Lai giữa gà mái mang alen trội của gen SL quy định màu trắng bạc của lông với gà trống mà giao tử của nó mang alen lặn tương ứng s-, quy định màu vàng sáng của lông. Gà con nhận được có màu lông trắng bạc sẽ là gà trống, còn gà con có màu lông vàng sáng sẽ là gà mái.
28 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3482 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Di truyền liên kết giới tính ở gà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57
Sơ đồ về trường hợp 1:
Sơ đồ về trường hợp 2:
Hình 3.4: Di truyền liên kết giới tính ở gà
Để nhận được gà lai theo dạng này có thể sử dụng các khả
năng sau đây:
58
*Lai giữa gà mái mang alen trội của gen SL quy định màu
trắng bạc của lông với gà trống mà giao tử của nó mang alen lặn
tương ứng s-, quy định màu vàng sáng của lông. Gà con nhận được
có màu lông trắng bạc sẽ là gà trống, còn gà con có màu lông vàng
sáng sẽ là gà mái.
Trong thực tế, gà trống được dùng là Rốt đỏ (Red Rhode), gà
mái là Rốt trắng. Các dạng gà lai cao sản nổi tiếng thế giới như
Uorel SSL, Decalb, Drilink, Benkoc B-380, Hisex brown... là những
sản phẩm theo hướng này.
*Lai giữa gà mái mang alen trội của gen B quy định màu của
các vằn trên lông và alen trội của gen E quy định màu đen của lông
với gà trống mang các alen lặn tương ứng của nó b, e. Gà con nhận
được có lông đen toàn thân là gà mái, gà con lông đen, trên đầu có
đốm trắng là gà trống. Trên thực tế ta dùng gà trống là giống Rốt đỏ
hay Niuhamsai (Newhampshire) với gà mái giống Plimut vằn.
Các giống gà mới đưa vào nước ta gần đây như: Moravia,
Goldline... được tạo ra theo hướng này cho phép phân biệt được
trống mái ngay khi mới nở nên đang được nhiều người ưa chuộng.
*Thông qua tốc độ mọc lông. Từ lâu ta đã biết rằng các giống
gà thuộc hướng đẻ trứng mọc lông nhanh hơn các giống gà thuộc
hướng kiêm dụng và hướng thịt. Ví dụ gà con giống Leghorn mọc
lông đầy đủ ở lứa tuổi còn non và khác với gà con từ các giống
Sussex, Rhode, các giống nặng cân khác. Tính trạng mọc lông nhanh
hay chậm gắn liền với giới tính. Khi lai gà mái mang alen trội của
gen K, quy định mọc lông chậm với gà trống mang alen lặn của gen
k, quy định mọc lông nhanh. Gà con nhận được nếu mọc lông chậm
là gà trống, mọc lông nhanh là gà mái. Gà mái ngay sau khi nở ra đã
có đủ các lông cánh chính. Người đầu tiên lai tạo gà lai dựa trên tốc
độ mọc lông liên kết với giới tính là Serebrov (1922), khi ông dùng
gà mái giống Orlop Nga với gà giống Plimut vằn.
59
3.1.4. Sự di truyền các tính trạng số lƣợng
Các tính trạng số lượng ở gia cầm gắn liền với sức sản xuất,
sinh trưởng phát dục, khả năng sinh sản... Trong suốt một thời gian
dài các nhà di truyền cho rằng sự di truyền các tính trạng số lượng
không tuân theo quy luật Menđen và sự di truyền các tính trạng số
lượng từ bố mẹ cho các thế hệ sau không thông qua nhiễm sắc thể
mà chỉ thông qua tế bào chất (Citoplasma). Năm 1909 nhà di truyền
học Thuỵ Điển chứng minh rằng về thực chất sự di truyền các tính
trạng số lượng không vượt ra ngoài quy luật Menđen. Ngày nay sự
di truyền các tính trạng số lượng được hiểu như là một polygen. Một
tính trạng số lượng (TTSL) được quy định bởi không chỉ một gen
mà từ sự cộng gộp của nhiều gen, đôi khi từ 100-200 đôi gen. Cho
đến nay số lượng chính xác các gen quy định TTSL vẫn chưa được
xác định.
