Trong kinh doanh, địa điểm luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp kinh doanh và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ chi
phí cao cho những địa điểm có tính cạnh tranh cao. Tất cả đều mong muốn sở hữu những
địa điểm kinh doanh đắc địa, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh, các CEO phải cân nhắc rất
nhiều tiêu chí, dựa trên chiến lược, mục tiêu kinh doanh và cả khả năng tài chính của
doanh nghiệp mình. Một trong những tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm
kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chính là dựa trên đặc điểm và thói quen tiêu dùng của
khách hàng mục tiêu.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa điểm kinh doanh - Yếu tố quyết định thành công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa điểm kinh doanh - Yếu tố quyết
định thành công
Nguồn đọc thêm:
Trong kinh doanh, địa điểm luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp kinh doanh và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ chi
phí cao cho những địa điểm có tính cạnh tranh cao. Tất cả đều mong muốn sở hữu những
địa điểm kinh doanh đắc địa, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh, các CEO phải cân nhắc rất
nhiều tiêu chí, dựa trên chiến lược, mục tiêu kinh doanh và cả khả năng tài chính của
doanh nghiệp mình. Một trong những tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm
kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chính là dựa trên đặc điểm và thói quen tiêu dùng của
khách hàng mục tiêu.
Sau một thời gian thăm dò thị trường TP HCM, Công ty đầm bầu Anna Nina đã chuyển
địa điểm cửa hàng tới gần bệnh viện phụ sản Từ Dũ, nơi tập trung nhiều khách hàng tiềm
năng, thay vì trưng bày sản phẩm trong các siêu thị lớn. Quyết định này đã giúp công ty
cải thiện doanh số đáng kể. Với tâm lý "buôn có bạn, bán có phường", nhiều doanh nghiệp
lựa chọn địa điểm kinh doanh tại những nơi tập trung nhiều thương hiệu cùng ngành.
Cũng có doanh nghiệp lại lựa chọn những địa điểm độc lập nhằm tạo ra sự khác biệt với
các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, chí phí cũng là mối quan tâm hàng đầu đối với doanh
nghiệp, vì chi phí thuê địa điểm thường lớn và dài hạn, lại không thể thu hồi vốn trong
thời gian ngắn. Các tiêu chí về sự thuận tiện, tình hình giao thông và an ninh, các yêu cầu
về trang thiết bị ... cũng được các doanh nghiệp đánh giá kỹ lưỡng.
Mặt khác, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tìm được địa điểm kinh doanh thỏa mãn
được mọi tiêu chí. Để đáp ứng yêu cầu về mặt bằng rộng dành cho việc trưng bày sản
phẩm đa dạng với số lượng lớn, các đại siêu thị như Metro, Melinh Plaza tại Hà Nội buộc
phải lựa chọn địa điểm cách xa trung tâm thành phố. Khắc phục nhược điểm này, các
doanh nghiệp đã có những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút khách hàng như Metro với
chính sách giá bán lẻ rẻ như giá bán buôn, Melinh Plaza với giải pháp tăng cường quảng
bá và xây dựng tuyến xe bus miễn phí từ trung tâm thành phố tới siêu thị. Thậm chí, do
chi phí thuê địa điểm kinh doanh quá cao, ngày càng có nhiều doanh nghiệp bán lẻ như
Ebay, Amazon ... sử dụng internet để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm qua website.
Thay vì đầu tư thuê địa điểm mở cửa hàng, họ đầu tư xây dựng hệ thống hậu cần và giao
hàng tận nhà, làm hài lòng khách hàng bằng các dịch vụ hậu mãi. Vì các doanh nghiệp đều
hiểu rằng một địa điểm kinh doanh tốt cần phải đi kèm với chất lượng sản phẩm dịch vụ
tốt, hoạt động quảng cáo marketing và các chính sách hậu mãi tốt... mới có thể giúp doanh
nghiệp thành công.
Địa điểm và Thuê địa điểm
Hiểu rõ thị trường của bạn.
Có chuyên gia đã so sánh hoạt động bán lẻ với thế giới động vật: McDonald là một “con
chuột”, bởi nó có thể tồn tại và phát triển ở mọi nơi, cả trong thị trường đông đúc lẫn thị
trường thưa thớt khách hàng. Tuy nhiên, các công ty khác chỉ là loài “gấu trúc”, bởi vì họ
cần những thị trường cụ thể mới tồn tại được. Hãy nghĩ về môi trường mà hoạt động kinh
doanh mới của bạn cần đến. Câu trả lời sẽ giúp bạn tìm ra địa điểm kinh doanh thích hợp
nhất cho sự phát triển của công ty.
