Đề tài Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [14, tr. 108-109]. ở đây những nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học là xây dựng một đội ngũ trí thức có nhân cách đạo đức trong sáng, làm chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó sẽ tạo ra hệ điều chỉnh bên trong, tự giác, tự nguyện; làm cho sự quan tâm của con người đối với người khác cũng như đối với lợi ích của xã hội trở thành nhu cầu và sự thôi thúc từ nội tâm. Đây là yếu tố kích thích tính tích cực trong mỗi con người, hướng họ biết giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, góp phần khắc phục sự mất cân đối trong quá trình phát triển con người - xã hội dưới những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và cơ chế thị trường hiện nay. Việt Nam, sau hơn 15 năm đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường lại là mảnh đất màu mỡ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức, những giá trị đạo đức đích thực. Mặt khác, các thế lực thù địch đang tiến công chúng ta trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống, nhất là đối với thanh niên, sinh viên. Và thực tế ngày nay, đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước. Như vậy, đổi mới, mở cửa, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, nguy cơ đan xen nhau. Trong đó, nhân tố đạo đức, giá trị của đời sống tinh thần của sinh viên đang trở thành điểm nóng trong sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết.

pdf85 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [14, tr. 108-109]. ở đây những nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học là xây dựng một đội ngũ trí thức có nhân cách đạo đức trong sáng, làm chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó sẽ tạo ra hệ điều chỉnh bên trong, tự giác, tự nguyện; làm cho sự quan tâm của con người đối với người khác cũng như đối với lợi ích của xã hội trở thành nhu cầu và sự thôi thúc từ nội tâm. Đây là yếu tố kích thích tính tích cực trong mỗi con người, hướng họ biết giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, góp phần khắc phục sự mất cân đối trong quá trình phát triển con người - xã hội dưới những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và cơ chế thị trường hiện nay. Việt Nam, sau hơn 15 năm đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường lại là mảnh đất màu mỡ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức, những giá trị đạo đức đích thực. Mặt khác, các thế lực thù địch đang tiến công chúng ta trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống, nhất là đối với thanh niên, sinh viên. Và thực tế ngày nay, đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước. Như vậy, đổi mới, mở cửa, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, nguy cơ đan xen nhau. Trong đó, nhân tố đạo đức, giá trị của đời sống tinh thần của sinh viên đang trở thành điểm nóng trong sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Về vấn đề xây dựng nhân cách, giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nói chung đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau: - Nhóm các tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức đã làm rõ tính chất hai mặt của kinh tế thị trường và tác động của nó đối với đời sống đạo đức: GS.TS Nguyễn Ngọc Long: "Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, tháng 1-2, 1987; TS Nguyễn Thế Kiệt: "Quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay", Tạp chí Triết học 6/1996; PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia: "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2/1997; - Một số tác giả quan tâm nghiên cứu sự biến đổi của đạo đức và thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta: PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ: "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Nguyễn Văn Lý: "Kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998. - Nhân cách sinh viên và giáo dục nhân cách sinh viên là vấn đề được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm: "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" của tập thể các nhà khoa học Liên Xô (cũ), nhà xuất bản sách giáo khoa Mác - Lênin phát hành năm 1983; "Nhân cách của người sinh viên" của tập thể các nhà khoa học trường đại học Lêningrát, Tủ sách Đại học Kinh tế kế hoạch năm 1981; Lê Diệp Đĩnh: "Thực trạng tâm lý xã hội của sinh viên và vấn đề giáo dục nhân cách cho sinh viên ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học bảo vệ năm 1995; Trần Sỹ Phán: "Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ triết học bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 1999... Về xây dựng nhân cách