Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng nâng cao cộng với quy mô và đặc điểm dân số đông đúc đã khiến Việt Nam có một sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước. Hàng loạt các tập đoàn bán lẻ trên thế giới đang từng bước đổ bộ vào Việt Nam, tạo ra một áp lực cạnh tranh khốc liệt cho các Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ngay tại sân nhà.
Để giữ thị trường nội địa, không có con đường nào khác ngoài việc cấp thiết là nâng cấp dịch vụ, nâng cao vấn đề quản trị, nhân lực và công nghệ và đặc biệt là không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Nhưng vốn nhỏ, kinh nghiệm thiếu, công nghệ còn lạc hậu.nên vấn đề mở rộng quy mô hoạt động thật sự trở thành một thách thức không nhỏ đối các Doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Vì vậy, đứng trước bối cảnh đó, để có đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường nội địa và hướng ra thị trường quốc tế, các DN bán lẻ tại VN cần thiết phải có sự điều chỉnh và đầu tư mạnh hơn nữa cho công tác mở rộng mạng lưới kinh doanh trong tương lai. Điều đó giúp khẳng định tầm quan trọng và vị thế sân nhà của mình trong ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Hiện tại có một chuỗi siêu thị đang có đươc một vị trí nhất định trong tâm trí của người tiêu dùng, do luôn đáp ứng đươc những yêu cầu cơ bản khách hàng cũng như luôn luôn coi khách hàng là người bạn thân thiết nhất, đó chính là Liên hiệp HTX TM Thành phố ( Sài Gòn Co.op), một nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Để biết rõ hơn về đơn vị này chúng ta cùng xem qua sự nghiệp hình thành và phát triển của công ty Saigon Co.op.
25 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4935 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng địa điểm kinh doanh siêu thị Co.op Mart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
*******
Bộ môn: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Đề tài :
XÂY DỰNG ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
SIÊU THỊ CO.OP MART
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THÀNH TÍN
Nhóm thực hiện : ĐẠI TÂY DƯƠNG
Lớp : NL 91
TP.HCM, tháng 10 năm 2011
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
----ĐẠI TÂY DƯƠNG----
Nguyễn Văn Hùng MSSV: 0954010172
Đặng Thị Phương Thi MSSV: 0954010475
Nguyễn Thị Ngọc Bích MSSV: 0954010029
Bùi Thị Hương Mai MSSV: 0954010263
Trần Ngọc Lan MSSV: 0954010210
Phan Thị Bích Phương MSSV: 0954010371
Trần Anh Phương MSSV: 0964010109
Châu Hoàng Yến MSSV: 0964010184
Nguyễn Văn Kiên MSSV: 0964010072
Dương Thoại Chương MSSV: 0964010165
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………..…………………….…...…4
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SÀI GÒN CO.OP……………………………….…. 5
Lịch sử hình thành Sài Gòn Co.op……..…………...…………………………….…...5
Tầm nhìn …………………………………………………………...…………………5
Sứ mệnh ……………………………………………………………………………... 5
Mục tiêu ……………………………………………………………………...……… 6
Mạng lưới phân phối ………………………………………………………….…..…. 7
Sản phẩm/Dịch vụ ………………………………………………………………...…. 8
XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART PHAN VĂN TRỊ – GÒ VẤP……………………………………….8
Mô tả sơ lược Co.opmart Phan Văn Trị…………………………………………….8
Tầm nhìn ………………………………………………………...………………… 8
Sứ mệnh ……………………………………………………………...……………..8
Mục tiêu ……………………………………………………………………..…...…8
Sản phẩm – Dịch vụ của Co.op Mart Phan Văn Trị ….…………………….............8
Nghiên cứu và lựa chọn phân khúc thị trường ………..……………………………9
- Nghiên cứu thị trường ………………...…………..……………….…………..9
- Phân khúc thị trường và chọn thị trường mục tiêu……………………………11
Phân tích SWOT ………………………………………………………………….12
Giải pháp để xây dựng Co.opMart Phan Văn Trị …………………...…….………13
Chiến lược Marketing-Mix ( Chiến lược 4P ) ………………………...…………..14