Trong chăn nuôi gia cầm, tất cả các TTSL đều có ý nghĩa
kinh tế lớn như sản lượng trứng, trọng lượng trứng, thể trọng... vì
vậy rất được quan tâm chú ý khi chọn lọc. Các quy luật di truyền
TTSL là đối tượng nghiên cứu của di truyền học quần thể (DTQT).
DTQT quan tâm đến sự tác động đồng thời của nhiều cá thể theo các
chỉ tiêu trung bình. Nói cách khác là các cá thể riêng biệt trong một
quần thể nhận được các đặc trưng tương ứng thông qua sự so sánh
nó với giá trị trung bình của quần thể về các tính trạng xác định.
Để hoàn thiện các giống gia cầm, điều quan trọng hơn cả là
nhận biết các đại lượng di truyền cơ bản của các tính trạng kinh tế,
cũng như mức độ di truyền (DT), sự tương quan giữa chúng và sự
lặp lại của các tính trạng...
Hệ số di truyền h2 (HSDT) thường được sử dụng nhiều trong
công tác giống. Thông qua HSDT sẽ hạn chế được ảnh hưởng của
môi trường ngoài và tìm thấy được giá trị di truyền thuần tuý của
tính trạng nghiên cứu. Theo Lasley, HSDT là một bộ phận của sự
biến dị kiểu hình nói chung, nó phụ thuộc vào sự khác nhau của gen
60
và các cá thể khác nhau trong quần thể. Từ giá trị của HSDT rút ra
được những kết luận về sự đa dạng DT trong khuôn khổ một nhóm
hay một đàn gia súc, gia cầm. HSDT là khác nhau không chỉ trong
các quần thể mà ngay cả trong một quần thể trong quá trình hoàn
thiện nó. Do đó sẽ mắc sai lầm nếu như ứng dụng một cách máy móc
các giá trị của HSDT từ đàn này cho đàn khác và cần phải tính
HSDT trong điều kiện cụ thể của tiến trình công tác giống.
Theo Boyer (1964), HSDT của các tính trạng riêng biệt là
một đại lượng tương đối ổn định, nó phụ thuộc vào các tính trạng số
lượng khác nhau. Ở gia cầm, HSDT các tính trạng được chia ra theo
nhóm sau:
-Các tính trạng (TT) có giá trị của HSDT cao ( h2 =0,6) gồm
có khối lượng trứng và màu sắc vỏ trứng.
-Các TT có HSDT trung bình (h
2
=0,35) gồm có khối lượng
cơ thể, vòng ngực, dài lườn… tức là các TT liên quan đến sản xuất
thịt nói chung.
-Các TT có HSDT thấp (h2 =0,25) gồm có tuổi đẻ trứng, sản
lượng trứng, cường độ đẻ… tức là các TT liên quan đến sức sản xuất
trứng.
-Các TT có HSDT rất thấp (h2 =0,1) gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ
ấp nở, sức sống…HSDT nói lên rằng sự di truyền có ảnh hưởng rất
hạn chế đến các TT này.
Các nghiên cứu đã xác định HSDT của các đối tượng gia cầm
chủ yếu thể hiện trong các bảng 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.
Bảng 3.2 : Giá trị HSDT của dòng gà 6E, giống Leghorn
(Theo Vanchep, Donchep và cộng sự, 1990)
Tính trạng Theo Vanchep và
cs.