đạo đức có tác giả quan tâm nghiên cứu ở phương diện chung: Trần Thị Tuyết Sương: "Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, bảo vệ tại Viện Triết học 1998... Nhìn chung, các công trình kể trên đã có nhiều đóng góp trong việc làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức với việc xây dựng và giáo dục nhân cách cho sinh viên, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: " Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay " làm luận văn tốt nghiệp của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Qua khảo sát nhân cách đạo đức sinh viên hiện nay tại một số trường đại học khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam, luận văn đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích nói trên, luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như sau: - Góp phần làm rõ khái niệm nhân cách đạo đức và những nhân tố cơ bản quy định sự phát triển nhân cách đạo đức của sinh viên. - Phân tích tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. - Tìm hiểu thực trạng của nhân cách đạo đức sinh viên các trường đại học khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nhân cách đạo đức sinh viên trong một số trường đại học tiêu biểu được chọn làm khảo sát, làm rõ sự biến đổi nhân cách đạo đức trong sinh viên từ sau đổi mới đất nước đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê... cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. 6. Cái mới của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên hiện nay. 7. ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề bức thiết của môn Đạo đức học và đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn xã hội: nghiên cứu nhân cách đạo đức sinh viên trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trên bình diện nghiên cứu và những kết quả đã đạt được, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên dạy và học môn Đạo đức học. Luận văn có ý nghĩa nhất định đối với công tác giáo dục và xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1 Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay 1.1. Nhân cách đạo đức và những nhân tố cơ bản qui định sự phát triển của nhân cách đạo đức của sinh viên 1.1.1. Nhân cách Tư tưởng về nhân cách xuất hiện từ Arixtôt (384 - 322 TCN) - nhà Triết học cổ đại Hy Lạp - khi ông cho rằng, con người là "sinh vật chính trị" (Joon poltikon). ở đây, bước đầu Arixtôt đã thấy được vai trò của tác động xã hội, của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển con người như là một nhân cách. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lần đầu tiên, hai nhà tâm lý học người Đức Dilthey và Spranger mới đưa ra khái niệm nhân cách. Theo hai ông, nhân cách là cái "mặt nạ" có tính chất xã hội của cái tôi bên trong; khi nào cái "mặt nạ" đó trùng với cái tôi thì nhân cách phát triển chín muồi [24, tr. 42]. Đến nay, nhân cách được nghiên cứu, định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, những đại biểu nổi tiếng như: S.Freud với thuyết "Phân tâm học" coi bản chất nhân cách là thuộc tính sinh vật hay sinh vật hóa bản chất nhân cách, coi nó là bản năng tình dục; J.H.eysenck coi nhân cách là một dạng nào đó của ý thức trí tuệ và ý thức đạo đức thực hiện sự tự chủ trong bối cảnh tương tác; A.A.dler với thuyết "Siêu đẳng bù trừ", G.Allport với thuyết "đặc trưng" và năm 1949 ông đã đưa ra trên 50 định nghĩa khác nhau về nhân cách... Đại biểu nổi tiếng nhất của chủ nghĩa Nhân bản triết học tư sản thế kỷ XX là M.Sêlơ - một nhà triết học Đức - cho rằng: "Bản chất vốn có của con người không gắn với tồn tại của nó về mặt sinh vật và xã hội mà nằm trong tinh thần của nó, trong khả năng của con người trở thành nhân cách" [7, tr. 23]. Theo quan niệm của ông con người không tồn tại thực mà con người chỉ là một bộ phận của thực tại tinh thần. Nhìn chung, các học thuyết trên hoặc xem nhân cách như là sự đáp ứng nhu cầu sinh học thuần túy, hoặc xem nhân cách chỉ có tính chất thuần túy của cá nhân con người mà không thấy được tính quyết định của vai trò xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Triết học Mác ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Theo đánh giá của V.I. Lênin, triết học Mác đã khắc phục được những thiếu sót lớn nhất của lịch sử triết học: Chủ nghĩa duy tâm "không thấy được" điểm xuất phát là từ hiện thực khách quan, chủ nghĩa duy vật siêu hình "không thấy được" vai trò tích cực của chủ thể con người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, con người là thực thể sinh học xã hội. Mặt sinh học và mặt xã hội có mối quan hệ bao chứa lẫn nhau, chế ước lẫn nhau. Mặt sinh học không thuần túy là sinh học mà là sinh học - xã hội. Mặt