Để tự tin khi nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, nhất là khi bạn ở trong các cuộc đàm phán. Tập trung lắng nghe ngữ điệu của giọng nói và cả ngôn ngữ cơ thể, nó có thể đem lại cho bạn những thông tin quan trọng. Một số nguyên tắc cần nắm vững : 1. Vừa lắng nghe vừa biết cách thể hiện sự bất đồng quan điểm, cố gắng để không bị quá kích động, tìm cách diễn đạt một cách nhẹ nhàng, hợp lý và thuyết phục. Hãy tập trung vào kết quả mà bạn muốn đạt được từ cuộc đối thoại. 2. Vừa lắng nghe vừa suy nghĩ để lường trước những phản ứng và suy nghĩ điều bạn sẽ nói sau đó. Lắng nghe một cách cẩn thận để hiểu chính xác những thông tin mà người đối thoại đưa ra để xem xét cách đối đáp lại. 3. Vừa lắng nghe vừa biết cách ngắt lời, đừng cho rằng bạn biết tất cả những gì mà đối phương sẽ nói. Đôi lúc ngắt lời để tạo ra những khoảng trống sẽ giúp rất nhiều thông tin được sáng tỏ.

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để tự tin khi nói chuyện trước công chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỂ TỰ TIN KHI NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG Nghệ thuật lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, nhất là khi bạn ở trong các cuộc đàm phán. Tập trung lắng nghe ngữ điệu của giọng nói và cả ngôn ngữ cơ thể, nó có thể đem lại cho bạn những thông tin quan trọng. Một số nguyên tắc cần nắm vững : 1. Vừa lắng nghe vừa biết cách thể hiện sự bất đồng quan điểm, cố gắng để không bị quá kích động, tìm cách diễn đạt một cách nhẹ nhàng, hợp lý và thuyết phục. Hãy tập trung vào kết quả mà bạn muốn đạt được từ cuộc đối thoại. 2. Vừa lắng nghe vừa suy nghĩ để lường trước những phản ứng và suy nghĩ điều bạn sẽ nói sau đó. Lắng nghe một cách cẩn thận để hiểu chính xác những thông tin mà người đối thoại đưa ra để xem xét cách đối đáp lại. 3. Vừa lắng nghe vừa biết cách ngắt lời, đừng cho rằng bạn biết tất cả những gì mà đối phương sẽ nói. Đôi lúc ngắt lời để tạo ra những khoảng trống sẽ giúp rất nhiều thông tin được sáng tỏ. 4. Lắng nghe và cởi mở tấm lòng, không có nghĩa là nói với đối tác toàn bộ chiến lược của bạn, nhưng bạn không được lừa dối. Nếu đối tác hỏi một câu hỏi mà bạn không muốn trả lời ngay vào lúc này, thì hãy nói: “Tôi không muốn trả lời câu hỏi đó vào thời điểm này”. Đây là cách trả lời khôn ngoan và hợp lý nhất và nó không đi ngược lại với những giá trị mà bạn đặt ra trong kinh doanh. 5. Cuối cùng, nên nhớ rằng bất cứ cuộc đàm phán nào cũng phải kết thúc, mà kết quả có thể là: - Bạn thắng – đối tác thua: có thể đây là kết quả mà bạn muốn, song khi đó các giá trị mà bạn đã đề ra liệu có đảm bảo hay không? - Bạn thua – đối tác thắng: đó chắc chắn là điều bạn không muốn. Khi bạn tính toán được một cách chính xác, thì điều này không thể xảy ra. - Bạn thua – đối tác cũng thua: đây càng thực sự là điều không ai muốn. - Cả hai cùng thắng: có lẽ là cách tốt nhất với cả hai bên. Tức là khi đó, bạn và đối tác đều đạt được mục tiêu của mình và đều hướng đến những giá trị mà cả hai bên cùng đề cao trong kinh doanh. Nhưng vẫn còn một sự lựa chọn khác, đó là ngừng đàm phán và hoãn vụ mua bán lại. Nếu như có những xung đột trong đàm phán mà không thể đi đến sự thống nhất giữa hai bên, bạn có thể dời cuộc đàm phán đó đến lần sau. Nếu cảm thấy điều gì đó không ổn, hay khó mà cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và những giá trị được đề cao trong kinh doanh, bạn có thể xem xét và tiến hành đàm phán lại. Nắm