Đề thi An toàn

Câu 1: Những người chịu trách nhiệm an toàn của PCT là ai ? Chịu trách nhiệm như thế nào ? 1.Người cấp phiếu (hoặc người ra lệnh công tác). - CBKT ( trưởng hoặc phó chi nhánh,phân xưởng,trạm,phòng thí nghiệm,đội quản lý ) - Điều độ viên lưới điện ( trong trường hợp cần thiết ), trưởng ca nhà máy. Những người này phải có trình độ an toàn bậc V, người cấp phiếu phải biết rỏ nội dung công việc, phạm vi và khối lượng công việc để đề ra các biện pháp an toàn cần thiết và phân công người lãnh đạo công việc,người chỉ huy trực tiếp cũng như những nhân viên của đơn vị công tác đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ 1 cách an toàn. 2. Người lãnh đạo công việc. - Những người được giao trách nhiệm lãnh đạo công việc theo phiếu là: CBKT,kỹ thuật viên,công nhân lành nghề.Họ phải có đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ,phải có trình độ an toàn bậc V. - Người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm về số lượng,trình độ nhân viên trong đơn vị công tác sao cho người chỉ huy trực tiếp đãm bảo khả năng giám sát an toàn họ trong khi làm việc. - Khi tiếp nhận nơi làm việc hay khi trực tiếp làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm ngang với người cho phép vào làm việc về việc chuẩn bị nơi làm việc,các biện pháp an toàn cũng như các điều kiện đặc biệt ghi trong phiếu.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi An toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Những người chịu trách nhiệm an toàn của PCT là ai ? Chịu trách nhiệm như thế nào ? 1.Người cấp phiếu (hoặc người ra lệnh công tác). - CBKT ( trưởng hoặc phó chi nhánh,phân xưởng,trạm,phòng thí nghiệm,đội quản lý…) - Điều độ viên lưới điện ( trong trường hợp cần thiết ), trưởng ca nhà máy. Những người này phải có trình độ an toàn bậc V, người cấp phiếu phải biết rỏ nội dung công việc, phạm vi và khối lượng công việc để đề ra các biện pháp an toàn cần thiết và phân công người lãnh đạo công việc,người chỉ huy trực tiếp cũng như những nhân viên của đơn vị công tác đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ 1 cách an toàn. 2. Người lãnh đạo công việc. - Những người được giao trách nhiệm lãnh đạo công việc theo phiếu là: CBKT,kỹ thuật viên,công nhân lành nghề.Họ phải có đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ,phải có trình độ an toàn bậc V. - Người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm về số lượng,trình độ nhân viên trong đơn vị công tác sao cho người chỉ huy trực tiếp đãm bảo khả năng giám sát an toàn họ trong khi làm việc. - Khi tiếp nhận nơi làm việc hay khi trực tiếp làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm ngang với người cho phép vào làm việc về việc chuẩn bị nơi làm việc,các biện pháp an toàn cũng như các điều kiện đặc biệt ghi trong phiếu. 3. Người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát). - Người chỉ huy trực tiếp có trình độ AT bậc IV trở lên.Khi tiếp nhận nơi làm việc phải chịu trách nhiệm kiểm tra lại và thực hiện đẩy đủ các BPAT cần thiết.Phải bố trí, phân công và giám sát sao cho mọi người trong đơn vị tiến hành công việc 1 cách AT. - Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng của các dụng cụ,trang bị AT sử dụng khi làm việc, phải liên tục có mặt tại nơi làm việc.Trường hợp cần vắng mặt mà có người đúng chức danh được phép thay thế thì phải bàn giao lại nơi làm việc và PCT cho người đó.Nếu không có người thay thế thì phải rút toàn đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc. - Nếu đơn vị công tác do nơi khác cử đến,cán bộ phụ trách không đủ trình độ giám sát ATĐ, hoặc đơn vị công tác