh giữa nền công nghiệp trong nước với công nghiệp nước ngoài tăng lên, có thể gây áp lực buộc ngân hàng trung ương phải theo đuổi một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơn nhằm hạ thấp tỷ giá. Ví dụ về chính sách tỉ giá : vào ngày 11/02/2010, NHNN nâng tỷ giá USD/VND liên ngân hàng từ mức 17,984 lên 18,544, đưa tỷ giá trần lên mức 19,100 VND/USD (nâng 4%). Trước đó, tỷ giá chính thức và phi chính thức chênh lệch khoảng 4.1%. Việc điều chỉnh này đã có tác động rất tích cực sau đó. Đối với thị trường chứng khoán, chắc chắn việc giảm giá VND sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, về dài hạn thì đây là một chính sách có lợi đối với cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, việc tỷ giá dần ổn định (điều này quan trọng hơn là tỷ giá ở mức nào) sẽ khuyến khích dòng vốn nước ngoài giải ngân vào thị trường. Trong khi đó, xét về lạm phát thì ảnh hưởng của việc giảm giá sẽ không nhiều, vì thực tế các doanh nghiệp vẫn đã phải mua ngoại tệ và nhập khẩu bằng tỷ giá thị trường. Tuy nhiên, việc nhiều hàng hóa “đua” theo tỷ giá có lẽ là điều không thể tránh khỏi. Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD đã ảnh hưởng không nhỏ đến các ngân hàng với hiện tượng các ngân hàng đua nhau mở thêm nhiều chi nhánh, thậm chí ở các con đường nhỏ và những nơi hầu như không có nhu cầu giao dịch làm tăng gánh nặng chi phí cho các ngân hàng này. Việc này chỉ nhằm mục đích chứng minh sự bảo đảm về tài sản để phù hợp với thông tư 13/2010/TT-NHNN. Một vấn đề khác cũng cần đề cập đến là khả năng quay vòng vốn nhanh hay chậm của các ngân hàng. Ở các ngân hàng nước ngoài, tốc độ quay vòng trung bình là 7 lần. Còn ở các ngân hàng Việt Nam hiện chưa đang cố gắng đạt đến mức khả năng đó để có thể sinh lãi tối đa nhằm tồn tại qua cơn khủng hoảng tồi tệ này. Qui định cấm giao dịch vàng miếng của chính phủ cũng gây nhiều vấn đề cho các ngân hàng, nguồn thu từ giao dịch vàng bị ảnh hưởng không nhỏ khiến các ngân hàng đau đầu giải quyết. Có kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM với Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất huy động USD đối với tổ chức kinh tế từ mức trần 1% xuống 0%/năm. Các ngân hàng thương mại tiếp tục hạ giá USD mua vào - bán ra, dù tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố được giữ nguyên. giá USD của các ngân hàng thương mại tiếp tục ở mức thấp theo trần cho phép và tiếp tục giảm từ 10 - 30 VND so với cuối tuần qua; chênh lệch giữa giá mua vào với bán ra tiếp tục được nới rộng lên tới 100 VND. Điều này cho thấy tình trạng găm giữ ngoại tệ đang diễn biến mạnh mẽ gây tác động xấu vì làm giảm nguồn cung USD cho thị trường đang thiếu thốn trầm trọng. Việc quy định mức lãi suất trần huy động tiền gửi tiết kiệm 14% / 1 năm cũng khiến nhiều ngân hàng gặp khó trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng. Vì thế mà nhiều ngân hàng đã có những động thái tiêu cực như huy động tiền gửi với mức lãi suất cao hơn quy định cho các khách hàng VIP một cách bí mật. Và vụ ngân hàng Techcom bank xé rào nâng cao mức lãi suất nhưng cũng đã phải hạ xuống. Phải giảm lạm phát mới có thể hạ lãi suất nóng như hiện nay. 1.1.2.Yếu tố kinh tế: Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng,hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn do đó dư thừa ứ đọng vốn, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng. Ngoài ra những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á đã cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình
Tài liệu liên quan