Tóm tắt. Phát triển kĩ năng dạy học các kiến thức Vật lí là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong chương trình đào tạo giáo viên vật lí. Việc nghiên cứu tìm ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học các học phần phát triển kĩ năng này ở các trường
sư phạm là rất cần thiết. Đánh giá là một trong những “đòn bẩy” quan trọng để nâng cao
chất lượng dạy học nói chung, chất lượng luyện tập và phát triển kĩ năng nói riêng. Bài báo
trình bày những nghiên cứu ban đầu trong việc vận dụng những lí luận cập nhật và dựa vào
những điều tra thực tiễn để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá
kĩ năng dạy học các kiến thức Vật lí khi dạy và học học phần “Thiết kế và thực hành hoạt
động dạy học vật lí” cho sinh viên sư phạm vật lí (SV) ở các trường sư phạm.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất giải pháp kiểm tra đánh giá kĩ năng dạy học các kiến thức Vật lí trong dạy học học phần “Thiết kế và thực hành hoạt động dạy học Vật lí” cho sinh viên Sư phạm vật lí ở các trường sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0051
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 47-56
This paper is available online at
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG DẠY HỌC
CÁC KIẾN THỨC VẬT LÍ TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “THIẾT KẾ
VÀ THỰC HÀNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VẬT LÍ” CHO SINH VIÊN
SƯ PHẠM VẬT LÍ Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
Phạm Xuân Quế1, Lê Thị Xuyến2
1Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt. Phát triển kĩ năng dạy học các kiến thức Vật lí là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong chương trình đào tạo giáo viên vật lí. Việc nghiên cứu tìm ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học các học phần phát triển kĩ năng này ở các trường
sư phạm là rất cần thiết. Đánh giá là một trong những “đòn bẩy” quan trọng để nâng cao
chất lượng dạy học nói chung, chất lượng luyện tập và phát triển kĩ năng nói riêng. Bài báo
trình bày những nghiên cứu ban đầu trong việc vận dụng những lí luận cập nhật và dựa vào
những điều tra thực tiễn để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá
kĩ năng dạy học các kiến thức Vật lí khi dạy và học học phần “Thiết kế và thực hành hoạt
động dạy học vật lí” cho sinh viên sư phạm vật lí (SV) ở các trường sư phạm.
Từ khóa: Kĩ năng dạy học, hoạt động dạy học vật lí, đánh giá trình độ phát triển kĩ năng.
1. Mở đầu
Phát triển kĩ năng dạy học các kiến thức vật lí là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất
trong chương trình đào tạo giáo viên vật lí. Thông qua học phần này ở trường sư phạm, kĩ năng
dạy các bài học vật lí được hình thành và phát triển – một hành trang thiết thực để SV đáp ứng các
yêu cầu về giảng dạy trong các đợt thực tập sư phạm khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng
như sau này sẵn sàng bước vào nghề dạy học khi đã ra trường. Với đặc trưng là một học phần hình
thành ở SV kĩ năng dạy học – một kĩ năng nghiệp vụ chuyên biệt mang tính phức hợp cao, bao
gồm cả kĩ năng thiết kế và kĩ năng thực hiện [2] nên việc kiểm tra đánh giá cần phù hợp với đặc
thù của loại kĩ năng này.
Trên thế giới đã có rất nhiều nước áp dụng thành công phương pháp dạy học vi mô để phát
triển kĩ năng nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm. Với quy trình họ đã xây dựng thì hoạt động đánh
giá luôn diễn ra song hành với hoạt động rèn luyện kĩ năng và giúp cung cấp kịp thời các thông tin
phản hồi [9]. Trong kế hoạch đánh giá giáo viên của bang NewYork, Mỹ nhiệm vụ đánh giá hoạt
động giảng dạy là một yêu cầu bắt buộc [8]. Trước khi luyện tập phát triển kĩ năng, các giáo viên
tương lai sẽ được phổ biến trước cách thức, phương pháp, tiêu chí đánh giá. Mỗi ứng viên thực
hiện hoạt động giảng dạy trong 30 phút, hoạt động này sẽ được quay video lại và hội đồng sẽ dùng
Ngày nhận bài: 15/2/2015. Ngày nhận đăng: 21/5/2015.
Liên hệ: Lê Thị Xuyến, e-mail: Lexuyenqx@gmail.com.
