Di dân, tái định cư và biến đổi văn hóa cộng đồng ngư dân Vạn Chài Hạ Long - Hướng lý thuyết áp dụng khi nghiên cứu

Tóm tắt Di dân và tái định cư (TĐC) không đơn thuần là hoạt động dịch chuyển cư dân. Xét trên phương diện chính sách, TĐC là một quá trình cần chú ý đến nhiều chiều cạnh, từ đảm bảo chỗ ở đến các vấn đề an sinh xã hội, vấn đề hỗ trợ việc làm và những thay đổi trong lối sống của một cộng đồng do những tác động mà chính sách đưa tới. Đối với cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long, TĐC là một bước chuyển trong tiến trình lịch sử văn hóa cộng đồng, từ quá trình hình thành, phát triển, tồn tại và hiện nay đang đối diện với những thách thức của sự thay đổi, thậm chí là tan rã cộng đồng. Để nghiên cứu quá trình biến đổi văn hóa của cộng đồng này, chúng tôi đưa ra một số vấn đề lý luận và lý thuyết áp dụng khi nghiên cứu, bao gồm những bàn luận về di dân và tái định cư, thuyết Sinh thái học văn hóa và bối cảnh đô thị hóa.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di dân, tái định cư và biến đổi văn hóa cộng đồng ngư dân Vạn Chài Hạ Long - Hướng lý thuyết áp dụng khi nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 23 - Tháng 3 - 201858 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VẠN CHÀI HẠ LONG - HƯỚNG LÝ THUYẾT ÁP DỤNG KHI NGHIÊN CỨU ĐOÀN VĂN THẮNG Tóm tắt Di dân và tái định cư (TĐC) không đơn thuần là hoạt động dịch chuyển cư dân. Xét trên phương diện chính sách, TĐC là một quá trình cần chú ý đến nhiều chiều cạnh, từ đảm bảo chỗ ở đến các vấn đề an sinh xã hội, vấn đề hỗ trợ việc làm và những thay đổi trong lối sống của một cộng đồng do những tác động mà chính sách đưa tới. Đối với cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long, TĐC là một bước chuyển trong tiến trình lịch sử văn hóa cộng đồng, từ quá trình hình thành, phát triển, tồn tại và hiện nay đang đối diện với những thách thức của sự thay đổi, thậm chí là tan rã cộng đồng. Để nghiên cứu quá trình biến đổi văn hóa của cộng đồng này, chúng tôi đưa ra một số vấn đề lý luận và lý thuyết áp dụng khi nghiên cứu, bao gồm những bàn luận về di dân và tái định cư, thuyết Sinh thái học văn hóa và bối cảnh đô thị hóa. Từ khóa: Di dân, tái định cư, biến đổi văn hóa, ngư dân, Hạ Long Abstract Migration and resettlement are not simply relocation activities. Seen from perspective of policy, resettlement is a process that needs attention in a number of dimensions, from ensuring housing to social security issues, employment support issues and changes in the lifestyle of a community due to the impacts that policy brings. For the community of fishermen in Ha Long, resettlement is a transform step in the process of community cultural history, from the process of formation, development, survival and is now facing with the challenge of changes, even disintegrate the community. In order to study the cultural transformation of this community, we present some theoretical to be dealt with in the study, including discussions on migration and resettlement, cultural ecological theory and urbanization context. Keywords: Migration, resettlement, cultural change, fishermen, Ha Long Đặt vấn đề Di dân và tái định cư (TĐC) là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong lịch sử loài người mà động lực của nó bắt nguồn từ những thay đổi của môi trường sống, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền. Hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây do những tác động từ chính sách cũng như xuất phát từ những lực đẩy - lực hút khi so sánh tương quan nông thôn - đô thị. Di dân, đặc biệt là di dân có tổ chức thường gắn với việc thay đổi không gian sống, các điều kiện thực hành sinh kế, văn hóa của cộng đồng người chuyển cư. Việc di dân (dù là di dân tự do hay di dân “cưỡng bức”) tạo ra sự tương tác giữa cộng đồng người di cư và môi trường sống mới, tương tác giữa các giá trị văn hóa 59Số 23 - Tháng 3 - 2018 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA giữa cộng đồng di dân với môi trường xã hội tại nơi đến. Từ đó đưa đến những tiếp xúc và giao lưu văn hóa, cùng với quá trình thích