1. Mở đầu
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Bộ GD-ĐT, 2018a) và Chương trình giáo dục
phổ thông môn Toán (Bộ GD-ĐT, 2018b) thì cấu trúc và mục đích dạy học môn Toán cấp trung học cơ sở (THCS)
có nhiều đổi mới so với chương trình hiện hành. Một số khác biệt có thể chỉ ra là: trải nghiệm trở thành một yêu cầu
bắt buộc, mục tiêu giáo dục toán học đã định hướng rõ vào hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh (HS) (Bộ
GD-ĐT, 2018a, 2018b, 2018c).
Hiện nay, việc tổ chức quá trình dạy học trong nhà trường đang được đổi mới theo hướng tăng cường tổ chức các
hoạt động trải nghiệm (HĐTN) (Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn Minh Hằng, 2018), trong đó có quy trình dạy học
môn Toán. Mô hình học trải nghiệm hay quy trình học trải nghiệm được đề xuất bởi David A. Kolb đã được tổ chức
cho HS nhiều hơn nhằm giúp HS khám phá, kiến tạo tri thức hơn là tiếp thu một cách thụ động thông qua bài giảng
của giáo viên (GV). HĐTN sẽ mang lại cho HS THCS niềm yêu thích và say mê nghiên cứu, giúp các em thấy được
sự gần gũi và những mối liên hệ chặt chẽ của toán học đối với đời sống thực tiễn cũng như đối với các khoa học
khác. Để tổ chức các HĐTN, GV cần đổi mới, thiết kế các hoạt động sao cho đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với
đối tượng HS và điều kiện của nhà trường.
Trong giai đoạn hiện nay, việc dạy và học Toán bằng tiếng Anh ở cấp THCS đang được triển khai ở nhiều nơi.
Việc tổ chức các HĐTN trong dạy học Toán THCS bằng tiếng Anh sẽ giúp HS hứng thú với môn Toán, đồng thời
rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, do đặc thù môn học và những hạn chế trong việc sử dụng tiếng Anh
giao tiếp của cả GV và HS, nên việc triển khai dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở cấp THCS còn gặp nhiều khó
khăn. Bài viết này đề xuất một số hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Toán bằng tiếng Anh nhằm góp phần
khắc phục những khó khăn trên.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất một số hình thức thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán trung học cơ sở bằng tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 29-33
29
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÌNH THỨC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG TIẾNG ANH
Đinh Thị Loan
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Email: luutrudulieucualoan@gmail.com
Article History ABSTRACT
Received: 17/12/2019
Accepted: 20/01/2020
Published: 05/4/2020
With regard to teaching Math in general and teaching Math in English in
particular, using experiential activities suitable with the content and subject
syllabus will help to create exciting lessons, and make students become positive
and active in the process of acquiring and applying math knowledge. However,
at present, most of math teachers at secondary school have quite much difficulty
in designing and organizing experiential activities appropriately with their
students. This article presents some forms of organizing experiential activities
when teaching Maths in English in order to enhance the effectiveness of
teaching Maths in English at secondary schools nowadays.
Keywords
Experiential, mathematic
teaching, secondary school,
teaching maths in English,
experiential activity.
1. Mở đầu
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Bộ GD-ĐT, 2018a) và Chương trình giáo dục
phổ thông môn Toán (Bộ GD-ĐT, 2018b) thì cấu trúc và mục đích dạy học môn Toán cấp trung học cơ sở (THCS)
có nhiều đổi mới so với chương trình hiện hành. Một số khác biệt có thể chỉ ra là: trải nghiệm trở thành một yêu cầu
bắt buộc, mục tiêu giáo dục toán học đã định hướng rõ vào hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh (HS) (Bộ
GD-ĐT, 2018a, 2018b, 2018c).