47
Phạm Xuân Quế, Lê Thị Xuyến
video này làm tư liệu đánh giá [8]. Tuy nhiên việc áp dụng quy trình luyện tập, đánh giá cũng như
việc thiết kế các tiêu chí đánh giá kĩ năng dạy học cần có những điều chỉnh sao cho phù hợp đối
với từng nước và đối với từng môn học có những đặc thù khác nhau.
Ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về quy trình rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho
sinh viên hóa học [3] hay phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí [1] nhưng
chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về phát triển kĩ năng dạy học các kiến thức vật lí của
sinh viên sư phạm.
Mặt khác từ thực tế cho thấy hiện nay tồn tại hai hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản khi dạy
và học học phần này ở các trường sư phạm:
+ Một là: SV chuẩn bị tiến trình xây dựng các kiến thức trong bài dạy (được gọi là thiết
kế phương án dạy học) ở nhà. Đến lớp giảng viên (GV) sẽ tổ chức thảo luận về nội dung thiết kế
phương án dạy học và dự kiến việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo phương án đã thiết
kế. Dựa vào đó GV cho điểm sinh viên theo hệ số 0,3 kết hợp với điểm thi hết học phần (viết hoặc
vấn đáp) theo hệ số 0,7.
+ Hai là: SV thiết kế phương án dạy học ở nhà. Đến lớp SV thực hiện giảng dạy theo
phương án đó. Sau đó GV nhận xét và dựa vào những nhận xét thông qua các buổi học GV cho
điểm SV.
Theo chúng tôi, dựa vào lí luận về phát triển kĩ năng và lí luận về đánh giá thì việc kiểm tra
đánh giá trong dạy và học học phần như vậy còn những hạn chế sau:
- Kiểm tra đánh giá chỉ thiên về một trong hai kĩ năng thành phần của kĩ năng dạy học: hoặc
là kĩ năng thiết kế phương án dạy học, hoặc là kĩ năng thực hiện phương án dạy học theo thiết kế
(từng kĩ năng này được gọi là các kĩ năng bậc một của kĩ năng dạy học), chứ chưa đánh giá cả hai
kĩ năng này. Ngoài ra, không đánh giá các kĩ năng bậc một thông qua việc đánh giá các kĩ năng
thành phần (được gọi là kĩ năng bậc hai) của kĩ năng bậc một. Do đó kết quả đánh giá không phản
ánh đúng kĩ năng dạy học kiến thức vật lí cần được đánh giá.
- Chưa xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và chưa đưa ra được các bằng chứng trong đánh giá
nên việc thảo luận trong quá trình đánh giá, các nhận xét, cho điểm của GV chỉ mang tính chủ
quan. Chính điều đó không đảm bảo điều kiện cần cho SV- người luyện tập phát triển kĩ năng - tự
nhận thức được các tiêu chí và thông qua vận dụng tiêu chí để tham gia đánh giá, từ đó họ có định
hướng chính xác chất lượng kĩ năng khi luyện tập cần đạt đến.
- Việc kiểm tra đánh giá hoàn toàn là do GV đảm nhiệm chưa có sự tham gia của các SV
trong lớp. Vì thế sinh viên khá bị động trong một số hoạt động trên lớp và sinh viên ít có cơ hội
bộc lộ quan điểm của mình.
Từ những nhận xét trên cho thấy, cần có giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao chất
lượng trong kiểm tra đánh giá kĩ năng dạy học các kiến thức vật lí cho sinh viên, qua đó tạo điều
kiện phát triển kĩ năng này khi dạy học học phần. Ở bài báo này, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp
còn việc kiểm chứng chúng thông qua thực nghiệm sư phạm sẽ được trình bày trong những công
bố sau.
2. Nội dung nghiên cứu
Các giải pháp được đề xuất dựa trên những lí luận cập nhật về phát triển kĩ năng, về đánh
giá kĩ năng và cả những kết quả của điều tra thực tiễn.
2.1. Dựa trên lí luận về phát triển kĩ năng
+ Trong lí luận về phát triển kĩ năng nói chung và kĩ năng dạy học nói riêng, ta cần chú ý
đến cả hai loại kĩ năng: Kĩ năng thiết kế và kĩ năng thực hiện (theo thiết kế) [1]. Các kĩ năng thành
48
Đề xuất giải pháp kiểm tra đánh giá kĩ năng dạy học các kiến thức Vật lí trong dạy học...
phần bậc một lại có thể gồm các kĩ năng thành phần bậc hai cho đến kĩ năng được gọi là kĩ năng
đơn vị [1]. Bên cạnh đó kĩ thuật dạy học vi mô lại tỏ ra ưu thế trong việc chỉ cho chúng ta cách
thức xây dựng quy trình luyện tập phát triển kĩ năng [9] mà khi áp dụng đã đem lại hiệu quả cao
trong việc phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ở rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Nguyên
tắc của kĩ thuật này là sự phân tích và tinh giản hành động, kĩ năng sư phạm phức hợp thành các kĩ
năng riêng biệt (có thể còn được gọi là kĩ năng đơn vị) [4]. Theo quan điểm này các kĩ năng riêng
biệt được hình thành tuần tự và cần phải trải qua một số lần luyện tập.
