Câu 1: 2 điểm
a. Cho các HX: HF, HCl, HBr, HI. So sánh tính axit của các dung dịch HX, giải thích. Các HX nào có thể điều chế bằng phương pháp sunfat. Viết PTHH, giải thích
b. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 92. Trong đó , số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 24. Viết cấu hình electron của X và các ion đơn nguyên tử tương đương của X. Giải thích tại sao ion X2+ có khả năng tạo phức với NH3. Viết công thức ion phức của X2+ với NH3.
c. Giải thích tại sao có CO32- mà không có CO42-, trong khi đó có SO32- ,SO42-.
2 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Thanh Hóa năm học: 2012 – 2013 môn thi: Hóa học - THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2012 – 2013
Khóa thi ngày: 15/03/2013
Môn thi: HÓA HỌC - THPT
Đề thi này có 10 câu, gồm 2 trang
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 2 điểm
Cho các HX: HF, HCl, HBr, HI. So sánh tính axit của các dung dịch HX, giải thích. Các HX nào có thể điều chế bằng phương pháp sunfat. Viết PTHH, giải thích
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 92. Trong đó , số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 24. Viết cấu hình electron của X và các ion đơn nguyên tử tương đương của X. Giải thích tại sao ion X2+ có khả năng tạo phức với NH3. Viết công thức ion phức của X2+ với NH3.
Giải thích tại sao có CO32- mà không có CO42-, trong khi đó có SO32- ,SO42-.
Câu 2: 2 điểm
Răng người được bảo vệ một lớp men cứng dày khoảng 2mm. Lớp men này có công thức Ca5(PO4)3OH và được hình thành từ 3 loại ion. Viết PT hình thành men răng từ 3 loại ion? Giải thích sự ảnh hưởng của môi trường pH đến men răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa NaF hay SnF2, ăn trầu tốt hay không tốt? tại sao?
Trộn 300 gam dung dịch Ba(OH)2 1,254% với 500 ml dung dịch chứa axit H3PO4 0,04M và H2SO4 0,02M. Tìm khối lượng các muối thu sau phản ứng .
Câu 3: 2 điểm
Hoàn thành các chuyển hóa sau:
KMnO4 A# + ...
FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 loãng → B# + ...
FeS + O2 C’ # + ....
FeS2 + dung dịch HCl ( đk thích hợp ) → D# + ...
Na3N + H2O → E# + ...
Cho các chất A, B, C’, D, E tác dụng với nhau từng đôi một . Viết PTHH xảy ra.
Câu 4: 2 điểm
Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hóa trị 3. Chia 38,6 gam X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được các sản phẩm khư chỉ có NO, N2O (hỗn hợp Y) với tổng thể tích 6,72 lít, tỉ khối của Y so với H2 bằng 17,8. Phần 2 cho vào dung dịch kiềm sau một thời gian thấy lượng H2 thoát ra vượt quá 6,72 lít. Biết khí ở đktc
Xác định tên kim loại M và % khối lượng của mỗi kim loại trong X.
Tìm khối lượng HNO3 đã phản ứng.
Câu 5: 2 điểm
Muối kép KCr(SO4)2.12H2O. Hãy viết phương trình điện li của muối này và cho biết màu của dung dịch do ion nào gây ra.
Nước cứng là gì? Nêu nguyên tắc làm mềm nước cừng. Giới thiệu một phương pháp đơn giản làm mềm nước cứng tạm thời và 2 hóa chất thông dụng làm mềm nước cứng vĩnh cửu. Viết PTHH.
Giải thích sự phá hủy gang, thép trong môi trường không khí ẩm. Đó là sự ăn mòn gì?
Câu 6: 2 điểm
Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng polime X, tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp giữa propen
và acrilonitrin bằng lượng O2 vừa đủ thấy tạo thành một hỗn hợp khí, hơi ở nhiệt độ và áp
suất xác định chứa 57,143% CO2 về thể tích. Viết PTHH và xác định tỉ lệ mol từng loại mắt xích trong polime X.
Giải thích khi clo hóa metan có tác dụng ánh sáng khuếch tán, theo tỉ lệ mol 1:1 trong sản phẩm có butan.
Câu 7: 2 điểm
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 30ml dung dịch 20% ( d=1,2g/ml ) của một hidroxit kim loại kiềm M. Sau khi kết thúc phản ứng, được dung dịch đem cô cạn cho chất rắn A và 3,2 gam ancol B. Đốt cháy hoàn toàn chất răn A được 9,54 gam muối cacbonat; 8,26 gam hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Biết rằng, khi đun nóng A trong NaOH đặc có CaO thu được hidrocacbon Z, đem Z đốt cháy thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2.
Xác định tên kim loại M, công thức cấu tạo của X.
Cho hỗn hợp M gồm 0,02 mol este X và 0.01 mol este Y( C4H6O2 ) tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH. Sau phản ứng thu được dung dịch trong đó có chứa 3,38 gam muối và 0,64 gam ancol B duy nhất. Xác định công thức cấu tạo của Y.
Câu 8: 2 điểm
Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit A có khối lượng mol phân tử 293 gam, htu được các peptit trong đó có 2 peptit B và C. Biết 0,742 gam peptit B phản ứng vừa đủ với 18ml dung dịch HCl 0,222M và 0,666 gam peptit C phản ứng vừa đủ với 14,7ml dung dịch NaOH 1,6% (d=1,022g/ml). Khi thủy phân hoàn toàn peptit A thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin, và phenylalanin. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A.
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm 2 ankan A, B hơn kem nhau k nguyên tử cacbon được b gam khí CO2. Tìm khoảng xác định của số nguyên tử cacbon trong phân tử ankan chứa ít nguyên tử cacbon hơn theo a,b,k. Tìm công thức phân tử A, B khi a=2,72 gam; b=8,36 gam; k=2.
Câu 9: 2 điểm
Tiến hành điện phân dung dịch X gồm HCl 0,01M; CuCl2 0,1M; NaCl 0,1M với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Bỏ qua sự thủy phân của Cu2+.
Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH của dung dịch X theo quá trình điện phân, giải thích.
Tính pH của dung dichjsau phản ứng, khi catot thu được 0,224 lít khí thoát ra. Coi thể tích dung dịch X không đổi luôn bằng 1,0 lít. Khí đo đktc.
Câu 10: 2 điểm
Trong công nghiệp để điều CH3COOH người ta chưng cất gỗ trong điều kiện không có không khí ở 400 - 5000C, được hỗn hợp lỏng gồm: H2O, CH3COOH, CH3OH, CH3COCH3 và hắc ín. Thực tế người ta dùng cách nào để thu được CH3COOH?
Vẽ sơ đồ điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm từ MnO2 và dung dịch HCl đặc. Nêu tên, vai trò của từng chất trong phương trình điều chế khí Cl2, tên dụng cụ trong sơ đồ. Viết phương trình xảy ra chủ yếu theo sơ đồ đã vẽ.
Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cho: Fe = 56; Al = 27; P = 31; C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Ba = 137; Na = 23;
K =39; Cl = 35,5; Cr = 52; Mn = 55.