Nếu bạn dự tính khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, ví dụ như dịch vụ kế
toán/kiểm toán, bạn có thể sử dụng nhà riêng của bạn để làm địa điểm kinh doanh. Khi đó,
bạn đừng cân nhắc các mức chi phí tổng thể khi đưa ra quyết định, cũng như quan tâm tới
việc liệu hoạt động kinh doanh tại nhà có thích hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn hay
không. Liệu khách hàng tiềm năng có bị bỏ qua nếu bạn kinh doanh tại nhà? Hay khách
hàng có chú ý tới địa điểm kinh doanh của bạn không, khi việc bán hàng được thực hiện
chủ yếu qua điện thoại, fax và website? Bạn cần nhớ kỹ rằng có thể có các quy định pháp
luật tại địa phương nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh, vì vậy hãy kiểm tra kỹ lưỡng trước
khi quyết định. Hãy đảm bảo rằng hàng xóm của bạn không cảm thấy phiền hà với việc có
đông người qua lại. Ngoài ra, chỗ đỗ xe cũng là điều cần xem xét, hơn nếu bạn đặt điểm
kinh doanh ngay tại nhà mình.
Cho dù bạn là một doanh nhân làm việc ngòai giờ hay làm việc theo giờ chính thức thì đôi
khi vấn đề địa điểm cũng trở nên quan trọng đối với bạn. Việc thành công hay thất bại của
hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ phụ thuộc vào sự lựa chọn và đánh giá của người chủ
trong việc tìm một địa điểm phù hợp.
Bước khởi đầu trong việc kinh doanh là quyết định xem bạn sẽ sống ở đâu và doanh
nghiệp của bạn sẽ đặt ở đâu. Bạn cũng có thể có cơ hội chuyển đến một nơi mà việc sống
và kinh doanh đều tuyệt vời.
Các tiêu chí về quy hoạch
Mọi thành phố đều có Sở Kế hoạch tại khu hành chính. Bạn sẽ phải làm việc với cơ quan
này cũng như nhiều cơ quan khác và các tổ chức của thành phố, những nơi có toàn quyền
trong việc thông qua hay không bản kế hoạch của bạn.
Bạn có thể không còn phụ thuộc vào quy hoạch để quyết định những nguyên tắc nào được
sử dụng ở vị trí mà bạn mong muốn. Vị trí mà bạn mong muốn thường phải được thông
qua trong bản kế hoạch chính sách, đánh giá tác động môi trường và các quy định khác.
Bạn có thể cảm thấy như mình đang đứng trước hội đồng xét duyệt với những quyết định
được đưa ra dường như không mấy hợp lý. Ở nhiều thành phố có những cơ quan tái phát
triển được phép áp đặt những điều kiện thậm chí còn nghiêm ngặt hơn cả những điều đã
được ghi trong các văn bản về quy hoạch ở địa phương.
Một nhà đầu tư vào trung tâm mua sắm đã quá thất vọng trước những đòi hỏi của các cơ
quan của thành phố đến mức cuối cùng ông ta phải tuyên bố đầu hàng và bán lại tài sản
này cho người khác. Nhà đầu tư mua lại tài sản này sau đó đã thành công trong việc phát
triển nó. Bí quyết của ông ta là “tôi đến gặp chính quyền thành phos và nói với họ rằng tôi
sẽ làm tất cả những điều họ muốn và tôi đã thực hiện điều đó."
Rõ ràng là sẽ có những thời điểm những điều kiện không thuận lợi sẽ làm cho địa điểm mà
doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở mất đi tính hấp dẫn. Trong những trường hợp đó bạn cần
phải dứt khoát trong việc đi tìm một địa điểm khác.
Tiêu chí cho việc kinh doanh tại nhà
Cần đảm bảo rằng việc bạn kinh doanh ở nhà là hợp pháp và bạn phải được thành phố cấp
giấy phép cho việc này. Nhiều ngôi nhà có các điều kiện đi kèm và bạn cần kiểm tra để
đảm bảo rằng bạn tuân thủ nó.
