TS Lý Quý Trung, Giám đốc Tập đoàn Nam An và chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 cho hay, sở dĩ các thương hiệu trong ngành bán lẻ của Mỹ và các nước phát triển giàu, mạnh và khó có đối thủ cạnh tranh lại là nhờ cách nhân rộng thương hiệu thành công qua hình thức franchising. Tại VN, hình thức kinh doanh này mới chỉ ở mức tập đi những bước đầu như đứa bé chập chững lên 3. Xét về khía cạnh nào đó thì đây là lợi thế cho ngành bán lẻ VN.
Theo ông Trung, thương hiệu thành công là phải tạo được cảm giác thân quen với người tiêu dùng (thời gian và số lượng), do vậy franchising chính là giải pháp cho DN nhân rộng số lượng trong bối cảnh hội nhập hiện nay. “Cũng may là tại VN vẫn còn rất ít người biết đến các thương hiệu thế giới, nếu không rất nguy hiểm cho DN Việt Nam” - ông Trung nói. Và để tranh thủ giành lấy thị phần trước khi các nhãn hàng thức ăn nhanh “ngoại” xâm nhập thị trường VN, Phở 24 đã chủ trương dùng hình thức franchising, đến nay DN đã có 19 cửa hàng phở tại VN và 1 tại TaYa (Indonesia), trong đó có 8 cửa hàng franchising.
Cũng với chủ trương phát triển mạnh bằng franchising, ngay từ đầu nhãn hàng thời trang Foci (Công ty Dệt may Nguyên Tâm) đã xác định chỉ tập trung vào sản xuất, giao việc bán hàng cho người mua franchise. Hiện Foci đã có khoảng 40 cửa hàng trên toàn quốc. Ông Hồ Thế Sơn, Giám đốc điều hành Nguyên Tâm cho biết, cách làm này giúp công ty đỡ phải lo bán lẻ, giảm sức ép mặt bằng nhất là trong bối cảnh giá thuê mặt bằng tại các thành phố lớn cao ngất ngưởng như tại TP.HCM và Hà Nội hiện nay. Đây còn là cách làm thương hiệu và nhân rộng mô hình kinh doanh hiệu quả. “Năm 2006 này là năm bản lề của Foci, nếu DN VN mình không lo lớn mạnh được trong năm nay thì khó mà cạnh tranh lại” - anh Sơn cho biết thêm.
4 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kinh tế lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
NIÊN KHOÁ 2005-2006
THI KINH TẾ LƯỢNG (L1)
LỚP: HCDH7.7 NGÀY: 23 - 5 -2006 THỜI GIAN LÀM BÀI: 100 PHÚT (Đã bao gồm thời gian đọc đề 10 phút)
Ghi chú: Được phép sử dụng tài liệu. Phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài.
PHẦN 1 Bài báo đính kèm chỉ có tính chất tham khảo.
03:43' 20/05/2006 (GMT+7) Franchising - Giải pháp hội nhập?
(VietNamNet) - Theo các chuyên gia kinh tế, khi Việt Nam gia nhập WTO các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ ồ ạt tiến vào thị trường này. Dự báo những tập đoàn bán lẻ nước ngoài này sẽ dùng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại (franchising) để kiểm soát thị trường. Do vậy, để chống đỡ DN Việt Nam buộc phải “ra tay” trước nhằm tăng sức mạnh và tạo nội lực cho thương hiệu.
Đừng để nước tới chân...
TS Lý Quý Trung, Giám đốc Tập đoàn Nam An và chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 cho hay, sở dĩ các thương hiệu trong ngành bán lẻ của Mỹ và các nước phát triển giàu, mạnh và khó có đối thủ cạnh tranh lại là nhờ cách nhân rộng thương hiệu thành công qua hình thức franchising. Tại VN, hình thức kinh doanh này mới chỉ ở mức tập đi những bước đầu như đứa bé chập chững lên 3. Xét về khía cạnh nào đó thì đây là lợi thế cho ngành bán lẻ VN.
Theo ông Trung, thương hiệu thành công là phải tạo được cảm giác thân quen với người tiêu dùng (thời gian và số lượng), do vậy franchising chính là giải pháp cho DN nhân rộng số lượng trong bối cảnh hội nhập hiện nay. “Cũng may là tại VN vẫn còn rất ít người biết đến các thương hiệu thế giới, nếu không rất nguy hiểm cho DN Việt Nam” - ông Trung nói. Và để tranh thủ giành lấy thị phần trước khi các nhãn hàng thức ăn nhanh “ngoại” xâm nhập thị trường VN, Phở 24 đã chủ trương dùng hình thức franchising, đến nay DN đã có 19 cửa hàng phở tại VN và 1 tại TaYa (Indonesia), trong đó có 8 cửa hàng franchising.
Cũng với chủ trương phát triển mạnh bằng franchising, ngay từ đầu nhãn hàng thời trang Foci (Công ty Dệt may Nguyên Tâm) đã xác định chỉ tập trung vào sản xuất, giao việc bán hàng cho người mua franchise. Hiện Foci đã có khoảng 40 cửa hàng trên toàn quốc. Ông Hồ Thế Sơn, Giám đốc điều hành Nguyên Tâm cho biết, cách làm này giúp công ty đỡ phải lo bán lẻ, giảm sức ép mặt bằng nhất là trong bối cảnh giá thuê mặt bằng tại các thành phố lớn cao ngất ngưởng như tại TP.HCM và Hà Nội hiện nay. Đây còn là cách làm thương hiệu và nhân rộng mô hình kinh doanh hiệu quả. “Năm 2006 này là năm bản lề của Foci, nếu DN VN mình không lo lớn mạnh được trong năm nay thì khó mà cạnh tranh lại” - anh Sơn cho biết thêm.
Mô hình Cà phê Trung Nguyên - thương hiệu thực hiện phương thức franchising khá sớm tại VN.
Tuy nhiên, không phải DN VN nào cũng chọn giải pháp franchising ngay từ đầu, nhiều DN cho đến thời điểm cận WTO như hiện nay mới bắt đầu “vắt chân lên cổ chạy”. Điều may mắn là ở VN một thương hiệu thành công có thể đi khắp hang cùng ngõ hẻm, ai cũng có thể mở franchise (như Cà phê Trung Nguyên hiện có tới khoảng 1.000 quán cà phê) trong khi đó ở nước ngoài cửa hàng phải tập trung vào một khu thương mại dịch vụ nào đó. Do vậy, nếu chạy nhanh thì dẫu có hơi trễ thương hiệu VN vẫn có thể bao phủ được thị trường nội địa.
Mới tháng 4/06 vừa qua, Công ty Anh Khoa, DN chuyên sản xuất mặt hàng trang phục lót nam, nữ nhãn hiệu Rock, Annies và ATW đã nhanh chóng giành thị trường hàng trang phục lót bằng cách mở một loạt 3 cửa hàng Rock, đồng thời kêu gọi nhà đầu tư mua franchise. Bà Ngô Ngọc Hoa, Giám đốc Công ty Anh Khoa cho hay: “Từ trước đến nay DN chỉ chuyên tâm vào sản xuất và phân phối hàng cho các hệ thống siêu thị, chợ... nhưng tôi cho rằng đã đến lúc DN cần khẳng định lại tên tuổi, vị thế của mình nếu không muốn cơ mất thị trường khi VN gia nhập WTO”.
Cơ hội mua các thương hiệu quốc tế
Bên cạnh việc chuẩn bị nội lực mạnh để cạnh tranh DN VN đang có thêm một cơ hội nữa là mua franchise các thương hiệu quốc tế. Một quốc gia phát triển là phải có mặt nhiều thương hiệu tầm cỡ quốc tế, hiện VN vẫn còn quá ít thương hiệu danh tiếng. Do vậy trong thời gian tới, khi làn sóng WalMart, McDonald’s, SevenEleven... ồ ạt đổ vào VN cũng là thời điểm cất cánh của nền công nghiệp franchise tại VN.
Ông Trung cho rằng, nếu như các nhà đầu tư kinh doanh các thương hiệu nổi tiếng tại VN theo kiểu độc quyền khu vực, như KFC chẳng hạn, nhà đầu tư ngoại mua franchise nhãn hiệu này rồi mở hệ thống nhà hàng KFC tại VN, VN chỉ có lợi từ việc thu thuế và có công ăn việc làm cho lao động thôi chứ lợi nhuận từ việc kinh doanh nhà đầu tư sẽ chuyển ra nước ngoài. Lợi nhuận sẽ ở lại VN nếu chính các DN trong nước dành lấy cơ hội mua franchise từ các thương hiệu quốc tế.Bài, ảnh: Nguyễn Sa
Bối cảnh giả định: Anh (Chị) là chuyên gia kinh tế cao cấp của chính phủ và được giao nhiệm vụ khảo sát nhu cầu mua franchise của các doanh nghiệp trong nước.
Chọn biến phụ thuộc là nhu cầu mua franchise của doanh nghiệp được khảo sát. Nêu cụ thể cách Anh (Chị) lượng hoá biến này và phân tích ưu và nhược điểm của nó.
Chọn 3 biến liên quan đến doanh nghiệpcó ảnh hưởng lớn đến số nhu cầu mua franchise. Nêu định nghĩa biến và phân tích mối quan hệ nhân quả của chúng lên nhu cầu mua franchise.
Trình bày phương pháp thu thập số liệu của Anh (Chị). Nêu thuận lợi và khó khăn khi thu thập số liệu.
Nếu kết quả phân tích đúng như kỳ vọng của Anh (Chị), hãy đề xuất các biện pháp phát triển thị trường franchising.
PHẦN 2 Thông tin để làm phần 2 lấy từ bài tập nhóm.
Tóm tắt mục tiêu nghiên cứu và kết quả chính của bài tập nhóm (Không quá 10 dòng).
Anh (Chị) hãy trình bày những khó khăn mà Anh (Chị) gặp phải trong bài tập nhóm. (Không quá 5 dòng).
PHẦN 3
Doanh thu các phim ăn khách hàng đầu của Mỹ tính đến thời điểm tháng 11-2001 và các nhân tố ảnh hưởng.
Nguồn: William Mendenhall, Terry Sincich (2003). A second course in statistics: Regression Analysis, 6th Edition. Pearson Education International. Data 4.32.
REV = Tổng doanh thu của phim, triệu USD. Trong đó
US = Doanh thu nội địa (tính riêng trên đất Mỹ) của phim, triệu USD
WW = Doanh thu ở thị trường nước ngoài, triệu USD
YEAR = Năm phát hành phim
BUD = Chi phí sản xuất, triệu USD
PG_13 = 1 nếu phim dành cho trẻ em từ 13 tuổi trở lên, có khuyến cáo cần cha mẹ đi kèm hoặc không, 0 cho phim không giới hạn lứa tuổi.
Nhận xét về tầm quan trọng của thị trường nước ngoài đối với nền điện ảnh Mỹ thông qua các số liệu thống kê ở trang sau.
Thông qua ma trận tương quan, nhận xét về tương quan của doanh thu nội địa, năm phát hành, chi phí sản xuất và xếp loại phim đến doanh thu ở thị trường nước ngoài. Kết quả này có đúng như kỳ vọng của Anh (Chị) không? Giải thích ngắn gọn.
Viết kết quả hồi quy với các trị thống kê quan trọng.
Nhận xét kết quả hồi quy. Kết quả này có phù hợp với phân tích ở câu 8 không? Giải thích ngắn gọn.
CHÚC ANH (CHỊ) THÀNH CÔNG!
Trích 1 phần danh sách được xếp hạng
Thống kê mô tả
Ma trận tương quan giữa WW và các nhân tố ảnh hưởng
WW
US
YEAR
BUD
PG_13
WW
1
0.91
0.15
0.60
0.37
US
0.91
1.00
-0.03
0.45
0.09
YEAR
0.15
-0.03
1.00
0.71
0.36
BUD
0.60
0.45
0.71
1.00
0.28
PG_13
0.37
0.09
0.36
0.28
1.00
Kết quả hồi quy
Dependent Variable: WW
Method: Least Squares
Date: 05/22/06 Time: 16:20
Sample(adjusted): 1 24
Included observations: 19
Excluded observations: 5 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
8475.598
9451.854
0.896713
0.3850
US
2.724491
0.327165
8.327570
0.0000
YEAR
-4.470963
4.746046
-0.942040
0.3621
BUD
2.026197
0.966183
2.097115
0.0546
PG_13
181.2388
49.79926
3.639387
0.0027
R-squared
0.935670
Mean dependent var
633.8947
Adjusted R-squared
0.917290
S.D. dependent var
349.7265
S.E. of regression
100.5791
Akaike info criterion
12.28070
Sum squared resid
141626.1
Schwarz criterion
12.52924
Log likelihood
-111.6666
F-statistic
50.90697
Durbin-Watson stat
2.612630
Prob(F-statistic)
0.000000