Đói nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển thì đói nghèo không những là vấn đề
xã hội mà còn là một trong những thách thức đối với sự phát triển. Chính vì vậy, những
năm gần đây, các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã nỗ lực tìm các giải pháp để giảm đói
nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo ở phạm vi quốc gia và quốc tế.
Là m ột nước đang phát triển lựa chọn xu hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hết sức coi
tr ọng vấn đề xoá đói, giảm nghèo và đầu tư nhiều công sức, tiền của cho chương trình xoá đói,
giảm nghèo cả trên bình diện quốc gia lẫn trên bình diện địa phương. Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII Đảng (năm 1996), Đ ảng ta đã kh ẳng định: “Thực hiện tốt ch ương trình xoá đói,
giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân t ộc thiểu số” [ 20, tr.115].
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định: “Phấn
đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xoá
đói, giảm nghèo"[21, tr.211].
Quá trình thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo ở nước ta thời gian
qua đã đạt được một số thành tựu nhất định như số hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm cả tuyệt đối
và tương đối, số hộ nghèo vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn, Việt Nam được Ngân
hàng Thế giới đánh giá là nước có thành tích vượt trội trong xoá đói, giảm nghèo… Tuy
nhiên, kết quả xoá đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua chưa vững chắc, số hộ nghèo theo
chuẩn mới còn cao. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ lần thứ X nhận định: “Thành tựu
xoá đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ
hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên
tai còn g ặp nhiều khó khăn, nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình
quân cả nước" [22, tr. 173] . Thực trạng đó đòi hỏi nước ta cần nỗ lực hơn nữa trong tìm tòi giải
pháp hiệu quả để tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo ở tầm cao
hơn.
Kiên Giang là một trong những tỉnh nghèo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo số liệu điều tra mẫu khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê tổng hợp
năm 2005 thì tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh Kiên Giang là 13,73%, đứng thứ 10 về trình
độ phát triển trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
99 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển thì đói nghèo không những là vấn đề
xã hội mà còn là một trong những thách thức đối với sự phát triển. Chính vì vậy, những
năm gần đây, các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã nỗ lực tìm các giải pháp để giảm đói
nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo ở phạm vi quốc gia và quốc tế.
Là một nước đang phát triển lựa chọn xu hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hết sức coi
trọng vấn đề xoá đói, giảm nghèo và đầu tư nhiều công sức, tiền của cho chương trình xoá đói,
giảm nghèo cả trên bình diện quốc gia lẫn trên bình diện địa phương. Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII Đảng (năm 1996), Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện tốt chương trình xoá đói,
giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [20, tr.115].
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định: “Phấn
đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xoá
đói, giảm nghèo"[21, tr.211].
Quá trình thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo ở nước ta thời gian
qua đã đạt được một số thành tựu nhất định như số hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm cả tuyệt đối
và tương đối, số hộ nghèo vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn, Việt Nam được Ngân
hàng Thế giới đánh giá là nước có thành tích vượt trội trong xoá đói, giảm nghèo… Tuy
nhiên, kết quả xoá đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua chưa vững chắc, số hộ nghèo theo
chuẩn mới còn cao. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ lần thứ X nhận định: “Thành tựu
xoá đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ
hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên
tai còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình
quân cả nước"[22, tr.173]. Thực trạng đó đòi hỏi nước ta cần nỗ lực hơn nữa trong tìm tòi giải
pháp hiệu quả để tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo ở tầm cao
hơn.
Kiên Giang là một trong những tỉnh nghèo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo số liệu điều tra mẫu khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê tổng hợp
năm 2005 thì tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh Kiên Giang là 13,73%, đứng thứ 10 về trình
độ phát triển trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những năm qua Kiên Giang đã tích cực thực hiện chương trình xoá đói, giảm
nghèo và thu được một số kết quả đáng kể, tính bình quân cả giai đoạn 2001-2005 thì mỗi
năm giảm hơn 1% hộ nghèo. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái
nghèo cao, đặc biệt ở vùng người dân tộc thiểu số. Còn có những hạn chế đó là do việc thực
hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo ở các địa bàn không đều, nhận thức ý nghĩa tầm quan
trọng của chương trình xoá đói, giảm nghèo của các cấp lãnh đạo và người dân còn chưa đầy
đủ… Thực tế đó đặt cho tỉnh Kiên Giang nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo trong thời gian tới.
Vì những lý do đó, đề tài “Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang"được
chọn nghiên cứu trong luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xoá đói, giảm nghèo cả ở trong nước
lẫn ngoài nước, cả về giác độ xã hội lẫn giác độ kinh tế…. Đáng chú ý là một số công trình
sau:
- UNDP (1996), Tiến kịp.
- Báo cáo Phát triển của Việt Nam (2000), Tấn công nghèo đói, Báo cáo chung của
nhóm Công tác chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ, Hội nghị
nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14 - 15/12/1999.
- Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi
mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hoà (1999), Phân hoá giàu - nghèo ở một số quốc gia khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Ngô Quang Minh (1999), Tác động kinh tế của nhà nước góp phần xoá đói, giảm
nghèo trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam(2001), Xoá đói, giảm nghèo vùng
dân tộc thiểu số; phương pháp tiếp cận.
- Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang...(2001), Nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Ngân hàng Thế Giới (2004), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam.
- Trần Đình Đàn (2002), Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói,
giảm nghèo ở Hà Tĩnh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
- Trần Thị Hằng (2000), Vấn đề giảm nghèo trong nền Kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Hoàng Thị Hiền (2005), Xoá đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người
tỉnh Hoà Bình-Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Đình Huấn (8/1999), Suy giảm năng lực nội sinh ở nông thôn nước ta,
nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
- Nguyễn Hoàng Lý (2005), Xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai, thực trạng và giải
pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hải (2000), Những giải pháp chủ yếu về quản lý nhằm xoá đói, giảm
nghèo ở nông thôn phú thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà nội.
- Đỗ Thế Hạnh (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói, giảm nghèo
ở vùng định canh định cư tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
- Thái Văn Hoạt (2007), Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
- Ở Kiên Giang, đã có một số đề tài, nghị quyết, chỉ thị, chiến lược về công tác xoá
đói, giảm nghèo trong tỉnh như:
+ Võ Trọng Đường (2000), Phân hoá giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên
Giang - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
+ Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân tỉnh (2001 – 2005), Nghị quyết thực hiện Chương
trình xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm.
+ Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang (2006 – 2010), Chương trình giảm nghèo.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề xoá
đói, giảm nghèo. Đây là những tư liệu khoa học quý sẽ được tiếp thu có chọn lọc trong quá
trình viết luận văn của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Ðánh giá thực trạng đói nghèo và hoạt động xoá đói, giảm nghèo của Kiên Giang
trong 5 năm gần đây.
- Xác định những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo.
- Phân tích kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo của một số địa phương và rút ra bài
học cho Kiên Giang.
- Phân tích thực trạng đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, rút
ra các nhận xét về kết quả và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm nghèo
ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu là tình hình đói nghèo và hoạt động xoá đói, giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Phạm vi nghiên cứu: Đói nghèo là hiện tượng vừa mang tính xã hội, tính kinh tế,
tính văn hoá… Trong khuôn khổ luận văn này, vấn đề đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo
chủ yếu được nghiên cứu dưới giác độ kinh tế. Không gian nghiên cứu là tỉnh Kiên Giang.
Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ 2002 - đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói, giảm
nghèo, tiếp thu có chọn lọc các quan điểm của Ngân hàng Thế giới và kinh nghiệm của địa
phương khác để xem xét các vấn đề đói nghèo của Kiên Giang.
Trong các vấn đề cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của
kinh tế học như dựa vào số liệu thống kê; phân tích tài liệu đã công bố; phương pháp kinh
nghiệm; phương pháp điều tra xã hội học…
6. Những điểm mới của luận văn
- Đưa ra bức tranh khái quát về đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang
những năm gần đây.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm tiếp tục xoá đói, giảm nghèo ở Kiên Giang
một cách hiệu quả hơn, nhất là xoá đói, giảm nghèo ở các vùng biên giới hải đảo, vùng có
đông đồng bào dân tộc sinh sống.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được trình bày trong 03 chương, 08 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO
1.1.QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨN ĐÓI NGHÈO
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo
* Quan niệm đói nghèo trên thế giới
Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm khác nhau
về đói nghèo, nhưng nhìn chung, chúng không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung
nhất để xác định đói nghèo trong các khái niệm này là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả
mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá,
đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau giữa các khái niệm là mức đo lường độ thoả mãn
cao hay thấp, mà mức đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội cũng như
phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Đáng chú ý là nhiều công trình nghiên
cứu và nhiều quốc gia đã sử dụng khái niệm người nghèo của Tổ chức Liên Hợp quốc.
Theo quan điểm của Tổ chức Liên Hợp quốc (UN): Người nghèo là những người có thu
nhập dưới đường ranh giới nghèo, được xác định bằng số tiền cho nhu cầu thiết yếu về ăn,
mặc, ở,…mà trước mắt là lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống với mức tiêu dùng nhiệt
lượng 2.100 - 2.300 Calo/người/ngày.