Theo các tác giả
khác
Khối lượng cơ thể lúc -
Mới nở 0,63
61
56 Ngày 0,31 -
154 Ngày 0,40 -
365 Ngày 0,55 0,63
Tuổi đẻ trứng đầu (ngày) 0,44 -
Sản lượng trứng 0,22 0,26
Trọng lượng trứng 0,53 0,50
Bảng 3.3 :Giá trị HSDT ở ngỗng
Tính trạng Tính trạng
Thể trọng lúc 1,5-2,5 tháng
tuổi
0,38 Sản lượng trứng 0,16
Khối lượng gan 0,45 Khối lượng trứng 0,38
Tỷ lệ thụ tinh 0,09 Tỷ lệ ấp nở 0,04
Bảng 3.4: Giá trị HSDT ở gà tây, vịt
Tính trạng Tính trạng
Gà Tây Vịt
Thể trọng lúc 2 tháng 0,38 Thể trọng lúc 1 ngày 0,65
Thể trọng lúc 6 tháng 0,39 Thể trọng lúc 2 tháng 0,42
Dài xương ngực 0,28 Thể trọng lúc 18 tháng 0,33
Rộng ngực 0,32 Thể trọng khi giết thịt 0,71
Sản lượng trứng 0,28 Sản lượng trứng 0.36
Khối lượng trứng 0,31 Khối lượng trứng 0,50
Tỷ lệ thụ tinh 0,17
Tỷ lệ nở 0,14
Trên cơ sở hệ số di truyền của từng tính trạng cho phép đưa ra
phương pháp công tác giống thích hợp, làm tăng nhanh tiến bộ di
truyền và hiệu quả chọn lọc giống.
62
Bảng 3.5: Giá trị HSDT và công tác giống
Tính trạng HSDT (h2) Phƣơng pháp giống
Sản lượng trứng 0,30 (0,15-0,45) Theo dòng họ
Tuổi thành thục SD 0,25 (0,15-0,40) Theo dòng họ
Cường độ đẻ trứng 0,20 - Theo dòng họ
Tỷ lệ nở 0,15 - Theo dòng họ
Khối lượng trứng 0,60 (0,45-0,80) Theo cá thể
Màu vỏ trứng 0,60 (0,55-0,75) Theo cá thể
Hình dạng trứng 0,15 (0,1-0,2) Theo dòng họ
Độ dày vỏ trứng 0,30 - Theo dòng họ
Màu lòng đỏ 0,15 - Theo dòng họ
Sức sống 0,10 (0,05-0,1) Theo dòng họ
Khối lượng cơ thể 0,40 (0,4-0,5) Theo cá thể
Đến 12 tuần tuổi
Đến 6 tháng tuổi 0,45 (0,40-0,50) Theo cá thể
Khối lượng sống
cuối kỳ
0,60 (0,55-0,65) Theo cá thể
3. 3. Công tác giống gia cầm
Tuỳ thuộc vào phương thức biểu hiện giá trị giống và số
lượng các tính trạng cần củng cố và nâng cao ở những giống cụ thể
mà sử dụng phương pháp công tác giống thích hợp.
3.3.1. Chọn lọc giống gia cầm
3.3.1.1. Chọn lọc giống theo cá thể
Theo phương pháp này việc chọn lọc được thông qua kiểu
hình của các cá thể trong trong toàn đàn theo các giá trị của giống.
Phương pháp này thu được hiệu quả cao khi sự di truyền trội hoặc
lặn được qui định bởi các cặp gen. Ví dụ ở gà Plymouth trắng lặn qui
định bởi alen-c, mào đơn bởi alen-r, các cá thể mang các tính trạng
63
này là đồng hợp theo màu lồng và hình dạng mào nên chọn lọc la rất
đơn giản. Phương pháp chọn theo cá thể là rất hiệu quả với các tính
trạng có HSDT cao.
3.3.1.2.Chọn lọc theo gia đình, dòng họ
Phương pháp chọn lọc này được thực hiện thông qua giá trị
giống trung bình của gia đình, dòng họ. Giá trị giống trung bình
được tính cho cả các cá thể trong gia đình được chọn lọc. Phương
pháp này có hiệu quả cao khi các tính trạng chọn lọc có HSDT thấp.
3.3.1.3.Chọn lọc hỗn hợp (cá thể, dòng họ, gia đình)
Trong phương pháp này cho phép chọn các cá thể tốt nhất
trong các gia đình tốt nhất, là phương pháp có nhiều triển vọng và
được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia cầm.
