Điện Cầu Thang (3 Công Tắc 1 Bóng)
Đây là một mạch điện rất thú vị, với mạch điện này chúng ta có thể điều khiển 1 bóng đèn từ 3 nơi khác nhau.
Mạch điện gồm có:+ 1 Cầu chì + 2 Công tắc 3 chấu + 1 Công tắc 4 chấu + 1 Bóng đèn
Hiện tại công tắc CT1 đang ở vị trí 2, công tắc CT3 ở vị trí 1-2 và 3-4, công tắc CT2 đang ở vị trí 1 như hình vẽ sau:
Nguyên lý hoạt động của mạch điện như sau:
Nhấn bất kỳ 1 trong 3 công tắc bóng đèn sẽ sáng lên nếu nó đang tối và ngược lại sẽ tối nếu nó đang sáng.
Chúng ta có tất cả là 8 trường hợp cho mạch điện này
Đây là hình minh họa cho 8 trường hợp của mạch điện:
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điện điện tử - Điện cầu thang (3 công tắc 1 bóng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điện Cầu Thang (3 Công Tắc 1 Bóng)
Đây là một mạch điện rất thú vị, với mạch điện này chúng ta có thể điều khiển 1 bóng đèn từ 3 nơi khác nhau.
Mạch điện gồm có:+ 1 Cầu chì + 2 Công tắc 3 chấu + 1 Công tắc 4 chấu + 1 Bóng đèn
Hiện tại công tắc CT1 đang ở vị trí 2, công tắc CT3 ở vị trí 1-2 và 3-4, công tắc CT2 đang ở vị trí 1 như hình vẽ sau:
Nguyên lý hoạt động của mạch điện như sau:
Nhấn bất kỳ 1 trong 3 công tắc bóng đèn sẽ sáng lên nếu nó đang tối và ngược lại sẽ tối nếu nó đang sáng.
Chúng ta có tất cả là 8 trường hợp cho mạch điện này
Đây là hình minh họa cho 8 trường hợp của mạch điện:
Trường hợp 1:
+ Ở hình 1 CT1 đang ở vị trí 2, CT2 đang ở vị trí 1 và CT3 đang ở vị trí 1-2 và 3-4, lúc này mạch điện hở nên đèn tối
Trường hợp 2:
+ Ở hình 2 CT1 đang ở vị trí 1, CT2 đang ở vị trí 1 và CT3 đang ở vị trí 1-2 và 3-4, lúc này mạch điện thông nên đèn sáng
Trường hợp 3:
+ Ở hình 3 CT1 đang ở vị trí 1, CT2 đang ở vị trí 2 và CT3 đang ở vị trí 1-2 và 3-4, lúc này mạch điện hở nên đèn tối
Trường hợp 4:
+ Ở hình 4 CT1 đang ở vị trí 2, CT2 đang ở vị trí 2 và CT3 đang ở vị trí 1-2 và 3-4, lúc này mạch điện thông nên đèn sáng
Trường hợp 5:
+ Ở hình 5 CT1 đang ở vị trí 2, CT2 đang ở vị trí 1 và CT3 đang ở vị trí 1-3 và 2-4, lúc này mạch điện thông nên đèn sáng
Trường hợp 6:
+ Ở hình 6 CT1 đang ở vị trí 1, CT2 đang ở vị trí 1 và CT3 đang ở vị trí 1-3 và 2-4, lúc này mạch điện hở nên đèn tối
Trường hợp 7:
Ở hình 7 CT1 đang ở vị trí 1, CT2 đang ở vị trí 2 và CT3 đang ở vị trí 1-3 và 2-4, lúc này mạch điện thông nên đèn sáng
Trường hợp 8:
+ Ở hình 8 CT1 đang ở vị trí 2, CT2 đang ở vị trí 2 và CT3 đang ở vị trí 1-3 và 2-4, lúc này mạch điện hở nên đèn tối
Ví dụ một số thao tác khi ta nhấn vào bất kỳ một công tắc nào:
Ví dụ 1:
Giả sử mạch điện đang ở dạng như trên (hình 1):
CT1 đang ở vị trí 2 lúc này mạch điện đang bị hở nên đèn tối. Bây giờ nếu ta nhấn công tắc CT1 thì công tắc CT1 sẽ chuyển sang ví trí 1 mạch điện sẽ được thông và đèn sẽ sáng, giống như hình bên dưới (hình 2)
Ví dụ 2:
Ở mạch điện hiện tại như hình 2, đèn đang sáng và CT3 đang ở vị trí 1 – 2 và 3 – 4, giả sử lúc này ta nhấn công tắc CT3 thì công tắc CT3 sẽ chuyển sang vị trí 1 – 3 và 2 – 4, mạch điện lúc bấy giờ sẽ bị hở và đèn sẽ tối, xem hình minh họa bên dưới (hình 6)
Ví dụ 3:
Ở mạch điện hiện tại như hình 6, đèn đang tối và CT2 đang ở vị trí 1, giả sử lúc này ta nhấn công tắc CT2 thì công tắc CT2 sẽ chuyển sang vị trí 2 và mạch điện lúc bấy giờ sẽ thông và đèn sẽ sáng, xem hình minh học bên dưới (hình 7)
Ví dụ 4:
Ở mạch điện hiện tại như hình 7, đèn đang sáng và CT 2 đang ở vị trí 2, giả sử lúc này ta nhấn công tắc CT2 thì công tắc CT2 sẽ chuyển sang vị trí 1 và mạch điện lúc bấy giờ sẽ bị hở và đèn sẽ tối, hình minh họa bên dưới (hình 6)
Chúng ta cứ tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng khi ta nhấn vào bất kỳ một công tắc nào trong 3 công tắc CT1, CT2, CT3, thì đèn sẽ sáng nếu đang tối và ngược lại.