Khái niệm về đói nghèo được nêu ra tại Hội nghị bàn về xoá đói, giảm nghèo ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 cũng đáng
được chú ý. Hội nghị này cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có
khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu ấy phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong
tục ấy được xã hội thừa nhận"[3, tr.11].
Có thể xem đây là khái niệm chung nhất về đói nghèo, một khái niệm có tính chất
hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ quát về đói nghèo. Các
tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn tính đến sự khác biệt giữa các vùng, các điều kiện lịch
sử cụ thể qui định trình độ phát triển ở mỗi quốc gia. Quan niệm hạt nhân có trong khái
niệm này là nhu cầu cơ bản của con người. Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với
những nhu cầu cơ bản mà con người không được hưởng và thoả mãn. Nhu cầu cơ bản nói
ở đây chính là cái thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như: ăn, ở, mặc,
Theo đó, sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con
người không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết, sự đứt đoạn trong
nhu cầu ăn. Nói cách khác, đói là tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ năng
lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái
sản xuất sức lao động.
Nghèo là chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành để chi tiêu cho
nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có. Các nhu cầu
tối thiểu khác như: ở, mặc, văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ được đáp ứng một
phần rất ít, không đáng kể.
Cần phân biệt hai dạng nghèo: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối
là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu để duy trì
cuộc sống. Trên thực tế, một bộ phận dân cư nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu
đói. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình
của cộng đồng tại địa phương.
* Quan niệm đói nghèo của Việt Nam
Căn cứ trên thực tế về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và hiện trạng
đời sống trung bình phổ biến của dân cư hiên nay, có thể đánh giá đói nghèo theo 4 chỉ
tiêu chính: thu nhập; nhà ở và tiện nghi sinh hoạt; tư liệu sản xuất và vốn liếng để dành.
Song, ở nước ta, do nền văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam, nên quan niệm về đói nghèo
không chỉ đơn thuần đề cập đến vấn đề thu nhập vật chất mà còn liên quan đến khía cạnh
bản sắc văn hoá, đạo đức, nhân văn…
Trong các tiêu chí như thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hưởng
thụ văn hoá,…thì tiêu chí thu nhập về kinh tế là đáng chú ý hơn cả. Ở nước ta chỉ tiêu đánh
giá hộ giàu, nghèo, đói, có thể dựa trên chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân nhân khẩu một
tháng (hoặc năm) được đo lường bằng chỉ tiêu giá trị qui đổi hoặc hiện vật qui đổi. Khái
niệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần tuý. Đối với hộ dân cư ở nông thôn, thu
nhập được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu thu nhập bình quân
nhân khẩu/ tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đói nghèo. Ngoài ra, còn căn cứ
vào chỉ tiêu phụ là dinh dưỡng bữa ăn, mặc, nhà ở và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi
lại.
Trong điều kiện giá cả không ổn định như ở nước ta hiện nay cần phải sử dụng hình
thức hiện vật, phổ biến là qui ra gạo để xác định đói nghèo. Việc sử dụng hình thức hiện
vật qui ước này có tác dụng loại bỏ được yếu tố giá cả, từ đó có thể so sánh mức thu nhập
của người dân theo thời gian và không gian dễ dàng, thuận tiện. Đặc biệt đối với người
nghèo nói chung và nông dân nghèo nói riêng, chỉ tiêu số lượng kg gạo bình quân đầu
người/ tháng rất có ý nghĩa thực tế.
Một hộ có thu nhập cao thì nhất thiết không phải là nghèo và ngược lại. Còn mức độ
chi tiêu và cơ cấu chi tiêu không thể thay thế thu nhập, vì chi tiêu còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác như: sở thích, phong tục tập quán, điều kiện khí hậu, quan hệ thị trường.
Tương tự như vậy, vấn đề mặc, nhà ở, phương tiện đi lại cũng không thể thay thế chỉ tiêu
thu nhập, ngược lại chỉ có tác dụng bổ sung cho chỉ tiêu thu nhập.
Qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu và đi đến thống nhất ở các Bộ, ngành, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra khái niệm đói nghèo ở Việt Nam như sau:
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần
các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của
cộng đồng xét trên mọi phương diện
Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có
tiền chữa trị, nhà cửa rách nát.
Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và không đủ ấm,
không có khả năng phát triển sản xuất.
Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, không có hoặc rất thiếu những cơ
sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao.
Vùng nghèo là chỉ những địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn,
hiểm trở, giao thông không thuận lợi, có tỷ trọng xã nghèo, hộ nghèo cao.
1.1.2.Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói
* Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của các tổ chức thế giới:
Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu nghèo của các
quốc gia căn cứ vào bình quân thu nhập đầu người theo hai cách tính:
- Phương pháp ATLAS tức là tỷ giá hối đoái và tính theo USD.