Phụ thuộc vào chương trình công tác giống khác nhau, việc
chọn lọc được thực hiện trên 1 tính trạng hay nhiều tính trạng mà sử
dụng các hình thức chọn lọc sau:
-Chọn lọc liên tục theo một tính trạng: Được sử dụng chỉ
trong các trường hợp đặc biệt. Chọn lọc chỉ theo giá trị giống của
một tính trạng và kéo dài liên tục qua nhiều thế hệ cho đến khi đạt
mục đích giống đặt ra thì dừng lại. Sau đó chuyển sang chọn lọc theo
tính trạng khác. Phương pháp này được tiến bộ di truyền tương đối
nhanh nhưng chỉ ở một tính trạng. Ở gia cầm các tính trạng luôn có
liên quan với nhau nên việc chọn lọc theo phương pháp này gặp trở
ngại, vì vậy thường chỉ ứng dụng trong công tác giống với các dòng
chuyên dụng.
-Chọn lọc độc lập: Theo phương pháp này việc chọn lọc đồng
thời ở một số tính trạng cho đến khi các tính trạng đó đạt giới hạn
của giá trị giống xác định. Tức là đánh giá các cá thể thoả mãn đòi
hỏi thấp nhất được xác định cho mỗi tính trạng, nếu không thoả mãn
một tính trạng thì phải loại thải. Chỉ chọn các cá thể theo tất cả các
tính trạng trên giới hạn qui định. Ví dụ đưa ra giá trị giống về sức đẻ
trứng 220, trọng lượng trứng 55g thì tất cả các cá thể có SLT từ 220
64
và TLT từ 55g trở lên mới được chọn. Nhược điểm của phương pháp
này là phải loại thải đi các cá thể có giá trị cao chỉ ở một TT mong
muốn, các gia cầm có đặc tính quí ở một hướng sản xuất nào đó. Đòi
hỏi phải có số lượng lớn để chọn lọc. Phương pháp này ứng dụng
nhiều trong CNGC.
-Chọn lọc theo chỉ số giống: Chỉ số giống được qui định cho
tất cả cá thể và cho tất cả tính trạng giống. Chỉ số giống chung nhất
được thể hiện với mô hình toán học tổng quát là:
I = V1P1+V2P2+….....+VnPn
Trong đó P1,P2..Pn là giá trị chuyển đổi của các tính trạng
giống; V1,V2..Vn là hệ số xác định của giá trị giống; n là số lượng
tính trạng giống. Chỉ số giống sau đây hay dùng trong chăn nuôi gia
cầm:
I = 0,236 (P1- P1) + 0,132 (P2 – P2) + 14,56 (P3 – P3)
Trong đó P1,P2,P3 là sản lượng trứng (quả); khối lượng trung
bình của trứng (g) và khối lượng của gia cầm sau năm đẻ trứng đầu
tiên (kg); P1, P2, P3 là giá trị trung bình của các tính trạng tương
ứng trong quần thể.
3.3.2 Sử dụng ƣu thế lai trong chăn nuôi gia cầm
Sản lượng cao của các giống gà hướng trứng, tăng trọng
nhanh, tầm vóc lớn của các giống gà hướng thịt, khả năng sử dụng
thức ăn tốt của các dòng gà gần đây đã trở thành nổi tiếng trên thế
giới không thể tách rời khỏi sự lai tạo và sử dụng ưu thế lai.
Sự tăng về sức sống, độ lớn, sức sinh sản, tốc độ phát triển,
khả năng chống đỡ với bệnh tật và những thay đổi của khí hậu thời
tiết biểu hiện ở cơ thể lai so với cơ thể bố mẹ, kết quả của sự kết hợp
giữa các giao tử của bố, mẹ ở cơ thể con lai được gọi là ưu thế lai.
