Điện điện tử - Chương 10: Máy phát tín hiệu

10.1.Tổng quát 10.2.Máy phát tín hiệu tần số thấp dạng sin và dạng vuông. 10.3.Máy phát tín hiệu dạng hàm số. 10.4.Máy phát tín hiệu xung 10.5.Máy phát tín hiệu cao tần (RF). 10.6.Máy phát tín hiệu quét.

pdf35 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điện điện tử - Chương 10: Máy phát tín hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương.10:Máy phát tín hiệu 10.1.Tổng quát 10.2.Máy phát tín hiệu tần số thấp dạng sin và dạng vuông. 10.3.Máy phát tín hiệu dạng hàm số. 10.4.Máy phát tín hiệu xung 10.5.Máy phát tín hiệu cao tần (RF). 10.6.Máy phát tín hiệu quét. 10.1.Tổng quát Trong phần này chỉ đề cập một số máy phát thường sử dụng trong phòng thí nghiệm. -Máy phát dạng sóng sin tần số thấp (LF) ,tần số tối đa là 100KHz biên độ thay đổi được thường từ 0 đến 10V. -Máy tạo hàm: Thường cho tín hiệu tần số thấp, biên độ ra thay đổi được và các dạng sóng thường là sin, vuông ,tam giác. Máy tạo sóng sin tần số cao: Tạo nên sóng cao tần vô tuyến để bức xạ ra ngoài dây dẩn nên kỷ thuật chế tạo cơ bản khác với máy tạo sóng sin tần số thấp. Máy có mạch chắn cao tần, có phần đo biên độ ra và bộ giảm đã được lấy mẫu trước. Tần số ra ổn định bằng tinh thể áp điện và điều chỉnh được. -Máy tạo xung có phần điều chỉnh tần số,độ rộng,biên độ xung. -Máy quét tần số:Tín hiệu ra dạng sin có tần số tăng dần từ cực tiểu đến cực đại trong khoảng thời gian cho trước. Máy còn tạo ra sóng răng cưa có biên độ tỉ lệ với tần số tức thời. Mục đích của máy là để khảo sát đáp ứng tần số của mạch. 10.2.Máy phát tín hiệu LF dạng sin và dạng vuông • 1.Mạch dao động cầu Wien tạo tín hiệu sin tần số thấp:Mạch này tạo được tần số ổn định, biên độ ra ổn định và độ méo dạng thấp. Cầu Wien cân bằng tại tần số được xác định bởi các thành phần của cầu, khi dùng làm mạch dao động cầu Wien tạo thành mạch hồi tiếp giữa đầu ra và đầu vào của mạch khuếch đại. Trong mạch dao động cầu Wien, cầu có các thành phần là R1, R2, R3, R4, C1 và C2 .Mạch khuếch đại sử dụng R3, R4 hình thành mạch khuếch đại không đảo pha và dùng R1, R2, C1, C2 hình thành mạch hồi tiếp. Điều kiện cầu cân bằng: Khi đó: Nếu: R1 = R2 = R ; và C1 = C2 = C thì : R3 = 2R4 và Khi cầu cân bằng, điện áp ở ngõ vào mạch khuếch đại thì cùng pha với điện áp ngõ ra thỏa điều kiện dao động, còn các tần số khác thì cầu không cân bằng nên không thỏa điều kiện dao động. Độ lợi của mạch khuếch đại không đảo pha khi đó: AV = (R3 + R4 )/R4 = 3R4/R4 = 3 Thường chọn độ lợi lớn hơn trị giá này để duy trì dao động. 2 1 2 1 4 3 C C R R R R  22112 1 CRCR f   CR f 2 1  • Để tránh méo dạng tín hiệu do biên độ dao động có thể đến gần bằng điện áp nguồn (+Vcc và –VEE ), và sự giới hạn các điện áp nguồn có thể dẫn đến méo dạng, mạch được cải tiến để ổn định biên độ như sau: • R3 tách làm 2 thành phần R5 và R6 , các diod D1 ,D2 mắc song song R6 .Khi biên độ ra nhỏ thì sụt áp trên R6 không đủ lớn