Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 1
Câu 1: Khái niệm và phân loại công ty.
Câu 2: Các hình thức đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Bài tập: A muốn mở một cửa hàng bán vật liệu xây dựng tai Cát-linh, Hà-Nội. Hãy tư vấn cho anh ta hình thức kinh doanh phù hợp và các thủ tục cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 2
Câu 1: Khái niệm và cơ cấu quản lí nội bộ hợp tác xã.
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào là nghĩa vụ cẩn trọng và nghĩa vụ trung thành của người quản lí trong công ty.
Bài tập: Để buôn bán, A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 9.950.000 đồng (chiếm 99,5% vốn góp), B góp 50.000 đồng (chiếm 0,5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 10 triệu đồng đều là của A; B chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Sau một thời gian công ty bắt đầu hoạt động, quan hệ giữa A và B trở nên căng thẳng, B liên tục đòi chia lợi nhuận. Xử lí tình huống này như thế nào?
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Luật kinh tế của Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội qua các năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Luật kinh tế của Khoa Luật qua các năm
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 1
Câu 1: Khái niệm và phân loại công ty.
Câu 2: Các hình thức đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Bài tập: A muốn mở một cửa hàng bán vật liệu xây dựng tai Cát-linh, Hà-Nội. Hãy tư vấn cho anh ta hình thức kinh doanh phù hợp và các thủ tục cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 2
Câu 1: Khái niệm và cơ cấu quản lí nội bộ hợp tác xã.
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào là nghĩa vụ cẩn trọng và nghĩa vụ trung thành của người quản lí trong công ty.
Bài tập: Để buôn bán, A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 9.950.000 đồng (chiếm 99,5% vốn góp), B góp 50.000 đồng (chiếm 0,5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 10 triệu đồng đều là của A; B chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Sau một thời gian công ty bắt đầu hoạt động, quan hệ giữa A và B trở nên căng thẳng, B liên tục đòi chia lợi nhuận. Xử lí tình huống này như thế nào?
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 3
Câu 1: Khái niệm vốn góp và phần vốn góp trong công ty TNHH.
Câu 2: Khái niệm doanh nghiệp nhà nước.
Bài tập: Công ty xây dựng 22 thuộc Tổng công ty đầu tư và xây dựng Hà-Nội được cổ phần hoá. Theo chương trình cổ phần hoá TP Hà-Nội sẽ giữ lại 30% cổ phần, số còn lại 70% cổ phần được bán cho 200 cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong công ty. Cuối 5/2005, sau 6 tháng chào bán cổ phần, do CNCNV chỉ đăng kí mua được 49% số cổ phần, TP Hà-Nội quyết định công nhận kết quả cổ phần hoá với sự thay đổi về vốn so với dự kiến ban đầu, theo đó nhà nước sẽ chiếm 51% và CBCNV chiếm 49% số vốn điều lệ. Những người đã mua cổ phiếu phản đối quyết định kể trên, cho rằng đầu tư của họ không được bảo đảm nếu nhà nước vẫn giữ đa số cổ phiếu. Vì sao CBCNV công ty trở nên lo lắng cho số tiền mua cổ phần của họ và hãy tư vấn bảo vệ quyền lợi của họ.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 4
Câu 1: Khái niệm và phân loại cổ phần.
Câu 2: Chức năng cơ bản của Hội đồng quản trị trong các liên doanh quốc tế.
Bài tập: Công ty xây dựng 22, một doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà-Nội (Hasinco) được cổ phần hoá, theo đó nhà nước giữ lại 46% số cổ phần và cán bộ công nhân viên đã mua 54% số cổ phần còn lại. Trong giá trị của công ty có một khu đất thuộc Đại-Mỗ, Từ-Liêm, đã được duyệt thành đất dự án phát triển chung cư và nhà thương mại và giao cho công ty 22 triển khai. Cuối tháng 4/2005, TP Hà-Nội quyết định điều chuyển khu đất dự án đó cho một công ty thuộc Hasinco. Cổ đông công ty 22 đồng loạt phản đối, cho rằng họ đã bị lừa nghiêm trọng trong quá trình cổ phần hoá. Hãy tư vấn để bảo vệ quyền lợi cho họ.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 5
Câu 1: Khái niệm công ty hợp danh.
Câu 2: Khái niệm cổ đông thiểu số, cổ đông là các thiết chế và cổ đông cá nhân.
Bài tập: A, B và C thành lập một công ty TNHH. Sau một thời gian hoạt động, C lâm bệnh chết, để lại một vợ và hai con trai. A và B không chấp nhận hai con trai của người quá cố là thành viên của công ty. Giải quyết việc này như thế nào.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 6
Câu 1: Thủ tục triệu tập, điều hành các cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
Câu 2: Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài Việt-Nam.
Bài tập: Công ty 35 Tràng Tiền được cổ phần hoá, vốn điều lệ 3,2 tỷ đồng được UBND TP Hà-Nội giữ lại 30%, số còn lại 70% được bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau một thời gian, nhiều người lao động bán cổ phần của mình cho người ngoài công ty bằng giấy viết tay mà không đăng kí với công ty. Những người ngoài công ty đã mua lại cổ phần đã trở thành cổ đông của công ty chưa, vì sao.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 7
Câu 1: Khái niệm hộ kinh doanh (cá thể) theo NĐ 109/2004/NĐ-CP.
Câu 2: Phân biệt công ty TNHH và HTX.
Bài tập: Một nhà đầu tư nước ngoài dự kiến kinh doanh ở Việt Nam. Có những phương cách nào để nhà đầu tư này có thể tiếp cận thị trường Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 8
Câu 1: Nêu các quy định về góp vốn thành lập công ty TNHH.
Câu 2: Khái niệm tổng công ty nhà nước.
Bài tập: Điều lệ công ty cổ phần Bảo-Minh (vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng) quy định chỉ những cổ đông nắm giữ ít nhất 1% số vốn cổ phần của công ty mới có quyền tham dự các đại hội đồng cổ đông thường niên. Quy định như vậy đúng hay sai, vì sao.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 9
Câu 1: Phân biệt quyền hạn của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong các doanh nghiệp nhà nước.
Câu 2: Phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
Bài tập: Công ty TNHH ABC có 3 thành viên: A (40%), B (30%) và C (30%), do A làm giám đốc điều hành. A lạm dụng vị thế điều hành, ngầm chuyển nhiều khách hàng về cho một công ty riêng do con mình làm giám đốc. B và C có thể làm gì trong trường hợp này.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 10
Câu 1: Thẩm quyền và thủ tục triệu tập các phiên họp của đại hội đồng cổ đông.
Câu 2: Quy định về việc góp vốn thành lập công ty.
Bài tập: Văn phòng luật sư hợp danh Thành-Vĩnh gồm 2 luật sư chính là thành viên hợp danh, 4 luật sư góp vốn và 4 luật sư làm việc theo hợp đồng. Để tu sửa văn phòng, văn phòng dự kiến vay của Quỹ tín dụng Hai-Bà-trưng một khoản tiền là 300 triệu đồng. Ai sẽ đứng tên tham gia vay vốn. Nếu văn phòng không trả được nợ, ai trong số luật sư phải cùng chịu trách nhiệm.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 11
Câu 1: Ai là người đại diện theo pháp luật cho các công ty theo pháp luật hiện hành?.
Câu 2: Quyền của cổ đông trong công ty cổ phần.
Bài tập: Vợ chồng A, B đầu tư 400 triệu mua một xe chở khách đã qua sử dụng để chạy tuyến Hà-Nội Cao-Bằng. Để tiện kinh doanh, năm 2004 họ thành lập một HTX vận tải do hai vợ chồng A, B và C là con trai của họ làm xã viên sáng lập, vốn điều lệ của HTX là 100 triệu đồng, trong đó A góp 40 triệu, B và C mỗi người góp 30 triệu. Đầu năm 2005 trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, xe chở khách của vợ chồng A,B đâm vào một xe ô-tô tư nhân của D, phá huỷ toàn bộ chiếc xe này và gây thương tích cho D cũng như nhiều khách hàng trên xe, tổng số tiền phải bồi thường vượt quá 600 triệu đồng. Trách nhiệm của các xã viên trong vụ việc này.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 12
Câu 1: Cơ cấu quản lí nội bộ của công ty cổ phần.
Câu 2: Khái niệm hộ kinh doanh (cá thể)
Bài tập: Công ty y tế Yteco TP HCM được cổ phần hoá, theo đó nhà nước tiếp tục nắm giữ 20%, cán bộ công nhân viên 40% và 40% số cổ phần còn lại được bán ra cho người ngoài công ty. Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông sáng lập cuối năm 2003, người đại diện cho phần vốn nhà nước không đủ số phiếu quá bán để được bầu lại vào Hội đồng quản trị công ty. Vì lí do đó, Sở KHĐT TPHCM từ chối không cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh cho Yteco. Quyết định của Sở KHĐT TPHCM đúng hay sai.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 13
Câu 1: Khái niệm và đặc điểm của tổng công ty nhà nước.
Câu 2: Khái niệm doanh nghiệp tư nhân.
Bài tập: A làm tổng giám đốc Công ty cổ phần chè Yên-Bái. Năm 2004, đồng thời với nhận quyết định về hưu, A chuyển toàn bộ khách hàng quen sang thành lập một công ty chè tư nhân, cạnh tranh trực tiếp với CTCP chè Yên-Bái, đẩy công ty này vào khủng hoảng. A có thể vi phạm nghĩa vụ gì? Có thể làm gì để ràng buộc nghĩa vụ của người quản lí trong các trường hợp tương tự.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 14
Câu 1: Thế nào là tính chịu trách nhiệm hữu hạn, cho ví dụ.
Câu 2: Phân biệt công ty TNHH và HTX.
Bài tập: A là cổ đông của công ty CP Hacerco. Từ 2002 cho đến nay, A không hề được thông báo họp đại hội đồng cổ đông, không hề được chia cổ tức. A có thể làm gì.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 15
Câu 1: Phân biệt hộ kinh doanh (cá thể) và doanh nghiệp tư nhân.
Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát trong CTCP.
Bài tập: Trường quốc tế Hà-Nội là một liên doanh, trong đó nhóm Việt kiều chiếm 60% và đối tác trong nước chiếm 40% vốn. Lãnh đạo trường gồm một hội đồng quản trị có 5 thành viên, nhóm Việt kiều có 3 đại diện và đối tác trong nước có 2 đại diện. Từ 2002 cho đến nay, do bất đồng ý kiến, hội đồng quản trị chưa hề nhóm họp, toàn bộ hoạt động của trường do Tổng giám đốc là một Việt kiều điều hành. Tháng 5/2005 tổng giám đốc bỏ về Mỹ, để lại khoản nợ của trường là 3 tỷ. Chủ nợ có thể làm gì.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 16
Câu 1: Quyền hạn của hội đồng quản trị trong CTCP.
Câu 2: Quy định về vốn góp thành lập công ty TNHH.
Bài tập: Gạch Huy-Hoàng là một doanh nghiệp tư nhân do Phạm Huy Hoàng làm chủ. Năm 2005, doanh nghiệp này mua thêm 2 xe ô tô tải và 1 xe ô-tô cá nhân dùng vào việc kinh doanh. Khi đăng kí xe, ai nên là chủ xe, vì sao.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 17
Câu 1: Khái niệm trách nhiệm vô hạn và liên đới của thành viên hợp danh.
Câu 2: Nghĩa vụ của người góp vốn thành lập công ty TNHH.
Bài tập: H là giám đốc công ty TNHH Juco, ký hợp đồng với công ty dệt may Sao-Đỏ, theo đó Vinajuco lo chạy cốt-ta hàng dệt bán hàng sang Mỹ. Sao-Đỏ tạm ứng cho H 300 triệu đồng. Sau vụ Mai Văn Dâu, H thông báo không thể lo được cốt-ta, song không trả lại tiền tạm ứng với lí do đã chi hết số tiền này để đối ngoại với quan chức Bộ thương mại. Sao-Đỏ khởi kiện đòi tiền thì được Chủ tịch hội đồng quản trị Juco cho biết H chỉ là giám đốc làm thuê, chỉ có quyền kí nhận các hợp đồng có giá trị dưới 10 triệu đồng, các giao dịch lớn hơn đều phải do Chủ tịch HĐQT Juco kí mới có hiệu lực. Cơ sở pháp lí của vụ tranh chấp.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 18
Câu 1: Thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông trong CTCP.
Câu 2: Khái niệm và phân biệt tổng công ty nhà nước và mô hình công ty mẹ-công ty con.
Bài tập: Liên làm việc tại một công ty CP chuyên sản xuất bóng đèn huỳnh quang. Từ 2003, công ty thông báo ai muốn giữ việc làm đều phải đóng tiền mua cổ phần, tối thiểu 50 triệu đồng. Liên phải quan tâm đến những vấn đề gì khi góp 50 triệu đồng vào công ty?
Sau một thời gian, công ty thay đổi hình thức trả lương, theo đó Liên được thông báo hàng tháng bình quân có thu nhập là 1.200.000 đồng, trong đó tiền mặt tài vụ trả cho Liên là 800.000 đồng, số còn lại 400.000 đồng được xem là vốn góp cổ phần bổ sung hàng tháng, được cộng dồn theo thời gian. Liên có những quyền lợi gì đối với phần tích luỹ cổ phần bổ sung này.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 19
Câu 1: Quyền của cổ đông phổ thông trong CTCP.
Câu 2: Cơ cấu quản lí nội bộ của công ty liên doanh.
Bài tập: VDC là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trong Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt-Nam VNPT. Hãy giải thích các quyền và nghĩa vụ cụ thể của loại doanh nghiệp này. Năm 2005, VNPT có chủ trương chuyển VDC thành công ty TNHH một thành viên, điều đó có ảnh hưởng đáng kể gì đến quyền và nghĩa vụ của VDC?
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 20
Câu 1: Thẩm quyền và phương thức hoạt động của hội đồng quản trị trong CTCP.
Câu 2: Quy định về kiểm soát giao dịch mang tính tư lợi trong Luật doanh nghiệp
Bài tập: Pjico là một công ty CP kinh doanh bảo hiểm, tất cả 7 cổ đông của công ty này đều là doanh nghiệp nhà nước. Có áp dụng Luật DNNN với công ty cổ phần này không?. Nay tổng giám đốc của công ty bị bắt khẩn cấp, việc bổ nhiệm tổng giám đốc mới sẽ được tiến hành như thế nào.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 21
Câu 1: Quy trình bầu thành viên HĐQT trong CTCP.
Câu 2: Khi nào chủ nợ có thể yêu cầu thành viên công ty TNHH liên đới chịu trách nhiệm cá nhân cho các khoản nợ của công ty.
Bài tập: Chủ doanh nghiệp tư nhân Phạm Huy Hoàng của xưởng gạch Huy Hoàng có ý định chuyển doanh nghiệp của mình thành một công ty cổ phần, theo đó gia đình anh ta chiếm giứ 51% số cổ phần, số còn lại sẽ bán cho tất cả công nhân của xưởng gạch. Quy trình chuyển đổi này diễn ra như thế nào?
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 22
Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH.
Câu 2: Quy định về chuyển nhượng cổ phần trong Luật doanh nghiệp.
Bài tập: Tổng công ty dầu khí Việt Nam chứng kiến nhiều vụ bê bối, theo đó lãnh đạo doanh nghiệp chia chác hàng triệu đô-la Mỹ với thương nhân ngoại quốc trong các hợp đồng mua sắm thiết bị. Việc giám sát hành vi tư lợi của người quản lí các công ty đã được thiết kế như thế nào trong Luật DNNN. Anh chị có sáng kiến gì nhằm tu chỉnh các quy định này.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 23
Câu 1: Quy định về tên công ty theo Luật doanh nghiệp.
Câu 2: Phân biệt công ty TNHH và HTX.
Bài tập: HTX tắc xi Nội-Bài gồm 7 xã viên góp 400 triệu đồng vốn điều lệ và huy động thêm 400 triệu đồng từ 50 lái xe (khi nhận việc, mỗi người trong số lái xe đều phải góp tiền bảo đảm trách nhiệm là 8 triệu đồng vào tài vụ HTX). Sau 5 năm làm việc, một lái xe làm đơn nghỉ việc và yêu cầu HTX hoàn trả tiền bảo đảm trách nhiệm cùng toàn bộ số lãi mà anh ta đáng ra phải được hưởng như một người góp vốn vào HTX. Cơ sở pháp lý của yêu cầu này.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 24
Câu 1: Phân biệt CTCP niêm yết trên TTCK và CTCP không niêm yết.
Câu 2: Quy định về chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
Bài tập: X là cổ đông trong công ty Hacerco. Từ 2002 cho đến nay, X không nhận được cổ tức từ công ty, không được thông báo mời họp các cuộc họp của đại hội đồng cổ đông. X có thể làm gì?
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 25
Câu 1: Phân biệt CTCP không niêm yết và công ty TNHH.
Câu 2: Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật ĐTNN tại Việt Nam.
Bài tập: Giám đốc CTCP Thiên Hương (Huế) hai năm liền không báo cáo tình hình tài chính cho HĐQT. Cổ đông có thể làm gì trong trường hợp này.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 26
Câu 1: Quyền của cổ đông trong CTCP.
Câu 2: Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH một thành viên.
Bài tập: Vợ chồng Việt kiều Avà B là chủ quán “Phở Cali” muốn mở rộng kinh doanh, mở thêm một số quán phở mới. Họ nhờ anh chị tư vấn về lợi thế của công ty TNHH và cách thức thành lập một công ty mới. Sau khi mở thêm 3 quán mới, họ cần thuê những người điều hành. Cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng thuê những người điều hành đó.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 27
Câu 1: Bảo đảm và ưu đãi đầu tư theo Luật ĐTNN tại Việt-Nam.
Câu 2: Khi nào một công ty có thể bị giải thể bắt buộc.
Bài tập: A muốn thành lập một công ty sản xuất võng xếp Duy-Lợi tại Hà Nội. Các thủ tục thành lập công ty đã được giản lược hoá như thế nào. Liệu tên công ty của anh ta có vi phạm thương hiệu Võng xếp Duy-Lợi đã khá nổi tiếng của một doanh nghiệp có trụ sở tại TP HCM.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 28
Câu 1: Nghĩa vụ của người quản lí trong CTCP.
Câu 2: Phân biệt hộ kinh doanh (cá thể) và doanh nghiệp tư nhân.
Bài tập: A góp một lô đất cùng B lập xưởng mộc. Hãy tư vấn cho A và B những hình thức pháp lí an toàn nhất để đảm bảo quyền lợi của họ trong kinh doanh.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 29
Câu 1: Khái niệm doanh nghiệp liên doanh theo Luật ĐTNN tại Việt-Nam.
Câu 2: Quyền của thành viên công ty TNHH.
Bài tập: Nhà máy đường Thanh Hoá được cổ phần hoá. Theo chương trình, nông dân trồng mía được ưu tiên mua 20% số cổ phần trong công ty. Hãy giải thích cho nông dân khi nào và vì sao họ có thể nên mua cổ phần trong công ty này.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 30
Câu 1: Quyền của các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh.
Câu 2: Phân biệt HTX và công ty TNHH.
Bài tập: Một số nông dân huyện Đông Anh được kêu gọi góp quyền sử dụng đất nông nghiệp cùng công ty TNHH Châu Quỳ thành lập một CTCP sản xuất rau sạch, theo đó Châu Quỳ góp công nghệ, vốn và mạng lưới tiêu thụ (70% vốn điều lệ), nông dân góp đất (30% vốn điều lệ). Hãy giải thích cho nông dân khi nào họ có thể tham gia những công ty như vậy.
Môn học Luật kinh tế, Học phần 1: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, Đề thi số: 31
Câu 1: Khái niệm và cơ cấu quản lí nội bộ của công ty hợp danh.
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào là nghĩa vụ cẩn trọng và nghĩa vụ trung thành của người quản lí trong công ty cổ phần.
Bài tập: Để buôn bán, A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 9.950.000 đồng (chiếm 99,5% vốn góp), B góp 50.000 đồng (chiếm 0,5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 10 triệu đồng đều là của A; B chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Sau một thời gian công ty bắt đầu hoạt động, quan hệ giữa A và B trở nên căng thẳng, B liên tục đòi chia lợi nhuận. Xử lí tình huống này như thế nào?
Bộ môn Luật kinh doanh, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội
Đề thi Môn Luật kinh tế, Đề số 32
Câu 1: Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhà nước.
Câu 2: Những tài sản nào có thể làm vốn góp thành lập công ty.
Bài tập: Công ty CP vui chơi giải trí VLC phát hành 20 tỷ đồng cổ phần. Sau 4 năm hoạt động, công ty không triệu tập đại hội đồng cổ đông, không chia cổ tức cho cổ đông. Anh/chị có thể làm gì để bảo vệ cổ đông.
Bộ môn Luật kinh doanh, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội
Đề thi Môn Luật kinh tế, Đề số 33
Câu 1: Khái niệm hợp đồng vô hiệu.
Câu 2: Khái niệm công ty TNHH.
Bài tập: Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội được cổ phần hóa. Là cán bộ trong công ty, anh chị được mua cổ phần. Sau khi nộp tiền cho công ty, anh chị có những quyền và nghĩa vụ gì.
Bộ môn Luật kinh doanh, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội
Đề thi Môn Luật kinh tế, Đề số 34
Câu 1: Khái niệm công ty cổ phần.
Câu 2: Thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Bài tập: Công ty A mua của công ty B 6 tấn thép không gỉ. Sau khi nhận được hàng, A phát hiện ra nhiều tấm thép đã bị quăn mép và han gỉ. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp này.
Bộ môn Luật kinh doanh, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội
Đề thi Môn Luật kinh tế, Đề số 35
Câu 1: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa kinh tế.
Câu 2: Thế nào là tổng công ty nhà nước.
Bài tập: Công ty dệt may Xơ-un là công ty 100% vốn nước ngoài, sau khi kinh doanh 3 năm tại TP HCM, công ty này nợ khoảng 3 tỷ đồng và không trả được lương cho 200 công nhân. Chủ nước ngoài đã bỏ về nước. Hỏi chủ nợ và công nhân có thể làm gì.
Bộ môn Luật kinh doanh, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội
Đề thi Môn Luật kinh tế, Đề số 36
Câu 1: Khái niệm hộ kinh doanh cá thể theo pháp luật hiện hành.
Câu 2: Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài.
Bài tập: A góp 10 triệu đồng cùng B góp 10 triệu đồng thành lập một công ty TNHH buôn bán quần áo. Sau 6 tháng hoạt động, công ty TNHH thua lỗ lớn, nợ phải trả cho các chủ hàng là 30 triệu đồng. Trách nhiệm của A và B đối với các chủ nợ.
Bộ môn Luật kinh doanh, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội
Đề thi Môn Luật kinh tế, Đề số 37
Câu 1: Khái niệm công ty liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Câu 2: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh của Tòa kinh tế.
Bài tập: Tổng công ty Vinaconex được cổ phần hóa. Sau khi được cổ phần hó