Trong chăn nuôi gia cầm đẻ nhận được ưu thế lai cao người ta
thường sử dụng các phương pháp lai đó là: Lai giữa các giống, lai
giữa các dòng và lai hỗn hợp từ 2,3,4 dòng hợp lại. Các dạng gà lai
điển hình về năng suất cao theo hướng trứng vỏ trắng, trứng vỏ màu
65
và gà lai theo hướng sản xuất thịt Broiler được giới thiệu trên các
bảng 3.6, 3.7.
3.3.2.1. Những lợi ích nhận được từ lai tạo
Thứ nhất, con lai có thể tổ hợp được các đặc tính tốt từ 2
giống khác nhau. Những khuyết tật tồn tại ở một giống sẽ không có
ở thế hệ sau nhờ vào sự bổ sung, đóng góp của các giống khác. Ví
dụ: một gà mái Leghorn trắng (LW) lai gà rốt đỏ (RIR) cho ra gà đời
con có sức đẻ trứng cao hơn gà RIR, trứng lớn hơn, thể trọng gà sau
thời gian đẻ trứng lớn hơn so với gà LW, trứng của gà lai sẫm màu
hơn…
Thứ hai, lai tạo hướng tới sự đồng nhất hơn về đặc trưng bên
ngoài thông qua chọn lọc, cho phép chọn, loại những con yếu, không
kinh tế và không cho sản phẩm.
Thứ ba, hai nhóm giống từ hai giống khác nhau có thể lai tạo,
sử dụng gen liên kết giới tính để chọn gà trống mái lúc mới nở ra
khỏi trứng.
Thứ tư, con lai thường biểu hiện ưu thế lai, các thành tích về
thế hệ con cháu cao hơn so với thành tích trung bình của bố mẹ
chúng. Ví dụ (theo Hutt và Cale) sự thay đổi sức sản xuất qua lai tạo:
sản lượng trứng đến 500 ngày tuổi là +22 quả; trọng lượng trứng
+2g; thể trọng +130g; tuổi đẻ trứng đầu tiên -5 ngày.
Bảng 3. 6: Gà lai đẻ trứng vỏ trắng
Gà lai
Hãng sản
xuất
Sản lƣợng
trứng
Trọng
lƣợng
trứng (g)
Thức
ăn/trứng
Bebkok B-
300
Bebkok
Mỹ
255-288 59,5-60,0 133-160
Khixec trắng
Euribrit Hà
lan
253-287 60,3-61,9 150-162
66
Roc trắng Róc Anh 270 61,5 150
Sayvur-228
Roc
Canada
243-286 58,4-61,5 146-178
Belarus-9 Nga 227-277 59,4-60,0 133-188
Za ria-17 Nga 243-257 59,0-61,0 165-171
Hybrit-212 Đức 238-277 6,5-62,6 144-171
Tetran
Babona
Hung
243-286 58,4-61,5 146-178
Giữa 2 nhóm gà đẻ trứng vỏ trắng và vỏ màu có đặc điểm là:
Sản lượng trứng tương đương nhau (230-290/235-296); trọng lượng
trứng vỏ màu cao hơn vỏ trắng; chi phí thức ăn để sản xuất trứng gà
vỏ màu cao hơn chút ít (133-190/151-190), tầm vóc cơ thể sau khi
đẻ nhóm gà vỏ màu cao hơn. Gà đẻ trứng vỏ màu ít chịu ảnh hưởng
của stress môi trường, sức sản xuất trứng ổn đinh và tỷ lệ nuôi sống
cao hơn gà lông trắng, đẻ trứng vỏ trắng. Vì vậy tạo gà lai đẻ trứng
vỏ màu đang là xu hướng của các nhà tạo giống gà.