để phân cực thuận các diod. Nên: • Khi biên độ ra đủ lớn thì các diod phân cực thuận nên R6 bị nối tắt, độ lợi giảm xuống: 4 654 R RRRAv   4 54 R RRAv   Để thay đổi tần số dao động ta phải thay đổi trị giá C hoặc R. Để tiện lợi cho việc thay đổi tần số dao động ta lắp mạch thay đổi R, C như hình bên. Ta biết cần phải thay đổi cùng lúc R1 và R2 để thay đổi R hoặc thay đổi đồng thời C1, C2 để thay đổi C. Trên hình ta dùng chuyển mạch để có những giá trị chuẩn khác nhau của C1 và C2 ; sử dụng biến trở để thay đổi liên tục trị giá R1 và R2 . Thay đổi C1, C2 để thay đổi dãy tần số, thay đổi R1 và R2 để thay đổi liên tục tần số trên mỗi dãy. Để tín hiệu đi ra từ máy phát sóng có biên độ thay đổi được, ta lắp thêm mạch thay đổi biên độ như hình dưới. Trong hình R1, R2, R3 dùng thay đổi biên độ tín hiệu đi ra từ mạch dao động và đưa vào op amp có cách mắc kiểu điện áp để điều hợp tổng trở nhằm cung cấp tổng trở ngõ ra nhỏ đối với tín hiệu của máy phát sóng. S1 chuyển tầm biên độ, R3 thay đổi biên độ liên tục. 2.Máy phát tín hiệu sin-vuông • Sơ đồ khối của máy như hình trên. Máy gồm 1 bộ dao động tạo sóng sin, một bộ biến đổi tín hiệu sin ra tín hiệu dạng vuông và mạch giảm (attenuator) ở ngõ ra. Mạch giảm Mạch Mạch biến đổi tín hiệu sin-vuông • Mạch dùng mạch khuếch đại không đảo pha có độ lợi lớn, tín hiệu ở ngõ ra có biên độ lớn. Các diod D1, D2, hợp với các Zener D3, D4 cùng các điện trở liên quan hợp thành mạch xén đầu. Mạch có nhiệm vụ xén đầu âm và dương của tín hiệu sin để cho ra tín hiệu dạng vuông. Ví dụ Vz3 = Vz4 = 6,3V; D1 và D2 là 2 diod có điện áp thuận VD là 0,7V. Nếu tín hiệu ra của mạch khuếch đại ở bán kỳ dương thì D1 được phân cực thuận và điện áp ra bị khống chế ở mức (Vz3 + VD1). Tương tự, nếu tín hiệu ra của mạch khuếch đại ở bán kỳ âm thì D2 được phân cực thuận và điện áp ra bị khống chế ở mức -(Vz4 + VD2). Như vậy biên độ của tín hiệu sóng vuông là:     VVVVVV Dz 77,03,60  3.Ứng dụng của máy phát tín hiệu LF • Mắc mạch như hình trên để khảo sát đáp ứng tần số và độ lệch pha của mạch khuếch đại. Dao động ký 2 kênh để khảo sát dạng tín hiệu vào và ra mạch khuếch đại. Máy đo tần số để đo tần số tín hiệu vào. Độ lệch pha biết được bằng cách so sánh dạng sóng 2 tín hiệu. Độ lợi tính được bằng cách đo biên độ 2 tín hiệu vào và ra. 10.3.Máy phát tín hiệu dạng hàm số. • Mạch tạo sóng tam giác và sóng vuông: kết hợp mạch tích phân và mạch kích Schmitt, tín hiệu vào mạch tích phân lấy từ ngõ ra mạch kích Schmitt. Tín hiệu V2 ở ngõ ra mạch tích phân có dạng sóng tam giác có biên độ là mức trên (UTP) và mức dưới (LTP) đưa vào ngõ nhập không đảo pha op amp của mạch kích Schmitt. Ngõ ra Schmitt cho ra dạng sóng vuông V3. V1 V2 V3 t T Mạch Schmitt có độ lợi rất lớn , khi điện áp ngõ vào tăng lên đến UTP điện áp ngõ ra nhảy vọt từ mức âm nhất lên mức dương nhất. Tương tự khi điện áp ngõ vào giảm xuống mức LTP, điện áp ngõ ra rớt đột ngột xuống mức âm