nghi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đưa đến những biến đổi các thực hành văn hóa và quan niệm về giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu văn hóa của cộng đồng. Mặt khác, quá trình này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó là sự hội nhập của người di cư trong môi trường sống mới, yêu cầu phân tích vai trò, vị thế cũng như những khó khăn mà người di cư gặp phải trong quá trình thích ứng với môi trường đang hàng ngày thay đổi cuộc sống của họ. Thời gian gần đây, có một dự án di dân và TĐC được báo chí cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm bởi sự nổi tiếng của cộng đồng di dân cũng như sự nổi tiếng của môi trường sinh thái mà cộng đồng này sinh sống. Đó là cộng đồng ngư dân vạn chài vịnh Hạ Long. Cộng đồng này đã có một quá trình sinh sống lâu dài trong môi trường sinh thái vịnh Hạ Long. Các giá trị văn hóa cùng tổ chức xã hội của cộng đồng đã được hình thành và phát triển để thích ứng với điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế đặc thù này. Hiện nay, ngư dân đã phải rời bỏ môi trường sống của mình để đảm bảo cho sự bền vững của di sản Vịnh Hạ Long, kì quan thiên nhiên thế giới của Việt Nam khi chính quyền thực hiện “Đề án di dời nhà bè trên vịnh Hạ Long”. Được thụ hưởng một số quyền lợi nhưng việc bị tách ra khỏi không gian sống quen thuộc đã tạo ra những hệ quả về mặt văn hóa – xã hội bắt nguồn từ việc thay đổi không gian sống và sinh kế của cộng đồng. Điều này thôi thúc cần có những nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá hiệu quả, hệ quả của chính sách để có những điều chỉnh và hỗ trợ cộng đồng ngư dân kịp thời trong việc ổn định cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững và hội nhập văn hóa với cộng đồng dân cư đô thị ở trên bờ. Hơn nữa, những nghiên cứu thuộc dạng này cũng góp phần bổ sung những luận cứ từ thực tiễn, làm sáng tỏ những lý thuyết về di dân, biến đổi văn hóa. 1. Vấn đề di dân và tái định cư Khái niệm di dân Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn với sự phát triển (1, tr.13), một hiện tượng nhân khẩu học chịu tác động tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau như tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo, tâm lý...(10, tr.63). Hiện tượng này tạo ra những tác động tới sự phân bố dân cư, phân bố lại lao động và các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi vậy, đây là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu và chú trọng trong hoạch định chính sách, đưa đến việc có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Anh, di dân theo nghĩa rộng là “sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định, kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư”; di dân theo nghĩa hẹp là “sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển và thiết lập nơi cư trú mới” (1, tr.36). Nhà nghiên cứu Hoàng Văn Chức cũng đưa ra các cách hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp của thuật ngữ “di dân”. Theo đó, với nghĩa rộng: di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân cư. Như vậy, bất cứ sự chuyển động nào của con người trong không gian gắn với sự thay đổi theo vị trí lãnh thổ cũng được coi là di dân. Theo nghĩa hẹp: Di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự chuyển dịch nào của dân cư cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú, gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ (2, tr.9). Còn theo Nguyễn Đình Hòe, di cư ( hay di dân) là sự chuyển đổi chỗ ở vĩnh viễn. Đối với Số 23 - Tháng 3 - 201860 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA nơi ở cũ, người di cư được gọi là người xuất cư (out – migrant) còn nơi đến gọi họ là dân nhập cư (in – migrant). Tác giả cũng khẳng định rằng, di dân là một quá trình khách quan, gây biến động lớn về xã hội và tác động đáng kể đến tài nguyên và môi trường, đặc biệt là nơi tiếp nhận người di cư (4, tr.17). Nhìn chung, di dân gắn với việc con người chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi xác định với một khoảng cách giữa hai không gian gọi là độ dài di chuyển và phải thay đổi nơi cư trú, thiết