Bảng 3. 7: Gà lai đẻ trứng vỏ màu
Gà lai
Hãng sản
xuất
Sản lƣợng
trứng
Trọng
lƣợng
trứng (g)
Thức
ăn/trứng
Bebkok B-
380
Bebkok
Mỹ
235-255 61,8-62,5 151-193
Decan
Ambelin
Decanb
Mỹ
256-296 63,0-65,4 170
Decan
Drilink
Decanb
Mỹ
256-296 53,0-65,0 170
Khixec đỏ Euribrit Hà
lan
260-293 61,2-63,5 172
Khubard Khubard 265-279 61,4-62,5 165
67
Mỹ
Lohman Lohman
Đức
279 62,5 168
Roc đỏ Roc Anh 270 63,0 154
Uoren SSL Uoren Mỹ 256-289 61,1-62,1 153-166
Tetral CL Babina
Hung
244-274 64,1-65 154-181
3.3.2.2. Lai tạo và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gia
cầm ở nước ta
Ứng dụng các thành tựu của di truyền học và lai tạo giống gia
cầm của thế giới vào thực tiễn chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã được
các nhà khoa học quan tâm từ những năm 70, nhưng phát triển mạnh
và có đóng góp tích cực cho sản xuất là khoảng 10 năm trở lại đây.
Các công trình nghiên cứu lai tạo được thực hiện theo 3 hướng: 1)
lai giữa các giống/dòng gia cầm cao sản nhập nội; 2) lai giữa các
giống gia cầm địa phương trong nước; 3) lai giữa một giống là gia
cầm cao sản nhập nội với một giống địa phương. Kết quả các công
trình nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
chăn nuôi (tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, nay là
nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, tạp chí chăn nuôi của Hội chăn nuôi Việt Nam và
trên website của Bộ giáo dục và đào tao www/hed.edu.vn. Thông tin
chi tiết tìm trên các tài liệu này). Thống kê chưa đầy đủ, các công
trình nghiên cứu về lai tạo và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gà
thể hiện trên bảng 3.8.
Bảng 3. 8: Tổng hợp các công trình lai tạo gà đã công bố ở
nƣớc ta
Cặp lai Tác giả, năm công bố
Plymouth x Ri Tạ An Bình, 1973
68
Red Rhode island x Mía
Cornish x Ri
Phù lưu tế x Sussex
Plymouth x Ri
Red Rhode island x Ri
Newhampshire x Ri
Nguyễn Đức Hưng, 1975
Các dòng gà Plymouth
TD8 xTD3
TD83 x TD9
Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc,
1984
Red Rhode island x Ri Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài
Tao, 1985
Các dòng gà Leghorn
BVX x BVY
Nguyễn Huy Đạt, 1991
Tổ hợp lai 3 máu của gà
Hybro 85
Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận,
Nguyễn Huy Đạt, Trần Long,
1993
Ross 208 x HV85 Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận,
Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn
Thanh Sơn, 1996
Tiền Giang x Tam Hoàng Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung,
Đồng Sỹ Hùng, 1997
Rhode island x Goldline Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung,
Đồng Sỹ Hùng, 1997
Tam Hoàng 882 x RhodeRi Phạm minh Thu, Trần Công
Xuân, 1997
Đông Tảo x TH Jangcun Nguyễn Đăng Vang, Trần Công
Xuân, 1999
Giữa các dòng gà Bình
Thắng (BT1, BT2)
Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung,
Đồng Sỹ Hùng, 1999
Kabir x Ri
Mía x Ri
Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn
Huy Đạt, 1999
69
Tam Hoàng x Brownic
Tam Hoàng x Bình Thắng
Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Thị
Thanh, 1999
Kabir x Ri
Tam Hoàng x Ri
Tam Hoàng x Mía
Tam Hoàng x Hồ
Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn
Huy Đạt, Nguyễn Đăng Vang,
2001
Kabir x Lương Phượng
Lương Phượng x Kabir
Trần Công Xuân và cộng sự,
2002
Mía x Kabir
Ri x Kabir
Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức
Hưng, Nguyễn Đăng Vang,
2002
Lương Phượng x Sasso Phùng Đức Tiến và cộng sự,
2003
Tam Hoàng x Tàu Vàng
Lương Phượng x Tàu Vàng
Lâm Minh Thuận, 2004
Lương Phượng x Ri Nguyễn Huy Đạt, 2004
Goldline x Ai Cập Phùng Đức Tiến và cọng sự,
2004
Ri x Lương Phượng
Mía x Lương Phượng
Đông Tảo x Lương Phượng
Ri x Kabir
Mía x Kabir
Đông Tảo x Kabir
Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt,
2006
Các đối tượng gia cầm khác cũng được lai tạo với những
công thức khác nhau. Lai giữa vịt Bắc kinh với vịt Bầu (Phạm Văn
Trượng và cộng sự, 1990), lai giữa vịt Khakicampbell với vịt Cỏ
(Nguyễn Đức Hưng, 1993; Trần Thanh Vân, 1998), Giữa các dòng
vịt siêu thịt với nhau (Hoàng Văn Tiệu và cộng sự, 1993, 2003,
2004, 2005)… Lai giữa các dòng ngan pháp với nhau và với ngan
70
nội: lai chéo dòng ngan pháp R31 x R51 (Nguyễn Đức Hưng, Mai
Danh Luân, 2001), lai giữa ngan R71 và vịt CV-2000 (Nguyễn Đức
Hưng, Lương Thị Thủy, 2004; Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đức
Trọng, 2003)… Lai giữa các dòng bồ câu pháp với bồ câu nhà (Trần
Công Xuân và cộng sự, 2003-2004)…Ở hầu hết các công thức lai và
hầu như ở tất cả các đối tượng gia cầm khi lai đều cho ưu thế lai và
có thể sử dụng trong sản xuất thịt, trứng có hiệu quả cao hơn các
giống địa phương. Một số nhóm giống mới đã được công nhận đưa
vào sản xuất như gà RốtRi, gà Bình Thắng (BT1, BT2)…
3.3.3.Phƣơng pháp tạo các dòng gà lai có năng suất cao
Các dòng gà lai có năng suất cao hiện nay được ra theo
nguyên tắc chung và theo sơ đồ sau của Piuzen (1982).
Quần thể từ một hoặc nhiều giống ban đầu
+Hình thành các dòng cận huyết
Các dòng cận huyết
E B Z M
A B C F M
+Thử nghiệm sự kết hợp
giữa các dòng
Các dòng có khả năng kết hợp tốt
B E C Z M
BE x EC ZM +Con lai đơn (2 dòng)
BCE ECZM +Con lai phức tạp (3-4 dòng)
71
Lai kinh tế trong chăn nuôi gà công nghiệp có nhiều công
thức khác nhau:
-Đơn giản nhất là lai chéo 2 dòng. Ví dụ: trống Leghorn dòng
X với mái dòng Y = mái thương phẩm Leghorn.
-Giữa trống dòng thuần với mái là sản phẩm lai tạo để tạo ra
con lai thương phẩm. Ví dụ: công thức lai Plymouth 791 (P.983)
Bước 1 tại trại ông bà lai trống 488 x mái 433 132A
(P.83).
trống 799 x mái 799 dòng thuần (P.9)
Bước 2 tại trại bố mẹ lai trống dòng thuần 799 x mái lai
132A 791
-Giữa gà trống dòng cha, mái dòng mẹ đều là sản phẩm lai
cùng giống hoặc khác giống tạo ra gà lai thượng thẩm 4 máu. Ví dụ
công thức lai tạo gà Hybro của Cuba. Bố là sản phẩm của 2 dòng
Cornic P1,I1; mẹ là sản phẩm của 2 dòng Plimut B1,B7.
3.4. Hệ thống công tác giống gia cầm
Các nước có ngành gia cầm phát triển, hệ thống giống có
dạng hình tháp mà đỉnh là các trung tâm giống gốc, tiếp đến là các
trại giống ông bà, trại giống bố mẹ, dưới cùng là hệ thống các trại
thương phẩm có số lượng và qui mô lớn gấp nhiều lần các cơ sở
cung cấp giống.
-Trung tâm giống gốc có nhiệm vụ giữ giống gốc nguyên
chủng, cải tiến giống cho phù hợp với địa phương và yêu cầu của
sản xuất, tự