nhất . Chỉ cần 1 sự sai biệt nhỏ điện áp giữa 2 ngõ vào của op amp, điện áp ngõ ra mạch Schmitt sẽ đạt đến trị giá bảo hòa Vsat+ theo chiều dương và Vsat- theo chiều âm của tín hiệu. Thông thường ta có: Nên: Vsat chính là biên độ của sóng vuông Ví dụ: Mạch kích Schmitt như hình có Vcc = VEE =15V; R3 =3,9kΩ; R4 = 18kΩ. Tính UTP và LTP? . Giải: Điện áp ngõ ra:    VVV VVV EEsat ccsat 1 1         sat sat VBLTP R RBVBUTP 4 3;   V k Vk R VRLTPUTP VVVVVV sat ccsat 3 18 149,3 14)115(1 4 3 3       • Tính tần số tín hiệu: • Để hiểu sự hoạt động của mạch ta giả sử điện áp ra của mạch Schmitt V3 = +14V và điện áp ra mạch tích phân V2 =0, lúc đó V1 >0 vì V3 = +14V hệ quả tụ C1 nạp dòng I2 chạy từ trái qua phải nên V2 giảm dần từ 0 xuống LTP và khi V2 = LTP thì V3 = -14V, và V1 < 0 tụ C1 nạp dòng I2 theo chiều ngược lại hệ quả V2 tăng dần từ LTP lên UTP. Khi V2 = UTP thì V3 có dấu ngược lại V3 = +14V lúc đó V1 trở lại >0 và hiện tượng lập lại như trên. Tần số của tín hiệu được xác định bởi thời gian tụ c1 nạp điện từ UTP đến LTP và thời gian nạp theo chiều ngược lại: Đối với tụ: • Trong trường hợp này C = C1; ∆V = UTP-LTP; I = I2 , t là thời gian để V2 thay đổi từ trị giá UTP đến LTP, t cũng bằng phân nữa chu kỳ của tín hiệu. V1 được thay đổi bởi biến trở R1 và do I2 = V1 /R2 nên I2 cũng được kiểm soát bởi R1.Hệ quả thay đổi C1 để thay đổi tầm tần số (coarse) và thay đổi R1 để thay đổi tần số liên tục trong mỗi tầm. Ví dụ: mạch tích phân có C1 = 0,1µF; R1 = 1KΩ; R2 =10KΩ; mạch Schmitt có UTP = -LTP = 3V; Vcc = VEE = 15V. Tính tần số tín hiệu khi biến trở R1 ở vị trí tối đa ? Giải: R1 ở vị trí tối đa nên V1 = V3 =14V; I2 = V1 /R2 =14V/10kΩ = 1,4mA; ∆V = 3V –(-3V) = 6V; t = C∆V/I2 = 0,1µFx6V/1,4mA = 0,43ms; f = 1/2t = 1/(2x0,43ms) = 1,17kHz     VVVVVV cc 1411513  I VCt V tIC     Tạo tín hiệu có dạng tam giác thành dạng sin • Hình trên là ph. ph. biến đổi tín hiệu dạng sóng tam giác thành tín hiệu sin. Khi chưa mắc các diod D1, D2 và R3,R4 thì R1,R2 chỉ là mạch phân áp, tín hiệu ra dạng sóng tam giác chỉ giảm biên độ: V0 = Vi xR2 /(R1 + R2). Khi có D1,D2 lắp vào mạch phân áp vẫn hoạt động bình thường cho đến khi VR2 >V1 diod D1 phân cực thuận, điện áp ra V0 sẽ được giảm bớt: • , V0 nhỏ hơn so với trường hợp không có diod nên độ dốc của sóng tam giác nhỏ hơn so với không có diod. Tương tự, ở bán kỳ âm của Vi ,V0 = Vi xR2 /(R1 + R2) cho đến khi V0 <-V1 thì . Khi R3 = R4 thì • dạng sóng ở bán kỳ âm sẽ giống với dạng sóng ở bán kỳ dương. Thường người ta tăng số mạch phân cực diod lên gồm nhiều mức điện áp khác nhau sẽ giúp tín hiệu ra gần đúng dạng sin. )//( // 321 32 0 RRR RRVV i   )//( // 421 42 0 RRR RRVV i   Sơ đồ khối máy phát tín hiệu dạng sóng vuông, sin, tam giác • Đây là sơ đồ khối của máy phát tín hiệu tạo hàm. Đầu ra của mạch tích phân chia làm 2 nhánh, một đưa vào mạch kích Schmitt để cho ra tín hiệu dạng sóng vuông, một đưa vào mạch biến đổi để cho ra sóng