vững kỹ năng lắng nghe chính là chiếc chìa khóa để giúp bạn thành công trong các cuộc giao tiếp nói chung và những lần đàm phán nói riêng. Kỹ năng mềm này cần rất nhiều trải nghiệm để tự rút ra bài học cho mình, vậy nên đừng ngại giao tiếp và áp dụng những điều đã biết để đạt được thành công và trở thành một người có tài ngoại giao khéo léo. Lý thuyết: 18 tiết - Thực hành: 18 tiết - Bài tập: 6 tiết - Đánh giá: 3 tiết 1         Mục tiêu của giao tiếp                                                                         2         Các yếu tố cấu thành giao tiếp                                                            3         Thông điệp                                                                                           4         Phản hồi                                                                                               5         Bối cảnh                                                                                              6         Giao tiếp phi ngôn ngữ                                                                        7         Giao tiếp - Ứng xử thành công                                                            8         Kỹ năng giao tiếp trong công sở                                                        9         Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại                                                         10       Kỹ năng đàm phán                                                                              11       Những lỗi thông thường trong đàm phán                                          12       Xã giao, dự tiệc                                                                                   13       Hẹn và từ chối cuộc hẹn                                                                       14       Đánh giá           Để tự tin khi nói chuyện trước công chúng Nói trước công chúng là một thử thách đối với nhiều người, nhưng ai cũng sẽ có lúc phải nói trước một nhóm người nào đó ở cơ quan hay lớp học. Trong một khóa huấn luyện nhân viên mới, hay trình bày một vấn đề trước lãnh đạo hoặc thậm chí tham gia thực hiện một cuộc phỏng vấn. Bạn hãy suy nghĩ một ví dụ: trong một khóa học về môn nói chuyện trước đám đông, các SV được yêu cầu thuyết trình một đề tài và để bạn bè góp ý. Một số SV đầu tư nhiều cho bài thuyết trình của mình, trong khi những người khác ít tập trung đầu tư cho bài thuyết trình hơn là tập trung cho phần trình bày. Vậy bạn nghĩ ai có số điểm cao hơn? A-người trình bày cung cấp nhiều thông tin và trình bày tàm tạm. B-người trình bày với ít thông tin hơn nhưng trình bày xuất sắc. Người ở câu B đạt số điểm cao hơn. Dĩ nhiên lý tưởng vẫn là có cả hai, vừa có thông tin nhiều vừa trình bày hay. Nhưng đối với nhiều thính giả, trình bày là nhân tố quyết định nhất. Trình bày dở có thể làm đề tài hay nghe thành dở, trong khi trình bày hay thậm chí có thể làm cho đề tài dở trở nên hay hơn. Sau đây là 4 đặc điểm cho sự thành công, và những cách để bạn phát triển đặc điểm này: Tự tin: Người nói hay đôi khi cũng cảm thấy lo lắng, nhưng họ cố không để lộ ra ngoài. Người nói nhìn thẳng vào mắt người nghe và nói một cách tự tin. Di chuyển tới lui một cách tự nhiên, dùng thiết bị thuyết trình nghe nhìn hiệu quả và nói trôi chảy rừ ràng (tránh quá nhiều lần "à" hay "ừm"). Đáng tin: Làm thế nào để người nghe tin mình? Để được tin cậy, người nói phải am hiểu về đề tài. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ là người "biết tuốt" đâu nhé. Nhiệt tình: Người nói say mê đề tài của họ, và chia sẻ lòng say mê đó với người nghe thông qua sự lên xuống, nhấn nhá trong giọng nói, điệu bộ và cách di chuyển. Nên nói giọng lớn, sôi nổi, rừ ràng. Thoải mái: Người nói tự nhiên không diễn thuyết lên lớp, thật tự nhiên thoải mái. Thậm chí khi nói trước hàng trăm thính giả, họ nói như đang nói chuyện với một nhóm bạn. Nên nhớ điều bạn trình bày phải "thực tế và không viễn vông". Cách cải thiện kỹ năng - Với bất kỳ kỹ năng nào, cũng cần được thực tập. Với việc nói trước đám đông, hãy đưa mình ra trước càng nhiều thính giả càng tốt. - Tận dụng những cơ hội trong những cuộc nói chuyện bình thường ở cơ quan - như giới thiệu một nhân viên mới. - Nếu bạn đang trình bày một chương trình huấn luyện nghiệp vụ ở sở làm, bạn hãy yêu cầu thính giả cho bạn một phản hồi bằng cách điền vào những mẫu đánh giá. - Khi có thể, nên tự ghi lại những hình ảnh thực tập trình bày, sau đó rút kinh nghiệm cho những lãnh vực bạn còn thiếu ______________________________ Có một ngày,bỗng dưng tôi muốn nhắm mắt lại...và không buồn tỉnh dậy nữa...bước ra thế giới bao la này...không ai là vĩ đại cả... Xin đừng khóc làm gì...vì nước mắt sẽ chóng khô...trái tim vẫn luôn đầy mảng trống... Ngoài trời mưa tầm tã...tôi không còn hi vọng gì...chỉ mong khi tôi ra đi...điểm dừng bước sẽ là thiên đàng... Nếu muốn trị được bệnh nhút nhát khi đứng trước đám đông thì chỉ có 1 cách duy nhất đó là ... tưởng tượng đám đông là những cái bàn hoặc cái ghế =)). Cách để 1 người đứng trước đám đông bớt sợ và lo lắng đó là tập trung nhìn vào 1 khoảng trống nào đó khi thuyết trình hoặc tập trung sự chú ý của mình vào một người nào đó đang lắng nghe mình thì chắc chắn sẽ bớt run thôi Đúng là để tự tin nói trước nhiều người khó thật đấy.Nhất là đối với những con người nhút nhát (như tớ đây =.=).Coònlàm gì dc nữa ngoài tập luyện dần Tưởng tượng người nghe là những quả bí ngô!Đó là cách của Kid trong Magic Kaito =)) ______________________________ “Cuối mỗi con đường hầm đều có ánh sáng, sau những giọt nước mắt sẽ có những nụ cười, sẽ có cầu vồng cho những ngày mưa, vẫn còn có ai đó yêu thương bạn mỗi ngày trong cuộc đời này”. Vậy là Sory giống mình rồi.Mình là cực kì nhút nhát trước đám đông,thậm chí nói năng bình thường nhiều khi mình còn ngắc nga ngắc ngứ nữa mà.Nhưng giờ thì cũng đỡ rồi,hồi trước mới là thảm hại.Cũng nhờ đi sinh hoạt ở CLB Sao Bắc Đẩu nên mình mới đỡ. ______________________________ Có một ngày,bỗng dưng tôi muốn nhắm mắt lại...và không buồn tỉnh dậy nữa...bước ra thế giới bao la này...không ai là vĩ đại cả... Xin đừng khóc làm gì...vì nước mắt sẽ chóng khô...trái tim vẫn luôn đầy mảng trống... Ngoài trời mưa tầm tã...tôi không còn hi vọng gì...chỉ mong khi tôi ra đi...điểm dừng Ô... Đích thị là Hatter đây mà! Nhát như cáy ngày =.= Hồi đi Sóc Sơn chỉ lên giới thiệu cái tháp siêu trừu tượng XD thôi mà cũng không nổi nói gì cả một hàng dài...Nhưng vẫn nhớ có lần lên Cung Thiếu Nhi biểu diễn hồi bé Hatter nà nhút nhát ấy à ??? XD XD anh nghĩ ngược lại thì có em là 1 người năng động hoạt bát và rất khả ái cộng thêm cái tính ham hố nữa thì làm sao mà nhút nhát được Từ khi tham gia CFC em mới nói nhiều nhiều lên được đấy ạ Chứ còn hồi trước...Không muốn nói đến =.