Tiêu chí đối với doanh nghiệp sản xuất, kho bãi, công nghiệp
• Có thể mở rộng trong tương lai
• Thuận tiện cho nhân viên
• Thuận tiện giao thông
• Có sẵn lực lượng lao động
• Cơ sở hạ tầng phù hợp
• Thuận tiện cho hệ thống vận chuyển và giao hàng nhanh
Tiêu chi đối các doanh nghiệp bán lẻ
Mỗi doanh nghiệp bán lẻ hay thương mại đều có những tiêu chí riêng của mình. Ví dụ,
một cửa hàng bán bánh cần ở một vị trí thuận chiều trên đường đi làm. Mặt khác, cửa
hàng bán rượu cần có vị trí ở phía bên đường theo chiều từ chỗ làm về nhà.
Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh của bạn có một ảnh hưởng rất lớn đến các cơ hội thành
công của bạn.
Trong Phần I bạn đã phân tích những doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh tương tự với
lĩnh vực mà bạn lựa chọn. Bạn đã phân tích địa điểm của những doanh nghiệp này và tại
sao họ lại đặt ở đó chưa?
• Chọn một loại trung tâm phù hợp (lớn, mini hay dãy hàng). Một số doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả nhất trong những trung tâm lớn nhưng một số khác như siêu thị nhỏ, cửa
hàng băng đĩa, hiệu giặt tự động lại thành công hơn trong các trung tâm nhỏ hơn . Trong
khi đó một số khác lại kinh doanh tốt tại mặt phos như cửa hàng hoa, nhà trẻ hay cửa hàng
đồ cổ.
• Thông tin về nhân chủng học có thể cung cấp cho bạn thông tin về vùng lân cận. Nó cho
bạn biết về dân số, số hộ gia đình, ước tính dân số theo chủng tộc, độ tuổi và theo mức thu
nhập trong bán kính một, hai hay năm dặm. Bạn có thể tìm kiếm các công ty cung cấp loại
thông tin này trên Internet. Hãy sử dụng các công cụ tìm kiếm chủ yếu và gõ “số liệu nhân
chủng học” để tìm kiếm. ."
• Thăm dò người địa phương. Bạn sẽ ngạc nhiên về những điều mà bạn học được qua việc
nói chuyện với các khách hàng, nhân viên và chủ doanh nghiệp.
• Mật độ lưu thông cũng rất quan trọng vì nó cho bạn biết số lượng xe tại các giao lộ. Bạn
cũng có thể lấy số liệu về người đi bộ, điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh
doanh theo kiểu khách hàng tiện ghé qua. Thông số này có thể lấy từ phòng giao thông
hay cảnh sát địa phương.
• Visibility and signage. Khách hàng phải biết rằng bạn đã có mặt ở đó. Họ có thể nhìn
thấy cửa hàng của bạn. Thông thường thì phía cuối hoặc góc đường là những vị trí tốt hơn
và đó là tại sao tiền thuê ở những nơi này cao hơn. Làm một cái bảng hiệu với kích cỡ lớn
nhất có thể. Hãy nói cho công chúng biết rõ bạn đang kinh doanh cái gì. Ví dụ như: du
lịch, quà tặng, con vật cảnh đã nói lên bạn đang kinh doanh là cái gì. Hợp đồng thuê địa
điểm của bạn và các quy định của thành phố đều có những hạn chế liên quan tới biển hiệu.
• Lối đi và việc đỗ xe: Đảm bảo bạn có nơi đỗ xe thuận tiện và đủ chỗ. Hãy tránh những
phố có sử dụng dải phân cách hoặc phố giao thông một chiều. Khách hàng thường thích
các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước.
• Khoảng cách với đối thủ cạnh tranh: Cần biết các đối thủ cạnh tranh của bạn ở đâu. Bạn
có thể tìm thấy tên và địa chỉ của họ trong cuốn Những Trang Vàng. Hãy tìm hiểu xem
các đối thủ của bạn đang làm gì và họ thực hiện như thế nào.
Các đại siêu thị: Đó là những cửa hàng khổng lồ với tầm cỡ quốc gia dưới dạng 1 trung
tâm thương mại, mua sắm. Chẳng hạn, Albertson's, Nordstrom, Wal-Mart và McDonald's
sẽ giúp thu hút khách hàng vào trong các trung tâm. Thông thường, doanh nghiệp của bạn
có vị trí càng gần các đại siêu thị thì việc kinh doanh của bạn càng tốt.
Những việc nên và không nên khi thuê địa điểm
Nên có một luật sư chuyên về bất động sản để giúp bạn trong việc đàm phán để thuê hay
mua địa điểm. Một hợp đồng thuê địa điểm trong 6 năm với tiền thuê mỗi tháng là $1000
sẽ cần $60000 (có lẽ là trách nhiệm đóng góp cá nhân) và hoàn toàn có thể là khoản đóng
góp lớn nhất của bạn cho doanh nghiệp mới của mình.
Hầu hết các hợp đồng thuê điểm bán lẽ là theo dạng người thuê chịu toàn bộ các khoản chi
phí liên quan như tiền thuế, bảo hiểm, làm vườn, trang thiết bị, bảo vệ, rác và nước thải,
tháo dỡ các tấm thạch cao và sửa chữa. Khoản phí này sẽ được tính trên diện tích bạn
thuê. Các chi phí bảo dưỡng thông thường có thể là khá tốn kém nên bạn cần ước lượng
chi phí mỗi tháng trước khi ký hợp đồng thuê. Chi phí này có thể khác nhau nhưng thường
bao gồm việc quét dọn khu đỗ xe, sửa chữa cũng như các chi phí thông thường của khu
vực chung.
Hãy yêu cầu có các điều khỏan bổ sung. Khi hết thời hạn cơ bản bạn có thể gia hạn hợp
đồng thuê hoặc chuyển đi chỗ khác. Thời hạn thuê ban đầu nên để ngắn. Có một số lý do
thuyết phục cho việc đặt một thời hạn thuê ngắn với các điều khoản bổ sung:
• Việc kinh doanh của bạn có thể không thành công ở vị trí ban đầu. Thời hạn thuê ngắn sẽ
giảm thiểu chi phí thuê phải đóng góp.
• Các điều kiện của hợp đồng thuê cần phải linh hoạt cho trường hợp việc kinh doanh phát
triển. Những doanh nghiệp mới thành lập thường có tốc độ phát triển nhanh hơn dự đoán.
Phải tính đến khả năng bạn cần phải mở rộng việc kinh doanh và cần mở rộng địa điểm.
Để làm được điều này thì hợp đồng thuê của bạn cần nhấn mạnh rằng nếu bạn cần mở
rộng địa điểm thì diện tích thuê của bạn sẽ được tăng lên, bạn có thể chuyển sang một vị
trí khác trong trung tâm hoặc có thể hủy hợp đồng.
Không nên
Không nên vội vàng đưa ra quyết định. Chẳng có địa điểm nào là điểm tốt cuối cùng cả.
Không nên đánh giá hoàn toàn vào việc thuê mướn. Hãy trả tiền thuê công bằng cho một
địa điểm lý tưởng. Không nên để người cho thuê khống chế tất cả các điều kiện thuê.
Các điểm cần xem xét trước khi ký hợp đồng thuê hoặc mua địa điểm
• Đây có phải là địa điểm tốt nhất có thể thuê được trong khu vực mà bạn mong muốn?
• Nó có đáp ứng các tiêu chí cụ thể của bạn?
• Cơ sở hạ tầng và thiết bị cũng như việc sửa chữa đã đầy đủ?
Danh sách những việc cần làm khi đi thuê địa điểm (xem phần Phụ lục hợp đồng đính
kèm: "Thuê với mục đích thương mại ")
Tiền thuê:tiền thuê có hợp lý so với các địa điểm khác trong cùng khu vực hay không?
Điều kiện: bạn thuê ngắn hạn (dưới 1 năm) hay dài hạn?
Mặt bằng: diện tích mặt bằng là bao nhiêu? Tiền thuê và các phí bảo dưỡng thông thường
được tính trên mỗi mét vuông mà bạn thuê.
Phí bảo dưỡng thông thường: phí dự tính cho một năm là bao nhiêu?
Điều khỏan bổ sung: bạn có đưa ra điều khoản bổ sung cho phép tiếp tục thuê địa điểm
sau khi thời gian thuê đầu tiên kết thúc không?
Việc tăng tiền thuê: việc tăng tiền thuê là dựa trên giá thuê cố định hay dựa trên chỉ số giá
cả tiêu dùng. Nếu vậy, hãy đàm phán về tỷ lệ tăng tối đa.
Tiền thuê theo phần trăm: một số chủ nhà có thể đòi hỏi tiền thuê gồm một mức cố định
cộng với một tỷ lệ phần trăm doanh thu của bạn. Đây là một vấn đề cần thảo luận.
Việc sửa chữa, cải tạo của người thuê: đưa ra thỏa thuận bằng văn bản về trách nhiệm của
chủ nhà và của bạn trong việc thực hiện các phần cải tạo để chuẩn bị địa điểm cho việc
kinh doanh. Cần có bản Phụ lục C về việc xây dựng của chủ nhà đi kèm với hợp đồng
thuê. Hãy xem phần mẫu phụ lục ở trong phần này.
Quyền nhượng lại hoặc cho thuê lại: Chủ nhà đồng ý “không được rút lui mà không có lý
do chính đáng”
Biển hiệu: cần cụ thể bằng phụ lục và miêu tả
Điều khỏan bổ sung về các yêu cầu mở rộng: nếu bạn cho rằng việc kinh doanh của mình
sẽ mở rộng, phát triển
Quyền đỗ xe: đảm bảo bạn có đủ chỗ đỗ xe. Tại hầu hết các trung tâm bán lẻ, những người
thuê sử dụng khu đỗ xe chung. Các nhà hàng hay rạp chiếu phim gần đó có thể độc chiếm
các khu đỗ xe mà bạn cần.
Đảm bảo cá nhân: cần tránh nếu có thể. Nếu đó là một yêu cầu, hãy yêu cầu luật sư của
bạn xem xét điều khoản này một cách cẩn thận.
Độc quyền: hãy yêu cầu đảm bảo rằng sẽ không có một đơn vị kinh doanh cùng ngành
nghề với bạn được phép ở trong trung tâm này nếu có thể.
Tất cả các giấy tờ thuê đều có phụ lục
1. Sơ đồ khu vực, đó là một bản vẽ phía bên trong của nhà kho, nhà vệ sinh, cửa và cửa sổ,
hệ thống thông khí của điều hòa nhiệt độ và các thiết bị khác.
2. Các tiêu chí về biển hiệu, đính kèm bản vẽ về loại biển hiệu mà bạn mong muốn và nhớ
nêu màu và kích cỡ của nó.
3. Trách nhiệm xây dựng, hãy làm rõ chính xác những gì chủ nhà sẽ phải làm và những gì
bạn sẽ phải làm.
4. Những yêu cầu đặc biệt của người thuê
Những điều cần cân nhắc khi thuê hoặc mua địa điểm
• Cho những doanh nghiệp mới thành lập, điều chủ yếu cần xem xét là số tiền cần cho
doanh nghiệp
• Các yêu cầu sẽ tiếp tục thay đổi? Nếu vậy thì có lẽ là nên đi thuê
• Các khuyến khích về thuế và cho vay có thể mua được không?
• Một số người kiếm được nhiều tiền từ bất động sản hơn là từ việc kinh doanh. Hãy nói
chuyện với Phòng Phát triển Cộng đồng.
• Việc sở hữu sẽ giúp cố định chi phí trong tương lại cũng như đảm bảo chắc chắn vị trí đó
thuộc về bạn
Hãy làm bài tập về nhà
• Hoàn tất mẫu thuê chuẩn với những tình huống phù hợp với đặc thù kinh doanh của bạn
• Tham dự các cuộc họp của Phòng Thương Mại địa phương để tìm hiểu về các cơ hội tại
địa phương cũng như mối quan tâm của cộng đồng
• Đánh giá đầy đủ về một địa điểm cụ thể bao gồm cả việc hoàn tất bảng “Tiêu chuẩn về
vị trí”
• Duy trì liên lạc với Phòng Phát triểm Cộng đồng
• Tìm và làm quen với 1 luật sư về bất động sản
• Đàm phán về một hợp đồng thuê thật sự để luyện tập
Tiêu chí về Địa điểm/Vị trí
Bạn có thể tự tạo cho mình một “địa điểm mẫu” để đảm bảo tính khách quan khi đánh giá
các địa điểm kinh doanh. Việc này có thể thực hiện bằng cách gán các giá trị khác nhau
cho các yếu có vai trò quan trọng nhất đối với loại hình kinh doanh của bạn. Sau đó mỗi
địa điểm sẽ được đánh giá trên những đơn vị đo lường này.
Một số điều cần nhớ khi chọn địa điểm:
• Chẳng có cái gì gọi là “địa điểm tốt cuối cùng còn sót lại”.
• Việc bắt chước những tiêu chí chọn địa điểm của các đối thủ thành công sẽ giúp cho bạn
tránh được những sai lầm
• Nếu bạn đang xây dựng một lọat cửa hàng, đừng bao giờ thuê địa điểm thứ hai cho đến
khi việc kinh doanh ở địa điểm thứ nhất có lãi và đã được chứng minh.
• Việc bạn trả tiền thuê với giá hợp lý ở một địa điểm lý tưởng còn hơn là trả một tiền thuê
cao cho một nơi bình thường.
• Không nên quá phụ thuộc vào những đơn vị môi giới địa ốc trong việc chọn địa điểm
cho bạn.
• Lái xe qua các tuyến phố và đi dạo quanh khu khu bạn sống là một cách hay khi tìm
kiếm địa điểm.
Nguồn: Theo Businessedge
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
“Có nhiều thứ cần phải quan tâm hơn là giá cả". Một trong những khái niệm cơ bản được
dạy trong hầu hết các khóa học kinh doanh đó là 4 chữ P (the Four P’s).
Price (Giá cả), Product (Sản phẩm), Promotion (Quảng cáo) và Place (Vị trí). Vị trí chính
là nơi phân phối, khách hàng có thể tiếp nhận sản phẩm hay dịch vụ từ bạn. Đó là yếu tố
tồn tại lâu nhất trong 4P, song lại không được chú ý đúng mức.
Chọn vị trí không chỉ đơn thuần là chọn một tòa nhà để làm trụ sở kinh doanh. Có lẽ đối
với bạn, việc mở cửa hàng kinh doanh trong thành phố của mình, hay khu phố của mình là
một điều đương nhiên. Song hãy nhìn vào bức tranh tổng thể.
1. Thành phố: Tiền thuê nhà và các chi phí khác, độ dư thừa lao động, thuế, các quy định
và khuyến khích kinh tế của chính quyền địa phương có thể rất khác nhau giữa các thành
phố, dù cho chúng ở không cách xa nhau lắm. Đôi khi, một thị trấn nhỏ lại là nơi hoàn hảo
cho doanh nghiệp của bạn.
2. Vùng của thành phố. Loại phương tiện giao thông mà doanh nghiệp của bạn cần đến là
gì? Địa điểm mà bạn chọn trong thành phố đó có phù hợp với hình ảnh về doanh nghiệp
của bạn không? Thêm nữa, vị trí khác nhau có thể dẫn tới tiền thuê địa điểm cũng khác
nhau đấy.
3. Vị trí so với đường phố, điểm đỗ xe và các doanh nghiệp khác. Bạn có cần một nơi để
người bộ hành hay xe cộ đi qua dễ dàng nhìn thấy hay dễ dàng tiếp cận không? Việc chọn
vị trí gần các doanh nghiệp tương tự có giúp bạn tìm tới nhóm khác hàng chính nhanh
chóng hơn không? Chẳng hạn như nếu bạn định mở một cửa hàng bán dụng cụ thể thao
hay bán những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì nên đặt cửa hàng của mình cạnh
một trung tâm thể dục thể thao.
4. Loại địa điểm. Bạn cần có không gian cho văn phòng, cửa hàng bán lẻ hay nhà kho?
Nhìn chung, tiền thuê cửa hàng bán lẻ sẽ đắt nhất trong ba loại trên.
Bên cạnh những chi tiết đã nêu còn có rất nhiều yếu tố cần xem xét khi chọn địa điểm
kinh doanh. Mặc dù chi phí đúng là một vấn đề lớn, nhưng bạn cũng cần suy nghĩ về các
khía cạnh khác nữa. Hãy tự trả lời xem vị trí kinh doanh của bạn quan trọng với ai?
- Đối với bạn: Không gian đó trước hết phải thật thuận tiện với cá nhân bạn. Nếu cảm thấy
nó không thuận tiện với bạn, thì có nghĩa là bạn đã chọn nhầm chỗ. Nên nhớ, bạn chính là
người làm việc ở đó hàng ngày.
- Đối với khách hàng: Nó phải thật thuận tiện cho khách hàng của bạn. Không có khách
hàng thì doanh nghiệp cũng không tồn tại được đâu.
- Đối với nhân viên của bạn: Hãy suy nghĩ lại một chút. Vấn đề này không quan trọng
lắm, nhất là vào thời điểm ban đầu này, khi bạn chưa có nhân viên nào. Tuy nhiên, khả
năng thu hút và giữ các nhân viên tốt cũng là một ưu điểm nên cân nhắc tới khi chọn địa
điểm doanh nghiệp.
- Đối với các đối tác chiến lược: Mặc dù yếu tố này vẫn chưa được đặt ra lúc này, nhưng
thực tế là các mối quan hệ đối tác chiến lược dễ có được giữa các đối tác ở cùng khu vực
địa lý. Bạn có nghĩ đến những vùng tập trung nhiều doanh nghiệp không, như Thung lũng
Silicon trở thành điểm quy tụ của ngành công nghệ thông tin chẳng hạn?
- Đối với