sin. Mạch giảm nhằm mục đích để điều chỉnh biên độ sóng ra và cung cấp tổng trở ra nhỏ. Mạch 10.4.Máy phát tín hiệu xung • Máy phát tín hiệu xung gồm có 1 mạch tạo sóng vuông, 1 mạch dao động đa hài 1 trạng thái bền , 1 mạch giảm ở ngõ ra và 1 mạch dời mức DC (DC level shifting). Mạch tạo sóng vuông có thể sử dụng như mạch ở 10.2 và 10.3. Ở đây ta sử dụng mạch dao động đa hài không trạng thái bền (astable) để tạo sóng vuông như hình. • Giống như mạch Schmitt trong 10.2 , ở mạch này ta có UTP>0, LTP<0, tín hiệu ra V0 dạng sóng vuông. UTP = -LTP=V0 xR3 /(R2 +R3). Khi V0 >0 điện áp tại Vin+ >0 dòng điện theo chiều dương từ ngõ ra chạy qua R1 được C1 nạp. Khi tụ nạp đạt mức UTP thì điện áp Vin- >Vin+ nên V0 giảm kéo theo VR3 giảm dẩn đến Vin+ càng nhỏ hơn Vin- hệ quả V0 từ mức (Vcc -1V)>0 giảm đột ngột xuống mức -(VEE -1V)<0 . Lúc này C1 nạp điện có chiều dòng điện ngược lại cho đến khi điện áp tụ đạt LTP thì V0 sẽ tăng vọt lên lại mức (Vcc -1V). Tụ C1 lại nạp điện theo chiều dương và hiện tương lặp lại như trên. Tần số sóng vuông: Tần số sóng vuông phụ thuộc thời gian nạp điện t của C1 từ mức LTP lên mức UTP. Tần số được tính như sau: f = 1/T = 1/2t. Để thay đổi t ta thay đổi R1 (R1 thay đổi tần số liên tục) hoặc thay đổi C1 (C1 thay đổi tầm tần số). Thời gian t được tính theo công thức: E: Điện áp nạp; E0: Điện áp ban đầu của tụ; ec: Điện áp sau cùng của tụ ở thời điểm t.          ceE EERCt 011 ln Ví dụ: R1 = 20kΩ; R2 = 6,2kΩ; R3 = 5,6kΩ; C1 = 0,2µF. Vcc =VEE =12V.Tính tần số của sóng ở ngõ ra? Giải: UTP = - LTP = V0 x R3 /(R2 +R3) = 11Vx 5,6kΩ/(5,6kΩ+6,2kΩ) = 5,22V E0 = LTP = - 5,22V; ec = UTP = +5,22V; E = V0 =11V VVVVVV cc 11)112()1(0  Hz ms f ms VV VVkF eE EERCt c 121 13,42 1 13,4 22,511 )22,5(11ln202,0ln 011                      Mạch dao động đa hài 1 trạng thái bền (MS) • Với mạch dao động đa hài 1 trạng thái bền, khi có tín hiệu kích đưa vào tín hiệu ngõ ra sẽ thay đổi trang thái trong 1 khoảng thời gian xác định sau đó trở lại trạng thái ban đầu. Điều này tạo nên ở ngõ ra 1 xung có bề rộng xung không đổi mỗi khi MS được kích. Op amp có Vin- được phân cực bởi VB >0, Vin+ = 0 (được nối mass nhờ R2) sự sai biệt VDC ở 2 ngõ vào đủ lớn điều này dẩn đến V0 bảo hòa theo chiều âm, V0 =-(VEE -1V), tụ C2 nạp điện qua R2 theo • Chiều từ trái qua phải cho đến khi tụ đạt điện áp E0 =(VEE -1V) ,điện áp DC này được giữ mãi cho đến khi có tín hiệu kích đến thông qua C1. Khi đưa tín hiệu sóng vuông đến mạch MS tụ C1 nạp điện qua R1 tạo nên những xung nhọn tại Vin- , ta có xung nhọn dương tương ứng sườn dương của sóng vuông được tụ nạp và xung nhọn âm tương ứng sườn âm được tụ nạp. Xung nhọn dương không có tác dụng với MS do bị D1 cắt. Xung nhọn âm làm cho điện áp Vin-<Vin+ , dẩn đến V0 tăng vọt lên mức bảo hòa dương (Vcc -1V) lúc đó điện áp Vin+ sẽ là: V0 + E0 = (Vcc -1V)+(VEE -1V) = 2Vcc -2V • Điện áp cao tại Vin+ nên sẽ giữ V0 ở mức bảo hòa dương dù tín hiệu