Đề thi thử Đại học lần II - Môn: Sinh

Câu 1: Plasmit sử dụng trong kỹ thuật dy truyền: A. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật. B. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. C. Là phân tử ADN mạch thẳng. D. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế vào vi khuẩn. - D Câu 2: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. - D

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học lần II - Môn: Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Du Đề thi thử Đại học lần II Môn: Sinh Câu 1: Plasmit sử dụng trong kỹ thuật dy truyền: A. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật. B. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. C. Là phân tử ADN mạch thẳng. D. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế vào vi khuẩn. - D Câu 2: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. - D Câu 3: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam: A. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3. B. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. D. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. - D Câu 4: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 37,5% B. 18,75% C. 3,75% D. 56,25% - A Câu 5: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. Nhiễm sắc thể B. kiểu gien C. alen D. kiểu hình -D Câu 6: Hóa chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ A. A-T àX-5BU à G-5BU à G-X. B. A-T àA-5BU à G-5BU à G-X. C. A-T àG-5BU à X-5BU à G-X. D. A-T àG-5BU à G-5BU à G-X. -B Câu 7: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là A. Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người. B. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận giữ. C. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên. D. Thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa. -A Câu 8: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85A. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là A. 370 và 730. B. 375 và 745. C. 375 và 725. D. 355 và 745. -D Câu 9: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lý các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lý đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. B. Chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT. C. Là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. D. Không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể. -A Câu 10: ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và I0). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là A. 54. B. 24. C. 10. D. 64. -A Câu 11: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là A. Sinh vật phân hủy. B. Động vật ăn thịt thực vật. C. Sinh vật sản xuất. D. Động vật ăn thịt. -C Câu 12: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhua, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng: 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật A. Tương tác giữa các gen không có alen. B. Di truyền ngoài nhân. C. Hoán vị gen. D. Liên kết gen. -A Câu 13: ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn: 190 cây thân cao, quả dài: 440 cây thân thấp, quả tròn; 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là A. 6%. B. 36%. C. 12%. D. 24%. -D Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa? A. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến. B. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể. D. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền. -C Câu 15: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: A. XAXA, XaXa, XA, Xa, O. B. XAXa,O, XA, XAXA. C. XAXA, XAXa, XA, Xa, O. D. XAXa, XaXa, XA, Xa, O. -A Câu 16: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là A. 900. B. 9900. C. 8100. D. 1800. -D Câu 17: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời. B. Chon lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. C. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con được phân li tính trạng. D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. -A Câu 18: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng thu cầu thức ăn là A. ức chế cảm nhiễm. B. ký sinh. C. vật ăn thịt- con mồi. D. cạnh tranh. -D Câu 19: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. B. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. -A Câu 20: Nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số tương đối của cá alen của 1 quần thể A. chọn lọc tự nhiên. B. di nhập gen. C. yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. -D Câu 21: Khoảng không gian được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái đối với một loài được gọi là A. nơi ở. B. ổ sinh thái. C. nhân tố sinh thái. D. giới hạn tổng hợp của các nhân tố sinh thái. -B Câu 22: Chỉ số rất quan trọng thể hiện vai trò số lượng của các nhóm loài trong quần xã là A. độ đa dạng, mật độ của loài trong quần xã. B. số cá thể của loài, số cá thể của tất cả các loài trong quần xã. C. tần số xuất hiện, độ phong phú của loài trong quần xã. D. loài chủ chốt, loài ưu thế trong quần xã. -A Câu 23: Chuỗi thức ăn là A. tập hợp các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau. B. tập hợp các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng. C. tập hợp gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau. D. tập hợp nhiều loài sinh vật. -C Câu 24: Trong kỹ thuật tạo dòng ADN tổ hợp thao tác được thực hiện theo trình tự sau: A. Phân lập ADN à Nối ADN cho và nhận à Cắt phân tử ADN. B. Cắt phân tử ADN à Phân lập ADN à Nối ADN cho và nhận. C. Nối ADN cho và nhận à Phân lập ADN à Cắt phân tử ADN. D. Phân lập ADN à Cắt phân tử ADN à Nối ADN cho và nhận. -D Câu 25: Một quần thể người có tỉ lệ các nhóm máu là: Máu A: 45%, máu B: 21%, máu AB: 30%, máu O: 4%. Tần số tương đối các alen quy định nhóm máu là: A. IA: 0,45; IB: 0,51; IO: 0,04. B. IA: 0,5; IB: 0,3; IO: 0,2. C. IA: 0,51; IB: 0,45; IO: 0,04. D. IA: 0,3; IB: 0,5; IO: 0,2. -B Câu 26: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ xuất hiện hiện tượng thoái hóa giống do: A. Các gen trội đột biến có hại tăng cường biểu hiện ở trạng thái đồng hợp. B. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp. C. Phát tán gen trội đột biến có hại trong các thế hệ sau. D. Sức sống của các cá thể thế hệ sau sẽ kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm, năng suất giảm, bộc lộ các tính trạng xấu. -B Câu 27: Trên đầm lầy hoặc con sông cạn và những cánh đồng sau mùa gặt, những con cò dàn hàng ngang để bắt mồi. Hiện tượng này được gọi là: A. Quần thể B. Quần tụ C. Tập hợp cá thể D. Xu hướng bầy đàn -B Câu 28: Tiêu chuẩn hóa sinh được xem là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các chủng, loài ở dạng sinh vật nào sau đây? A. Động vật bậc cao. B. Thực vật bậc cao C. Vi khuẩn D. Thực vật và động vật bậc thấp. -C Câu 29: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần, tự thụ phấn, giao phối cận huyết... A. Tạo ưu thế lai B. Hiện tượng thoái hóa C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm D. Tạo ra dòng thuần. -A Câu 30: Nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào là đầy đủ nhất: Nhân tố sinh thái là A. Nhân tố môi trường tác động gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi. B. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi. C. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi. D. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ. -C Câu 31: Theo LaMác: Sự hình thành loài hươu cao cổ là: A. Do tập quán không ngừng vươn cao cổ ăn lá trên cao được di truyền qua nhiều thế hệ. B. Do sự thay đổi đột ngột của môi trường nên chỉ còn toàn lá cây ở cao, buộc hươu phải vươn cổ để ăn lá C. Do chọn lọc đã tích lũy được những biến dị cổ cao ở hươu. D. Do phát sinh biến dị "cổ cao" một cách ngẫu nhiên. -A Câu 32: Cá rô phi Việt Nam sống được trong môi trường nước có nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Cá chép sống ở môi trường nước có nhiệt độ từ 20C đến 440C. Biên độ dao động nhiệt độ của ao hồ nước ta là: ở miền Bắc từ 20C đến 420C, ở miền Nam từ 100C đến 400C. Câu nào sau đây có nội dung sai? A. Cá chép và cá rô phi đều có thể nuôi được ở cả hai miền. B. Khả năng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi. C. Cá chép có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Nam. D. Cá rô phi có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Bắc. -D Câu 33: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng exon của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó quy định tổng hợp. Nguyên nhân là do A. Mã di truyền có tính thoái hóa. B. Mã di truyền có tính phổ biến. C. Mã di truyền có tính không đặc hiệu D. Mã di truyền là mã bộ ba. -A Câu 34: Trong các bệnh ở người 1. Ung thư máu 2. Hội chứng mèo kêu 3. Hội chứng Đao 4. Hội chứng Claiphentơ 5. Bệnh bạch tạng Bệnh gây lên bởi đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: A. 1 và 2. B. 3 và 4. C. 4 và 5. D. 3 và 5. -B Câu 35: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? (1): ABCD.EFGH ---> ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH ---> AD. EFGBCH A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. -B Câu 36: Biết 1 gen quy định 1 tính trạng và alen trội lặn hoàn toàn, phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ cho tỷ lệ kiểu hình trội về 3 tính trạng là A. 27/64 B. 1/16 C. 9/64 D. 1/3 -A Câu 37: Trong tiến hóa cac cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. Sự tiến hóa đồng quy B. Nguồn gốc chung của chúng C. Sự tiến hóa song hành D. Sự tiến hóa phân li -D Câu 38: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào A. Đột biến đó là trội hay lặn B. Tổ hợp gen mang đột biến đó. C. Cá thể mang đột biến đó là đực hay cái. D. Thời điểm phát sinh đột biến. -B Câu 39: Giọt coaxecva có các đặc điểm nào sau đây khiến người ta xem nó là dạng sống sơ khai trên Trái Đất? A. Có khả năng tự nhân đôi kèm theo quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. B. Có khả năng phân chia theo kiểu nguyên phân, trao đổi chất và năng lượng. C. Có khả năng trao đổi chất, phân chia thành các giọt coaxecva mới và lớn dần lên. D. Có khả năng phân chia, di truyền, sinh trưởng và phát triển. -C Câu 40: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. D. Các cá thể tăng cường cạnh tranh nhau để tranh giành nguồn sống. -C Câu 41: Trong diễn thể sinh thái A. Nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất. B. Nhóm loài chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất. C. Nhóm loài đặc trưng đóng vai trò quan trọng nhất. D. Nhóm loài ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng nhất -A Câu 42: Tại sao đột biến gen thường có hại nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số đột biến có hại là rất thấp. II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại vô hại hoặc ít có hại trong môi trường khác. III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng có thể trở lên vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác. IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại. Câu trả lời đúng nhất là: A. I và II B. I và III C. III và IV D. II và III -A Câu 43: Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì: A. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen. C. Vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen mang đột biến lớn. D. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình. -D Câu 44: ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường, alen d quy định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M quy định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m quy định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là: A. DdXMXm x ddXMY. B. DdXMXM x DdXMY. C. DdXMXm x DdXMY. D. ddXMXm x DdXMY. -A Câu 45: Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định A. Tính trạng là trội hay lặn. B. Tính trạng do 1 gen hay nhiều gen quy định. C. Tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính. D. Tínhh trạng có hệ số di truyền cao hay thấp. -D Câu 46: ở cà chua, 2n = 24. Có thể tạo ra tối đa số loại thể tam nhiễm là: A. 8 B. 12 C. 24 D. 36 -B Câu 47: Ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì: A. Các quy luật CLTN chi phối mạnh mẽ. B. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp. C. Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại. D. Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân cấp hủy ngay. -D Câu 48: Điều đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là: A. Sự phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người. B. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật. C. Phát triển ưu thế của thực vật hạt trần, chim, thú. D. Phát triển ưu thế của thực vật hạt trần, bò sát. -A Câu 49: ở một loại thực vật, có hai gen nằm trên hai NST khác nhau tác động tích lũy lên sự hình thành chiều cao cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau đây là đúng? A.Cây cao 140cm có kiểu gen AABB. B.có 2 kiểu gen quy định cây cao 120cm C. Có 3 kiểu gen quy định cây cao 110cm D. Cây cao 135cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB. -A Câu 50: Cho biết gen A quy định bình thường. Alen a gây bệnh bạch tạng, nằm trên NST thường. Nếu bố, mẹ đều có kiểu gen dị hợp, họ sinh được 5 con. Hỏi khả năng họ sinh được 2 con gái bình thường, 2 con trai bình thường và 1 con gái bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu? A.0,79 B.0,079 C.0,0079 D.0,00079 -B Đáp án câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đáp án D D D A D B A D A A C A D C A D A D A D B A C D B câu 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đáp án B B C A C A D A B B á D B C C A A D A D B D A A B
Tài liệu liên quan