Hôm đầu tuần, TCTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã công bố
chuyển đổi thành CTCP PVI , với tên gọi tiếng Anh là PVI Holdings. PVI
Holdings đã thành lập TCT
Bảo hiểm PVI
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xu hướng holdings, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XU HƯỚNG HOLDINGS
Từ xu hướng thành lập tập đoàn, giờ đây nhiều công ty chuyển sang thành
lập công ty holding...
Từ xu hướng thành lập tập đoàn, giờ đây nhiều công ty chuyển sang thành
lập công ty holding (holdings). Sự thay đổi này có tác dụng như thế nào?
Thế nào là holdings?
Hôm đầu tuần, TCTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã công bố
chuyển đổi thành CTCP PVI
, với tên gọi tiếng Anh là PVI
Holdings. PVI
Holdings đã thành lập TCT
Bảo hiểm PVI
theo hình thức Công ty TNHH MTV và công ty này được thừa kế toàn bộ
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi
nhân thọ của TCTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam cũ.
Ở đây có thể hiểu đơn giản PVI
đã đẩy toàn bộ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của mình sang
công ty con.
Holdings có giống với quỹ đầu tư hay không? Khá nhiều holdings ban đầu
xuất phát từ một công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó vì quy
mô phát triển, mới lập ra các công ty con và phân chia trách nhiệm, khác với
quỹ đầu tư ban đầu là huy động vốn thành lập quỹ rồi tiến hành giải ngân.
Trước khi được Warren Buffett mua lại vào năm 1962, Berkshire Hathaway
là một công ty dệt èo uột. Hay như PVI
trước đây cũng kinh doanh bảo hiểm giờ mới giao lại cho công ty con.
Trong một chừng mực nào đó, holdings gắn với những công ty có thiên
hướng về đầu tư, còn tập đoàn gắn với những đơn vị sản xuất.
Bình mới, rượu có mới?
Một trong những ưu điểm của holdings là quyền tự chủ của các công ty con.
Tuy nhiên, việc xây dựng các hệ tiêu chuẩn về quản trị, tài chính, kinh
doanh để holdings có thể kiểm soát chặt chẽ các công ty con lại là thách thức
không nhỏ.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang mô hình holdings cũng gặp không ít khó
khăn về luật lệ, kế toán tổ chức… Một trong những doanh nghiệp đang hoạt
động theo mô hình holdings được đánh giá thành công là Hoàng Anh Gia
Lai (HAG).
Mô hình hoạt động của HAG
hiện nay đã được lãnh đạo công ty chuẩn bị ngay từ những năm trước, từ
việc cổ phần hóa các công ty con, sau đó bán bớt ra bên ngoài. Hiện giờ, nếu
NĐT “kết” HAG
ở mảng trồng cây cao su có thể mua công ty con chuyên về mảng này, hoặc
nếu muốn tham gia mảng bất động sản sẽ chọn HAGL-Land…
Holdings được dùng cho những công ty có chức năng nắm giữ cổ phần của
các công ty khác (chữ hold trong tiếng Anh là nắm giữ), chứ không trực tiếp
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Holdings khác với tập đoàn ở chỗ
chỉ đóng vai trò là cổ đông lớn tại các công ty con hoặc các công ty nắm sở
hữu chứ không chỉ định kinh doanh, hay điều phối hoạt động như tập đoàn
hoặc tổng công ty. Công ty con trực thuộc holdings sẽ được tự chủ hơn trực
thuộc tập đoàn hoặc tổng công ty. Sự gắn kết giữa các thành viên về mặt sở
hữu cổ phần cũng chặt chẽ hơn so với tập đoàn. Đôi khi nói công ty A’ nào
đó trực thuộc tập đoàn A, nhưng công ty mẹ là A lại không sở hữu mà chỉ
cho A’ thuê lại thương hiệu của mình. Một trong những holdings nổi tiếng
nhất thế giới là Berkshire Hathaway của NĐT lừng danh Warren Buffett, sở
hữu rất nhiều khoản đầu tư trên thế giới.