kích ở Vin- là xung nhọn âm không còn nữa. Lúc đó tụ C2 bắt đầu xả điện qua R2 làm cho Vin+ giảm về 0, khi Vin+ <VB,V0 sẽ giảm đột ngột về lại mức bảo hòa âm -(VEE -1V). Sau đó hiện tương sẽ lặp lại như trước. Thời gian để V0 ở mức cao phụ thuộc vào R2 và C2 nó chính là bề rộng xung và được tính theo công thức: • E: Điện áp nạp = (Vcc -1V) ; E0: Điện áp ban đầu của tụ • = -(VEE -1V) ; ec: Điện áp sau cùng của tụ ở thời điểm t = (Vcc -1V) - VB          ceE EERCt 022 ln Mạch giảm và mạch dời mức DC • R1,R2,R3 Và A1 hình thành mạch giảm, R4,R5,R6 Và A2 hình thành mạch dời mức DC. C1 trực thông với tín hiệu xung từ mạch phát đến mạch giảm trong khi mức DC ở mạch giảm được điều chỉnh bởi R5,khi chỉnh R5 để có mức ground, ngõ ra A2 ở mức ground hệ quả xung ở ngõ ra A1 đối xứng qua mức ground, khi chỉnh R5 để có +5V xung ngõ ra đối xứng ở mức 5V, khi chỉnh R5 để có -5V xung ngõ ra đối xứng ở mức -5V. + - C1 +VCC R3 A1Vi từ mạch phát xung + - +VCC -VEE -VEE R1 R2 S1 +VCC -VEE R4 R5 R6 V0A2 10.5.Máy phát tín hiệu cao tần • Máy phát tín hiệu cao tần tạo nguồn phát sóng sin tần số trong khoảng 100kHz đếm 40GHz. Máy gồm có 1 bộ dao động RF, 1 bộ khuếch đại, 1 mạch giảm và 1 vôn kế. Mạch dao động có tần số thay đổi được (thay đổi liên tục và thay đổi tầm). Mạch khuếch đại ở ngõ ra có biên độ hiệu chỉnh được, điều này cho phép biên độ tín hiệu cung cấp cho mạch giảm được chỉnh ở mức lấy mẫu đọc được trên vôn kế. Mỗi lần thay đổi tần số phải chỉnh lại biên độ này như vậy mới đảm bảo biên độ ra ở mạch giảm đúng như độ chỉ của mạch này. 1.Mạch dao động RF (Hartley,colpitts) • Mạch dao động RF thường sử dụng loại dao động Hartley hoặc Colpitts. Cả 2 loại dao động đều sử dụng mạch khuếch đại và mạch hồi tiếp dời pha.Tín hiệu đi qua mạch khuếch đại có pha dời đi 1800, tín hiệu ở ngõ ra mạch khuếch đại đi qua mạch hồi tiếp có biên độ giảm xuống và góc pha dời thêm 1800 được đưa vào mạch khuếch đại tạo thành vòng kín. Độ lợi mạch khuếch đại bằng với tỉ số hồi tiếp kết quả là mạch dao động có độ lợi vòng kín bằng 1, và vòng kín có góc dời pha 3600, đó chính là điều kiện để mạch dao động. Mạch Hartley và Colpitts chỉ khác nhau ở mạch hồi tiếp dời pha. Mạch hồi tiếp Hartley sử dụng 2 cuộn dây 1 tụ điện. Mạch hồi tiếp Colpitts sử dụng 1 cuộn dây 2 tụ điện. Tần số dao động của 2 loại được tính như sau: Đối với dao động Hartley: CT = C; LT là điện cảm tổng của 2 cuộn dây L1, L2 bao gồm hổ cảm M. Đối với dao động Colpitts: CT là điện dung tổng của 2 tụ C1, C2 mắc nối tiếp; còn LT = L. TTLC f 2 1  2.Mạch điều biên (AM) • Hầu hết các máy phát cao tần đều có mạch điều biên và điều tần. Trong mạch điều biên (được thực hiện ở tầng khuếch đại) nếu không có Q2 thì độ lợi của Q1 Av = R3/R4, khi có Q2 thì Av = R3 /(R4//RD), RD là điện trở cực xuất (drain) của FET. Tín hiệu LF được đưa vào cổng của FET làm thay đổi RD của Q2, hệ quả Av thay đổi nên biên độ tín hiệu RF ở ngõ ra thay đổi theo biên độ tín hiệu LF. Như vậy ta có biến điệu biên độ (AM). 3.Mạch điều tần (FM) • Thường được thực hiện ở tầng dao động, sử dụng varicap (VVC diod) trong mạch FM. Khi thay đổi điện áp phân cực ngược trên varicap thì điện dung Cp nó thay đổi. Khi đưa tín hiệu LF vào cực nền Q1 , Cp thay đổi làm cho tần số cộng hưởng thay đổi: .Như vậy tần số tín hiệu RF ở • ngõ ra thay đổi theo biên độ tín hiệu LF.Ta có biến điệu tần số. 4//2 1 CLC f p  4.Sơ đồ khối máy phát tín hiệu RF hoàn chỉnh • Ngoài các khối như đã trình bày máy còn kết hợp các khóa K1 ,K2 để chọn hay không chọn tín hiệu điều chế biên độ hoặc tín hiệu điều chế tần số ở trong máy hoặc ở ngoài máy. • Việc che chắn (vỏ bọc) từng khối và toàn bộ máy rất kỷ để tránh hiện tượng giao thoa RF giữa các khối và sự bức xạ RF. • Ngõ ra của máy phát được phối hợp trở kháng để RL = R0 K1 K1 K2 10.6.Máy phát tín hiệu quét • 1.Nguyên tắc:Một ứng dụng của máy phát sóng sin là dùng để khảo sát đáp ứng tần số của mạch lọc và mạch khuếch đại, tín hiệu sin có tần số thay đổi nhưng biên độ không đổi được đưa vào mạch cần khảo sát và đo biên độ tín hiệu ra theo từng tần số. Để đơn giản hóa và tăng vận tốc đo ta dùng máy phát tín hiệu quét có tần số thay đổi tự động trong dải tần số được định trước với biên độ không đổi. Máy gồm 1 mạch tạo hàm ramp cung cấp cho mạch dao động mà tần số dao động được điều chỉnh bởi biên độ tín hiệu răng cưa theo nguyên tắc FM. 2.Sơ đồ khối máy quét tần số • Sơ đồ khối của máy quét tần số như hình. Tín hiệu răng cưa sau khi đi qua mạch khuếch đại vi sai được đưa vào mạch dao động có tần số dao động được điều chỉnh bởi điện áp (VTO), tín hiệu ở ngõ ra VTO cũng được đưa vào mạch tách sóng phân biệt, tín hiệu ra của mạch này cũng có dạng răng cưa, cả 2 tín hiệu răng cưa được đưa vào mạch khuếch đại vi sai. Khi tần số tín hiệu ở ngõ ra VTO quét đúng dải tần được chọn trước thì biên độ tín hiệu răng cưa của mạch tách sóng phân • biệt cân bằng với tín hiệu răng cưa chuẩn từ mạch tạo tín hiệu răng cưa. Nếu tín hiệu ra từ VTO có tần số thấp hơn tần số định trước, biên độ tín hiệu răng cưa từ mạch tách sóng phân biệt sẽ nhỏ hơn biên độ tín hiệu răng cưa chuẩn dẩn đến tín hiệu ở ngõ ra mạch khuếch đại vi sai sẽ lớn lên hệ quả tần số tín hiệu ở ngõ ra VTO sẽ tăng lên. Ta lý luận ngược lại khi VTO có tần số lớn hơn mức định trước. Nhờ vậy máy quét dải tần số luôn ổn định. Máy còn cung cấp tín hiệu quét có biên độ ổn định nhờ sử dụng mạch ALC (automatic level control) và mạch khuếch đại có độ lợi thay đổi. Điện áp tín hiệu ra từ mạch khuếch đại có độ lợi thay đổi được so sánh với mức điện áp chuẩn được tạo ra trong mạch ALC, điện áp sai biệt này được đưa vào mạch khuếch đại có độ lợi thay đổi. Khi điện áp ngõ ra mạch khuếch đại thấp hơn yêu cầu , độ lợi của mạch khuếch đại sẽ tăng dẩn đến tín hiệu ngõ ra sẽ tăng và ngược lại. Như vậy tín hiệu ra sẽ có biên độ ổn định theo yêu cầu.
Tài liệu liên quan