+ Áp dụng lí luận trên để phát triển kĩ năng dạy học các kiến thức vật lí cho sinh viên chúng
tôi cũng xác định các thành phần kĩ năng bậc một của kĩ năng phức hợp này gồm: Kĩ năng thiết
kế phương án dạy học (KN TK PADH) và Kĩ năng thực hiện phương án dạy học theo thiết kế (KN
TH PADH). Trong các kĩ năng bậc một này chúng tôi tiến hành phân tích thành các kĩ năng bậc
cao hơn, được hệ thống đầy đủ theo bảng sau:
Bảng 1. Bảng hệ thống các kĩ năng dạy học cần hình thành ở SV Sư phạm Vật lí
Nhóm kĩ
năng Các kĩ năng thành phần
A. Kĩ
năng
(KN)
thiết kế
phương
án dạy
học
A.1. KN
tìm hiểu
kiến thức
cần dạy
A.1.1. KN xác định nội dung kiến thức cần dạy.
A.1.2. KN xác định vị trí của các kiến thức cần dạy trong chương
trình phổ thông.
A.1.3. KN xác định logic tiến trình khoa học xây dựng kiến thức.
A.2. KN
thiết kế
các hoạt
động dạy
học vật lí
A.2.1. KN xác định mục tiêu dạy học.
A.2.2. K N chuẩn bị cơ sở vật chất và các kiến thức cũ liên quan.
A.2.3.
KNXây
dựng
tiến
trình
dạy học
cụ thể
A.2.3.1. KN thiết kế các hoạt động chính trong tiến trình.
A.2.3.2. KN lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức,
phương tiện dạy học.
A.2.3.3. KN thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp và
hình thức tổng kết, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá sau
giờ học.
A.2.3.4. KN dự kiến nội dung ghi bảng.
B. Kĩ
năng
thực hiện
phương
án dạy
học theo
thiết kế
B.1. KN thực hiện theo các bước trong tiến trình dạy học cụ thể.
B.2. KN phân bố thời gian.
B.3. KN chuẩn bị cơ sở vật chất và các kiến thức liên quan đến bài giảng.
B.4. KN trình bày những nội dung kiến thức trong bài giảng.
B.5. KN tổ chức,
định hướng và điều
khiển lớp học
B.5.1. KN sử dụng ngôn ngữ và các câu hỏi dẫn dắt.
B.5.2. KN tổ chức các hoạt động học tập và xử lí các tình
huống sư phạm.
B.6. KN sử dụng các phương tiện dạy học.
B.7. KN tổ chức cho học sinh tổng kết, ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
B.8. KN trình bày bảng.
Kĩ năng dạy học các kiến thức vật lí được hình thành thông qua sự hình thành các kĩ năng
thành phần được mô tả trong Bảng 1. Để các kĩ năng thành phần này được hình thành chúng tôi
xây dựng một quy trình luyện tập bao gồm nhiều giai đoạn trong đó sinh viên phải thực hiện các
49
Phạm Xuân Quế, Lê Thị Xuyến
nhiệm vụ rõ ràng tại các thời điểm có không gian và thời gian khác nhau. Và trong khi xây dựng
quy trình luyện tập chúng tôi xác định rằng: đánh giá là một nhiệm vụ học tập của SV và những
phản hồi được cung cấp từ chính nhiệm vụ này. Cụ thể quy trình đó gồm ba giai đoạn cơ bản:
* Giai đoạn 1: Thiết kế (dưới hình thức tự học và làm việc nhóm ở nhà hoặc phòng thí
nghiệm, thảo luận trên lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên)
- Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng thiết kế phương án dạy học một kiến thức vật lí.
+ Rèn luyện kĩ năng đánh giá thiết kế.
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Sinh viên đọc sách giáo khoa (SGK), giáo trình vật lí đại cương để tìm hiểu kiến thức
cần dạy.