Đầu tư vào công ty con tức là tập trung vào một mục tiêu, tham gia vào
holdings là để tìm cách cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
Nhưng cũng có trường hợp những tổ chức vừa đầu tư vào công ty con vừa
đầu tư cả holdings (tức công ty mẹ), người bên ngoài nhìn vào, rất khó biết
động thái này nhằm mục đích gì. Một trường hợp cũng hay xảy ra, đôi khi
giá trị của holdings lại thấp hơn tổng giá trị của các công ty con.
Thí dụ: X Holdings có giá trị vốn hóa 500 tỷ đồng, nhưng lại sở hữu X1, X2,
X3 có giá trị vốn hóa lần lượt là 100 tỷ đồng, 200 tỷ đồng và 300 tỷ đồng,
tổng cộng là 600 tỷ đồng. Nói cách khác, X đang được chiết khấu đến 20%.
Vấn đề nằm ở chỗ tổng hợp và định giá cho các holdings là việc không đơn
giản.
Trở lại với trường hợp của PVI
, nhiều NĐT sẽ đặt câu hỏi: Liệu PVI
đã chuẩn bị gì để có thể tạo được những bước chuyển khi sang mô hình
mới?
Lâu nay, bệnh quan liêu trong quản lý vẫn là vấn đề nhức nhối đối với
những CTCP có gốc gác từ các doanh nghiệp nhà nước. PVI
đã thành lập một công ty con chuyên lo kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
nhưng lại theo mô hình công ty TNHH MTV, chứ không phải CTCP. Tức là
phần vốn của công ty con này vẫn chỉ nằm trong tay PVI
, hay nói cách khác PVI
vẫn giữ quyền tuyệt đối trong hoạt động kinh doanh của mình thay vì chia
sẻ ra bên ngoài cho các thành phần khác cùng tham gia. Như vậy, sẽ cần có
thời gian để kiểm chứng sự thay đổi về chất có diễn ra hay không.
Tương tự là Tập đoàn Bảo Việt (BVH) với tên gọi tiếng Anh là Bao Viet
Holdings. Cho dù năm qua BVH
gây ấn tượng mạnh với NĐT nhờ giá CP nổi sóng, nhưng theo một chuyên
gia tài chính chia sẻ: Việc xác định rõ ràng, cụ thể các mảng bảo hiểm nhân
thọ và phi nhân thọ của BVH
không đơn giản. Trong nhiều trường hợp, điều này còn phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của BVH
.
Có bao nhiêu holdings?
Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico, cho biết: “Theo
Luật CK, có 3 dạng công ty được UBCKNN quản lý, bao gồm CTCK, công
ty quản lý quỹ và công ty đầu tư CK. Trong đó, công ty đầu tư CK là dạng
nắm giữ vốn và đầu tư một cách chuyên nghiệp, mang hơi hướng của
holdings nhất. UBCKNN quản lý rất chặt dạng công ty này, thí dụ CBCNV
phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc tỷ lệ nắm giữ, đầu tư bao nhiêu...
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp về bản chất cũng tương tự như vậy nhưng
không thành lập theo Luật CK mà lại theo Luật Doanh nghiệp nên
UBCKNN không quản lý được.
Rất nhiều đại gia đã thành lập những công ty chỉ với chức năng quản lý cổ
phần của họ tại những công ty khác, hoặc quản lý vốn của công ty chính mà
họ sử dụng để đầu tư.
Trong quá trình hoạt động, những công ty này sẽ cho ra những nghị quyết
chỉ đạo, thâu tóm vốn ở các công ty khác, điều này có thể làm nảy sinh
những xung đột.
Ở đây có một khoảng trống pháp lý trong việc quản lý các công ty hoạt động
theo mô hình holdings, hay nói đúng hơn là chưa có cơ chế nào ép họ phải
tuân thủ theo một chuẩn mực rõ ràng”.
Nói như một giám đốc đầu tư của một quỹ lớn, không loại trừ trường hợp,
trong thời gian tới thành lập holdings sẽ trở thành xu hướng của các doanh
nghiệp sau xu hướng “tập đoàn hóa” những năm gần đây. Sự thay đổi chỉ
diễn ra về mặt hình thức và đem “khè” những NĐT bên ngoài.
Đứng trên góc độ NĐT, điều này rõ ràng là vô nghĩa, vì điều quan trọng nhất
cần phải hướng đến là sự phát triển có thực chất của doanh nghiệp.