Hiện nay, việc tổ chức quá trình dạy học trong nhà trường đang được đổi mới theo hướng tăng cường tổ chức các
hoạt động trải nghiệm (HĐTN) (Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn Minh Hằng, 2018), trong đó có quy trình dạy học
môn Toán. Mô hình học trải nghiệm hay quy trình học trải nghiệm được đề xuất bởi David A. Kolb đã được tổ chức
cho HS nhiều hơn nhằm giúp HS khám phá, kiến tạo tri thức hơn là tiếp thu một cách thụ động thông qua bài giảng
của giáo viên (GV). HĐTN sẽ mang lại cho HS THCS niềm yêu thích và say mê nghiên cứu, giúp các em thấy được
sự gần gũi và những mối liên hệ chặt chẽ của toán học đối với đời sống thực tiễn cũng như đối với các khoa học
khác... Để tổ chức các HĐTN, GV cần đổi mới, thiết kế các hoạt động sao cho đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với
đối tượng HS và điều kiện của nhà trường.
Trong giai đoạn hiện nay, việc dạy và học Toán bằng tiếng Anh ở cấp THCS đang được triển khai ở nhiều nơi.
Việc tổ chức các HĐTN trong dạy học Toán THCS bằng tiếng Anh sẽ giúp HS hứng thú với môn Toán, đồng thời
rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, do đặc thù môn học và những hạn chế trong việc sử dụng tiếng Anh
giao tiếp của cả GV và HS, nên việc triển khai dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở cấp THCS còn gặp nhiều khó
khăn. Bài viết này đề xuất một số hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Toán bằng tiếng Anh nhằm góp phần
khắc phục những khó khăn trên.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học
2.1.1. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học
Theo Phạm Quang Tiệp (2015), “HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó HS dựa trên sự tổng hợp kiến thức của
nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kĩ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham
gia các hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những
phẩm chất chủ yếu về năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng
lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống”. Theo đó, nội dung và hình thức tổ chức HĐTN trong
nhà trường cần được định hướng và nghiên cứu kĩ để tránh việc quá tải cho HS cũng như xa rời mục tiêu giáo dục.
Bộ GD-ĐT đã chỉ ra một số định hướng nội dung và hình thức tổ chức HĐTN trong nhà trường như: Xây dựng
chương trình của nhà trường gắn với phát triển, định hướng nghề nghiệp và kĩ năng sống của HS; Xây dựng các chủ
đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước; gắn với nghiên
cứu khoa học - kĩ thuật, văn hóa đời sống, xã hội, gắn với sản xuất kinh doanh (Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn
Minh Hằng, 2018).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 29-33
30
HĐTN có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như theo nhóm, theo lớp, theo khối, theo trường hoặc cụm
trường. HĐTN có thể thực hiện theo các hình thức khác nhau và cần đảm bảo HS được trực tiếp hoạt động, có sự
liên kết tương tác giữa kinh nghiệm đang có với yêu cầu hoạt động, hình thành kinh nghiệm mới dưới các dạng kiến
thức, kĩ năng, thái độ, giá trị; sử dụng kinh nghiệm vào hoạt động mới, theo chu kì trải nghiệm mới.
2.1.2. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán bằng tiếng Anh
Các kiến thức của môn Toán có liên quan tới các môn học khác cũng như được sử dụng để giải quyết nhiều tình
huống quen thuộc trong đời sống. Tổ chức HĐTN trong môn Toán là “quá trình GV tạo môi trường trải nghiệm,
thiết kế các HĐTN, giao nhiệm vụ, hướng dẫn và đánh giá HS học tập môn Toán thông qua HĐTN” (Phạm Quang
Tiệp, 2015). Thực tế, mỗi GV Toán đều cố gắng tìm tòi, thiết kế, triển khai các HĐTN trong nhà trường. Tuy nhiên,
hiệu quả của các hoạt động đó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau và còn gặp
nhiều khó khăn.
Có thể nói, việc dạy học các nội dung Toán THCS bằng tiếng Anh đã là một HĐTN của GV và việc HS học môn
Toán bằng tiếng Anh cũng là một dạng trải nghiệm.
Hiện nay, các GV dạy Toán tại các trường THCS hầu hết chưa được đào tạo qua các khóa học tiếng Anh giao
tiếp chuyên sâu nên việc giảng dạy Toán bằng tiếng Anh còn nhiều áp lực, khó khăn. Trình độ ngoại ngữ của HS ở
các địa phương chưa đồng đều, khiến các em chưa tự tin và chủ động lĩnh hội kiến thức trong các giờ học song ngữ.
