Đề thi hết môn môn Tư pháp quốc tế - Phần riêng

Đề 1 Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (5 điểm) 1. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Vn chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong pháp luật Vn 2. Theo PL Vn, các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngài được quyền chọn luật để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình trong mọi trường hợp. 3. Pháp luật nước ngoài không thể được áp dụng để điều chỉnh hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu hợp đồng được giao kết tại Việt Nam. 4. Pháp luật Việt Nam luôn được áp dụng để giải quyết xung đột về ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu một trong cá bên là công dân Việt Nam. 5. Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà không phụ thuộc và thời hạn cư trú.

pdf5 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi hết môn môn Tư pháp quốc tế - Phần riêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG BỘ MÔN LLCT-QS-TD Ngày tháng năm 2011 ĐỀ THI HẾT MÔN MÔN TPQT- PHẦN RIÊNG Thời gian làm bài :60 phút Đề 1 Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (5 điểm) 1. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Vn chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong pháp luật Vn 2. Theo PL Vn, các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngài được quyền chọn luật để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình trong mọi trường hợp. 3. Pháp luật nước ngoài không thể được áp dụng để điều chỉnh hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu hợp đồng được giao kết tại Việt Nam. 4. Pháp luật Việt Nam luôn được áp dụng để giải quyết xung đột về ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu một trong cá bên là công dân Việt Nam. 5. Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà không phụ thuộc và thời hạn cư trú. Đề 2 Năm 2002, ông David (quốc tịch Anh) kết hôn với bà Julie (quốc tịch Mỹ) tại Mỹ. Sau đó, hai vợ chồng cùng sang Việt Nam sinh sống và làm việc từ năm 2004. Tuy nhiên, một thời gian sau họ phát sinh mẫu thuẫn và nộp đơn yêu cầu Tòa án Vn giải quyết ly hôn. 1. Những vấn đề pháp lý nào có thể phát sinh khi Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc ly hôn trên. 2. Có nhận định cho rằng: “Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn nếu cả hai bên đương sự đều là người nước ngoài”. Quan điểm của anh (chị) về nhận định trên? Nêu cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn? 3. Giả sử Tòa án Việt Nam được xác định là có thẩm quyền và trước khi yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn hai vợ chồng đã thỏa thuận chọn pháp luật cảu Anh để giải quyết vụ việc ly hôn của mình. Theo anh (chị) Tòa án Việt Nam có thể áp dụng pháp luật Anh là pháp luật do các bên lựa chọn để giải quyết vụ việ ly hôn trên không? Vì sao? Đề 3 Câu 1: Nêu định nghĩa pháp luật. Giải thích tại sao trong xã hội có giai cấp, pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam? (4 điểm) Trả lời:  Nêu định nghĩa pháp luật  Giải thích tại sao trong xã hội có giai cấp, pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội  Vì sao giai cấp thống trị nắm giữ địa vị kinh tế  giữ địa vị chính trị và chi phối ý thức hệ tư tưởng.  Xã hội có đối kháng giai cấp thì pháp luật thể hiện ý chí của một tiểu số giai cấp thống trị  Trong XHCN pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước XHCN  Liên hệ ở Việt Nam, pháp luật là thể hiện ý chí của toàn thể nhân dân Việt Nam, do nhà nước XHCN VN đại diện dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Câu 2: Nêu định nghĩa vi phạm pháp luật? Phân tích các dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật. Cho một ví dụ cụ thể minh họa cho hành vi vi phạm kỷ luật trong nhà trường? (4 điểm) Trả lời:  Nêu định nghĩa vi phạm pháp luật  Trình bày các dấu hiệu vi phạm pháp luật cụ thể có 4 dấu hiệu cơ bản  Liên hệ thực tế trong lĩnh vực giáo dục và cho một ví dụ cụ thể ở trường ta về vi phạm kỷ luật nhà trường Câu 3: Phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh họa.  Quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật và quan hệ pháp luật lao động? (2 điểm) Trả lời :  Thế nào là QHXH-cho ví dụ  Thế nào là QHPL-cho ví dụ  Thế nào là QHPLLĐ-cho ví dụ Đề 4 Câu 1: Trình bày định nghĩa Nhà nước? So sánh bản chất của Nhà nước bóc lột với bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa? (4 điểm) Trả lời: Nêu định nghĩa Nhà nước So sánh bản chất của Nhà nước bóc lột với bản chất của Nhà nước XHCN Giống nhau: đều là cơ quan quyền lực chính trị, công cụ bạo lực của một giai cấp. Nhà nước bóc lột là nhà nước của thiểu số giai cấp thống trị đàn áp đa số tầng lớp nhân dân. Nhà nước XHCN là nhà nước của đa số nhân dân trấn áp thiểu số các giai cấp chống đối lợi ích của nhân dân. Câu 2: Trình bày khái niệm ý thức pháp luật. Tại sao công dân phải nâng cao ý thức pháp luật? Nêu một số biện pháp chủ yếu để tăng cường ý thức pháp luật? (4 điểm) Trả lời: Nêu định nghĩa ý thức pháp luật Giải thích tại sao công dân phải nâng cao ý thức pháp luật Trình bày những biện pháp cơ bản để nâng cao ý thức pháp luật Liên hệ bản thân đã thực hiện pháp luật như thế nào? Câu 3: Em hãy lý giải trong trường hợp nào thì di sản của người chết được giải quyết theo pháp luật? (2 điểm) Trả lời: Trường hợp người có tài sản không để lại di chúc Khi chết hoặc di chúc không hợp lệ, thì tài sản của người chết sẽ được giải quyết theo pháp luật Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu