Điểm cao môn Sử - Có khó không?

LẬP BẢNG SO SÁNH Với nhiều bạn, học Sử khó vì thường xuyên bị lẫn lộn giữa các sự kiện, đang viết về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ lại nhảy sang chiến dịch Biên giới Thu -Đông 1950. Vậy phải làm sao đây? Nếu bạn cũng rơi vào tình trạng này, tốt nhất hãy kẻ một bảng so sánh các chiến dịch với nhau. Trong bảng bạn hãy đưa ra các tiêu chí so sánh như: 1. Hoàn cảnh lịch sử 2. Người mở chiến dịch 3. Mục tiêu chiến dịch 4. Thời gian diễn ra 5. Diễn biến chính 6. Kết quả

pdf4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm cao môn Sử - Có khó không?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm cao môn Sử - Có khó không? LẬP BẢNG SO SÁNH Với nhiều bạn, học Sử khó vì thường xuyên bị lẫn lộn giữa các sự kiện, đang viết về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ lại nhảy sangchiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950. Vậy phải làm sao đây? Nếu bạn cũng rơi vào tình trạng này, tốt nhất hãy kẻ một bảng so sánh các chiến dịch với nhau. Trong bảng bạn hãy đưa ra các tiêu chí so sánh như: 1. Hoàn cảnh lịch sử 2. Người mở chiến dịch 3. Mục tiêu chiến dịch 4. Thời gian diễn ra 5. Diễn biến chính 6. Kết quả 7. Ý nghĩa Nhớ viết to và rõ ràng, sau đó nhờ thầy cô dạy Sử hoặc nhân nào trong lớp giỏi Sử sửa hộ. Nếu cần dán bảng này ở chỗ nào bạn thường nhìn thấy nhất để áp dụng chiêu “mưa dầm thấm lâu” nha. Như vậy, mỗi lần đọc lại bạn không những nhớ được 1 mà cả 2-3 sự kiện đấy. Quan trọng hơn là khi vào làm bài, bạn có thể hình dung được sườn ý mình phải viết và tránh tình trạng “bấn loạn” khi không nhớ được mình nên viết từ đâu như những bạn chuyên học vẹt (!) NHỮNG Ý CƠ BẢN LÚC NÀO CŨNG CÓ Các bạn thường nhầm lẫn giữa ý nghĩa lịch sử của sự kiện này với sự kiện khác, nguyên nhân thành công và thất bại của chúng. Tuy nhiên nếu chịu khó để ý, bạn sẽ thấy có mẫu số chung giữa các sự kiện này. Nếu thành công, nguyên nhân thường bao gồm các ý chính như : - Sự lãnh đạo của Đảng và Hồ chủ tịch - Sự đồng lòng của nhân dân - Sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em, sự ủng hộ của quốc tế - Áp dụng thành công nhiều phương pháp đấu tranh trên nhiều mặt trận Nếu thất bại thường là do: - Tương quan lực lượng - Bên ta còn chủ quan chậm trễ trong thay đổi chiến thuật Với ý nghĩa, thường là đánh dấu bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam trên phương diện nào đó, ví dụ như giải phóng dân tộc khỏi ngai vàng phong kiến, xiềng xích nô lệ Nếu nắm được các ý cơ bản này thì bảo đảm khi vào phòng thi, dù bạn quên sạch câu cú trong tập nhưng vẫn có thể viết đúng ý đó! LỊCH SỬ THẾ GIỚI - KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN Nhiều bạn cho rằng nhiều năm nay phần lịch sử thế giới ít ra, có thì cũng chiếm điểm không cao nên thường học sơ sơ phần này. Thực ra đây là phần dễ kiếm điểm nhất và không nhiều vấn đề như lịch sử Việt Nam. Cần học kĩ các cuộc cách mạng tiêu biểu như Cách mạng Cuba, Trung Quốc, Ấn Độvà các tổ chức lớn như ASEAN, EU. Từ các sự kiện lớn của chiến tranh thế giới lần 1, 2 ta có thể suy ra được tầm ảnh hưởng của nó đến Việt Nam. Học 1 mà được 2, rất lợi đúng không bạn? Vậy sao mình lại bỏ qua phần này được nhỉ? NGÀY THÀNG NĂM - CHUYỆN NHỎ “Khoai” nhất có thể nói là phần nhớ ngày tháng năm. Cứ lộn ngược lộn xuôi lên cả. Nhưng bạn có thể thử 1 số cách sau đây: - Gắn với ngày sinh nhật, ngày đặc biệtgì đó mà bạn nhớ, ví dụ: bạn thân của bạn sinh ngay ngày 14/5, đó cũng là ngày Tổ chức hiệp ước Vacsava thành lập, dễ nhớ quá, đúng không nè! - Nếu nó chẳng ăn nhập gì với ngày đặc biệt, khó đấy nhưng không phải không học được. Trừ một số sự kiện đặc biệt cần ghi chính xác ngày tháng năm, còn lại các thầy cô khi chấm có thể bỏ qua nếu bạn chỉ ghi tháng năm mà không cần ghi ngày. Đừng ghi ngày nếu bạn không chắc chắn vì nó có thể làm bạn sai dây chuyền các ngày tháng tiếp theo. - Gắn lịch sử Việt Nam với Thế giới: như đã nói ở trên, lịch sử Thế giới ảnh hưởng khá nhiều đến lịch sử VN, do đó khi theo dõi các sự kiện bạn hãy liên kết chúng lại với nhau. Ví dụ như tháng 9/1939 chiến tranh thế giới lần 2 bùng nổ và Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp phải nhượng bộ và 11/1939 Đảng chủ động mở Hội nghị Trung ương lần 6. TRÁNH VIẾT DÀI DÒNG Với các bạn học khá Sử, bệnh thường gặp là viết dài vì nghĩ như thế sẽ càng đủ ý và gây chú ý đến giám khảo. Thực tế ngược lại, bạn càng viết dài thì bạn càng dễ lẫn lộn. Với một số lỗi trầm trọng sẽ làm giám khảo mất cảm tình với bài làm của mình. Nếu không mắc lỗi, bài dài sẽ làm bạn tốn thời gian vô ích trong khi thời gian đó bạn có thể dùng để kiểm tra những ý quan trọng chắc chắn có trong barem điểm. Ngoài ra, ngắn nhưng đủ sẽ làm bài bạn sáng sủa dễ đọc, và giữa một rừng bài thi khiến giám khảo nhức cả đầu, bài bạn thế nào cũng giành được thiện cảm! Với kinh nghiệm của một người vừa vượt vũ môn năm ngoái với số điểm khá cao môn Sử, hi vọng với chút gợi ý này, các teen nhà mình sẽ hoàn thành bài thi một cách khả quan! Môn Sử không quá khó, và nếu bạn siêng năng ôn bài + học một cách khoa học thì đây sẽ là môn cứu vớt điểm cho bạn đó!
Tài liệu liên quan