là những người làm những công việc như nề, mộc, cơ khí…thì bên quản lý thiết bị phải cử người có đủ tiêu chuẩn để làm người giám sát.Người giám sát tiếp nhận nơi làm việc do người cho phép bàn giao,phải có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám sát và không làm thêm bất cứ việc gì khác.Phải theo dõi,không để tháo dỡ các biển báo, rào chắn, chịu trách nhiệm không để xảy ra tại nạn về điện. - Còn trách nhiệm an toàn của nhân viên trong công việc do người chỉ huy trực tiếp của đơn vị công tác đảm nhiệm. - Trình độ AT của người giám sát là bậc IV trở lên, khi đơn vị công tác làm việc có cắt điện 1 phần hoặc gần nơi có điện.Là bậc III trở lên nếu làm việc có cắt điện hoàn toàn hoặc xa nơi có điện. 4. Người cho phép đơn vị công tác vào làm việc (nhân viên vận hành). - Người cho phép đơn vị công tác vào làm việc phải có trình độ AT bậc IV trở lên, chịu trách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ các BPAT cần thiết,thích hợp với đặc điểm công việc và nơi làm việc cũng như thực hiện đầy đủ các thủ tục cho phép vào làm việc, tiếp nhận nơi làm việc khi kết thúc, ghi vào phiếu công tácc những mục theo yêu cầu và vào sổ vận hành. Sau khi bàn giao nơi làm việc thì lưu giữ phiếu vào cặp “ Phiếu đang làm việc” để theo dõi. 5. Nhân viên đơn vị công tác. - Là công nhân được đào tạo, huấn luyện để làm việc của xí nghiệp. - Khi làm việc có cắt điện 1 phần hoặc gần nơi có điện, trong mỗi ĐVCT có thể có 1 người có trình độ AT bậc I với điều kiện ngoài người chỉ huy trực tiếp ra, trong ĐVCT có ít nhất 1 người có trình độ AT bậc III. Khi làm việc có cắt điện hoàn toàn hoặc xa nơi có điện thì số nhân viên có trình độ AT bậc I do người cấp phiếu hoặc người ra lệnh công tác quy định. Câu 2. Hệ thống điều tốc tua bin nước phải đảm bảo các điều kiện nào ? - Dừng, khởi động máy bằng tay và tự động. - Tổ máy làm việc ổn định ở tất cả các chế độ. - Tham gia điều chỉnh tần số của hệ thống năng lượng. - Khi thay đổi công suất của tổ máy, bộ điều tốc phải chuyển động mềm mại, không có hiện tượng giật. - Tự động hạn chế độ mở lớn nhất của cánh hướng nước khi thay đổi cột nước. - Sau khi sửa chữa và trước khi đưa tổ máy vào vận hành thì phải kiểm tra ATĐ theo quy trình hiện hành, các thiết bị chính, thiết bị bảo vệ công nghệ, bộ liên động khối, thiết bị phụ, thông tin liên lạc, đo lường… Câu 3. Nêu các nguyên nhân gây ra cháy ? 1. Do con người gây nên. - Sơ suất: Nguyên nhân này chủ yếu do con người thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về phòng cháy và gây ra như: Làm bếp không AT, sử dụng xăng đun bếp dầu, để bóng điện, đèn dầu sát vải dễ cháy…Từ trước đến nay nguyên nhân này thường chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các vụ cháy xẩy ra. - Cố ý vi phạm: Trong nhiều trường hợp do ý thức chấp hành quy định AT PCCC không nghiêm, do vậy gây nên như: Hút thuốc, đun nấu trong khu vực cấm lửa, buôn bán xăng dầu, chứa xăng dầu gần nơi đun nấu, tự ý co kéo dây điện làm chập mạch gây cháy… - Do trẻ em nghịch lửa: Có những vụ cháy do trẻ em nghịch lửa gây ra như: Rước đuốc, hun chuột, đốt lửa sưởi, nướng, hút thuốc vứt đầu mẫu vào các vật dễ cháy… - Do đốt: Một trong những thủ đoạn phá hoại của địch là đốt phá. Chúng thường nhằm các cơ sở kinh tế, chính trị quan trọng, kho tàng lớn để đốt phá. Bọn trộm cắp tài sản XHCN cũng có thể đốt để xóa dấu vết gây khó khăn cho công tác điều tra của công an.Thù hằn xích mích dẫn tới đốt nhà nhau. 2. Do thiên tai. - Có trường hợp do sét đánh, núi lửa hoạt động cũng gây cháy. 3. Tự cháy. - Tự cháy là trường hợp ở 1 nhiệt độ nhât định chất cháy tiếp xúc với