Để khắc phục những hạn chế trên, GV thường cố gắng tích hợp các HĐTN, tận dụng những lợi ích của CNTT và
Internet hỗ trợ việc học tập của HS thuận lợi và tự nhiên hơn, tạo ra các giờ học sinh động hấp dẫn, thúc đẩy HS say
mê tìm tòi sáng tạo và chủ động trong giờ học.
Hiệu quả của việc sử dụng HĐTN trong dạy học môn Toán THCS bằng tiếng Anh không chỉ phụ vào đặc điểm
tâm lí lứa tuổi HS, mục tiêu của chương trình giáo dục, phụ thuộc vào môi trường giáo dục (điều kiện cơ sở vật chất
của nhà trường, địa phương) (Nguyễn Hữu Tuyến, 2018) mà còn thuộc phụ rất nhiều và trình độ ngoại ngữ của cả
GV và HS, phụ thuộc vào khả năng cải tiến phương pháp dạy học của GV.
2.2. Đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm khi dạy môn Toán trung học cơ sở bằng tiếng Anh
2.2.1. Trải nghiệm thông qua thiết kế đồ dùng và phương tiện học tập
HĐTN cho HS cần được GV thiết kế từ khâu Chuẩn bị bài học. Để bài học đạt mục tiêu phát triển năng lực người
học, HS không chỉ chuẩn bị sách giáo khoa vở ghi và các dụng cụ học tập đơn giản cần thiết như trước kia mà người
học cần được giao chi tiết các nhiệm vụ chuẩn bị cho từng hoạt động của bài học. Thông qua nhiệm vụ chuẩn bị bài
học, ngoài các nội dung toán học, HS có những chuẩn bị cần thiết về ngôn ngữ (từ vựng, cấu trúc). Đây chính là
HĐTN đầu tiên giúp các em tự tin chủ động trong giờ học, tăng cường kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. Các đồ dùng
và phương tiện học tập mà chúng tôi nói tới ở đây là từ điển tiếng Anh cá nhân (HS tự làm); sơ đồ tư duy.
Cụ thể, GV yêu cầu HS chuẩn bị và dần hoàn thiện từ điển cá nhân trước, trong và sau quá trình học. Từ điển
tiếng Anh cá nhân là sổ tay do HS tự thiết kế theo sở thích (phân chia chuyên đề hoặc sắp xếp theo bài học). Trước
mỗi bài học, HS có thể tự tra cứu từ mới (phiên âm, dịch nghĩa) điền vào sổ từ điển và tập đọc. Việc làm này cần
được thực hiện xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 (Đinh Thị Loan, 2018). Một loại hình HĐTN giúp HS tăng cường kiến
thức toán có giao thoa ngôn ngữ chuyên ngành mà GV có thể khai thác khi yêu cầu HS chuẩn bị cho giờ học Toán
bằng tiếng Anh là yêu cầu các nhóm tự chuẩn bị và đổi chéo các câu hỏi ghép câu, câu hỏi điền khuyết có nội
dung toán học. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để đọc dịch các bài tập toán, trình bày hoặc kiểm tra lỗi
các bài giải Toán bằng tiếng Anh. Việc làm này phù hợp với HS lớp 8 và lớp 9. GV nên cung cấp cho HS một số tài
liệu tham khảo trực tuyến, chẳng hạn như:
https://archive.org/stream/elementsofalgebr00eule#page/n21;
and-properties-of-a-triangle.