= Anh đến lớp em xem nhé, cả giờ học em ngồi làm gì Hihi , box mới hay thật . Ý tưởng của chị Sherl hay tuyệt . Nói chuyện trước đám đông ư ? Hồi đó , em cũng bị giống vậy . Em rất sợ cái cảm giác khi mọi người nhìn chằm chằm vào mình như để soi mói điều gì đó . Theo em để có thể tự tin nói chuyện trước đám đông thì việc đầu tiên là ta không nên sợ đám đông nữa ( huề vốn ) . Hồi đó em rất sợ đám động , nhưng sau này thì không sợ nữa vì em tham gia rất nhiều hoạt động . Em nghĩ là , ta nên hòa nhập với mọi người , cần một chút liều lĩnh ( dành cho người không can đảm ) thì ta sẽ nói chuyện được với đám đông . Một cách tốt hơn đó là : đừng nhìn vào mắt họ hoặc tưởng tượng rằng nơi đó chỉ có ta là người thống lĩnh mọi thứ ( nghe ghê quá , nhưng chỉ trừ trường hợp là mình thuyết trình thôi , chứ không thì họ sẽ nói mình là lemon question) . Em đã thử rất nhiều cách và em thấy hòa nhập với đám đông và khi đứng trước mặt họ , khi thuyết trình , ta nên cho rằng ta là người can đảm và đừng sợ những gì mình nói vì chắc chắn khi nói trong một buổi thuyết trình là ta đã chuẩn bị sẵn rồi , cho dù có nói sai thì ta cũng sẽ sửa lại được là 2 cách tốt nhất . Hòa nhập tốt cho mọi tình huống khi nói chuyện với bạn bè , người lạ ,... còn cho rằng mình là người can đảm , đừng sợ thì nên nói chuyện trong buổi thuyết trình hoặc trong cuộc họp vì nếu nói chuyện với bạn bè một cách như thế thì kì lắm Giao tiếp – hoạt động cơ bản của con người, là công cụ quan trọng nhất để con người có thể chung tay xây dựng một xã hội ngay từ thời nguyên thủy. Ngày nay, giao tiếp vẫn là kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đòi hỏi và tìm kiếm ở ứng viên của mình. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ, khả năng truyền đạt thông tin vẫn đang là một khiếm khuyết chung trong phần lớn nhân lực lao động của Việt Nam. Trong mọi ngành nghề, để thành công, người lao động cần có sự hợp tác,bổ trợ, giúp đỡ, hay tối thiểu là góp ý từ nhiều phía. Tuy nhiên, để các bên phối hợp hiệu quả, đúng lúc, dúng “liều lượng”, cần phải có sự trao đổi thông tin chính xác. Ngày nay, nhiều công cụ, công nghệ hiện đại vẫn đang được ưu tiên phát triển để phục vụ cho quá trình giao tiếp của con người. Tất cả đều nói lên tầm quan trọng của việc trao đổi, luân chuyển thông tin, cụ thể là kỹ năng, kỹ thuật giao tiếp. Quan trọng như vậy, nhưng làm sao để học hết các bí quyết để thành công trong giao tiếp, giao tiếp gồm có những hạng mục gì, hay đơn giản là bản thân mình đã giao tiếp tốt chưa, làm thế nào để có thể giao tiếp cho tốt Tất cả đều là một quá trình rèn luyện, tích lũy và tiến bộ. Chuyên đề kỹ năng giao tiếp lần này của chuyên trang mang đến cho các bạn những bài trắc nghiệm rất cơ bản về kỹ năng giao tiếp. Tick trắc nghiệm để xem được những thông số rõ ràng nhất của quá trình giao tiếp, biết rõ mình đang có mức độ giao tiếp tương đối như thế nào, Các video của các chuyên gia từ các tập đoàn lớn bày tỏ sự quan tâm của mình đối với các ứng viên có khả năng biểu đạt thông tin. Giao tiếp hay bất kỳ kỹ năng nào khác đều là kết quả của quá trình tích lũy và học hỏi, có khi là cả một cuộc sống. Chuyên trang của Hieuhoc.com hi vọng góp được phần nhỏ trong quá trình đi đến thành công của các bạn. Nguồn : Hiếu Họ (Vietnamlearning.vn) - Để thuyết phục, chiếm được cảm tình của người nghe, bạn cần có kỹ năng nói lưu loát, sử dụng ngôn ngữ thông thạo không chỉ ở lời nói mà còn ở ngôn ngữ hình thể, ánh mắt, và cách lắng nghe. Mr Robert Purfield - một con người đã có trên 20 năm thành công trong lĩnh vực phát triển khả năng con người, thúc đẩy cảm hứng làm việc cho