Điện - Điện Tử - Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt

BÀI 1: THIẾT BỊ CẤP NHIỆT Mục tiêu của bài - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhóm thiết bị cấp nhiệt sử dụng trong gia đình theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất - Sử dụng thành thạo nhóm thiết bị cấp nhiệt gia dụng, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn - Tháo lắp đúng quy trình, xác định các nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng các thiết bị cấp nhiệt gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm Các thiết bị điện biến điện năng thành nhiệt năng được gọi là các thiết bị cấp nhiệt. VD: bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, ấm đun nước, mỏ hàn, gối điện, 1.2. Phân loại Cơ sở phân loại của các thiết bị cấp nhiệt được dựa vào hai cơ sở chính là cấu tạo và công dụng - Theo cấu tạo: có kiểu kín, kiểu hở - Theo công dụng: bao gồm: + Bàn là + Bếp điện + Ấm đun nước + Nồi cơm điện + Mỏ hàn + Gối điện

doc59 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điện - Điện Tử - Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: THIẾT BỊ CẤP NHIỆT Mục tiêu của bài - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhóm thiết bị cấp nhiệt sử dụng trong gia đình theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất - Sử dụng thành thạo nhóm thiết bị cấp nhiệt gia dụng, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn - Tháo lắp đúng quy trình, xác định các nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng các thiết bị cấp nhiệt gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm Các thiết bị điện biến điện năng thành nhiệt năng được gọi là các thiết bị cấp nhiệt. VD: bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, ấm đun nước, mỏ hàn, gối điện, 1.2. Phân loại Cơ sở phân loại của các thiết bị cấp nhiệt được dựa vào hai cơ sở chính là cấu tạo và công dụng - Theo cấu tạo: có kiểu kín, kiểu hở - Theo công dụng: bao gồm: + Bàn là + Bếp điện + Ấm đun nước + Nồi cơm điện + Mỏ hàn + Gối điện 1.3. Nguyên lý làm việc chung - Dòng điện đi trong bất cứ vật dẫn nào cũng làm nó nóng lên. Định luật Jun- Lenxơ cho biết nhiệt lượng Q toả ra trên dây tuỳ thuộc điện trở R (ôm) của dây, dòng điện I (Ampe) và thời gian duy trì t (s = giây) của dòng điện khi qua dây: Q = 0,24 RI2t (calo) - Từ mối quan hệ này người ta đã dùng dây có điện trở suất r lớn và chịu được nhiệt độ cao để làm dây đốt nóng (biến điện năng thành nhiệt năng) cho các dụng cụ điện gia đình như: đèn sợi đốt, bếp điện, bàn là, ấm đun nước, nồi cơm điện - Dây đốt là những hợp kim có tên Niken- Crôm màu sáng bóng, điện trở suất r khoảng 1,1 W.mm2/m, nhiệt độ làm việc từ 1000 ¸ 11000C . 2. BẾP ĐIỆN, BÀN ỦI ĐIỆN 2.1. Bếp điện 2.1.1. Phân loại: Cơ sở phân loại dựa vào cấu tạo gồm có: - Bếp điện có dây điện trở hở - Bếp điện có dây điện trở đặt kín - Bếp điện có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ - Bếp điện có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ và phun ẩm 2.1.2. Cấu tạo Bếp điện đơn giản nhất chỉ gồm có 1 điện trở đốt nóng(bộ phận sinh nhiệt) là dây mayso (Crôm- niken) công suất 350W, 600W, 800W, 1000W, U= 110V hoặc 220V. Ngoài ra còn có các bộ phận: đế, thân, vỏ, trên bề mặt của thân bếp có các rãnh để đặt bộ phận sinh nhiệt. 2.2. Bàn ủi điện(Bàn là điện) 2.2.1. Phân loại Bàn là điện bao gồm : Bàn là thường (Không tự động điều chỉnh nhiệt độ) Bàn là điện tự động(Tự động điều chỉnh được nhiệt độ) Bàn là điện tự động có nhiều loại khác nhau: - Loại tự động điều chỉnh nhiệt độ - Loại tự động điều chỉnh nhiệt độ và tự động phun nước - Ngoài ra có bàn là lắp các mạch điện tử, bán dẫn IC để điều khiển chính xác từng nhiệt độ, những đèn, đồng hồ báo tín hiệu rất đa dạng, hiện đại 1 U~ 2 3 4 5 6 8 2.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc: 1- Đế 2- Bộ phận ra nhiệt 3- Thân 4- Rơ le nhiệt 5- Núm điều chỉnh nhiệt độ 6- Tay cầm 7- Đèn báo 8- Dây dẫn điện. 1- Đế: Thường làm bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm mặt ngoài, đế nhẵn. được mạ crôm hoặc niken để chống rỉ mặt đế trong có rãnh để đặt bộ phận ra nhiệt 2- Bộ phận ra nhiệt: Là một dây điện trở bằng fec ran lồng trong một ống kim loại và cách điện với ống kim loại bởi lớp bột amiăng là bột cách điện và chịu nhiệt tốt hai đầu của dây điện trở được nối tới nguồn điện xoay chiều qua tiếp điểm của bộ phận điều chỉnh nhiệt độ là đèn báo 7 3- Thân: Làm bằng sắt mạ trên thân có lắp đèn báo núm điều chỉnh nhiệt độ và tay cầm 6. 4- Rơ le nhiệt: Để duy trì nhiệt độ của bàn là thích hợp với từng loại vải . 2 3 4 5 6 7 8 9 10 U~ Đ R 1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của bàn là 1- Đế bàn là 2- Thanh kim loại kép 3, 4- Trục cách điện 5- Thanh dẫn động 6- Thanh dẫn tĩnh 7- Tiếp điểm 8- Vít điều chỉnh 9- Cần điều chỉnh 10- Sứ cách điện Trên hình vẽ là sơ đồ nguyên lý cấu tạo của bàn là có các bộ phận nêu trên hình vẽ. - Thanh kim loại kép được ghép từ hai thanh kim loại khác nhau sao cho thanh dưới có hệ thống giãn nở về nhiệt độ lớn hơn thanh trên. Một đầu của thanh được kẹp chặt với đế bàn là, đầu kia để tự do. Khi nhiệt độ của đế bàn là tăng lên thì nhiệt độ của thanh 2 cong lên phía trên qua trục 3 và 4 tác động vào thanh dẫn 5 làm mở tiếp điểm 7 của bàn là khi bàn là mất điện nhiệt độ của đế bàn là và thanh 2 giảm dần tới một nhiệt độ nàođó thì thanh 2 trở về trạng thái ban đầu tiếp điểm 7 lại đóng để cung cấp điện cho bàn là và quá trình tiếp tục diễn ra như vậy . - Để điều chỉnh nhiệt độ cho bàn là ta xoay núm điều chỉnh nhiệt độ. Làm cho cần 9 quay và vít 8 quay sẽ thay đổi vị trí của thanh dẫn tĩnh 6 do đó sẽ thay đổi được thời gian mở tiếp điểm 7 tức là thay đổi nhiệt độ duy trì của bàn là. Khi thay đổi ta xoay núm điều chỉnh nhiệt độ theo chiều kim đồng hồ nhiệt độ tăng và ngược lại. 2.2.3. Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục + Cắm điện nhưng bàn là không nóng Nguyên nhân ; - Do đứt dây điện trở (thay bộ phận ra nhiệt mới) - Do tiếp điểm điều chỉnh nhiệt độ không đóng, ta chỉnh lại vít. - Do đứt dây dẫn điện (nối lại dây) + Bàn là nóng quá do tiếp điểm không mở được (khắc phục chỉnh lại vít). Sử dụng và bảo quản: * Trước khi là kiểm tra xem điện có dò vỏ không dây dẫn có tốt không, nếu có phải sửa chữa ngay * Xoay núm chọn nấc điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp với từng loại vải cần là. * Khi cần dừng ta phải dựng đứng bàn là * Khi là xong phải rút phích cắm chờ cho bàn là nguội rồi mới quấn dây. * Không để bàn là bị rơi hoặc va đập mạnh 3. NỒI CƠM ĐIỆN 3.1. Phân loại: Trên thị trường có đa dạng và phong phú các loại nồi cơm điện. Từ nồi cơm điện đơn giản trong nước sản xuất đến loại tự động nấu cơm theo chương trình, hẹn giờ nấu, ủ. Có nồi chỉ lắp đèn báo: cơm đang nấu, cơm chín, lại có nồi hiện đại tự động, báo tín hiệu bằng màn hình hiện số, them chí có nồi “biết nói” khi cơm chín, thức ăn đã nấu xong, Tuy có nhiều dạng khác nhau, nhưng thường chia ra làm 2 loại chính: Nồi cơm điện dùng các linh kiện điện và cơ khí (Nồi cơ) Nồi cơm điện dùng các linh kiện điện, cơ và vi mạch (Nồi điện tử) Nồi điện tử dùng các linh kiện điện tử (vi mạch) để điều khiển nhiệt độ quá trình nấu cơm. 3.2.Cấu tạo: Gồm các bộ phận sau: + Nồi nấu: được làm bằng nhôm dẻo (Al) đảm bảo dẫn nhiệt tốt. Thành nồi được dập nổi các chữ số để chỉ mức nước cho vào nồi khi nấu cơm tương ứng với lượng gạo khác nhau. Mức nước lớn nhất chỉ loại thể tích của nồi (1,5 hay 1,8 lít) phía trong nồi được phủ một lớp bảo vệ màu trắng bạc (ở loại nồi thường) hoặc một lớp sơn chống dính- Teflon- màu xám ở loại nồi chống dính. Đáy nồi được làm hơi vồng lên để nồi tiếp xúc tốt với bếp điện cấp nhiệt cho nồi. Miệng nồi có gờ nổi lên đặt gọn nắp nồi có tác dụng hạn chế bọt trào ra khi cơm sôi, đồng thời tăng độ cứng vững, tránh bẹp méo khi sử dụng. + Bếp điện: Là bộ phận chính của nồi cơm điện được đúc bằng nhôm, thông thường đúc liền với thanh gia nhiệt. Một số ít nồi có thanh gia nhiệt lắp trên bếp bằng vít, có thể tháo rời được. Mặt trên bếp có dạng hơi lồi tiếp xúc với đáy nồi để truyền nhiệt tốt. Giữa mặt bếp có lỗ hổng đường kính khoảng 4cm để đặt bộ phận cảm biến đo nhiệt độ đáy nồi. Thanh gia nhiệt có cấu tạo giống như ở bàn là, gồm sợi dây may xo cỡ 0,3mm đặt trong ống nhôm hoặc inox đường kính 6-8mm và cách điện với ống bằng lớp bột samốt hoặc cát thạch anh. Vì vậy khi có dòng điện chạy qua thanh gia nhiệt nóng lên và truyền nhiệt nhanh cho bếp , và nồi. Dây mayxo bị đốt nóng trong điều kiện không tiếp xúc với không khí, không bị oxy hoá lên rất bền, không hay bị cháyđứt như loại bếp điện dùng dây mayxo hở. Phía dưới bếp có lắp đặt cơ cấu điều khiển đóng cắt điện, rơ le nhiệt, công tắc. + Vỏ (thân) nồi: Vỏ nồi thường làm bằng sắt tấm dày 0,5 mm, ngoài có sơn hoa trang trí. ở loại nồi ủ, vỏ nồi gồm 2 lớp, lớp ngoài bằng sắt như trên, lớp trong bằng nhôm, giữa hai lớp vỏ là lớp không khí tĩnh hoặc bông thuỷ tinh làm nhiệm vụ cách nhiệt, giảm tổn thắt nhiệt truyền từ bếp ra môI trường không khí bên ngoài, tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Trên miệng vỏ có rãnh dẫn nước trào ra khi cơm sôi vào một hộp chứa nhỏ có thể tháo rời ra để rửa. Bên cạnh nồi có bố trí bộ phận điều khiển chế độ làm việc của nồi và các đèn hiệu chỉ thị báo rõ chế độ nồi đang làm việc. + Nắp nồi: Ở loại nồi thường, nắp rời, nắp làm bằng thép ino mỏng 0,5mm, trên lắp có bố trí một lắp quan sát bằng thuỷ tinh chiu nhiệt, đường kính khoảng 10 mm và một lỗ nhỏ đường kính 3mm để thoát hơi, hạn chế nước cơm trào ra khi cơm sôi. trên lắp có tay cầm, lỗ thoát hơi và phím bấm có lẫy gài để đậy lắp được chặt. Bên trong lắp nhựa có lắp chính bằng nhôm đậy trực tiếp lên nồi nấu cơm. Trên lắp chính có một số lỗ nhỏ để thoát nước trào khi cơm sôi. nắp này có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng qua một tục gài ở giữa, thuận tiẹn cho việc lau rửa làm vệ sinh nồi khi cần thiết, phía trên lắp chính là lắp phụ bằng nhôm lắp cố định với lắp nhựa bên ngoài, lắp này có đệm cao su ( loại cao su dùng trong công nghiệp thực phẩm) để đạy được kín, giữ hơi cho nồi khi cơm cạn. Giữa lắp nhựa và lắp phụ là lớp cách nhiệt, trong một số loại nồi trên lắp phụ còn bố trí thêm một dây điện trở công suất nhỏ vài chục oát để sấy lắp tránh hiện tượng hơi nước đọng thành giọt rơi trở lại vào nồi cơm làm cơm bị ướt và không dẻo khi nồi làm viẹc ở chế độ ủ nóng. + Bộ phận điều khiển Nồi loại điện cơ gồm cơ cấu cảm biến đo nhiệt độ bằng nam châm vĩnh cửu và một rơ le nhiệt kiểu kim loại kép. Kiểu điện cơ đơn giản, bền ít hỏng hóc. Bộ điều khiển của loại nồi điện tử sử dụng các linh kiện bán dẫn và vi mạch, ngoài việc điều khiển nồi hoạt động bình thường như loại trên, còn có thêm chức danh nấu nhanh, nấu cháo và hẹn giờ nấu, có loại có thể hẹn chờ đến 12,5 giờ rất tiện cho những người đi làm vắng nhà vẫn đảm bảo cơm chín tới, nóng sốt, tiết kiệm điện và thời gian. ( sơ đồ như hình vẽ ) + Vỉ hấp: Một số loại nồi còn được trang bị thêm một vỉ bằng nhôm có dập nhiều lỗ nhỏ dùng ở chế độ hấp. + Cốc đong gạo: Cốc làm băng nhựa pvc, mỗi cốc gạo đầy tương ứng khoảng 200 gam gạo, nấu bao nhiêu cốc gạo rồi đổ nước vào nồi đến vạch ứng với số cốc gạo đó. 3.3. Nguyên lý làm việc Nồi cơm điên có thể hoạt động ở các chế độ chính như ( Nấu) ( Hâm nóng). * Chế độ nấu cơm: Đặt nồi nấu đã cho gạo và lượng nước vừa đủ vào bếp điện của nồi cơm điện, đáy nồi tiếp súc tốt với bếp điện và cơ cấu cảm biến đo nhiệt độ có lắp bằng sắt dẫn từ. ấn phím “nấu” nam châm vĩnh cửu được năng lên hút dính chặt với miếng sắt dẫn từ và ép lò xo lại. Tiếp điểm mạch điện chính được đóng lại, đèn hiệu “ nấu” sáng. Bếp điện được đốt nóng cấp nhiẹt cho nồi nấu. Sau một khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút ( tuỳ theo lượng gạo ít hay nhiều) cơm sôi và cạn nước dần, lúc này rơ le nhiẹt kim loại kép đủ nóng ( nhiệt độ khoảng 1100C ¸ 1500C ) khi nước cạn hết nhiệt độ đáy nồi tăng dần đến khoảng 120 ¸ 1250c thì lực hút của nam châm vĩnh cửu bị giảm nhiều, lò xo đủ sức đẩy nam châm vĩnh cửu tách khỏi miếng sắt từ làm tiép điểm mạch điện chính cấp nhiệt cho thanh ra nhiệt mở ra, đèn hiệu nấu tắt, một lúc sau nhiệt độ bếp điện giảm, rơ le nhiệt sẽ tác động