Ngoài ra, đối với từng bài học, GV có thể yêu cầu HS tự chuẩn bị những đồ dùng học tập vừa có nội dung Toán
vừa có nội dung cung cấp và củng cố từ vựng chuyên ngành. Ví dụ, đối với bài “Polygon (Đa giác) - Hình học 8”,
GV yêu cầu mỗi HS tự làm biển tên cho mình bằng giấy màu mà các em yêu thích, chọn 1 trong những loại hình
dạng mà các em ấn tượng, sau đó tra từ điển tìm thuật ngữ tiếng Anh cho tên các hình mà các em lựa chọn đồng thời
tập phát âm các từ đó (square, trapezoid, rectangle). Đối với bài “Triangle - Toán 6”, HS tự lập bảng từ mới theo
yêu cầu của GV. Ví dụ: liệt kê các loại điểm đặc biệt, loại đường đặc biệt trong tam giác. Đối với mỗi bài học, GV
yêu cầu HS tự thiết kế các sơ đồ tư duy để tổng kết kiến thức bài học, qua đó không chỉ giúp các em ghi nhớ kiến
thức toán mà còn giúp HS nắm chắc từ vựng chuyên ngành, phát triển tư duy logic và năng lực thẩm mĩ cho HS. Ví
dụ, tạo sơ đồ tư duy sau khi HS học xong chương “The Quadrilateral (Tứ giác) - Hình học 8”:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 29-33
31
2.2.2. Trải nghiệm thông qua tham gia các trò chơi trí tuệ
Cũng giống như yêu cầu của các giờ học khác, giờ học Toán song
ngữ cần tạo một không khí thoải mái, thân thiện và hòa đồng giúp HS
tự tin học tập. Vì vậy, chúng tôi đề xuất GV nên thay các hoạt động
kiểm tra bài cũ bằng cách tạo tình huống cho HS của mình trải nghiệm
qua các trò chơi (dạng tích hợp ngôn ngữ và kiểm tra kiến thức Toán
như Lật ô chữ, ghép hình, rung chuông vàng, quả cầu may mắn hay
vòng quay kì diệu). Ví dụ, để vào bài “Practice multiplication two
polynomials (Luyện tập nhân hai đa thức) - Toán 8, tập 1”, GV tổ chức
cho HS chơi trò Quả cầu may mắn như sau: Chia lớp thành 2 dãy, mỗi
dãy chuẩn bị 1 quả cầu giấy gồm nhiều miếng giấy màu dính vào nhau,
trên mỗi mảnh giấy là 1 đơn thức/đa thức, 1 yêu cầu phát biểu lí thuyết...
GV phổ biến luật chơi: Nhạc mở, HS chuyền nhau quả bóng liên tục
trong dãy theo nhạc; khi nhạc dừng, quả bóng trên tay 2 bạn ở 2 dãy thì
hai bạn ấy có nhiệm vụ thảo luận thực hiện phép nhân đa thức với đơn thức/đa thức với đa thức hoặc đơn thức với nhau
hoặc cùng nhau phát biểu quy tắc nhân hai đa thức bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, khi tổ chức hoạt động xuất phát bài học, GV có thể cho HS trải nghiệm ngôn ngữ và khiếu thẩm mĩ
qua hình thức xem các video, clip, thí nghiệm chứa tình huống có vấn đề Toán học bằng tiếng Anh. Các video được
chọn cần có nội dung phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với vốn từ của HS. Ví dụ, khi dạy bài “Square (Hình
vuông) - Hình học 8”, mở đầu bài học, GV chia lớp thành các nhóm với nhiệm vụ theo dõi và ghi nhớ những đồ vật
có dạng hình vuông xuất hiện trong video xem video https://www.youtube.com/watch?v=rNOH3HellhE
Kết thúc video, lần lượt các thành viên của
từng nhóm lên bảng viết lại tên các vật lên bảng
theo hình thức tiếp sức; hết thời gian quy định,
GV kiểm tra chấm kết quả.
2.2.3. Trải nghiệm thông qua sử dụng phần
mềm Toán học
Đối với HS cấp THCS, việc được thực hành
sử dụng các phần mềm Toán học trong giờ học
luôn là một trong những trải nghiệm thú vị và
cuốn hút các em. Vì vậy, GV sử dụng các phần
mềm chuyên ngành (GSP, Geobra, Maple,...)
phiên bản tiếng Anh, hướng dẫn HS sử dụng
phần mềm tùy theo mức độ nhận thức của HS.
Ví dụ, khi giảng dạy nội dung hình học: Đối với lớp 6, GV hướng dẫn HS làm quen câu lệnh trên thanh công cụ như:
line, contrust, measure, midpoint... GV hướng dẫn HS thực hành vẽ hình đơn giản chủ yếu sử dụng phím tắt và con
trỏ (vẽ trung điểm của đoạn thẳng: HS thực hiện: vẽ đoạn thẳng nhờ phím tắt → chọn đoạn thẳng bằng con trỏ →
construct → midpoint). Chương trình lớp 7, GV
hướng dẫn HS vẽ các khái niệm của bài học:
đường trung trực, phân giác, tam giác... Đối với
HS lớp 8, lớp 9, có thể gợi ý để các em chủ động
tư duy xác định các thao tác vẽ hình phức tạp
(chẳng hạn như hình dưới đây).