Kế hoạch Nhân Sự - Quản lý …………………………………………………...…16
10.1 – Ban Quản Lý …………………………………………………………...…16
10.2 – Sơ đồ tổ chức . …………………………………………...……………...…16
10.3 – Hoạt động Tuyển chọn – Đào tạo ……………………………………........18
Kế hoạch Tài chính ………………………………………………………..………20
a/ – Doanh thu và lợi nhuận ……………………………………….…...…………21
b/ – Cơ cấu nguồn vốn và hiệu suất lợi nhuận…………………….………...…….21
c/ – Phân tích rủi ro ……………………………………………………...…...……22
NHỮNG CẢI TIẾN DỰ ĐỊNH CỦA CO.OP MART TRONG TƯƠNG LAI……..23
KẾT LUẬN……………………………………………...………..…………….......… 25
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng nâng cao cộng với quy mô và đặc điểm dân số đông đúc đã khiến Việt Nam có một sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước. Hàng loạt các tập đoàn bán lẻ trên thế giới đang từng bước đổ bộ vào Việt Nam, tạo ra một áp lực cạnh tranh khốc liệt cho các Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ngay tại sân nhà.
Để giữ thị trường nội địa, không có con đường nào khác ngoài việc cấp thiết là nâng cấp dịch vụ, nâng cao vấn đề quản trị, nhân lực và công nghệ và đặc biệt là không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Nhưng vốn nhỏ, kinh nghiệm thiếu, công nghệ còn lạc hậu...nên vấn đề mở rộng quy mô hoạt động thật sự trở thành một thách thức không nhỏ đối các Doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Vì vậy, đứng trước bối cảnh đó, để có đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường nội địa và hướng ra thị trường quốc tế, các DN bán lẻ tại VN cần thiết phải có sự điều chỉnh và đầu tư mạnh hơn nữa cho công tác mở rộng mạng lưới kinh doanh trong tương lai. Điều đó giúp khẳng định tầm quan trọng và vị thế sân nhà của mình trong ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Hiện tại có một chuỗi siêu thị đang có đươc một vị trí nhất định trong tâm trí của người tiêu dùng, do luôn đáp ứng đươc những yêu cầu cơ bản khách hàng cũng như luôn luôn coi khách hàng là người bạn thân thiết nhất, đó chính là Liên hiệp HTX TM Thành phố ( Sài Gòn Co.op), một nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Để biết rõ hơn về đơn vị này chúng ta cùng xem qua sự nghiệp hình thành và phát triển của công ty Saigon Co.op.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART
Lịch sử hình thành & phát triển
Khởi nghiệp: từ năm 1989 - 1991
Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng, phải giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Trụ sở chính đặt tại: 199-205 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP.HCM.
Hệ thống Co.opMart là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Liên hiệp HTX thương mại Thành Phố Hồ Chí Minh ( Saigon Co.op ).
Ngày 09/02/1996 - Saigon Co.op đã cho ra đời siêu thị đầu tiên, Co.opMart Cống Quỳnh. Từ đó đến nay, Saigon Co.op đã không ngừng mở rộng mạng lưới và đa dạng kênh phân phối của mình để giữ vững thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Tầm nhìn
Giữ vững vị trí là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và danh hiệu Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Sứ mệnh
Giá cả phải chăng, Phục vụ ân cần, Hàng hóa phong phú và chất lượng. Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng .
Mục tiêu
Mục tiêu ngắn hạn
Năm 2011, Saigon Co.op phấn đấu tăng doanh số 35% so với cùng kỳ, mở rộng mạng lưới kinh doanh bán lẻ bằng cách tập trung phủ kín siêu thị trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt các vùng ven thành phố như huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ... để đảm bảo đưa hàng hóa đến tận tay người dân vùng sâu, vùng xa. Cụ thể là sẽ khai trương thêm tối thiểu 10 siêu thị và 30 cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi - Co.op Food mới.
Mục tiêu dài hạn
Saigon Co.op phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2015, hệ thống Co.opMart đạt 100 siêu thị trên toàn quốc, đồng thời vươn ra một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, chuỗi cửa hàng Co.op Food cũng được chú trọng mở rộng và phát triển để đưa thực phẩm sạch và an toàn đến các khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp với mục tiêu đạt 120 cửa hàng Co.op Food trên cả nước. Ngoài ra, với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng, Saigon Co.op đang nghiên cứu phát triển các mô hình bán lẻ mới …
Mạng lưới phân phối
Tính đến năm 2011, Saigon Co.op đã mở hệ thống Co.op Mart gồm 50 siêu thị trong đó 20 siêu thị tại TP. HCM và 30 siêu thị tại các tỉnh miền Tây, Ðông Nam Bộ, miền Trung - Tây Nguyên như: Co.opMart Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Vĩnh Long, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hoà, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu… và mới đây cũng đã mở thêm chi nhánh tại Hà Nội với diện tích 7.500 m2 và tổng vốn đầu tư lên đến 74 tỷ đồng. Ngoài ra còn có hệ thống 61 cửa hàng Co.op thuộc các HTX thành viên và cửa hàng Bến Thành tại TP Hồ Chí Minh đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo tầng lớp người tiêu dùng, thu hút hàng chục vạn khách hàng đến mua sắm ( đến cuối năm 2009, Saigon Co.op có 215.581 khách hàng là thành viên).
Mạng lưới siêu thị Co.opMart dự kiến đến năm 2015
Sản phẩm / Dịch vụ
Sản phẩm
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Saigon Co.op là hoạt động thương mại bán lẻ với hệ thống rộng khắp và đa dạng. Với trên 20.000 mặt hàng, trong đó có 70% - 80% hàng Việt Nam chất lượng cao.
Dịch vụ
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Dịch vụ giao hàng tận nhà
Bán hàng lưu động tại vùng sâu
XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART PHAN VĂN TRỊ – QUẬN GÒ VẤP
Dựa vào chiến lược phát triển chung về mở rộng thị trường của Saigon Co.op, nhóm chúng tôi đã chính thức khởi động dự án mở thêm một siêu thị trung tâm thương mại tại trục đường Phan Văn Trị, phường 7, Quận Gò Vấp.
Mô tả sơ lược Co.op Mart Phan Văn Trị
Co.op Mart Phan Văn Trị dự kiến vốn đầu tư xây dựng và hàng hóa lên đến hơn 120 tỷ đồng. Siêu thị sẽ có diện tích 12.000 m2 gồm 1 trệt và 2 tầng lầu, là mô hình hoạt động theo tiêu chuẩn Trung tâm thương mại, trong đó khu tự chọn có diện tích gần 3.000 m2. Ngoài ra còn có nhiều loại hình kinh doanh khác như khu ẩm thực, trung tâm games, nhà sách, nhà hàng, khu kinh doanh thời trang và các dịch vụ tiện ích khác.
Tầm nhìn
Phấn đấu là trung tâm thương mại hàng đầu tại điạ bàn Quận Gò Vấp và là một trong những đơn vị kinh tế lớn tại Quận.
Sứ mệnh
Phục vụ đối tượng bình dân, Giá cả phải chăng, Hàng hóa chất lượng và phong phú. Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng .
Mục tiêu
Mục tiêu ngắn hạn
Tăng doanh số 5% so với cùng kỳ.
Tiết kiệm Điện, Nước và các chi phí khác để làm giàm chi phí 3 %.
Thu hút khách hàng bằng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng bằng các dịch vụ tiện ích tăng thêm.
Mục tiêu dài hạn
- Đạt lợi nhuận 30% trên DT vào năm 2015.
Đạt 2.000 khách hàng thành viên, trong đó có 200 khách hàng VIP.
Đứng thứ 5 về mặt Doanh thu trong hệ thống chuỗi siêu thị của Co.opMart vào
năm 2015 .