không khí và tự cháy hoặc chất cháy đó gặp 1 chất khác sinh phản ứng hóa học cũng có thể tự bốc cháy không cần sự cung cấp nhiệt từ bên ngoài. - Nguyên nhân tự cháy được chia thành mấy loại như sau: * Một số chất cháy như Natri, Kali khi gặp nước sẻ tự cháy. * Tự cháy do quá trình tích nhiệt. Dẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống để lâu ngày bị ô xy hóa tích nhiệt.Một số dầu thảo mộc như dầu bông,dầu lanh,dầu gai…do quá trình ô xy hóa, nhiệt độ tăng lên đến nhiệt độ thích ứng sẻ tự bốc cháy. - Một số trường hợp do tác động các loại hóa chất cũng có thể tự bốc cháy. Câu 4.Phân biệt công việc làm có cắt điện hoàn toàn và công việc làm có cắt điện 1 phần ? Công việc làm có cắt điện hoàn toàn: Là công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà đã được cắt điện từ mọi phía ( kể cả đầu vào của đường dây trên không và đường cáp ) mà các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc phần phân phối ngoài trời đang có điện đã khóa cửa.Nếu cần vẫn còn nguồn điện áp đến 1000V để tiến hành công việc sửa chữa. Công việc làm có cắt điện 1 phần: Là công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có 1 phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện được cắt điện hoàn toàn nhưng lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc phần phân phối ngoài trời có điện vẫn mở cửa. Câu 5. Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện ? 1. Trường hợp cắt được mạch điện. Phương pháp tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất như: Công tắc điện, cầu chì, rút phích cắm, cầu dao, máy cắt…Nhưng khi cắt điện cần chú ý.Nếu mạch điện bị cắt cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác để thay thế. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ khi người đó rơi xuống. 2. Trường hợp không cắt được mạch điện. Trường hợp này cần phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện cao áp hay hạ áp mà áp dụng các biện pháp sau đây. a. Nếu ở mạch điện hạ áp: Người đi cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân mình thật tốt như: Đứng trên bàn,ghế gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách khỏi mạch điện.Nếu không có phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hay đẩy nạn nhân để tách khỏi mạch điện.Cũng có thể dùng kìm, búa rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân. b. Nếu ở mạch điện cao áp: Người đi cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân mình thật tốt như: Ủng và găng cách điện, sào cách điện cao thế, dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân tách khỏi mạch điện và lưu ý đến phương pháp an toàn hứng đỡ nạn nhân. Nếu không có các các phương tiện an toàn trên thì chỉ có cách làm ngắn mạch đường dây cao thế, cách thực hiện như sau. Dùng sợi dây kim loại, tiếp đất 1 đầu và ném đầu kia lên cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu người bị nạn chỉ tiếp xúc 1 pha thì chỉ cần tiếp địa và ném lên pha đó Câu 6.Nguyên tắc và mục đích khám nghiệm bình ? Nguyên tắc: Khám xét toàn bộ và thử nghiệm bằng thủy lực trong các trường hợp sau: - Khám nghiệm các bình mới lắp đặt. - Khám nghiệm định kỳ trong quá trình sử dụng. - Khám nghiệm bất thường trong quá trình sử dụng. Mục đích: - Xác định chất lượng, kết cấu và chế tạo của bình có phù hợp với yêu cầu của quy phạm hay không. - Xác định tình trạng lắp đặt có phù hợp với yêu cầu của thiết kế hay không, xác định trạng thái hoàn hảo của các bộ phận chính, số lượng và chất lượng của dụng cụ kiểm tra, đo lường, các cơ cấu an toàn và các phụ tùng. - Xác định tình trạng kỹ thuật phía trong và phía ngoài thành bình. - Xác