Châu Âu thấy rõ vai trò quan trọng của Đông Á
- Châu Á đang phát triển cao cần vốn, công nghệ,
kinh nghiệm của Châu Âu
Theo sáng kiến của Xin-ga-po,Tiến trình hợp tác ÁÂu (Asia-Europe Meeting, viết tắt là ASEM) được
chính thức thành lập tại Hội nghịCấp cao Á-Âu lần
thứnhất tại Băng-cốc (3/1996).
26 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM - Asia Europe Meeting), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Please purchase a personal
license.
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU
ASEM
Asia-Europe Meeting
I. Bối cảnh ra đời của ASEM
- Châu Âu thấy rõ vai trò quan trọng của Đông Á
- Châu Á đang phát triển cao cần vốn, công nghệ,
kinh nghiệm của Châu Âu…
Theo sáng kiến của Xin-ga-po,Tiến trình hợp tác Á-
Âu (Asia-Europe Meeting, viết tắt là ASEM) được
chính thức thành lập tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần
thứ nhất tại Băng-cốc (3/1996).
II. Tổng quan về ASEM
1. Thành viên và tiềm năng hợp tác
1.1. Thành viên
ASEM có 26 thành viên sáng lập
15 nước thành viên EU
7 nước thành viên ASEAN
3 nước Đông Bắc Á
Uỷ ban Châu Âu EC
Hiện nay có 39 thành viên
1.2.Tiềm năng hợp tác
Các nước thành viên ASEM có tiềm năng hợp tác hết sức
to lớn, trong nhiều lĩnh vực:
- Về thương mại, Châu Á và châu Âu đều là những thị
trường xuất khẩu lớn của nhau, thậm chí châu Á trở thành
thị trường xuất khẩu của EU lớn hơn thị trường Mỹ.
Ví dụ, năm 1994 xuất khẩu của châu Âu sang châu Á
tăng lên đến 18% lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu trung
bình của EU (chỉ có 10,7%), giá trị nhập khẩu của EU từ
thị trường châu Á là 7,5% (lớn gấp đôi tổng giá trị nhập
khẩu trung bình)
- EU cũng là một đối tác đầu tư lớn ở châu Á.
- Một số thành viên ASEM là những trung tâm về tài chính,
khoa học - công nghệ hàng đầu
- Châu Á và châu Âu là những cái nôi của nền văn minh
nhân loại và các thành viên ASEM đều có bề dày phát
triển lịch sử
- Châu Á và châu Âu là hai trong ba trung tâm chính về
chính trị-kinh tế của thế giới hiện nay nếu biết kết hợp với
nhau và phát huy tiềm lực sẵn có sẽ là động lực to lớn cho
phát triển thịnh vượng và ổn định trong khu vực và trên
thế giới
2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
2.1.Mục tiêu
- Tạo dựng một mối quan hệ đối tác toàn diện mới
vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn giữa châu Á và
châu Âu
- Tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai
châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các
đối tác bình đẳng
- Duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định cũng
như phát huy các điều kiện cần thiết cho sự phát
triển kinh tế và xã hội bền vững
- Về lâu dài, không thể phát triển kinh tế thịnh
vượng khi không có dân chủ
- ASEM cần phải thúc đẩy đồng đều hợp tác trong
cả 3 trụ cột (pillars) là khuyến khích đối thoại
chính trị, tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy
hợp tác trong các lĩnh vực khác
2.2. Nguyên tắc hoạt động
Trong văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á - Âu 2000”
(thông qua tại cấp cao ASEM 2, tháng 4/1998 và
Cấp cao ASEM 3, tháng 10/2000) các nhà lãnh đạo
đã thoả thuận cùng nỗ lực tạo dựng “một mối quan
hệ đối tác mới toàn diện giữa Á-Âu vì sự tăng
trưởng mạnh mẽ hơn” và hoạt động theo các
nguyên tắc:
a. Nguyên tắc quan hệ đối tác bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau, cùng có lợi
b. Nguyên tắc không chính thức
c. Nguyên tắc đồng thuận
3. Thể thức cao nhất của ASEM
- Hội nghị Cấp cao tổ chức 2 năm 1 lần. Các Hội nghị
của ASEM được tổ chức luân phiên ở Châu Á và
Châu Âu
- Các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng
Kinh tế, Bộ trưởng Tài chính tổ chức mỗi năm 1 lần
- Hội nghị cấp Bộ trưởng thuộc các lĩnh vực khác sẽ
họp khi cần thiết (đã có thêm Hội nghị Bộ trưởng về
Khoa học - Công nghệ, Hội nghị Bộ trưởng Môi
trường, Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề di cư và
Hội nghị Bộ trưởng về Văn hoá và văn minh, Hội
nghị Cấp cao về nông nghiệp).
4. Cơ chế hoạt động
- Các Bộ trưởng Ngoại giao và Thứ trưởng Ngoại
giao (SOM) chịu trách nhiệm điều phối chung toàn
bộ hoạt động của ASEM.
- Các Bộ trưởng Kinh tế và các quan chức cao cấp
Thương mại và Đầu tư (SOMTI), các Bộ trưởng và
Thứ trưởng các ngành... điều phối hợp tác trong các
lĩnh vực cụ thể mình phụ trách.