Sản phẩm – Dịch vụ của Co.op Mart Phan Văn Trị
Co.op Mart Phan Văn Trị sẽ kinh doanh trên 20.000 mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, trong đó có từ 70% - 80% hàng Việt Nam chất lượng cao, bao gồm: Thực phẩm công nghệ, tươi sống, chế biến, thực phẩm đông lạnh; hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình; may mặc thời trang; điện gia dụng và nhiều mặt hàng phong phú phục vụ khách hàng trong nước và khách du lịch. Đặc biệt thực phẩm tươi sống chế biến nấu chín an toàn luôn được kiểm tra chất lượng thường xuyên từ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thành phố Hồ Chí Minh.
Với gần 30 quầy tính tiền đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, Co.op Mart Phan Văn Trị sẽ cung cấp các dịch vụ tiện ích như: máy rút tiền tự động, gói quà miễn phí, đặt hàng qua điện thoại, giao hàng tận nơi … Ngoài ra còn có hệ thống trang thiết bị hiện đại, kho đông, kho mát đúng tiêu chuẩn, hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn cho khách hàng đến tham quan mua sắm.
Vì đối tượng chính Co.op Mart hướng đến là các khách hàng đã lập gia đình và các khách hàng trẻ, bận rộn với công việc, cho nên bên cạnh các sản phẩm truyền thống của 1 siêu thị, Co.op Mart Phan Văn Trị còn mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị của mình, cũng như cung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú, mang đến sự lựa chọn thỏa mái cho các bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời gian. Thêm vào đó, Co.op Mart Phan Văn Trị có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguồn cung sản phẩm cho siêu thị
Nghiên cứu thị trường - Lựa chọn phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường
Quy hoạch phát triển trên địa bàn quận Gò Vấp
Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số quận Gò Vấp là 515.954 người, theo dự kiến, đến năm 2015 sẽ là 700.000 người. Gò Vấp có mật độ dân số rất cao là 29.945 người/ km2 so với 3.419 người/km² bình quân của TP.HCM. Việc phân bổ dân cư dựa trên 2 cụm đô thị chính như:
Cụm 1 có diện tích 1.033 ha gồm các phường 1, 3, 4, 5, 6, 7 , 10, 17, khu vực này sẽ xây dựng thành khu đô thị trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, và thương mại ( cụm này chịu ảnh hưởng trực tiếp của sân bay Tân Sơn Nhất cho nên quy hoạch không gian sẽ bị hạn chế phát triển về chiều cao ), quy mô dân số khoảng 317.000 người.
Cụm 2 có diện tích ha 942 gồm các phường 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 16, sẽ là cụm đô thị dân cư hiện hữu, quy hoạch cải tạo, phát triển tầng cao theo quy hoạch chung của Thành phố. Dự kiến quy mô dân số khoảng 353.000 người ( HIện đã có các chợ như : chợ Gò Vấp, chợ Hạnh Thông Tây ).
Mật độ dân số và mức thu nhập bình quân
Trục đường Phan Văn Trị là một trong những trục đường đông dân cư, mua bán sấm uất tại quận Gò Vấp. Ở đây đã tồn tại các ngôi chợ lâu năm như chợ Phan Văn Trị. Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể, năm 1986 Gò Vấp có 144 ngàn dân thì năm 2000 là 231 ngàn, năm 2004 là 385 ngàn người. Và theo điều tra dân số vào ngày 01/4/2009 dân số quận Gò Vấp là 515.954 người.
Mức sống dân cư tại Quận ngày càng được nâng lên. Qua khảo sát, mức thu nhập bình quân cùa Gò Vấp khoảng 3.000.000 đ/người/tháng, toàn quận hiện chỉ có 6.843 hộ dân có mức thu nhập thấp hơn 12 triệu đồng/người/năm, chiếm 6,69% trên tổng số hộ dân toàn quận ( 98.199 hộ )
Thành phần dân cư:
Trước đây, đa số dân tại Quận Gò Vấp thuộc thành phần lao động nông nghiệp, tiểu thương mua bán nhỏ và CB.CNV khối Hành chính, doanh nghiệp Nhà nước. Các năm gần đây, do chuyển đổi cơ cấu từ Nông nghiệp sang công nghiệp hóa cho nên thành phần công nhân lao động và lao động nhập cư cũng gia tăng và là một lưc lương đáng kể tại Quận. Với thành phần như thế thì rất phù hợp cho bộ phận khách hàng tiềm năng mà Co.opmart Phan Văn Trị đang hướng tới.