định độ bền, độ kín các bộ phận chịu áp lực của bình. Câu 7. Biện pháp kỹ thuật khi làm việc trên cao ? - Khi làm việc trên cao quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và cài cúc, đội mũ an toàn có cài quai, đi giầy an toàn, đeo dây an toàn, không được phép đi dép không có quai hậu, giầy đinh, guốc…Mùa rét phải mặc đủ ấm. - Làm việc trên cao từ 3m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên sàn thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn). Dây đeo an toàn không được mắc vào những bộ phận di động như thang di động, hoặc những vật không chắc chắn, dễ gãy, dễ tuột mà phải mắc vào những vật chắc chắn. - Khi có gió tới cấp 6 (39.6÷48.6 km/h), hay trời mưa to nặng hạt, có giông sét thì cấm làm việc trên cao. - Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao hạ xuống bằng cách tung, ném, mà phải dùng dây buộc để kéo lên hay hạ xuống từ từ qua puly.Người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ 1 đầu dây dưới. - Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao. Câu 8. Yêu cầu kỹ thuật về vận hành hệ thống ắc quy và thiết trí nạp ? - Phòng ắc quy phải luôn luôn khóa cửa, chìa khóa giao cho người phụ trách phòng ắc quy và những người được phép đi kiểm tra trong thời gian làm việc và thời gian đi kiểm tra. - Cấm hút thuốc hoặc đem lửa vào phòng ắc quy, ngoài cửa phòng ắc quy phải đề rỏ “Phòng ắc quy-cấm lửa-cấm hút thuốc”. - Phải mở quạt thông gió ít nhất là 1h30’ sau khi nạp xong để hơi độc bay đi hết. - Trong phòng ắc quy phải có đầy đủ quần áo bằng da, vải bạt, yếm cao su, găng tay và ủng cao su, kính bảo vệ mắt, bình thủy tinh hoặc bình sứ có quai chứa được 1,5-2 lít để pha dung dịch điện phân đổ thêm vào bình ắc quy và phải có dung dịch xút 5% đối với ắc quy axít, có axít bôric hoặc dấm (1 phần dấm, 8 phần nước) đối với ắc quy kiềm. - Các bình chứa chất điện phân, nước cất, dung dịch axít, dung dịch kiềm đều phải ghi tên bằng sơn rỏ ràng. - Axít phải đựng trong bình thủy tinh, đặt trong dành và để trong buồng riêng có thông gió. Các bình axít phải đặt dưới đất thành 1 hàng, trên mỗi bình đều phải ghi chữ “Axide”.Các bình không còn axít cũng phải đặt trong điều kiện giống như trên. - Mỗi công việc làm có axít và chất kiềm phải do nhân viên có trình độ chuyên môn đảm nhiệm. - Khi làm việc với axít và chất kiềm phải mặc quần áo chống axít, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su. - Khi di chuyển axít phải có 2 người khiêng và phải buộc chắc chắn các bình vào quang gánh. - Khi rót axít phải có dụng cụ riêng để rót và nghiêng bình. - Khi pha dung dịch axít phải dùng ca thủy tinh có dung tích 1-2 lít rót từ từ từng tia nhỏ vào bình nước cất và quấy đều.Cấm đổ nước cất vào axít, khi pha dung dịch cần chú ý vì dung dịch nóng lên có thể làm cho bình thủy tinh bị nứt. - Khi hàn các bản cực trong phòng ắc quy cần tuân theo các điều kiện sau: * Chỉ cho phép sau khi ắc quy đã nạp xong sau 2h. Nếu ắc quy làm việc theo chế độ phụ nạp thường xuyên thì phải chuyển sang chế độ phóng nạp và sau 2h mới được hàn. Trước khi bắt đầu làm việc phải cho chạy quạt thông gió để thải hết khí độc ra ngoài. * Trong thời gian hàn phải để quạt thông gió chạy liên tục. * Phải dùng tấm che chịu lửa để ngăn cách chỗ hàn với các bình ắc quy khác. * Vận hành hệ thống ắc quy phải do nhân viên chuyên môn và nhân viên vận hành có trình độ an toàn ít nhất là bậc III đảm nhiệm. Câu 9. Nêu các phương pháp phòng cháy ? a. Tác động vào chất cháy: - Loại trừ những chất cháy không cần thiết trong khu vực có nguồn nhiệt: Không để xăng dầu trong bếp đun nấu, không chứa hàng hóa, vật liệu dễ cháy