5. Cơ chế điều phối
ASEM không thành lập Ban Thư ký thường trực
mà hoạt động theo cơ chế điều phối viên hợp tác
thường xuyên thông qua:
- Hai đại diện của Châu Á (gồm 1 nước ASEAN
và 1 nước Đông Bắc Á)
- Hai đại diện của Châu Âu (gồm điều phối viên
thường xuyên EC và nước Chủ tịch đương nhiệm
của EU)
III. Quá trình phát triển của ASEM
ASEM đã trải qua 5 cuộc gặp cấp cao Á- Âu,
nội dung của các hội nghị này xoay quanh 3
vấn đề lớn: đối thoại về chính trị, về kinh tế,
tài chính và các lĩnh vực khác (như văn hoá,
giáo dục,…)
ASEM 1 (Bankok, Thái Lan, 3/1996)
- Chủ đề: “Tạo dựng một quan hệ đối tác mới
toàn diện Á-Âu vì sự phát triển mạnh mẽ hơn”
- Là Hội nghị Cấp cao thành lập ASEM. Hội nghị
đã xác định cùng nhau xây dựng mục tiêu và
nguyên tắc hoạt động của ASEM
- Chia sẻ những vấn đề các bên cùng quan tâm,
trên cơ sở đó thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh
vực như thương mại, đầu tư, tài chính, môi
trường,…
ASEM 2 (London, Anh, 4/1998)
- Chủ đề: “Châu Á và châu Âu: một quan hệ đối
tác mới”
- Văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á-Âu” (AECF)
được thông qua, là cơ sở chỉ đạo, tập trung điều
phối các hoạt động của ASEM.
- Nhóm viễn cảnh Á-Âu được thành lập, có nhiệm
vụ tạo dựng một tầm nhìn trung đến dài hạn để
giúp chỉ dẫn Tiến trình ASEM tiến
vào thế kỷ 21.
ASEM 3 (Seoul, Hàn Quốc, 10/2000)
- Chủ đề: “Quan hệ đối tác vì phồn vinh và ổn
định trong thiên niên kỷ mới”
- Văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á – Âu” được bổ
sung và thông qua, định ra viễn cảnh, các nguyên
tắc, mục tiêu, các ưu tiên và cơ chế cho Tiến trình
ASEM trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
ASEM 4 (Copenhagen, Đan Mạch, 9/2002)
- Chủ đề: “Thống nhất và lớn mạnh trong đa
dạng”
- Nội dung đối thoại chính trị tập trung vào vấn đề
khủng bố quốc tế và hợp tác chống khủng bố.
- Về hợp tác kinh tế, thành lập nhóm Đặc trách về
Quan hệ đối tác kinh tế gần gũi để soạn thảo
chương trình thúc đẩy quan hệ đối tác chặt chẽ
hơn giữa châu Á và châu Âu
ASEM 5 (Hà Nội, Việt Nam, 10/2004)
- Chủ đề: “Tiến tới quan hệ đối tác Á-Âu sống
động và thực chất hơn”
- Đối thoại chính trị tập trung vào “Những phát
triển của tình hình quốc tế và thách thức toàn cầu
mới”
- Nội dung hợp tác kinh tế bàn về “Tăng cường
quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu trong bối cảnh toàn
cầu hoá và chủ nghĩa khu vực mở”
- Hợp tác văn hoá và các lĩnh vực khác được thảo
luân dưới chủ đề “Đa dạng văn hoá và các nền
văn hoá dân tộc trong kỷ nguyên công nghệ thông
tin và toàn cầu hoá”
- Nội dung đặc biệt: kết nạp thành viên mới trên cơ
sở kết quả đạt được về vấn đề mở rộng ASEM
Vai trò tích cực chủ động của Việt Nam trong
ASEM 5
- Là một trong những nước sáng lập ASEM, Việt Nam
tham gia tích cực và có những đóng góp quan trọng
cho Tiến trình ASEM
- Việt Nam là điều phối viên châu Á trong 4 điều phối
viên của ASEM từ 10/2000 đến 10/2004, đã phối
hợp điều hành tốt các hoạt động của ASEM, có
những đóng góp thiết thực đối với những vấn đề
quan trọng của Tiến trình ASEM.
- Bên lề ASEM 5, Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội và thuộc nhiều kênh khác nhau, bao
gồm: Hội nghị Nghị viện Á-Âu, Diễn đàn doanh
nghiệp Á-Âu, Diễn đàn Thanh niên Á-Âu, Diễn đàn
công đoàn Á-Âu, Hội thảo văn hoá Á-Âu, Liên hoan
Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan phim Á-Âu… nhằm
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, phát triển toàn
diện quan hệ hợp tác Á-Âu
IV. Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội
nhập Á - Âu
Cơ hội
- So với WTO, ASEAN và APEC, ASEM có nhiều
thuận lợi hơn để đẩy nhanh tiến trình hoạt động
của mình
- Với lợi thế về lĩnh vực hợp tác rộng và đa dạng,
ASEAN có vai trò lớn là người mở đường cho
các hoạt động hợp tác kinh tế giữa các thành viên
ASEM
- Cơ hội cho ASEM phát huy vai trò của mình
trong xu thế phát triển cục bộ khu vực như hiện
nay
Thách thức
- Bất đồng ý kiến trong nhiều vấn đề
- Khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các nền
kinh tế thành viên
- Thách thức về sự hoà nhập giữa các thành viên
mới với cộng đồng ASEM
- Thách thức trong việc tìm được tiếng nói chung
và sự đồng thuận trong việc giải quyết vấn đề
chung
Merci pour votre attention!
Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!