xã hội không trừu tượng, trống rỗng, hư vô mà nó là sự phản ánh hiện thực của tồn tại sinh học - xã hội. Như vậy, con người không chỉ xuất hiện và tuân theo nhờ những qui luật tiến hóa hữu cơ mà nó còn chịu sự tác động của những qui luật xã hội. Sự hoàn thiện bản chất xã hội trong con người cũng đồng thời là quá trình hoàn thiện về nhân cách, trong quá trình này, cái sinh học ngày càng được xã hội hóa, nhân tính hóa nhiều hơn. Nhân cách được hình thành và phát triển trong quá trình sống, lao động, quan hệ giao tiếp... Tuy nhiên, trên lập trường triết học mác xít, giữa các nhà khoa học cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách: Chẳng hạn "Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện trong cá nhân, ngoài cá nhân, thông qua hoạt động giao tiếp của cá nhân ấy" [4, tr. 74]; "Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của cá nhân đã hình thành và phát triển từ trong các quan hệ xã hội" [53, tr. 80] hoặc "Khái niệm nhân cách được thể hiện là toàn bộ đời sống" tinh thần và xã hội của con người bao gồm "tầng" xã hội và "tầng" tâm lý trong con người. Khái niệm này cho phép hiểu bản chất Người ở mỗi cá nhân, cái tư cách làm Người của nó, cái phân biệt nó với giống loài động vật. Tuy nhiên, nhân cách là một khái niệm phức tạp, cần được tiếp cận từ nhiều phía..." [49, tr. 28] và có hàng trăm định nghĩa khác nhau về nhân cách và mỗi ngành khoa học lại tiếp cận nhân cách từ góc độ nghiên cứu đặc thù của mình, đi sâu vào mặt này, hoặc mặt khác của nhân cách, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của ngành đó. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, các quan điểm đó tập hợp thành hai khuynh hướng cơ bản: - Một là: Coi nhân cách như là đặc trưng, chức năng, vai trò, vị trí của con người trong xã hội. - Hai là: Coi nhân cách là đặc trưng bản chất của con người [48, tr. 11]. Chúng tôi thống nhất với khuynh hướng thứ hai coi nhân cách là đặc trưng bản chất của con người. Khi bàn về vấn đề con người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đặc biệt chú ý tới bản chất xã hội của con người, lý giải các quan hệ xã hội tham gia vào sự hình thành bản chất ấy cũng như vai trò của thực tiễn và hoạt động thực tiễn đối với sự bộc lộ những sức mạnh bản chất Người, tới sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách Người. Mác đưa ra nhận xét bản chất con người đặc thù không phải là râu của nó, không phải là máu của nó, không phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó mà chính là phẩm chất xã hội của nó. "Mỗi quan hệ của anh ta đối với con người và đối với giới tự nhiên phải là một biểu hiện của đời sống cá nhân hiện thực" [34, tr. 136]. Như vậy, con người là một thực thể sinh học - xã hội mang bản chất xã hội, còn nhân cách phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội, phản ánh mức độ cá thể hóa, tính độc đáo trong mỗi cá nhân con người. Nhân cách là sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố xã hội và cá nhân trong mỗi con người. Sự thống nhất này tạo điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Triết học Mác - Lênin xem nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân, có tính lịch sử - cụ thể. Nó tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò chủ thể của nhận thức và của sự phát triển xã hội [7, tr. 33] Nói đến nhân cách, trước hết là nói tới nhân cách của con người hiện thực, gắn liền với bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của những hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Nó là kết quả của hoạt động người trong quá trình họ tiếp nhận sự giáo dục của xã hội và quá trình tự giáo dục của bản thân. Quá trình này không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển nhân cách mà còn là phương diện chủ yếu để tạo ra diện mạo nhân cách đạo đức con người. ở đây, các nhân tố sinh vật di truyền, tâm sinh lý và xã hội xoắn xuýt với nhau. Đối với sự phát triển nhân cách, cải tạo sinh vật di truyền và tâm sinh lý là cơ sở sinh vật, là những điều kiện tự nhiên, mà trên cơ sở đó hình thành nên những đặc điểm lịch sử - xã hội của con người. Mặt khác, nhân cách là nhân cách của từng cá nhân riêng biệt, cụ thể có mối quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên, xã hội xung quanh. Mỗi cá nhân mang nhân cách này vừa có khả năng tự đánh giá những hành vi của bản thân mình, vừa có khả năng đánh giá hành vi của cá nhân mang nhân cách khác. Quá trình tự đánh giá và được đánh giá đó là quá trình cá nhân thực hiện những hành vi cho mình và cho người khác theo yêu cầu chung của nhân cách xã hội. Nói cách khác, nhân cách là những phẩm chất bên trong của mỗi cá nhân trước những đòi hỏi