trở lại đóng tiếp điểm, cấp điện cho thanh gia nhiệt, nhiệt độ bếp điện tăng lên đến 1150 C , rơ le nhiệt lại ngắt điện. Như vậy rơ le nhiệt làm nhiệm đóng ngắt điện cho bép điện làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, duy trì nhiệt độ 1150C hâm nóng cho cơm chín và không bị cháy ở đáy nồi. điện tiêu thụ ở giai đoạn này được giảm nhỏ( tương tự như ta giảm lửa lúc cơm cạn khi nấu cơm bằng củi hoặc bếp dầu).Lúc này chỉ có đèn “hâm nóng” sáng. * Chế độ hâm nóng: Chỉ cần ấn phím hâm nóng ( với loại nồi cơm có hai phím) hoặc không cần ấn phím (với loại nồi cơm có một phím). Có loại làm việc ở chế độ hâm, không giảm công suất điện tiêu thụ và điều khiển duy trì nhiệt độ bằng rơ le nhiệt kim loại kép như ở trên, mà lúc này một dây mayxo công suất nhỏ ( khoảng 25% công suất ở chế độ nấu). Được đưa vào làm việc ở chế độ liên tục và duy trì nhiệt độ. Đường biểu diễn công suất điện tiêu thụ theo thời gian của nồi cơm điện như hình 4-3. * Đặc điểm của nồi cơm điện. Khi lựa chọn mua nồi cơm điện cần lưu ý lựa chọn theo 1 số điểm sau: - Chọn thể tích nồi: tuỳ theo số người ăn, chon loại có thể tích thích hợp để đảm bảo chất lượng cơm nấu ra ngon, thời gian nấu nhanh, tiết kiệm điện, đầu tư tiền đúng mức, có thể tham khảo bảng sau( theo mức ăn trung bình Số người ăn 2-3 3-5 4-7 5-9 7-11 Loại nồi ( lít) 1 1,5 1,8 2,5 2,8 - Nồi nấu kiểu chống dính thuận tiện nhiều hơn trong quá trình sử dụng so với kiểu không chống dính. - Nồi có ủ ( có hai lớp vỏ, giữa có cách nhiẹt ) cho phép tiết kiệm điện , giữ cơm được nóng dẻo lâu. - Theo kiểu dây nối nguồn kiểu tự động thu gọn dây, thuận tiện, gọn gàng trong sử dụng và dịch chuyển nồi. - Theo điện áp làm việc nên chọn loại 220v phù hợp với điện áp lưới của nước ta hiện nay - Theo kiểu bộ phận điều khiển nên chon kiểu động cơ đơn giản, bền nếu có nhu cầu đặt hẹn giờ thì chọn kiểu điện tử. Tuy nhiên ở điều kiện khí hậu nước ta, kiểu điện tử hay bị trục trặc hơn kiểu điện cơ. - Kiểm tra nồi: Cho một cốc nước( 60 ml ) nguội vào nồi nấu , đậy lắp kín, ấn phím nấu chờ khoảng 5 – 6 phút sau nước sôi dần cạn hết, nồi tự chuyển sang chế độ hâm nóng, đèn hiệu nấu tắt như vậy là nồi làm việc bình thường. - Kiểm tra dò điện : Khi cho nồi cơm điện làm việc ở chế độ “ nấu” và “ hâm nóng” , dùng bút thử điện tiếp súc với các bộ phận bằng kim loại của nồi ( vỏ, đáy,nắp, nồi nấu) nếu bút thử điện không sáng cả hai chiều đảo cọc phích cắm điện của nồi, như vậy là nồi không bị dò điện. Sử dụng và bảo quản nồi cơm điện Để có thể sử dụng nồi cơm điện được lâu bền, tiết kiệm điện,trong quá trình sử dụng nên chú ý: * Nồi nấu cần tiếp xúc tốt với bếp điện,trước khi đặt nồi vào bếp cần lau sạch bề mặt ngoài nồi nấu, nhất là dưới đáy nồi và bề mặt bếp điện không bị dính nước thấm ướt ,không có vật lạ rơi vào, không để kênh nồi. * Nắp nồi cần đậy khít không bị kênh hở. * Lượng gạo nấu tối đa nên theo thể tích nồi đã quy định .Nếu nấu nhiều quá, do công xuất nồi có hạn, không đủ nhiệt lượng cơm sẽ bị thiếu nhiệt dễ bị sượng, sống, chín không đều, thời gian