Câu 1: Kế toán chi phí cung cấp thông tin chủ yếu cho lĩnh vực: A. Kế toán tài chính và kế toán quản trị B. Kế toán quản trị và kế toán thuế C. Kế toán tài chính D. Kế toán tài chính và kế toán thuế Câu 2: Những chi phí thường khó tính trực tiếp một cách dễ dàng cho đối tượng chịu chi phí xét trên khía cạnh chi phí và lợi ích thường được phân loại là: A. Định phí C. Chi phí trực tiếp C. Chi phí thời kỳ D. Chi phí gián tiếp Câu 3: Tại một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, trong kỳ có các chi phí như sau: Lương nhân viên tài xế xe khách là 50 triệu đồng, lương nhân viên bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 20 triệu đồng, chi phí khấu hao xe vận tải là 10 triệu đồng, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng ở văn phòng là 2 triệu đồng, chi phí xăng dầu xe khách là 15 triệu đồng, chi phí sửa chữa xe khách là 1 triệu đồng, điện nước, điện thoại văn phòng là 5 triệu đồng. Giá vốn dịch vụ vận tải là: A. 103 triệu đồng B. 75 triệu đồng C. 76 triệu đồng D. 81 triệu đồng Câu 4: Tại một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, đầu kỳ không có thành phẩm tồn kho. Trong kỳ, chi phí phát sinh như sau: Chi phí NVLTT là 165 triệu đồng, chi phí NCTT là 220 triệu, chi phí SXC là 80 triệu đồng, chi phí bán hàng và QLDN là 260 triệu đồng. Doanh nghiệp đã tiêu thụ được 60% giá trị sản phẩm đã sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán sẽ lần lượt là: A. 279 triệu đồng và 186 triệu đồng B. 186 triệu đồng và 279 triệu đồng C. 290 triệu đồng và 435 triệu đồng D. 435 triệu đồng và 290 triệu đồng
4 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa kỳ môn Kế toán chi phí - Mã đề 157 - Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM
KHOA KT-KT
-----oOo-----
ĐỀ THI GIỮA KỲ
MÔN: KẾ TOÁN CHI PHÍ
Hệ Chính quy - Thời gian : 90 phút
Họ tên SV: ____________________________________
MSV______________ Lớp: _______________
MÃ ĐỀ
157
Điểm số
Không được sử dụng tài liệu (Không được sử dụng điện thoại) - Trả lời trên phiếu- Nộp lại đề thi
Chọn A
Bỏ A Chọn C
Bỏ C Chọn lại A
a
b
c
d
a
b
c
d
a
b
c
d
1
A
B
C
D
6
A
B
C
D
11
A
B
C
D
16
A
B
C
D
2
A
B
C
D
7
A
B
C
D
12
A
B
C
D
17
A
B
C
D
3
A
B
C
D
8
A
B
C
D
13
A
B
C
D
18
A
B
C
D
4
A
B
C
D
9
A
B
C
D
14
A
B
C
D
19
A
B
C
D
5
A
B
C
D
10
A
B
C
D
15
A
B
C
D
20
A
B
C
D
Phần trắc nghiệm: 5 điểm
Câu 1: Kế toán chi phí cung cấp thông tin chủ yếu cho lĩnh vực:
A. Kế toán tài chính và kế toán quản trị
B. Kế toán quản trị và kế toán thuế
C. Kế toán tài chính
D. Kế toán tài chính và kế toán thuế
Câu 2: Những chi phí thường khó tính trực tiếp một cách dễ dàng cho đối tượng chịu chi phí xét trên khía cạnh chi phí và lợi ích thường được phân loại là:
A. Định phí
C. Chi phí trực tiếp
C. Chi phí thời kỳ
D. Chi phí gián tiếp
Câu 3: Tại một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, trong kỳ có các chi phí như sau: Lương nhân viên tài xế xe khách là 50 triệu đồng, lương nhân viên bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 20 triệu đồng, chi phí khấu hao xe vận tải là 10 triệu đồng, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng ở văn phòng là 2 triệu đồng, chi phí xăng dầu xe khách là 15 triệu đồng, chi phí sửa chữa xe khách là 1 triệu đồng, điện nước, điện thoại văn phòng là 5 triệu đồng. Giá vốn dịch vụ vận tải là:
A. 103 triệu đồng
B. 75 triệu đồng
C. 76 triệu đồng
D. 81 triệu đồng
Câu 4: Tại một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, đầu kỳ không có thành phẩm tồn kho. Trong kỳ, chi phí phát sinh như sau: Chi phí NVLTT là 165 triệu đồng, chi phí NCTT là 220 triệu, chi phí SXC là 80 triệu đồng, chi phí bán hàng và QLDN là 260 triệu đồng. Doanh nghiệp đã tiêu thụ được 60% giá trị sản phẩm đã sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán sẽ lần lượt là:
A. 279 triệu đồng và 186 triệu đồng
B. 186 triệu đồng và 279 triệu đồng
C. 290 triệu đồng và 435 triệu đồng
D. 435 triệu đồng và 290 triệu đồng
Câu 5: Tại một doanh nghiệp trong kỳ có các số liệu như sau: Chi phí NCTT là 450 triệu đồng, chi phí SXC là 80 triệu đồng, NVL trực tiếp tồn đầu kỳ là 150 triệu đồng, NVL trực tiếp mua vào trong kỳ 240 triệu đồng, NVL trực tiếp tồn cuối kỳ 90 triệu đồng. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là:
A. 770 triệu đồng
B. 530 triệu đồng
C. 830 triệu đồng
D. 680 triệu đồng
Câu 6: Một doanh nghiệp sản xuất có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 25 triệu đồng, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 15 triệu đồng, tổng giá thành sản phẩm nhập kho là 250 triệu đồng. Tổng chi phí sản xuất phát sinh là:
A. 240 triệu đồng
B. 260 triệu đồng
C. 290 triệu đồng
D. 210 triệu đồng.
Câu 7: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, trong kỳ có số liệu về công việc A như sau: Chi phí NVLTT là 60 triệu đồng, chi phí NCTT 40 triệu đồng. Chi phí SXC thực tế của tất cả công việc là 140 triệu đồng, được phân bổ dựa trên số giờ máy hoạt động. Công việc A sử dụng 600 giờ máy. Nhà máy sử dụng 3.000 giờ máy cho tất cả các công việc. Tổng giá thành của công việc A là:
A. 240 triệu đồng
B. 170 triệu đồng
C. 212 triệu đồng
D. 128 triệu đồng
Câu 8: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính. Nếu chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung ước tính và chênh lệch này là không trọng yếu thì xử lý vào cuối kỳ:
A. Nợ TK 627 / Có TK 632
B. Nợ TK 632 / Có TK 627
C. Nợ TK 632 / Có TK 154
D. Nợ TK 154 / Có TK 632
Câu 9:Tại một doanh nghiệp có hai bộ phận X và Y. Doanh thu trong kỳ của bộ phận X là 160 triệu đồng và của Y là 240 triệu đồng. Chi phí tương ứng của bộ phận X là 80 triệu đồng và của Y là 190 triệu đồng. Chi phí chung của cả hai bộ phận là 80 triệu đồng, chi phí này được phân bổ theo doanh thu. Lợi nhuận của bộ phận X và Y lần lượt là:
A. 40.000.000đ và .5000.000đ
B. 48.000.000đ và 2.000.000đ
C. 80.0000.000đ và 60.000.000đ
D. 11.000.000đ và 48.000.000đ
Câu 10: Các doan nghiệp nào sau đây có thể áp dụng hệ toán kế toán chi phí theo quá trình:
A. Doanh nghiệp tổ chức sự kiện
B. Doanh nghiệp đóng tàu
C. Doanh nghiệp sửa chữa nhà, công trình.
D. Doanh nghiệp sản xuất xi măng
Câu 11: Nhận định nào sau đây sai đối với sản phẩm dở dang:
A. Mức độ hoàn thành thấp hơn sản phẩm hoàn thành.
B. Còn đang trong quá trình sản xuất.
C. Mức độ hoàn thành thường cao hơn hoặc bằng sản phẩm hư hỏng.
D. Có thể quy đổi sang số sản phẩm hoàn thành tương đương.
Câu 12: Nguyên vật liệu trực tiếp tham gia ngay từ đầu quy trình công nghệ thì:
A. Tỷ lệ hoàn thành của NVLTT không đạt 100%.
B. Tỷ lệ hoàn thành của khoản mục chuyển đổi thường bằng với tỷ lệ hoàn thành của NVLTT.
C. Tỷ lệ hoàn thành của NVLTT là 100% cho dù sản phẩm dở dang có tỷ lệ hoàn thành là 80%.
D. Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thường bằng với tỷ lệ hoàn thành của NVLTT.
Câu 13: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, thông tin giá thành của các công việc rất quan trọng đối với nhà quản lý. Thông thường sẽ có kỳ tính giá thành là:
A. Cuối quý
B. Cuối 6 tháng
C. Khi công việc hoàn thành
D. Cuối năm
Câu 14: Chi phí thuê chuyên gia để tiến hàng thí nghiệp tính năng mới của sản phẩm thuộc bộ phận chức năng nào trong chuỗi giá trị của sản phẩm:
A. Bộ phận tiếp thị
B. Bộ phận nghiên cứu và phát triển
C. Bộ phận thiết kế
D. Bộ phận sản xuất
Câu 15: Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất có nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất là:
A. NVLTT có mức độ hoàn thành 100% ở tất cả các công đoạn sản xuất.
B. NVLTT có mức độ hoàn thành tăng dần qua các công đoạn sản xuất.
C. NVLTT có mức độ hoàn thành 100% ở công đoạn cuối.
D. NVLTT có mức độ hoàn thành trong sản phẩm dỡ dang nhỏ hơn mức độ hoàn thành của sản phẩm hoàn thành.
Câu 16: Phương trình cân bằng sản lượng:
A. Số SPDD đầu kỳ + Số SP hoàn thành = Số SP đưa vào sản xuất + Số SPDD cuối kỳ.
B. Số SPDD đầu kỳ + Số SPDD cuối kỳ = Số SP đưa vào sản xuất + số sản phẩm hoàn thành.
C. Số SPDD đầu kỳ + Số SP đưa vào sản xuất = Số SP hoàn thành + Số SPDD cuối kỳ.
D. Số SPDD đầu kỳ + Số SP đưa vào sản xuất + Số SPDD cuối kỳ = Số sản phẩm hoàn thành.
Câu 17: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A trải qua 2 quy trình công nghệ. Quy trình công nghệ thứ nhất được thực hiện ở phân xưởng X, quy trình công nghệ thứ 2 được thực hiện ở Phân xưởng Y, sau đó hoàn thành và nhập kho. Đối tượng tính giá thành cơ bản nhất mà doanh nghiệp lựa chọn là:
A. Các công đoạn trong phân xưởng X và Y
B.Bán thành phẩm ở phân xưởng X và thành phẩm ở phân xưởng Y.
C. Từng tổ đội trong phân xưởng X và Y
D. Từng hoạt động trong phân xưởng X và Y
Câu 18: Doanh nghiệp thương mại trong kỳ có số liệu như sau: Tỷ lệ lãi gộp 25%, tồn kho hàng hóa đầu kỳ 200 triệu đồng, doanh thu bán hàng 700 triệu đồng, hàng mua trong kỳ 400 triệu đồng. Giá vốn hàng bán và hàng hóa tồn cuối kỳ lần lượt là:
A. 175 triệu đồng và 425 triệu đồng
B. 525 triệu đồng và 175 triệu đồng
C. 525 triệu đồng và 75 triệu đồng
D. 175 triệu đồng và 525 triệu đồng
Câu 19: Bút toán nào sau đây là bút toán kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm:
A. Nợ TK 632 / Có TK 155
B. Nợ TK 154 / Có TK 621, 622, 627
C. Nợ TK 621 / Có TK 152
D. Nợ TK 155 / Có TK 154
Câu 20: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính, trong kỳ có số liệu về công việc X như sau: Chi phí NVLTT là 120 triệu đồng, chi phí NCTT 100 triệu đồng. Chi phí SXC thực tế của tất cả công việc là 200 triệu đồng, được phân bổ dựa trên số giờ máy hoạt động. Công việc X sử dụng 700 giờ máy. Nhà máy sử dụng 3.000 giờ máy cho tất cả các công việc. Chi phí SXC kế hoạch cho tất cả các công việc là 180 triệu đồng và số giờ máy kế hoạch cho tất cả các công việc là 2.800 giờ máy. Tổng giá thành của công việc A là:
A. 265 triệu đồng
B. 355 triệu đồng
C. 212 triệu đồng
D. 128 triệu đồng
Phần tự luận: 5 điểm
Bài 1: (2 điểm)
Tại công ty sử dụng hệ thống kế toán theo qui trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, sản lượng hoàn thành tương đương tính theo phương pháp trung bình. Trong kỳ có các tài liệu như sau:
Sản lượng sản xuất: (ĐVT: cái)
Sản phẩm dỡ dang đầu kỳ: 5.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 70% chi phí chuyển đổi)
Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất: 20.000
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 22.000
Số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: 3.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 20% chi phí chuyển đổi.
Chi phí sản xuất:(ĐVT: triệu đồng)
Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ:
Chi phí NLVTT: 600
Chi phí chuyển đổi: 1.000
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
Chi phí NVLTT: 20.000
Chi phí chuyển đổi: 40.000 (Chi phí NCTT là 10.000 và chi phí SXC là 30.000)
Yêu cầu:
Tính sản lượng hoàn thành tương đương?
Tính chi phí đơn vị hoàn thành tương đương?
Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ?
Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T các tài khoản liên quan?
Bài 2: (3 điểm)
Tại công ty sử dụng hệ thống kế toán theo qui trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, sản lượng hoàn thành tương đương tính theo phương pháp FIFO. Trong kỳ có các tài liệu như sau:
Sản lượng sản xuất: (ĐVT: cái)
Sản phẩm dỡ dang đầu kỳ: 2.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 50% chi phí chuyển đổi)
Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất: 40.000
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 38.000
Số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: 4.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 20% chi phí chuyển đổi.
Chi phí sản xuất: (ĐVT: triệu đồng)
Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ:
Chi phí NLVTT: 3.000
Chi phí chuyển đổi: 4.000
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
Chi phí NVLTT: 90.000
Chi phí chuyển đổi: 60.000 (Chi phí NCTT là 20.000 và chi phí SXC là 40.000)
Yêu cầu:
Tính sản lượng hoàn thành tương đương?
Tính chi phí đơn vị hoàn thành tương đương?
Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ?
Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T các tài khoản liên quan?