nhiều công ty trên nước Anh, và dĩ nhiên, là một bậc thầy trong giao tiếp. Trong phần 1 của loạt video "Sử dụng ngôn ngữ lưu loát", Mr Robert nói về tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể. Vietnamlearning.vn) - Sự quyết đoán là một điều rất cần trong giao tiếp, nhưng cũng có thể củng cố hoặc phá hỏng các mối quan hệ của bạn. Một lời nói "không" lịch sự để từ chối yêu cầu từ người khác sẽ giúp cho bạn tránh được sự quá tải trong công việc và cân bằng được cuộc sống của bản thân. Nhưng nếu ứng dụng không khéo & thiếu sự uyển chuyển, thì sẽ là một tai họa. Quyết đoán trong giao tiếp không có nghĩa là giao tiếp một cách độc đoán, mà có nghĩa là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn diễn đạt nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác. Hầu hết mọi người đều cố gắng tỏ ra quyết đoán bằng một cách nào đó trong khi giao tiếp. Nhưng ít khi người ta thực hiện được như ý muốn. Tại sao? Vì rất có thể bạn đã hiểu sai ý nghĩa của từ 'quyết đoán' trong giao tiếp. Hãy phân tích để thấy điểm khác biệt giữa sự quyết đoán và các thái độ khác trong giao tiếp: - Sự độc đoán: Giao tiếp với thái độ hùng hổ để đạt được những điều mong muốn của bản thân bất chấp người khác bị ảnh hưởng ra sao. - Sự độc đoán gián tiếp: bạn cố gắng đạt được điều mình mong muốn, nhưng không diễn đạt cho người khác biết bạn đang muốn gì. Có thể hiểu rằng bạn đang lừa dối người khác cho mục đích của mình. Ví dụ như một người đang cố tìm cách thoái thác việc tham dự một sự kiện nào đó. - Bị động: Bạn thể hiện thái độ bị động khi lúc nào bạn cũng tự hạ thấp bản thân, chẳng bao giờ ủng hộ cho nhu cầu của mình mà cứ nhường cho thiên hạ. Bị động thường có nghĩa là tránh xung đột bằng mọi giá. Những người bị động thường luôn miệng xin lỗi cho dù mình sai hay đúng. - Quyết đoán: Quyết đoán nghĩa là bạn biểu lộ cảm xúc và nhu cầu của mình, nhưng bằng một cách thẳng thắn và chân thật. Bạn biết rằng mọi người xung quanh cũng có những mong muốn và hiểu rằng không ai hoàn hảo kể cả bạn, ai cũng có một giá trị đóng góp nhất định. Bạn phải mất thời gian rèn luyện để trở nên quả quyết và kiên định hơn trong giao tiếp. Nhưng sau đây có một vài lời khuyên mà chuyên đề muốn gửi tới để giúp bạn có thể ứng dụng ngay trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày. - Hãy nói thẳng: Điều này làm cho lời nói của bạn đơn giản và chân thật. Đừng nghĩ những nhu cầu của mình là tội lỗi. Bạn có quyền nói ý kiến khác so với mọi người và nói 'KHÔNG' khi có thể cũng như không đồng ý khi bạn không thể. - Hãy dùng đại từ "tôi": Bạn nên làm chủ lời nói của mình. Nghĩa là, thay vì nói "Có vẻ tôi cần giúp đỡ" hãy nói "Tôi mong bạn giúp tôi". Thay vì nói "Ở đây khó chịu quá" hãy nói "Tôi không thích ở đây". - Tìm cách thông tin điều mình muốn nói: Nếu điều bạn nói không được chú ý đến, hãy nói lại và đừng tỏ ra giận dữ. Hãy phát biểu như ban đầu cho đến khi được đón nhận. - Tỏ ra thấu hiểu: Hãy để người khác biết bạn đang lắng nghe và cảm thông họ, ví dụ "Tôi hiểu rằng bạn muốn đi sớm hơn, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đến tháng sau". - Tận dụng ngôn ngữ của dáng điệu cơ thể: Luôn để ý đến điệu bộ bản thân. Hãy luôn đứng thẳng, vững vàng và nhìn vào mắt người đối diện. Giao tiếp một cách quyết đoán chính là việc đi tìm sự cân bằng trong phong cách giao tiếp và video dưới đây của chuyên gia Tracy Goodwin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Tài liệu liên quan