- Phương pháp PPP (Purchasing Power Parity) là phương pháp sức mua tương
đương tính theo USD.
Theo phương pháp ATLAS, ở cấp quốc gia, căn cứ mức thu nhập bình quân đầu
người năm 1990, WB phân loại giàu nghèo trên thế giới thành 6 mức như sau:
+ Nước cực giàu: trên 25.000 USD
+ Nước giàu: từ trên 20.000 USD đến 25.000 USD
+ Nước khá giàu: từ trên 10.000 USD đến 20.000 USD
+ Nước trung bình: từ trên 2.500 USD đến 10.000 USD
+ Nước nghèo: từ trên 500 USD đến 2.500 USD
+ Nước cực nghèo: dưới 500 USD
Với mục tiêu hàng đầu là đấu tranh chống nạn nghèo khổ ở các nước đang phát
triển, WB đã đưa ra chuẩn nghèo đói tính theo số Calo tối thiểu cần thiết cho một người để
sống là 2100 Calo/người/ngày, những hộ gia đình không đảm bảo được mức này là những
hộ nghèo khổ. Tiêu chuẩn này được tính chung cho các nước trên thế giới, do đó nghèo
khổ theo tiêu chuẩn này chính là nghèo tuyệt đối. Theo mức đánh giá chung của thế giới,
để đảm bảo mức 2100 Calo/người/ngày thì cần ít nhất là 1USD/người/ngày. Theo tiêu
chuẩn này, thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đói nghèo, các khu vực có người nghèo nhất
thế giới hiện nay là Châu Phi và Châu Á.
WB còn đưa ra khuyến nghị thang đói nghèo như sau:
Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi mà có thu nhập dưới:
+ Đối với nước nghèo là 0,5 USD/ ngày;
+ Đối với nước đang phát triển là 1 USD/ngày;
+ Đối với các nước thuộc khu vực Mỹ La tinh và Caribe là 2 USD/ngày;
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày;
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện đặc thù của từng nước, các quốc gia đều tự đưa
ra chuẩn riêng của mình. Thông thường, chuẩn quốc gia thấp hơn thang nghèo đói mà WB
đưa ra.Ví dụ, Mỹ đưa ra là thu nhập dưới 16.000 USD đối một gia đình chuẩn (gia đình 4
người) trong một năm, tương đương với 11,1 USD/ngày/người, Trung Quốc đưa ra chuẩn
nghèo là 960 Nhân dân tệ/năm/người tương đương với 0,33 USD/người/ngày.
Trong quá trình nghiên cứu đói nghèo và thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở
Việt Nam, WB cũng đã đưa ra hai mức chuẩn nghèo đối với
Việt Nam:
Thứ nhất, số tiền cần thiết để mua một số lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng với lượng 2100 Calo/người/ngày, gọi là chuẩn nghèo về lương thực thực
phẩm.
Thứ hai, số tiền cần thiết bao gồm cả chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và chi tiêu
cho nhu cầu phi lương thực thiết yếu khác, gọi là chuẩn nghèo chung. Theo quan niệm của
WB, ngoài chỉ tiêu tối thiểu về lương thực, thực phẩm để đảm bảo đủ lượng 2.100
Calo/người/ngày (tương đương 70% chi tiêu) còn có những khoản chi tiêu tối thiểu phi
lương thực, thực phẩm (tương đương 30% chi tiêu). Dựa vào số liệu điều tra mức sống dân
cư tại nước ta năm 1993, năm 1998, và căn cứ vào sức mua của đồng tiền Việt Nam, WB
đưa ra chuẩn nghèo đối với từng loại ở Việt Nam như sau:
Năm 1993 Năm 1998
- Chuẩn nghèo LTTP: 62.500 đ/người/tháng 107.000đ/người/tháng
- Chuẩn nghèo chung: 96.600 đ/người/tháng 149.000 đ/người/tháng
* Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của Việt Nam
Ở Việt Nam, ngoài gợi ý về cách xác định chuẩn đói nghèo theo mức hưởng thụ calo
do bữa ăn mang lại hàng ngày qui đổi ra thu nhập của WB đã nêu trên, các nhà nghiên cứu
và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã nêu ra các mức xác định chuẩn mực đói
nghèo khác nhau, điển hình là cách xác định của Tổng cục Thống kê (TCTK) và của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội (BLĐ-TB&XH).
Theo quan niệm của TCTK, tiêu chuẩn nghèo được xác định thông qua tiêu thụ
lương thực, thực phẩm, chưa tính đến việc tiêu thụ hàng hóa phi lương thực, thực phẩm.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới