Đề thi và đáp án Lý thuyết chuyên môn nghề (Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy) - Phần 3

ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Trình bày đặc điểm cơ bản của FAT16, FAT32, NTFS; Phân biệt FAT32 với NTFS? Câu 2: (2điểm) Em hãy nêu khái niệm RAM (Random Access Memory )? Trình bày phân loại RAM? Câu 3: (3điểm) Phân tích chức năng các khối của bộ nguồn máy tính sau?

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi và đáp án Lý thuyết chuyên môn nghề (Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy) - Phần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: SCLRMT - LT31 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 Phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Trình bày đặc điểm cơ bản của FAT16, FAT32, NTFS; Phân biệt FAT32 với NTFS? Câu 2: (2điểm) Em hãy nêu khái niệm RAM (Random Access Memory )? Trình bày phân loại RAM? Câu 3: (3điểm) Phân tích chức năng các khối của bộ nguồn máy tính sau? II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Câu 4: … (Phần này do từng trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm) ………, ngày ………. tháng ……. năm ……… Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCLRMT - LT31 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 FAT16: Với hệ điều hành MS-DOS, hệ thống tập tin FAT (FAT16) được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách thức mới về việc tổ chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa mềm. Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng nhanh, FAT16 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung (cluster) trên một partition, gây ra sự lãng phí dung lượng đáng kể (đến 50% dung lượng đối với những ổ đĩa cứng trên 2 GB). FAT32: Được giới thiệu trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR 2), được xem là phiên bản mở rộng của FAT16. Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit nên FAT32 hỗ trợ nhiều cluster trên một partition hơn, do vậy không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra với khả năng hỗ trợ kích thước của phân vùng từ 2GB lên 2TB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255 ký tự. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu lỗi (Fault Tolerance) không cao. NTFS (New Technology File System): Được giới thiệu cùng với phiên bản Windows NT đầu tiên (phiên bản này cũng hỗ trợ FAT32). Với không gian địa chỉ 64 bit, khả năng thay đổi kích thước của cluster độc lập với dung lượng đĩa cứng, NTFS hầu như đã loại trừ được những hạn chế về số cluster, kích thước tối đa của tập tin trên một phân vùng đĩa cứng. NTFS sử dụng bảng quản lý tập tin MFT (Master File Table) thay cho bảng FAT quen thuộc nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật cho tập tin và thư mục, khả năng 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 2 RAM (Random Access Memory) - là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. - Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte) Phân loại RAM Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại: SRAM (Static RAM): RAM tĩnh DRAM (Dynamic RAM): RAM động Các loại DRAM - SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM) - DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) - DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM) - RDRAM (Rambus Dynamic RAM) - DDR III SDRAM (Double Data Rate III SDRAM) 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 3 Chức năng các khối: (1) Bảo vệ nguồn và tải khi bị sét đánh, khi điện áp vào tăng đột ngột. Lọc, loại bỏ hoặc giảm thiểu các xung nhiễu công nghiệp thông qua nguồn AC đi vào mạch nguồn ATX, nếu những nhiễu này không được loại bỏ có thể gây cháy nổ mạch nguồn, tải, giảm độ ổn định khi tải làm việc. (2) Ngắt mở theo xung kích thích, nhằm tạo ra dòng điện không liên tục trên biến áp chính để lợi dụng hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra điện áp cảm ứng trên thứ cấp. (3) Là tải của công suất chính, tạo điện áp ra thứ cấp, đồng thời cách ly giữa 2 khối sơ/thứ cấp để loại bỏ mass (điện áp cao) của sơ cấp bảo vệ tải và người sử dụng. (4) Là một mạch nghịch lưu công suất nhỏ, có thể dùng dao động riêng hoặc blocking (5) Là tải của công suất cấp trước, nhằm tạo ra điện áp cấp trước gồm 2 mức : 5V, 12-16V cung cấp cho dao động, PS-ON, STB và khuyếch đại kích thích. (6) Nắn, lọc, ổn áp đưa ra các điện áp một chiều standby. (7) Là một mạch dao động RC nhằm tạo ra xung vuông có tần số cố định (các nguồn đời cũ có tần số 13KHz, nguồn đời mới là 19KHz). Xung này được gửi tới điều khiển công suất chính đóng/mở. Xung ra từ dao động có độ rộng xung (tx) biến đổi theo điện áp ra, nếu điện áp ra cao hơn thiết kế thì độ rộng xung giảm xuống. Ngược lại, nếu điện áp ra giảm thấp hơn thiết kế thì độ rộng xung tăng lên. Vì vậy IC thực hiện dao động có tên là PWM (Pulse Wide Modulation – điều khiển độ rộng xung) (8) Khuyếch đại tăng cường biên độ xung điều khiển. Đầu vào của mạch chính là xung vuông ra từ mạch dao động. (9) Là tải của mạch khuyếch đại dao động kích thích với mục đích ghép xung kích thích sang công suất chính, đồng thời không làm mất đi sự cách ly giữa phần sơ cấp, thứ cấp. (10) Bao gồm các mạch nắn, lọc, ổn áp. Đầu vào là điện áp xoay chiều lấy ra từ biến áp công suất chính, đầu ra là các mức áp một chiều ổn định đưa đến jack ATX. (11) Mạch hồi tiếp ổn định điện áp hoặc ngắt dao động khi điện áp ra quá lớn, ngắt dao động khi có chập tải để bảo vệ mạch nguồn cũng như bảo vệ tải (tránh hư hỏng thêm) (12) Mạch khuyếch đại thuật toán, sẽ hoạt động sau khi máy được bật, tạo ra điện áp PG, thời điểm xuất hiện PG sẽ trễ hơn các điện áp chính khoảng 0.2-0.5 giây, nhằm chờ cho các điện áp ra đã ổn định. PG đưa vào main và kích thích tất cả các mạch trên main bắt đầu hoạt động ở cùng 1 thời điểm (đồng bộ thời điểm gốc) 0.5đ 0.5 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 4 5 .... Cộng II Tổng cộng (I+II) ………, ngày ………. tháng ……. năm …… Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSCLRMT LT31.doc
  • docSCLRMT LT32.doc
  • docSCLRMT LT33.doc
  • docSCLRMT LT34.doc
  • docSCLRMT LT35.doc
  • docSCLRMT LT36.doc
  • docSCLRMT LT37.doc
  • docSCLRMT LT38.doc
  • docSCLRMT LT39.doc
  • docSCLRMT LT40.doc
  • docSCLRMT LT41.doc
  • docSCLRMT LT42.doc
  • docSCLRMT LT43.doc
  • docSCLRMT LT44.doc
  • docSCLRMT LT45.doc
  • docSCLRMT LT46.doc
  • docSCLRMT LT47.doc
  • docSCLRMT LT48.doc
  • docSCLRMT LT49.doc
  • docSCLRMT LT50.doc
Tài liệu liên quan