dưới bảng điện, cầu dao điện đề phòng chập mạch hoặc mối nối lỏng phóng tia lửa điện gây cháy. - Hạn chế khối lượng chất cháy là 1 biện pháp phòng chống cháy lan: Không đổ dầu quá đầy vào bếp dầu, không chất nhiều rơm rạ, củi trong bếp đun mà chỉ cần đưa 1 khối lượng đủ đun nấu cho 1 bữa ăn. Tại những bộ phận sản xuất cần đến chất cháy nguy hiểm như xăng, dầu, axêtôn..phải hạn chế số lượng theo đúng số lượng quy định an toàn ( chỉ đưa vào nơi sản xuất 1 khối lượng cho 1 ca làm việc ). - Thay chất dễ cháy bằng chất không cháy hoặc khó cháy hơn: Hiện nay ở nước ta nhiều nhà bếp, nhà kho, nhà xưởng còn làm bằng vật liệu dễ cháy như tre, nứa, lợp lá, giấy dầu…Nếu ta thay các vật liệu đó bằng gạch, ngói, tôn…thì các công trình đó ít nguy hiểm cháy hơn. - Thay đổi tính chất nguy hiểm cháy của chất cháy: Chẳng hạn như khi dùng gỗ ốp tường, trần trong các công trình văn hóa, hội trường…Ta ngâm tẩm gỗ với những dung dịch chống cháy làm cho gỗ trở nên khó cháy hơn. - Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt: Là phương pháp dùng thiết bị để che chắn, ngăn cách chất cháy với nguồn nhiệt, hoặc tạo ra 1 khoảng cách an toàn giữa chất cháy với nguồn nhiệt. Khoảng cách đó phụ thuộc vào nhiệt độ bắt cháy cao hay thấp, đặc tính nguy hiểm cháy của từng loại chất cháy. b. Tác động vào nguồn nhiệt. - Triệt tiêu nguồn nhiệt: Ở những nơi có chất nguy hiểm cháy, chất dễ cháy, cần triệt tiêu nguồn nhiệt không cần thiết.Thí dụ ở những nơii chứa hàng hóa nhất là xăng, dầu, bông, vải sợi, thuốc lá…Tuyệt đối không đun nấu, sưởi sấy, hút thuốc.Không dùng đèn dầu, bật lửa, diêm đóm để soi khi bơm rót xăng dầu, không đốt lửa trong các khu rừng dễ cháy. - Giám sát nguồn nhiệt: Do con người trực tiếp tham gia hoặc dùng thiết bị kỹ thuật để theo dõi, ngăn chặn không cho thiết bị làm việc quá mức quy định gây cháy. - Cách ly nguồn nhiệt với chất cháy: Để bếp điện, đèn dầu, lò sưởi cách xa vách nứa, giấy dầu, quần áo. c. Tác động vào nguồn Ô xy. - Bơm 1 lượng khí trơ hoặc CO2 vào phòng đặt thiết bị, máy móc, nơi tàng trữ vật tư quý hiếm để giãm lượng ô xy, tạo nên 1 môi trường không cháy. Câu 10. Thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc ? Người cho phép vào làm việc sau khi đã thực hiện xong các biện pháp an toàn và trước khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc phải thực hiện những việc sau: - Chỉ cho toàn đơn vị thấy nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng chứng minh không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối đất. - Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác có đúng như đã ghi trong phiếu không. - Chỉ cho toàn đơn vị biết những phần còn mang điện xung quanh nơi làm việc. - Tại vị trí công tác, công tác kiểm tra không còn điện, tiếp đất lưu động, đặt biển báo an toàn (rào chắn nều cần) do đơn vị quản lý, vận hành (đơn vị cho phép vào làm việc) thực hiện. Đơn vị cho phép vào làm việc và đơn vị công tác có thể thỏa thuận bằng văn bản ( qua phiếu công tác ), về việc đơn vị công tác thực hiện các công tác an toàn nêu trên, nhưng đơn vị cho phép phải chịu trách nhiệm về vị trí đặt tiếp đất, tiết diện của dây tiếp đất, vị trí đặt biển báo an toàn ( rào chắn nếu cần ), cho đến khi được phép tháo toàn bộ tiếp đất lưu động và biển báo an toàn tại vị trí công tác đó. - Sau khi ký vào phiếu cho phép vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản, còn 1 bản người cho phép để vào tập “Phiếu đang làm việc” và ghi vào sổ vận hành số phiếu, thời gian bắt đầu, kết thúc công việc. Câu 11. Trình bày phương pháp cứu người ngay sau khi nạn nhân tách khỏi lưới điện ? Sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện thì phải tiến hành cấp cứu ngay trên cơ sở thể trạng của nạn nhân như sau: a. Nạn nhân chưa mất tri giác: Nạn nhân chỉ hôn mê bất tỉnh trong chốc lát, còn thở yếu…thì phải đưa nạn nhân đến chỗ thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng và làm hô hấp nhân tạo, đồng thời khẩn cấp đi mời cán bộ y tế gần nhất để cấp cứu. Trường hợp không có y bác sỹ thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất. b. Nạn nhân mất tri giác: Nếu nạn nhân mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, đồng thời moi trong miệng nạn nhân xem có đờm, máu, nôn…để lấy ra, sau đó làm hô hấp nhân tạo ngay, đồng thời khẩn cấp đi mời cán bộ y tế. c. Nạn nhân đã tắt thở: Nếu nạn nhân đã tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật, thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, bành miệng ra để kiểm tra xem có đờm, máu, nôn…để lấy ra sau đó làm hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt cho đến khi có y, bác sỹ đến và có ý kiến quyết định mới thôi. Chú ý: Miệng nạn nhân bị mím chặt nên muốn mở miệng thường dùng đuôi muỗng để cậy ra, sau đó dùng chiếc đũa sạch để chận ngang miệng. Câu 12. Nêu những yêu cầu chung về bảo dưỡng và vận hành bình áp lực ? - Đợn vị sử dụng bình có trách nhiệm bảo quản bình theo đúng yêu cầu của QPKTAT thiết bị áp lực để đảm bảo ATSX và ATLĐ. - Thủ trưởng đơn vị sử dụng bình phải ra quyết định bằng văn bản để cử người chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng an toàn bình. - Người chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng an toàn bình phải có trình độ chuyên môn có kinh nghiệm thực tế, nắm vững nguyên lý làm việc, kết cấu của bình và có những nhiệm vụ chính sau đây: * Theo dõi, đôn đốc những người vận hành bình nghiêm chỉnh thực hiện QPKTAT thiết bị áp lực và các qui trình của đơn vị đề ra. * Đôn đốc thực hiện việc bão dưỡng, tu sửa và khám nghiệm các bình theo đúng thời hạn qui định, kể cả việc khám nghiệm bổ sung do đơn vị tiến hành. * Tham gia các cuộc khám nghiệm do thanh tra KTAT nồi hơi tiến hành và việc khám nghiệm bổ sung do đơn vị tổ chức. - Việc vận hành bình chỉ giao cho những người từ 18 tuổi trở lên đã được huấn luyện và sát hạch kiến thức chuyên môn, về qui phạm, qui trình KTAT có kết quả.Cấm sử dụng những người chưa được huấn luyện thành thạo để sử dụng các bình. - Người vận hành bình có trách nhiệm: Thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra, đo lường, các cơ cấu an toàn của bình.Vận hành bình 1 cách an toàn theo đúng qui trình của đơn vị. Câu 13. Trình bày biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi làm việc ? Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện 1 phần hay cắt điện hoàn toàn phải thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây: - Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc đóng điện nhầm đến nơi làm việc như: Dùng khóa để khóa bộ truyền động của DCL, tháo cầu chảy mạch thao tác, khóa van khí nén… - Treo biển “Cấm đóng điện ! có người đang làm việc” ở van khí nén và nếu cần thì đặt rào chắn. - Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất, kiểm tra không còn điện ở phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành làm tiếp đất. - Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về điện theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn. a. Cắt điện. Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau: - Những phần có điện mà trên đó sẻ tiến hành công việc. - Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây: * 0.7m với điện áp từ 1-15kV. *
Tài liệu liên quan