của xã hội và của bản thân cá nhân để cá nhân đó tồn tại và làm tròn trách nhiệm của mình với bản thân, với xã hội. Do đó, nhân cách cá nhân bị chi phối bởi nhân cách xã hội, phản ánh nhân cách xã hội, đồng thời nhân cách xã hội tìm thấy mình qua những hình ảnh, diện mạo riêng rất đa dạng của mỗi nhân cách cá nhân. 1.1.2. Nhân cách đạo đức, nhân cách đạo đức của sinh viên Nhân cách đạo đức: Là tổng thể những phẩm chất đạo đức của nhân cách (nhu cầu, tình cảm, niềm tin, tri thức, lý tưởng, năng lực đạo đức ...) được hình thành một cách lịch sử - cụ thể, được thể hiện, thực hiện trong toàn bộ hoạt động sống của mình như một cá nhân. Nếu nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa đức và tài, của những thuộc tính, phẩm chất, xu hướng... bên trong, riêng biệt của mỗi cá nhân, dùng để phân biệt cá nhân này và cá nhân khác thì nhân cách đạo đức lại thể hiện năng lực đạo đức cá nhân, là ý thức, tình cảm, lý tưởng đạo đức cá nhân. Nhân cách là một khái niệm rộng bao hàm trong nó phương diện đạo đức, phương diện thẩm mỹ, phương diện nhận thức... hoặc nói cách khác nhân cách bao gồm những phẩm chất đạo đức, phẩm chất thẩm mỹ, phẩm chất nhận thức... tức là những phẩm chất xã hội của con người. Những phẩm chất xã hội ấy được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội của con người chứ không phải do thiên phú hay là những phẩm chất bẩm sinh. Vì vậy, tất yếu trong cấu trúc của nhân cách phải bao gồm phẩm chất thẩm mỹ, phẩm chất nhận thức và phẩm chất đạo đức của cá nhân. Tuy nhiên, sự tham gia của nhân cách đạo đức trong cấu trúc của nhân cách không chỉ được hiểu đơn giản chỉ là yếu tố cấu thành lên nhân cách, dù là yếu tố nền tảng. Sự tham gia đó biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa nhân cách và nhân cách đạo đức, nhân cách đạo đức phát triển sẽ là "chất men" kích thích sự phát triển của trí tuệ, của tư duy sáng tạo và năng lực thực tiễn của nhân cách. Nói đến nhân cách đạo đức là có ý thức nhấn mạnh phẩm chất đạo đức là phẩm chất tiêu biểu nhất, là "cái gốc" làm nên nhân cách con người. Nhân cách đạo đức có sự tương đồng và khác biệt so với đạo đức. Theo quan điểm triết học mác xít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Xét theo góc độ về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến với cái đặc thù và cái đơn nhất thì đạo đức được cấu thành từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân (nhân cách đạo đức). Trong đó, nhân cách đạo đức được xem là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò trung tâm chỉ đạo, thể hiện năng lực thực hiện những hành vi đạo đức trong thực tiễn, cũng như việc lựa chọn, tiếp thu những lý tưởng, chuẩn mực, đánh giá đạo đức truyền thống, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân... Hiện nay, xoay quanh những nội dung của phẩm chất đạo đức cá nhân (nhân cách đạo đức) cũng còn có nhiều ý kiến, nhiều xu hướng khác nhau: - Xu hướng thứ nhất, đồng nhất những phẩm chất đạo đức cá nhân với những nguyên tắc của đạo đức cộng sản, được biểu hiện bởi tình yêu đối với lao động, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa quốc tế... Xu hướng này có yếu tố hợp lý vì nguyên tắc đạo đức cộng sản chính là cơ sở nhân sinh quan mới, chỉ đạo mọi hoạt động của con người. Tuy nhiên, xu hướng này có yếu tố không hợp lý vì các nguyên tắc đạo đức cộng sản chỉ là cơ sở lý luận, có tính chất định hướng về mặt tư tưởng, những tiêu chuẩn bên ngoài mà mỗi người cần hướng tới. Nó chưa phải là những tính cách với ý nghĩa là một bộ phận cấu thành nhân cách cá nhân. - Xu hướng thứ hai, đồng nhất đạo đức cá nhân với những qui tắc, chuẩn mực cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động nhất định. Dù cụ thể hơn, nhưng những nguyên tắc, những qui tắc và chuẩn mực vẫn chỉ được coi là những yêu cầu chung cho tất cả các cá nhân trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Trước những yêu cầu chung ấy, mỗi cá nhân hành động theo nhận thức của mình. Vì vậy, nếu đồng nhất đạo đức cá nhân với những qui tắc, những chuẩn mực đạo đức sẽ tạo ra mô hình phát triển rập khuôn, hạn chế sự phát triển độc lập của mỗi cá nhân. Đây là điều hoàn toàn không có trong hiện thực! - Xu hướng thứ ba, quan niệm: phẩm chất đạo đức cá nhân không thể chỉ là những yêu cầu chung của đạo đức xã hội mà nó còn phải là những nét tính cách mang ý nghĩa tâm lý đạo đức của con người cấu thành nên nhân cách cá nhân. Đó là sự thống nhất giữa giữa lý tưởng và hiện thực cuộc sống, giữa trí tuệ, tình cảm và hoạt động thực tiễn của các cá nhân. Thống nhất với xu hướng thứ ba, chúng tôi đi vào phân tích một số đặc trưng của nhân cách đạo đức. Nhu cầu đ
Tài liệu liên quan