lập nơi cư trú mới. Dấu hiệu rõ ràng nhất của di dân là sự dịch chuyển dân số: làm tăng dân số cơ học ở nơi đến và làm giảm dân số cơ học ở nơi đi. Cũng cần chú ý đến vấn đề thời gian của di dân. Tùy theo từng loại hình di dân mà thời gian có thể là vài tuần, vài tháng thậm chí là vĩnh viễn. Ngoài ra có thể nhận biết di dân qua một đặc điểm nữa đó là sự di chuyển nơi ở và thay đổi nơi làm việc, nghề nghiệp, các hoạt động sinh sống hằng ngày và thay đổi các mối quan hệ xã hội. Hiện tượng di dân xuất phát từ những lực đẩy từ vùng gốc nơi đang sinh sống khiến cư dân phải chuyển cư, từ lực hút bởi sự hấp dẫn của nơi đến hoặc do cả hai yếu tố này. Tuy vậy, có trường hợp thuần túy chỉ từ lực đẩy tại nơi đi, đó là những cuộc di dân có yếu tố “cưỡng bức”, chẳng hạn như từ chính sách của chính quyền như trường hợp di dân khỏi lòng hồ thủy điện. Về phân loại loại hình di dân, có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau, tùy mục đích và hướng tiếp cận của nhà nghiên cứu hoặc nhà hoạch định chính sách. Nguyễn Anh Tuấn (6, tr.65-66) trong bài nghiên cứu của mình đã tập hợp các cách phân loại di dân như sau: Xét theo tiêu chí tổ chức, di dân có hai loại: Di dân có tổ chức và di dân tự do. Nếu xét theo không gian, có thể chia di dân thành các loại hình: Di dân nông thôn – nông thôn; Di dân nông thôn – đô thị; Di dân đô thị - đô thị; Di dân đô thị - nông thôn. Trong đó phổ biến là loại hình Di dân nông thôn - đô thị. Nếu xét tiêu chí về tính chất, có thể chia thành di dân tự nguyện và di dân ép buộc. Ngoài ra, xét theo tiêu chí thời gian, di dân có thể được phân chia thành các bộ phận sau: Di dân “con lắc; Di dân tạm thời; Di dân theo mùa vụ; Di dân lâu dài. Dựa vào các tiêu chí về di dân nêu trên, có thể sắp xếp việc di dân của các nhóm, cộng đồng thuộc vào các loại hình khác nhau để phân tích tính chất, mức độ của việc di dân cũng như các biến tác động tới sinh kế và văn hóa của họ. Với cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, họ phải rời bỏ môi trường sống của mình (ngư dân dịch chuyển lên bờ từ 30/6/2014) để đảm bảo cho sự bền vững của di sản Vịnh Hạ Long, kì quan thiên nhiên thế giới của Việt Nam bằng “Đề án di dời nhà bè trên vịnh Hạ Long” của chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Nếu xét các tiêu chí về di dân nêu trên, có thể gắn di dân của cộng đồng này với loại hình: di dân có tổ chức bởi chính sách tổ chức lại không gian dân cư theo hướng nông thôn (cụ thể là dân cư từ các làng chài) – đô thị (khu TĐC nằm trong không gian đô thị Hạ Long), mang tính chất “cưỡng bức” và là di dân lâu dài, thậm chí là di dân vĩnh viễn. Như vậy, ngư dân phải chuyển đổi không gian sống và rời bỏ nơi cư trú đã gắn bó hàng trăm năm, nơi đã biến thành quê hương, là môi trường sinh thái mà ngư dân tương tác, qua đó tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo của mình. Do đó, tính chất của việc di dân này sẽ khác với các loại hình di dân tạm thời, di dân tự do. Về cơ bản, việc đưa ngư dân lên bờ sẽ giúp cho những nhà quản lý dễ dàng kiểm soát về dân số cũng như môi trường Vịnh Hạ Long, hơn là việc đầu tư cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật để đảm bảo xử lý tốt rác thải từ sinh hoạt của ngư dân. Tái định cư và các vấn đề văn hóa – xã hội TĐC là việc thiết lập một chỗ ở mới cho một cộng đồng đã di cư khỏi nơi cư trú trước đây của họ. Đối với cộng đồng du cư, có thuật ngữ “định cư” để chỉ việc cộng đồng này lập cư tại một địa điểm xác định. 61Số 23 - Tháng 3 - 2018 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Theo Nguyễn Đình Hòe, TĐC cũng là một đặc thù của quá trình dân cư trong lịch sử nhân loại. Hiện tượng này giúp xã hội sử dụng được nguồn tài nguyên đa dạng của trái đất, làm tăng khả năng tải của lãnh thổ và khởi động quá trình văn minh trên cơ sở hội nhập các nền văn hóa và kinh nghiệm sử dụng tài nguyên. Nhưng TĐC cũng đưa đến những thất bại, gây ra những hậu quả về phương diện xã hội và môi trường nếu thiếu cân nhắc mối quan hệ giữa động lực dân cư và môi trường cư trú. Đòi hỏi phải có sự quy hoạch hợp lý, xử lý tốt mối quan hệ sinh thái học