Đề tài Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp cơ học

Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thong thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải công nghiệp.

pptx19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 9/4/2013 ‹#› ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ĐỀ TÀI : Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp cơ học Khoa Môi trường Đỗ Việt Hưng Lê Trọng Lai Nguyễn Phương Hạnh Trần Đức Huy Lê Hưu Duẩn Khúc Thị Lan Anh Đỗ Ngọc Anh Hoàng Minh Hải Nguyễn Văn Cử Nhóm 5- CĐ10CM1 1- Khái Niệm CTR Và Nguồn Gốc. 1.1- Khái niệm CTR. Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thong thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải công nghiệp. 1.2-Nguồn Gốc Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng trong thiết kế , lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý CTR thích hợp. Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm : Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) ; Từ các trung tâm thương mại ; Từ các công sở, trường học, công trình công cộng ; Từ các dịch vụ đô thị, sân bay ; Từ các hoạt động công cộng ; Từ các hoạt động xây dựng đô thị; Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố . 2-Phân loại, xử lý cơ học. Đây là quy trình xử lý chất thải. Biện pháp này là khâu ban đầu không thể thiếu nó sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Ví dụ, các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các chất độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hòa tan để xử lý hóa học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt… 2.1- giảm kích thước Phương pháp giảm kích thước được sử dụng nhằm mục đích là làm giảm kích thước của các loại vật liệu CTR trong rác thải đô thị. Các vật liệu CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụng trực tiếp như là làm lớp che phủ trên mặt trái đất hay là sử dụng làm phân hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh CTR. Thiết bị thích hợp sử dụng trong việc giảm kích thước CTR tùy thuộc vào loại , hình dạng, đặc tính, của chất thải rắn và tiêu chuẩn lựa chọn thiết kế những thiết bị cho phù hợp . Các thiết bị thường sử dụng: • Búa đập để thu các sản phẩm thải có độ lớn chủ yếu là 5 mm, chủ yếu trên các vật liệu có đặc tính giòn, dễ gãy. •  Kéo cắt dùng để làm giảm kích thước của các vật liệu mềm hơn so với dùng búa đập.  • Máy nghiền có ưu điểm là di chuyển dễ dàng được sử dụng cho nhiều loại khác nhau như các nhánh cây, CTR xây dựng. Thiết bị này khi cần thu sản phẩm thải có độ lớn nhỏ hơn 5 mm. Chu Trình Hở : vật liệu chỉ qua máy 1 lần. Dùng cho đập thô và trung bình.  Nếu vật liệu có lẫn các hạt có kích thước phù hợp với yêu cầu người ta  cóthể sàn phân loại trước rồi mới tiến hành đập.  Chu trình kín: vật liệu có thể qua máy đập nghiền nhiều lần.  Sản phẩm sau khi đập nghiền được sàn phân lọai để tách các hạt thô quay  về đập nghiền tiếp tục.  Năng suất của quá trình đập nghiền tăng, giảm chi phí năng lượng.  Áp dụng khi yêu cầu kích thước hạt có độ đồng nhất cao, hay nghiền mịn.  Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn thiết bị. 2.2- Phân Loại Theo Kích Thước. phân loại theo kích thước hay sàng lọc là một quá trình phân loại một hỗn hợp các loại vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành 2 hay nhiều loại vật liệu phần có cùng kích thước bằng cách sử dụng các loại sang có kích thước khác nhau. Qúa trình phân loại có thể thực hiện khi vật liệu còn ướt hoặc khô, thông thường quá trình phân loại gắn liền với các công đoạn chế biến chất thải tiếp theo Các thiệt bị thường được sử dụng nhiều nhất là các loại sàng rung, sàng có dạng trống quay và sàng đóa. Loại sàng rung được sử dụng đối với CTR khi các vật liệu tương đối khô như kim loại, thủy tinh, gỗ vụn, mảnh vỡ CTR trong xây dựng. Loại sàng trống quay dùng để tách rời các loại giấy carton và giấy vụn, đồng thời bảo vệ được tác hại máy nghiền khỏi hư hỏng do CTR có kích thước lớn. Loại sàng đó là một dạng cải tiến của sàng rung với những ưu điểm như có thể tự làm sạch và điều chỉnh công suất. 2.3- Phân Loại Theo Tỉ Trọng Khối Lượng Phân loại bằng phương pháp khối lượng tỉ trọng là một phương pháp kỹ thuật được sử dụng rất rộng rãi dung để phân loại các vật liệu có CTR dựa vào khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng khác nhau. Kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất dùng để phân loại các loại vật liệu dựa vào sự khác nhau về khối lượng riêng là áp dụng việc phân loại dựa vào khí động lực không khí. Nguyên tắc của phương pháp này là dùng không khí đi từ dưới lên trên và các vật liệu nhẹ sẽ được tách khỏi vật liệu nặng hơn . 2.4- Phân Loại Theo Điện Từ Và Từ Tính Kỹ thuật phân loại bằng điện trường và từ tính là dựa vào tính chất điện từ và từ trường của các loại vật liệu có trong thành phần CTR. Phương pháp phân loại bằng từ trường được sử dụng phổ biến khi tiến hành tách ly các kim loại màu ra khỏi kim loại đen. Phương pháp phân loại bằng tĩnh điện được áp dụng để tách ly nhựa và giấy dựa vào sự khác nhau về sự tích điện bề mặt kim loại của 2 vật liệu này. 2.5- Nén Chất Thải Rắn Nén là một kỹ thuật làm tăng mật độ dẫn đến tăng khối lượng riêng của chất thải để công tác lưu trữ và vận chuyển chất thải đạt hiệu quả ca. Một vài kỹ thuật được sử dụng để nén CTR và thu hồi vật liệu là sau khi nén chất thải dạng khối, hình lập phương hay dạng viên tròn. Nén CTR làm giảm lưu trữ khi tái sử dụng, giảm thể tích vận chuyển. Trọng lượng chất thải không thay đổi nhưng dung tích giảm được 20-60% so với dung tích ban đầu. CTR đã được đầm chặtrất thuận lợi cho việc đổ đầy vào các bãi rác thải. Kết Luận Nói chung rác thải và tái chế rác thải là 1 trong những vấn đề cấp bách đối với nước ta hiên nay. Có nhiều phương pháp xử lí rác thải, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế của nó. Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, ta có thể áp dụng những phương pháp khác nhau, hoặc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp. Sử dụng hiệu quả các công nghệ xử lí rác thải còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ quản lí, hơn hết là ý thức của mỗi người. Cám Ơn Thầy Cô Và Các Bạn Đã Chú Ý Lắng Nghe