GV có thể hướng dẫn HS sử dụng phần mềm
Mindmap khi thiết kế sơ đồ tư duy tổng kết bài
học. Mindmap là một trong những phần mềm dễ
dàng cài đặt, thuận tiện sử dụng và có nhiều ưu
điểm hỗ trợ việc học giúp HS hứng thú say mê
môn học. Các em được sáng tạo về hình ảnh, màu
sắc và phát triển tư duy logic toán học. Ví dụ, để
tổng kết chương 1 “Quadrilateral - Tứ giác, Hình
Hình 1. Sơ đồ tư duy về tứ giác
(trong học toán bằng tiếng Anh)
Hình 2
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 29-33
32
học 8, tập 1”, HS vẽ trên phần mềm Mindmap sơ đồ về định nghĩa và tính chất của các hình đã học như hình dưới
đây. Từ sơ đồ tư duy, GV yêu cầu HS các nhóm khác phát biểu lại bằng lời văn theo ý hiểu của mình.
Hình 4
2.2.4. Trải nghiệm thông qua thực hành đo đạc, tập hợp và xử lí số liệu thực tiễn
Việc cho HS trải nghiệm thực tiễn đo đạc, quy đổi đơn vị độ đo chuẩn quốc tế và một số đơn vị đo giúp các em
hiểu hơn về kiến thức, có sự tự tin sáng tạo khi vận dụng kiến thức toán được học vào thực tiễn cuộc sống, liên hệ
toán học với các môn khoa học khác. Chẳng hạn, để chuẩn bị cho bài học: “Pythagorean Theorem - Toán 7, tập 1”,
GV yêu cầu HS đo kích thước chiều dài, chiều rộng tivi, màn hình máy tính (laptop, máy tính bảng, ipad) nhà
mình theo đơn vị centimét. Đến phần vận dụng bài học, GV hướng dẫn HS áp dụng công thức 2 2c a b để tính
độ dài đường chéo các màn hình đó theo đơn vị centimét thông qua việc đo chiều dài hai cạnh. Tiếp đó, GV giới
thiệu công thức quy đổi đơn vị giữa centimét và inch theo các công thức: 1cm = 0,393700787inch; 1inch = 2,54cm.
Thông qua hoạt động này, GV có thể thực hiện các mục tiêu dạy học và giáo dục thực tiễn như: giới thiệu cho HS
hiểu hiểu thuật ngữ thường nghe “Tivi 24 inch, tivi 43 inch” HS sẽ được trải nghiệm: đơn vị đo lường viết theo
tiếng Anh (millimetre, centimetre, metre, kilimetre, mile, yards, furlong, feet,..); quy đổi đơn vị đo, tính toán được
khoảng cách tối thiểu các em phải ngồi cách màn hình để đảm bảo an toàn cho mắt nếu quy ước: “khoảng cách xem
tivi tối thiểu gấp đôi kích thước màn hình và khoảng cách xem tivi tối đa gấp 3 kích thước màn hình (tính theo cách
tính theo inch và theo đường chéo)”. GV nghiên cứu mức độ cận thị học đường của HS và đề xuất giải pháp hạn chế
điều đó.
Hình 5
Đối với bài “Tỉ số phần trăm - Đại số 6”, GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, tổng hợp và tính toán thành phần
dinh dưỡng trong các nhóm thức ăn như: Bánh kẹo, Bơ sữa, Nước uống có ga, Thịt cá đóng hộp HS được làm
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 29-33
33
quen cách đọc đầy đủ bằng tiếng Anh các thành phần dinh dưỡng (lipid - chất béo, chất xơ - dietary fiber, ). Đồng
thời, HS còn được tìm hiểu về các nhóm thức ăn dễ gây béo phì, những nhóm thức ăn nhiều chất béo, nhiều chất
xơ, nhận dạng tên các thành phần dinh dưỡng bằng tiếng Anh.