nấu cơm, cơm kém ngon * Các bộ phận của nồi như nắp, lỗ thoát hơi, hộp chứa nước.vv cần được lau rửa thường xuyên sạch các cặn bẩn bám vào trong quả trình nấu cơm, tránh bị nhiễm bẩn cơm nấu và tránh được chuột gặm nhấm các chi tiết nhựa bị dính bẩn. * Đặt nồi cơm ở nơi khô giáo, phẳng, thông thoáng, sạch sẽ. Điện áp nguồn cung cấp cần đúng với điện áp làm việc của nồi, ổ cắm điện đảm bảo tiếp xúc tốt. * Tránh cọ rửa, cạo, lau nồi nấu bằng các vật cứng sắc nhọn (dao, thìa, cát..) làm xước hỏng lớp mem bảo vệ hoặc lớp mem chống dính. * Không làm méo, bẹp, biến dạng nồi nấu gây tiếp xúc kém giữa nồi và bếp điện 3.4. Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa Một số hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục TT Hiện tượng Nguyên nhân và nơi kiểm tra khắc phục 1 Cắm dây nối nguồn của nồi cơm diện vào ổ điện nguồn ,đèn hiệu không sáng bếp không nóng - Mất điện nguồn - Phích cắm vào ổ điện tiếp xúc kém - Đứt dây nguồn của ổ cắm - Đứt ngậm dây nối điện của nồi (hay bị ở đoạn gần phích cắm hoặc gần nồi) - Tiếp điểm trượt (của loại nồi có dây nguồn tự động thu gọn vào đáy nồi) bi gãy, vênh gây mất tiếp xúc điện - Kiểm tra sửa chữa những nơi trên 2 Đặt nồi nấu vào nồi ,ấn phím “nấu’’ nhưng phím lại nẩy nên khi bỏ tay ra,đèn hiệu không sáng,nồi không nóng - Khớp nối truyền động từ phím bấm đến bộ phận cảm biến do nhiệt độ(nam châm vĩnh cửu ở giữa bếp điện) bị tuột hoặc vênh kẹt. Cần tháo lắp dưới đáy nồi, sửa lại - Nồi nấu đặt vào bị kênh nhiều. Cần đặt lại nồi cho cân 3 Cơm lâu sôi, sôi không mạnh (giống như cơm thiếu lửa ) - Nồi nấu đặt vào nồi bi kênh một phía, không cân - điện áp nguồn bị thiếu nhiều - Nấu nhiều cơm quá khả năng của nồi nên bếp điện của nồi không đủ công suất điện để nấu cơm 4 Nấu cơm cạn, nhưng cơm không chín nồi nguội dần (muốn chín được cơm phải ấn lại phím “nấu” 1-2 lần cách nhau khoảng 10 phút sau mỗi lần phím này nảy lên - Nồi không làm việc ở chế độ “hâm nóng”do rơ le nhiệt kim loại kép bị hỏng (cháy, gẵy, rỉ mất tiếp súc ở cụm tiếp điểm đóng ,mở mạch) cần thay rơ le nhiệt khác, điều chỉnh để rơ le đóng, ngắt duy trì nhiệt của bếp được chuẩn xác 5 Khi cơm cạn ,phím “nấu” nảy lên.nồi nấu nhiều. Cơm bị cháy, khê. - Tiếp điểm của công tắc điều khiển hoặc của rơ le nhiệt của kim loại bếp bị hàn dính với nhau cắt được mạch cấp điện cho phân bếp điện, cần sủa chữa hay thay công tắc hoặc rơ le nhiệt này 6 Đèn hiệu sáng khi ấn phím “nấu” phím duy trì ở vị trí đóng, nhưng nồi không nóng - Dây nối điện vào thanh ra nhiệt bị đứt. Kiểm tra nối lại mối đứt -Dây may xo trong thanh ra nhiệt bị đứt. Cần thay thanh ra nhiệt hoặc phần bếp điện. 7 Nồi bị rò điện. Nếu đổi chiều phích cắm trên ổ điện thì hết giò điện (kiểm tra bằng bút thử điện) nồi vẫn nóng bình thường - Dây nối điện đầu vào đầu cực của thanh ra nhiệt bị chạm ra vỏ, do hỏng lớp cách điện .cần kiểm tra, sửa chữa. - Dây may xo của thanh ra nhiệt bị hỏng, chạm chập ra vỏ ở phần gần đầu cực nối, cần thay thanh nhiệt hoặc phần bếp điện (nếu dùng tạm phải đánh dấu phích cắm của nồi đồng bộ với ổ cắm nguồn điện ứng với vị trí không bị dò điện và thực hiện nối đất cho nồi để bảo đảm an toàn điện). 