+ Kết hợp đọc SGK, sách giáo viên, sách về lí luận dạy học, tìm hiểu các bộ dụng cụ thí
nghiệm có trong phòng thí nghiệm của nhà trường, các phần mềm hỗ trợ dạy học để thiết kế các
hoạt động dạy học một đơn vị kiến thức vật lí.
+ Viết thiết kế phương án dạy học theo mẫu mà giáo viên đã cung cấp.
+ Tất cả các nhóm gửi thiết kế của mình cho GV trước buổi học kế tiếp ít nhất ba ngày.
+ Vì thời gian cho học phần là hữu hạn, tất cả các nhóm không thể thực hiện việc dạy học
phần nội dung đã soạn nên GV sẽ ấn định trước đại diện một nhóm sẽ thực hiện việc dạy học. Sau
khi GV nhận được hết các bản thiết kế của các nhóm, GV sẽ gửi bản thiết kế của nhóm ấn định lên
mail chung của lớp để các nhóm khác đánh giá. Nhóm này sẽ nhận được ý kiến phản hồi từ các
nhóm khác về bản thiết kế của mình trước buổi học kế tiếp ít nhất hai ngày.
+ Trước buổi học các nhóm gửi cho GV kết quả đánh giá giáo án của nhóm được ấn định
theo rubric đã thống nhất.
+ Thống nhất bản thiết kế phương án dạy học: Bản thiết kế của nhóm ấn định được trình
chiếu, GV và các nhóm SV cùng phân tích đóng góp ý kiến, nhóm ấn định bảo vệ ý kiến của mình,
cả lớp cùng thống nhất giáo án. GV tổ chức thực hiện đánh giá bản thiết kế này theo rubric.
* Giai đoạn 2: Thực hiện (tại phòng học, với hình thức kết hợp làm việc nhóm và làm việc
chung cả lớp)
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng thực hiện phương án/ kế hoạch dạy học theo thiết kế.
+ Rèn luyện kĩ năng đánh giá kĩ năng thực hiện phương án dạy học đã thiết kế .
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Thực hiện việc dạy học: Đại diện của nhóm được ấn định thực hiện việc dạy học theo
phương án đã thống nhất trước các SV toàn lớp. Quá trình này được ghi hình và tiếng lại. Các SV
khác vừa đóng vai học sinh vừa đóng vai trò người đánh giá, cùng GV quan sát quá trình dạy này.
+ Thực hiện đánh giá kĩ năng thực hiện phương án dạy học: Tất cả các nhóm SV sẽ đánh
giá quá trình dạy theo rubric (kể cả nhóm ấn định). Video sẽ được phát lại khi cần. GV tổ chức
việc đánh giá trước lớp, các SV hoàn thiện kết quả đánh giá.
* Giai đoạn 3: Hoàn thiện (dưới hình thức cá nhân làm việc tại nhà)
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng đánh giá.
+ Rèn luyện kĩ năng thiết kế.
- Nhiệm vụ cụ thể:
Từng cá nhân trong nhóm ấn định sẽ hoàn thiện lại bản thiết kế phương án dạy học, nộp lại
cho GV qua email dựa trên những phản hồi về bản thiết kế và quá trình thực hiện phương án dạy
50
Đề xuất giải pháp kiểm tra đánh giá kĩ năng dạy học các kiến thức Vật lí trong dạy học...
học của nhóm mình. GV đánh giá bản thiết kế này và phản hồi kết quả đến cá nhân ấy qua email.
2.2. Dựa trên lí luận về đánh giá
Việc đánh giá kĩ năng được dựa trên những lí luận được trình bày ở các tài liệu [6 - 8,10,
12]. Dưới đây là phân tích việc vận dụng những lí luận này trong nghiên cứu của chúng tôi.
+ Với hệ thống kĩ năng đã được xác định (Bảng 1) và với quy trình đã được đề xuất thì
loại hình đánh giá thực thi (hay còn gọi là đánh giá xác thực) tỏ ra khá phù hợp. Ưu điểm nổi bật
của đánh giá thực thi là sử dụng các nhiệm vụ để đo lường, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức
của SV trong bối cảnh mới thực cũng chính là phương tiện để SV học tập [10]. Và một yêu cầu
nghiêm ngặt trong đánh giá thực thi đó là: đồng thời với nhận nhiệm vụ học tập thì SV cần có
trong tay bản tiêu chí đã mô tả tường minh các mức độ đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ [12].
Bản tiêu chí này vừa xem như định hướng quá trình hình thành kĩ năng vừa đảm bảo tính khách
quan, minh bạch trong đánh giá [6, 8]. Từ đó chúng tôi cũng đã xây dựng bản tiêu chí đánh giá các
kĩ năng thành phần kể trên. Vì bản tiêu chí được xây dựng để đánh giá từng kĩ năng thành phần
nên nội dung khá dài, sau đây chúng tôi xin phép trích dẫn một phần nhỏ trong đó để bạn đọc dễ
hình dung:
Bảng 2. Bảng mô tả các mức độ đạt được các kĩ năng thành phần của kĩ năng TKPADH
RUBRIC 1
Họ tên SV thiết kế:
Tên kiến thức/bài dạy:
Thời gian thực hiện đánh giá:
Họ tên SV/GV đánh giá:
Nội dung được đánh giá:
...
2.3.1. Các hoạt động chính trong tiến trình dạy học
...
2.3.1.2. Hoạt động tương tác giữa giáo viên (GiV) và học sinh (HS)
Mức 1 (được điểm tối đa):
- Các hoạt động của GiV và HS được phân chia đủ và đúng theo logic tiến trình xây dựng kiến
thức.
- Các hướng dẫn, yêu cầu của GiV được dự kiến đầy đủ, trọn vẹn về nội dung, rõ ràng về ngữ
nghĩa, phù hợp với môi trường sư phạm và nội dung dạy học, ngắn gọn xúc tích về câu từ.
- Các hướng dẫn, yêu cầu của GiV luôn hướng tới việc định hướng cho HS hoạt động tích cực,
tự lực, sáng tạo ở mức độ cao nhất
- Các đáp ứng của HS được dự kiến đầy đủ, tương ứng với yêu cầu của GiV.
- Dự kiến đầy đủ các khó khăn mà HS có thể gặp phải trong quá trình nhận thức và các giải
pháp phù hợp giải quyết các khó khăn đó.
- Thời lượng của một tiết học được phân chia cụ thể, hợp lí cho từng hoạt động
Mức 2 (được
3
4
điểm tối đa):
- Các hoạt động của GiV và HS được phân chia đủ và đúng theo logic tiến trình xây dựng kiến
thức.
- Các hướng dẫn, yêu cầu của GiV được dự kiến đầy đủ, trọn vẹn về nội dung, rõ ràng về ngữ
nghĩa, phù hợp với môi trường sư phạm và nội dung dạy học.
51
Phạm Xuân Quế, Lê Thị Xuyến
- Các hướng dẫn, yêu cầu của GiV luôn hướng tới việc định hướng cho HS hoạt động tích cực,
tự lực, sáng tạo.
- Các đáp ứng của HS được dự kiến đầy đủ, tương ứng với yêu cầu của GiV.
- Dự kiến đầy đủ các khó khăn mà HS có thể gặp phải trong quá trình nhận thức và các giải
pháp phù hợp giải quyết các khó khăn.
Mức 3 (được
1
2
điểm tối đa)
- Các hoạt động của GiV và HS được phân chia đủ và đúng theo logic tiến trình xây dựng kiến
thức.
- Các hướng dẫn, yêu cầu của GiV được dự kiến đầy đủ, trọn vẹn về nội dung, rõ ràng về ngữ
nghĩa, phù hợp với môi trường sư phạm và nội dung dạy học.
- Các đáp ứng của HS được dự kiến đầy đủ, tương ứng với yêu cầu của GiV.
- Dự kiến được một số khó khăn mà HS có thể gặp phải trong quá trình nhận thức và đưa ra
cách giải quyết một số khó khăn đó.
Mức 4 (được
1
4
điểm tối đa):
- Các hoạt động của GiV và HS được phân chia theo logic tiến trình xây dựng kiến thức.
- Một số hướng dẫn, yêu cầu của GiV được dự kiến đầy đủ, trọn vẹn về nội dung, rõ ràng về
ngữ nghĩa, phù hợp với môi trường sư phạm và nội dung dạy học.
- Các đáp ứng của HS được dự kiến đầy đủ, tương ứng với một số yêu cầu của GiV.
Mức 5 (được 0 điểm):
- Các hoạt động của GiV và HS không theo logic tiến trình xây dựng kiến thức.
- Các hướng dẫn của GiV khó hiểu, không chỉ rõ được yêu cầu đối với HS.
- Các đáp ứng của HS không tương ứng với yêu cầu của GiV
Điểm tối đa: 2
...
Tổng điểm: 20
Bảng 3. Bảng mô tả các mức độ đạt được các kĩ năng thành phần của kĩ năng THPADH
RUBRIC 2
Họ tên SV thiết kế:
Tên kiến thức/bài dạy:
Thời gian thực hiện đánh giá:
Họ tên SV/GV đánh giá:
Nội dung cần đánh giá:
...
3. Chuẩn bị cơ sở vật chất và các kiến thức liên quan đến bài giảng:
Mức 1 (được điểm tối đa): - Các kiến thức liên quan cần thiết để xây dựng kiến thức mới kể cả
kiến thức liên môn được ôn lại (hỏi lại) đúng, đủ và được sử dụng đúng thời điểm.
- Các phương tiện dạy học thích hợp được đem đến lớp đầy đủ, đảm bảo sự sẵn sàng vận hành
và được bố trí hợp lí trong các không gian khác nhau của lớp học.
Mức 2 (được
3
4
điểm tối đa):
- Các kiến thức Vật lí liên quan cần thiết để xây dựng kiến thức mới được ôn lại (hỏi lại) đúng,
đủ và được sử dụng đúng thời điểm.
52
Đề xuất giải pháp kiểm tra đánh giá kĩ năng dạy học các kiến thức Vật lí trong dạy học...
- Các phương tiện dạy học thích hợp được đem đến lớp đầy đủ, đảm bảo sự sẵn sàng vận hành
và được bố trí hợp lí trong các không gian khác nhau của lớp học.
Mức 3 (được
1
4
điểm tối đa):
- Các kiến thức liên quan được ôn lại (hỏi lại) đúng, đủ và được sử dụng đúng thời điểm.
- Các phương tiện dạy học được đem đến lớp đầy đủ, đảm bảo sự sẵn sàng vận hành.
Mức 4 (được
1
2
điểm tối đa):
- Các kiến thức liên quan được ôn lại đúng, đủ và được sử dụng đúng thời điểm.
- Các phương tiện dạy học được đem đến lớp, đảm bảo sự sẵn sàng vận hành của một số phương
tiện.
Mức 5 (được 0 điểm):
- Chuẩn bị đúng được một số kiến thức liên quan.
Điểm tối đa: 1
...
Tổng điểm: 20.
Các bản tiêu chí này được công bố đến SV và trao đổi, thống nhất nội hàm từng tiêu chí
trước và trong khi luyện tập một, hai bài đầu (chưa được đánh giá), để SV định hướng rõ ràng trong
quá trình luyện tập cũng như đánh giá sự phát triển các kĩ năng.
+ Cách thức đánh giá được áp dụng ở đây thể hiện sự thống nhất giữa cách thức đánh giá
trong kĩ thuật dạy học vi mô với đánh giá thực thi: Trong khi kĩ thuật dạy học vi mô đòi hỏi luôn có
những phản hồi “tức thì” trong quá trình rèn luyện kĩ năng, thì đánh giá thực thi lại cho phép tích
hợp quá trình đánh giá vào trong quá trình dạy học. Theo kết quả của một cuộc điều tra ở Thổ Nhĩ
Kỳ thì đa số các học viên được đào tạo theo phương pháp dạy học vi mô đều cho rằng video rất có
ích cho quá trình luyện tập [5]. Ở đây chúng tôi cho rằng, đoạn phim ngắn không những đem lại
bằng chứng đánh giá chân thực mà điều quan trọng là khi xem lại còn giúp cho chính SV thực hiện
nhận ra những điểm mạnh điểm yếu của mình kể cả những điểm mà bình thường bản thân không
ý thức được. Do đó, một mặt chúng tôi sẽ tiến hành sử dụng các rubric đã xây dựng, mặt khác sẽ
kết hợp với bằng chứng (là sản phẩm thiết kế gửi qua mail và đoạn video quay quá trình thực hiện
dạy kiến thức vật lí của SV) để đánh giá [8], điều đó cũng có nghĩa là cung cấp cho SV, GV những
phản hồi “tức thì” trong quy trình luyện tập. Trên cơ sở đó cả GV và SV sẽ có những điều chỉnh
kịp thời trong việc dạy và việc học. Kết quả đánh giá bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá cuối
học phần cho độ tin cậy cao.
+ Hơn nữa khả năng tự đánh giá là một trong những chỉ số để nói lên sự khác biệt của cá
nhân. Ngay từ thế kỷ II trước công nguyên, Socrate đã nói "Hãy tự biết mình" coi như một định
hướng giá trị để điều khiển, điều chỉnh bản thân mình cho phùhợp với