và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường (4, tr.29). Về phương diện văn hóa, TĐC cũng đặt ra các vấn đề trong khả năng hội nhập về văn hóa, phong tục tập quán giữa cộng đồng nhập cư và cộng đồng địa phương. Thậm chí, các dự án TĐC có nhiều khả năng sẽ thất bại nếu người nhập cư không có những kinh nghiệm để thích ứng với môi trường sinh thái tại khu TĐC, không có các kỹ thuật và hoạt động canh tác tương tự và không có các kinh nghiệm quản lý môi trường cũng như lối sống phù hợp ở môi trường mới (4, tr.34). Khu vực TĐC hiếm trường hợp có điều kiện sinh thái giống quê hương của người chuyển cư, do đó cần hướng dẫn, có các cơ chế, chính sách hỗ trợ người chuyển cư trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường của nơi ở mới và hội nhập văn hóa với môi trường văn hóa – xã hội xung quanh. Đồng thời, cũng cần có những hình thức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cộng đồng địa phương biết cách ứng xử, không định kiến, tôn trọng và hòa nhập với văn hóa của cộng đồng định cư. Khi thực hiện dự án TĐC, ngoài việc đánh giá chi phí cho di dân và xây dựng khu TĐC, “ngoài những chi phí và hoàn bị nơi đến, điều quan trọng là đo lường, dự báo và có phương án phù hợp, cái giá phải trả về mặt tinh thần, sự cắt rời các mối quan hệ, thói quen, tập quán có khả năng tạo nên những cú sốc văn hóa khi phải rời bỏ quê cũ”. “Con người sống trong không gian quen thuộc, họ có tức thì và thường xuyên sự hiểu biết gắn với môi trường sống, dễ dàng điều chỉnh mọi sự cố bất thường, thì đến vùng đất mới, điều đó họ hoàn toàn không thể sớm có được. Kiến thức về nơi ở mới của người di dân luôn gặp phải nhiều thử thách, trải nghiệm lâu dài mới có thể nhận biết được những điểm thuận lợi, bất lợi. Sự lúng túng, hoang mang tại nơi ở mới trong giai đoạn đầu là điều dễ hiểu” (3, tr.16). Một vấn đề cần quan tâm là sự phai nhạt các giá trị văn hóa làm nên bản sắc của cộng đồng chuyển cư và quá trình biến đổi văn hóa. Hay nói cách khác, đó là sự tan rã và biến mất cộng đồng về mặt văn hóa. Hiện tượng này không hiếm trong các dự án TĐC như trường hợp người Thái sau TĐC thủy điện Sơn La, người Katu sau TĐC thủy điện A Vương (Quảng Nam)(5)(3)... Nguyên nhân chính theo các phân tích là sự thay đổi môi trường sống và các điều kiện, phương thức sản xuất và sự cộng cư xen kẽ với cộng đồng bản địa. Các thực hành văn hóa và sinh kế được sáng tạo trong mối tương tác giữa con người và môi trường được tích lũy qua hàng trăm năm sẽ phải biến dạng bởi cần một quá trình thích ứng dần với bối cảnh sống mới. Cũng cần chú ý đến những nhóm tuổi khác nhau trong cộng đồng di dân. Người già thường thiệt thòi và khó hòa nhập vào môi trường mới bởi họ đã tích lũy kinh nghiệm để thích ứng với môi trường sống cũ một cách sâu sắc. Ở một khía cạnh khác, vấn đề đảm bảo sinh kế sau TĐC cũng cần được quan tâm nhằm tạo ra được những điều kiện về mặt vật chất để làm cơ sở đảm bảo cho sự ổn định của cộng đồng di cư. Sinh kế là các hoạt động, các công việc giúp tạo ra tiền bạc, vật chất để duy trì cuộc sống. Theo từ điển tiếng Việt, sinh kế là cách thức, kế sách thực hiện kiếm sống. Trong tiếng Anh, từ livelihood (sinh kế) được định nghĩa “a means of earning money in order to live (phương tiện, cách thức kiếm tiền để sống)” (Oxford Advanced Learner’s Dictionary). Theo định nghĩa của DFID (Department for International Số 23 - Tháng 3 - 201862 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Development – Bộ Phát triển Quốc tế Anh), “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”. Dù hiểu thế nào thì khái niệm sinh kế cũng đều có mẫu chung là “kiếm sống”, tức là phương tiện để đảm bảo, duy trì cho cuộc sống con người. Để nghiên cứu sinh kế, các học giả thường sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững bởi lý thuyết này được đánh giá là “một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo. Cách tiếp cận này giúp chúng ta hiểu được việc con người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống, thoát nghèo, hay tránh bị rơi vào đói nghèo như thế nào, vì nó không chỉ minh họa các chiến lược tìm kiếm thu nhập, mà nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn lực mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế” (8,tr.10). Sinh kế bền vững có thể được hiểu như sau: “Một sinh kế sẽ phải tùy thuộc vào khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hoặc của một gia đình chỉ có thể là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước những căng thẳng và biến động, và tồn tục được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình hiện này và của cả trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường” (12, tr.104). Như vậy, yếu tố bền vững liên quan đến khả năng đương đầu trước khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng. Bởi cuộc sống có nhiều bối cảnh dễ tổn thương như thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, thậm chí là một căn bệnh hiểm nghèo xuất hiện cũng tác động mạnh mẽ đến kinh tế của cá nhân, gia đình, do đó, sinh kế không chỉ là việc lo những vấn đề trước mắt mà còn phải tạo tích lũy, làm công cụ bảo đảm cho cuộc sống. Về cơ bản, khung phân tích sinh kế bền vững gồm 5 điểm chính: Bối cảnh dễ bị tổn thương; Nguồn vốn sinh kế; Chính sách, tiến trình và cơ cấu; Các chiến lược sinh kế; Kết quả sinh kế. Mô hình sau đây sẽ cụ thể hóa khung phân tích này: Nguồn: DFID (2001) Trong đó: Vốn sinh kế (capital) là những năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có được để đảm bảo cho hoạt động sinh kế. Theo khung phân tích sinh kế bền vững, vốn này gồm 5 loại: vốn nhân lực, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tự nhiên và vốn tài chính. Như vậy, vốn vừa là cái hữu hình, cụ thể, cũng vừa là những thứ vô hình như năng lực của con người. Trong đó: - Vốn nhân lực (Human capital) là những kĩ năng, kiến thức, sức khỏe và những năng lực của con ngươi giúp họ có thể theo đuổi chiến lược sinh kế. Có thể hiểu nguồn vốn này trên khía cạnh chất lượng nguồn lao động. - Vốn xã hội (Social capital) thường được hiểu là những mối quan hệ xã hội, các mạng lưới, các nhóm tạo điều kiện cho người dân có thể theo đuổi sinh kế và đảm bảo lợi ích của mình. - Vốn vật chất (Physical capital) bao gồm cơ sở hạ tầng, hàng hóa sản xuất để bổ trợ sinh kế. - Vốn tự nhiên (natural capital) nhắc đến các nguồn tài nguyên như đất đai, nước, các loại khoáng sản, nói chung là các yếu tố từ tự nhiên có khả năng phục vụ cho các hoạt động và khả năng sinh kế. 63Số 23 - Tháng 3 - 2018 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA - Vốn tài chính (Financial capital) bao gồm các nguồn tài chính có sẵn để con người tiếp tục hoạt động sinh kế, bao gồm khoản tiền dự trữ hiện tại, khoản tiết kiệm hay khả năng huy động, tiếp cận các nguồn tín dụng từ người thân, bạn bè, các tổ chức tín dụng. Với mỗi chiến lược sinh kế khác nhau, các nguồn vốn có vai trò khác nhau. Ví dụ đối với nông nghiệp thì nguồn vốn đất đai là yếu tố quan trọng bậc nhất. Việc thu hồi đất nông nghiệp do đó đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến sinh kế và cuộc sống nông dân. Tuy nhiên, đối với một cộng đồng làm nghề chài lưới, nguồn vốn tự nhiên mà cụ thể ở đây là trữ lượng thủy hải sản, khả năng phục hồi của các loài cá, tôm lại là một nguồn vốn quan trọng. Tuy vậy, thậm chí một vùng đất nông nghiệp, nơi mà người nông dân có thể mở rộng đất đai và đàn gia súc cũng vẫn dễ bị tổn thương do nhiều yếu tố khác như việc thiếu cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội. Theo nhiều nghiên cứu, nguồn vốn nhân lực lại là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ vòng luẩn quẩn do nghèo đói gây ra. Một số nghiên cứu thì chỉ ra tầm quan trọng của mạng lưới xã hội, các mối quan hệ xã hội trong việc cộng đồng thực hiện chiến lược sinh kế và duy trì khả năng sinh kế của mình. Do đó, cần có những sự nghiên cứu cụ thể để đánh giá tầm quan trọng của các loại vốn. Nguồn vốn sinh kế không bất biến, nó có thể thay đổi theo xu hướng tăng lên hoặc giảm đi trong tương lai. Các tiến trình và cấu trúc (Structure and processes) là khái niệm chỉ yếu tố thể chế, chính sách, luật pháp, có khả năng ảnh hưởng đến cách tiếp cận nguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và các