8 Nồi bị dò điện nếu đổi chiều phích cắm trên ổ điện vẫn không hết dò điện. Nồi nóng bình thường (kiểm tra bằng bút thử điện) - Dây may xo của thanh ra nhiệt bị chạm chập ra vỏ ở đoạn xa đầu cực ra, cần phải thay thanh ra nhiệt hoặc phần bếp điện 9 Nồi làm việc bình thường đèn hiệu không sáng - Hỏng đèn hiệu, cần thay đèn khác - Đứt hoăc tuột dây nối điện cho đèn hiệu cần kiểm tra và nối lại 10 Đối với nồi điều khiển điện tử, khi ấn các điều khiển chế độ, hoặc hẹn giờ, nồi không làm việc - Có trục trặc, hư hỏng ở bộ biến cảm nhiệt độ hoặc ở mảng vi mạch điều khiển, cần kiểm tra sửa chữa cac bộ phận này. 4. MỘT SỐ THIẾT BỊ CẤP NHIỆT KHÁC(Ấm điện, máy sấy tóc, lò nướng bánh, máy đun nước nóng) 4.1. Cách sử dụng Cách sử dụng các thiết bị cấp nhiệt nói chung Các thiết bị cấp nhiệt nói chung có cấu tạo đơn giản chỉ gồm: dây điện trở, dây dẫn điện, vật liệu cách điện, chịu nhiệt, đèn báo, rơ le nhiệt, tiếp điểm, công tắc. Vì thế việc sử dụng và sửa chữa cũng dễ dàng, chỉ cần lưu ý một số điểm sau: - Thường xuyên kiểm tra sự cách điện, không cho dây dẫn chạm vào vỏ để tránh tình trạng cháy cách điện gây chập mạch - Các chỗ nối phải được vặn chặt, bắt bằng ốc, phích cắm phải chắc chắn, tiếp xúc tốt vì nói chung công suất của những thiết bị này từ 500W trở nên, dòng điện lớn kết hợp với nhiệt độ cao dễ gây hư hỏng nếu chỗ nối lỏng lẻo - Tránh không để những đồ điện này chịu những thay đổi nhiệt độ đột ngột, không để nước rơi vào ống dây điện trở, nhất là khi chúng còn đang nóng - Các tiếp điểm, công tắc ở nồi cơm điện, bàn là, nên lau chùi sạch sẽ, tránh bụi bặm và dùng đúng điện áp quy định. 4.1.1. Máy sấy tóc: 1. Công dụng: Máy sấy tóc là thiết bị điện dùng quạt thổi gió nóng để nhanh chóng làm khô tóc 2. Cấu tạo và hoạt động của máy sấy tóc: a. Cấu tạo: Máy sấy tóc gồm có các bộ phận chính sau: * Dây điện trở làm bằng hợp kim crôm, niken, quấn quanh trục sứ hoặc vật liệu chịu nhiệt. Khi có dòng điện chạy qua, dây bị đốt nóng, dây đặt trong buồng nước nóng, thay đổi công suất phát nhiệt bằng cách thay đổi cách nối dây điện trỏ nối tiếp hoặc song song * Động cơ quạt gió là động cơ một pha, ở máy sấy tóc dùng động cơ vạn năng, hai tốc độ, hiện nay nhiều máy sấy tóc dùng động cơ vòng chập 1-3 tốc độ * Công tắc làm thay đổi mức đốt sóng và tốc độ quạt thổi gió nóng * Rơ le nhiệt sẽ tự động ngắt điện khi nhiệt độ trên mức cho phép * Cửa đón gió không khí ngoài trời vào và cửa thổi gió nóng ra. b. Nguyên lý làm việc: Khi bật công tắc ứng với các chế độ làm việc thì quạt gió sẽ quay với tốc độ chậm hoặc nhanh và dây đốt làm việc với các độ khác nhau( dây đốt chưa làm việc, làm việc ở mức nóng thấp, làm việc ở mức nóng cao). 3. Sử dụng và bảo quản: * Không sử dụng máy sấy tóc khi đang tắm. * Không để máy sấy tóc rơi xuống nước hoặc dung dịch khác, đặc biệt khi đang cắm điện. * Không dùng máy sấy tóc để làm những việc quá nặng nề, ví dụ như làm tan đá ở tủ
Tài liệu liên quan