Đề thi môn Lý luận Nhà nước và pháp luật 1

Đề thi môn Lý luận Nhà nước và pháp luật 1 (KL101) I. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? 1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội. 2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội. 3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước. 4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật. 5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người. 6. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật. 7. Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của kinh tế.

pdf5 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Lý luận Nhà nước và pháp luật 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Lý luận Nhà nước và pháp luật 1 (KL101) I. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? 1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội. 2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội. 3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước. 4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật. 5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người. 6. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật. 7. Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của kinh tế. 8. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. 9. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người. 10. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật. 11. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. 12. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp. 13. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật. 14. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp. 15. Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội. 16. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được. 17. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị. 18. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau. 19. Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm. 20. Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị. 21. Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của thị tộc là tù trưởng. 22. Tính xã hội của nhà nước chỉ thể hiện ở những nhà nước xã hội chủ nghĩa. 23. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nên nhà nước không cần phải tuân thủ pháp luật. 24. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật. 25. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước. II. Phân tích - Trình bày 1. So sánh về các ưu và khuyết điểm của các hình thức pháp luật: tiền lệ pháp, tập quán pháp và văn bản pháp luật. 2. Theo anh chị một nhà nước XHCN có thể tồn tại hệ tư tưởng đa nguyên trong xã hội hay không? 3. Phân tích các tiền đề ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa. 4. Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới cần phải công hữu về tư liệu sản xuất và khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước hay không? 5. Các tổ chức xã hội đóng vai trò tích cực hay tiêu cực đối với việc thực hiện quyền lực chính trị? Lấy ví dụ minh hoạ. 6. Trình bày mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng cộng sản ở Nhà nước ta hiện nay. 7. Trình bày thể chế Đảng cầm quyền ở một nước nào đó (trừ Việt Nam)? 8. So sánh bản chất của Nhà nước tư sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa? 9. So sánh giữa các hình thức chính thể quân chủ trong các nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản. 10. So sánh giữa các hình thức chính thể cộng hoà trong các nhà nước chủ nô và tư sản. NỘI DUNG ÔN THI MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2 I. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? 1. Tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật, không có ở các quy phạm xã hội khác. 2. Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc chung. Các quy phạm được hình thành trong cuộc sống phải do Nhà nuớc ban hành, thừa nhận. 3. Áp dụng nhiều lần nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội là một trong những đặc điểm của quy phạm pháp luật. 4. Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý mà nhà nước áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh nêu ở bộ phận quy định. 5. Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật. 6. Quy phạm pháp luật luôn được cấu thành bởi 3 bộ phận. 7. Kết quả của tập hợp hóa là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay ðổi về nội dung và hiệu lực pháp lý. 8. Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục những “lỗ hổng” của Luật. 9. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức ban hành. 10. Việc phân chia các ngành luật chỉ mang tính tương đối. 11. Một quan hệ xã hội có thể là ðối tượng ðiều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau . 12. Ý thức pháp luật của mọi chủ thể là như nhau. 13. Hệ thống pháp luật hòan thiện là cơ sở cho việc củng cố và tăng cường pháp chế 14. Mọi quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật 15. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật 16. Năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau. 17. Tôn trọng tính tối cao của pháp luật là một trong các yêu cầu cơ bản của pháp chế. 18. Tình cảm của con người đối với pháp luật là biểu hiện của hệ tư tưởng pháp luật. 19 . Quan niệm của con người về pháp luật là biểu hiện của ý thức pháp luật có tính lý luận. 20 . Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của toàn thể các thành viên trong xã hội. 21. Tính xã hội chỉ tồn tại ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa. 22. Tính giai cấp chỉ tồn tại ở các nhà nước tư sản, không tồn tại ở nhà nước xã hội chủ nghĩa. 23. Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng sẽ làm giảm đi hiệu quả quản lý nhà nước. 24. Hành vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật. 25. Người không thể điều khiển được hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì được xem là một tình tiết giảm nhẹ. 26. Lỗi là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành của vi phạm pháp luật. 27. Ở Việt Nam, trong trường hợp pháp luật chưa quy định thì có thể vận dụng một điều luật tương tự để giải quyết. 28. Động cơ, mục đích là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật 29. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có thể là cá nhân mà không thể có tổ chức. 30. Trách nhiệm pháp lý được đặc ra khi và chỉ khi có hành vi vi phạm pháp luật. II. Phân tích – trình bày 1. Bằng những kiến thức lý luận về ý thức pháp luật, anh (chị) hãy tìm hiểu và nhận xét về ý thức pháp luật của các chủ thể sản xuất, kinh doanh các hàng hoá (hoặc của các cơ quan quản lý nhà nước) liên quan đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong thời gian gần đây (có thể lấy việc sữa nhiễm melamine, bạo hành tại nhà trẻ,). Qua đó, hãy nêu một vài biện pháp (mang tính cụ thể) nhằm nâng cao ý thức pháp luật của họ. 2. Bằng những kiến thức lý luận về ý thức pháp luật, anh (chị) hãy tìm hiểu và nhận xét về ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh dịch vụ vận tải (hoặc của các cơ quan quản lý nhà nước) liên quan đến vấn đề “xe buýt bỏ rơi người khuyết tật” trong thời gian qua (hoặc có thể mở rộng đến các vấn đề khác về quyền của người khuyết tật, như việc lưu thông xe ba, bốn bánh tự chế của người khuyết tật; các dịch vụ xã hội giành cho người khuyết tật). Qua đó, hãy nêu một vài biện pháp (mang tính cụ thể) nhằm nâng cao ý thức pháp luật của họ. 3. Bằng kiến thức lý luận về các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình đối với vấn đề pháp lý trẻ vị thành niên xâm phạm tính mạng, tài sản của người khác ở Việt Nam chúng ta hiện nay? 4. Trình bày những hiểu biết của anh chị về hiệu lực hồi tố? cho ví dụ minh hoạ? 5. Anh (chị) hãy phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật). Cho ví dụ minh họa? 6. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? 7. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về quy phạm pháp luật và các bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? 8. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về quan hệ pháp luật và các yếu tố hợp thành của một quan hệ pháp luật? Cho ví dụ minh họa? 9. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về trách nhiệm pháp lý, các trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm hành chính? Cho ví dụ minh họa? Hết
Tài liệu liên quan