Khi kết thúc bài 1, chương 3, Thống kê - Toán 7, có thể cho HS tìm hiểu các viết tắt tiếng Anh như BMI (Body
Mass Index). Cách làm: GV chia lớp thành các nhóm với nhiệm vụ tổng hợp thống kê chiều cao h(m), cân nặng
m(kg) của các bạn HS trong khối. Ngoài việc xử lí bảng số liệu theo các kiến thức thống kê được học, GV yêu cầu
HS tính chỉ số BMI của các HS trong mỗi phiếu thống kê theo công thức BMI = h/m2, từ đó HS so sánh với chỉ số
BMI theo chuẩn giới tính, độ tuổi, lập bảng thống kê về tình trạng dinh dưỡng của các bạn; GV yêu cầu HS đề xuất
giải pháp phù hợp giúp các bạn béo phì hoặc còi xương,
2.2.5. Trải nghiệm thông qua tham gia sinh hoạt câu lạc bộ
Thông qua các câu lạc bộ, kích thích HS niềm yêu thích và đam mê nghiên cứu toán học theo cách riêng của
mình, sẽ giúp HS có những “trải nghiệm” riêng trong quá trình học môn Toán. Hình thức này thường sử dụng cho
hoạt động luyện tập hoặc ngoại khóa. GV tổ chức câu lạc bộ HS yêu thích giải toán bằng tiếng Anh. Hình thức hoạt
động của câu lạc bộ này là HS nghiên cứu sâu hơn các bài toán bằng tiếng Anh, cùng nhau thảo luận và nghiên cứu
các chủ đề toán học, thảo luận các nội dung toán học bằng tiếng Anh. Chẳng hạn, GV có thể tổ chức diễn đàn về tiểu
sử các nhà Toán học, nghiên cứu các ứng dụng của Toán học đối với các khoa học khác và đời sống dựa trên các tài
liệu chuyên ngành tiếng Anh. Việc trải nghiệm khi tham gia câu lạc bộ từ hoạt động báo cáo bài tập nhóm, thuyết
trình giúp HS rèn luyện vốn từ vựng tiếng Anh trong môn Toán và tiếng Anh giao tiếp. Hiện nay, việc tham gia các
cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh là khá phổ biến, được sự yêu thích và quan tâm của đông đảo HS. GV cũng có thể
tổ chức thi giải Toán bằng tiếng Anh ở các mức độ khác nhau nhằm tạo sân chơi sáng tạo và vui vẻ để các em tích
cực tham gia trải nghiệm tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết, giải toán bằng tiếng Anh. Hình thức thi có thể tổ
chức từ cấp lớp, cấp khối đến cấp trường. Kì thi thường nên tổ chức vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn trong năm
học để tạo hứng khởi cho HS, hoặc thi theo mô hình Violympic thường niên.
3. Kết luận
Tùy theo nội dung từng bài học, tùy theo trình độ ngoại ngữ của GV và HS cũng như xem xét điều kiện cơ sở vật
chất sở tại, các GV Toán nên tích cực thiết kế và tổ chức các HĐTN trong mỗi giờ dạy Toán THCS bằng tiếng Anh.
Cách làm này sẽ giúp HS không chỉ hứng thú với giờ học mà còn phát triển được những năng lực cần thiết như năng
lực tư duy và trình bày vấn đề toán học bằng tiếng Anh, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, qua đó giúp cho
quá trình tiếp cận việc giảng dạy Toán bằng tiếng Anh tự nhiên và thuận lợi hơn so với những giờ học thông thường.
Tài liệu tham khảo
Bộ GD-ĐT (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Bộ GD-ĐT (2018c). Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp.
David A. Kolb (1984). Experiential learning: experience as the source of learning and development. Address:
Englewood Cliffs, New Jersey; Publisher. Prentice - Hall.
Đinh Thị Loan (2018). Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức bài học Toán trung học cơ sở bằng tiếng Anh ở tỉnh
Nam Định. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11/2018, tr 121-125.
Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn Minh Hằng (2018). Học tập trải nghiệm - Lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức
hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 433, tr 36-40.
Nguyễn Hữu Tuyến (2018). Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán
của học sinh trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số 434, tr 49-53, 63.
Phạm Quang Tiệp (2015). Thiết kế bài học tích hợp trong dạy học ở tiểu học. Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia về đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực giáo dục tiểu học. NXB Hồng Đức.
Tưởng Duy Hải (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Toán trung học cơ sở. NXB Giáo
dục Việt Nam.