Thương mại - dịch vụ
Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ của Quận phát triển mạnh mẽ. Đến cuối năm 1999 có 9.748 cơ sở thương mại, trong đó có 288 đơn vị trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, số lao động toàn ngành gần 20.000 người. Các khu buôn bán tập trung như: khu thương mại Ngã 6, khu phố chợ Tân Sơn Nhất, chợ An Nhơn, chợ Gò Vấp, chợ Xóm Mới đáp ứng nhu cầu hàng hoá thông thường cho nhân dân. Thời kỳ 2001 – 2005, hoạt động thương mại - dịch vụ tăng trưởng với tốc độ nhanh, tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội bình quân mỗi năm tăng 21 % . Đến nay có 947 đơn vị thương mại dịch vụ và 12.800 hộ kinh doanh cá thể với 36.000 lao động. Đã tiếp tục hình thành siêu thị Văn Lang tại ngã Sáu Gò Vấp theo mô hình xã hội hoá. Tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ dưới 10% vào năm 1990 lên 46% năm 2008.
Nhu cầu và thói quen mua sắm
Phần lớn người tiêu dùng có thói quen mua các mặt hàng thực phẩm ( nhất là thực phẩm tươi sống ) tại các chợ, các hộ kinh doanh độc lập. Nhưng trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc độ dự kiến trên 150%/năm.
Đối thủ cạnh tranh.
Được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngòai và đã có nhiều cuộc đổ bộ của các đại gia bán lẻ tòan cầu. Với ưu thế về tài chính, kinh nghiệm... các thương hiệu như Big C, Lotte Mart, Metro, đang khiến các nhà bán lẻ trong nước lo ngại. Thời gian vừa qua, các thương hiệu này rất quyết liệt trong việc mở rộng quy mô thị trường. Điển hình như Big C, trong năm 2010 thương hiệu này đã khai trương 5 siêu thị nâng tổng số siêu thị Big C tại VN lên 14 siêu thị. Gò Vấp hiện tại có một số siêu thị lớn như Big C ( Nguyễn Kiệm ), Siêu thị văn hóa Văn Lang, siêu thị Bình Dân ( đường Quang Trung ). Ngoài ra, Tập đoàn Lotte và Metro cũng đang có dự án mở rộng quy mô ra các Quận, huyện ngoại thành.
Phân khúc thị trường và lựa chọn khách hàng mục tiêu
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học
Với chiến lược phục vụ nhu cầu của người lao động có thu nhập trung bình, giới công chức hành chính và thành phần lao động, Co.opmart Phan Văn Trị định dạng phân khúc của mình theo nhân khẩu học. Công ty xác định đối tượng từ 25 tuổi trở lên, có nghề nghiệp ổn định, có mức thu nhập tương đối… là dòng phân khúc mà mình phục vụ. Dòng phân khúc này phù hợp với tiêu chí phục vụ của Co.opmart, đó là không bán hàng ngoại nhập với giá thành cao như các siêu thị khác mà đa phần là hàng Việt Nam chất lượng cao, xoá đi hình ảnh siêu thị là nơi mua sắm dành cho người nhiều tiền.
Khách hàng mục tiêu
Với phân khúc thị trường đã được xác định, từ đó Co.opmart Phan Văn Trị xác định được nhóm khách hàng mà mình hướng đến để làm khách hàng mục tiêu. Đó là nhóm khách hàng đã có gia đình. Họ chính là những người cập nhật nhanh chóng những thông tin mua sắm mới, những chương trình khuyến mãi của siêu thị…. Mọi nỗ lực cải tiến trong kinh doanh đều xuất phát từ nhu cầu của nhóm khách hàng này.
Tuy nhiên, trong tất cả các phương án ít nhiều đều có chứa đựng những rủi ro, bất trắc ngoài ý muốn. Vì vậy, phân tích SWOT sẽ giúp cho Co.opMart Phan Văn Trị phát huy được thế mạnh, hạn chế điểm yếu trong môi trường nội tại, tận dụng cơ hội để tránh được những nguy cơ, rủi ro phát sinh trong tương lai.
Phân tích Ma trận SWOT CỦA Co.op Mart Phan Văn Trị
ĐIỂM MẠNH - STRENGTHS ( S )
ĐIẾM YẾU - WEAKNESSES ( W)
Vị trí dễ nhìn thấy, tọa lạc tại trục đường lớn của Quận Gò Vấp, thuận tiện đi lại mua sắm.
Có diện tích rộng rãi so với các chợ xung quanh.
Với uy tín của thương hiệu Saigon Co.op, các dự án đầu tư xây dựng mặt bằng kinh doanh siêu thị của công ty luôn được chính quyền các cấp quan tâm và tạo điều kiện.
Với địa điểm trên, việc vận chuyển hàng hóa từ trung tâm phân phối nội bộ - Kho Sóng Thần rất thuận tiện và nhanh chóng.
Giá cả và phương thức kinh doanh phù hợp với đa số đối tượng khách hàng tại đây
Đội ngũ quản lý chưa đáp ứng được về hoạt động quản trị chiến lược cấp cao.
Hạn chế về tiềm lực tài chính
Kỹ năng phục vụ của nhân viên bán hàng còn hạn chế, công tác đào tạo, tập huấn còn ở mức trung bình.
CƠ HỘI - OPPORTUNITIES ( O )
ĐE DỌA - THREATS ( T )
Có mật độ dân cư đông đúc, đối tượng mua sắm phù hợp với tiêu chí và mô hình phục vụ của công ty.
So với các quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn, thuận tiện mở thành khu trung tâm thương mại
Nền kinh tế phát triển ổn định. Đời sống dân cư nâng cao khiến nhu cầu về mua sắm ở siêu thị cũng tăng cao.
Người tiêu dùng sẽ chuyển dần sang các hệ thống siêu thị do nhu cầu về an toàn thực phẩm và địa điểm mua sắm sang trọng, sạch sẽ hơn so với các khu chợ .
Là nơi đô thị đông đúc, cho nên thị phần có xu huớng bị chia nhỏ bởi các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực.
Các đối thủ lớn như Big C, Walt mart….có nguồn vốn dồi dào. Vì vậy, họ có thể thực hiện nhiều phương án đầu tư tốt hơn.
Giá thuê đất ngày càng đắt đỏ, tạo sức ép lớn trong nguồn lực tài chính trong tương lai
Tình hình kinh tế thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng biến động khó lường làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Cty.
8 - Các chiến lược phối hợp để xây dựng Co.op Mart Phan Văn Trị
Phối hợp SO: ( Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội )
Chiến lựơc mở rộng thị trường nhằm quảng bá thương hiệu, nâng cao hình ảnh hệ thống siêu thị Co.op Mart. Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và người tiêu dùng.
Dùng tiêu chí về giá và phong cách phục vụ để thu hút lượng khách hàng phù hợp là thành phần dân lao động, đã có gia đình.
Khác biệt hóa sản phẩm & dịch vụ phù hợp với nhu cầu để tập trung phục vụ tốt cho khách hàng mục tiêu. Luôn tìm mọi cách cung cấp dịch vụ cộng thêm miễn phí cho khách hàng mục
Kết hợp chương trình “ Vệ sinh an toàn thực phẩm” của Thành phố để lôi kéo khách hàng đến với hệ thống siêu thị, tránh xa các khu chợ tự phát có độ an toàn kém.
Phối hợp ST: ( Tận dụng điểm mạnh đ