Điện - Điện Tử - Hệ thống vô tuyến dẫn đường

KHAI THÁC SỬ DỤNG MÁY THU VỆ TINH GPS koden kgp-912 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG NÚM NÚT MENU: Dùng để gọi "Menu" của máy bao gồm 9 mục lựa chọn (gọi tắt là “menu”), hoặc thoát khỏi các "menu" con. MODE: Nhấn phím này để lựa chọn các chế độ hiển thị màn hình NAV1, NAV2, NAV3 hoặc PLOT. SEL : Lựa chọn các thông số, các chế độ màn hình. CTRS : Thay đổi mức độ tương phản của màn hình (8 mức). EVT : Ghi nhớ vị trí hiện tại (theo 1 mục đích - sự kiện nào đó). ,,,: Các phím dịch chuyển con trỏ.

pdf147 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điện - Điện Tử - Hệ thống vô tuyến dẫn đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 0 Trường đại học hàng hải KHOA ĐKTB - TỔ MÁY ĐIỆN & VTĐ HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 1 } KHAI THÁC SỬ DỤNG MÁY THU VỆ TINH GPS koden kgp-912 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG NÚM NÚT MENU : Dùng để gọi "Menu" của máy bao gồm 9 mục lựa chọn (gọi tắt là “menu”), hoặc thoát khỏi các "menu" con. MODE : Nhấn phím này để lựa chọn các chế độ hiển thị màn hình NAV1, NAV2, NAV3 hoặc PLOT. SEL : Lựa chọn các thông số, các chế độ màn hình. CTRS : Thay đổi mức độ tương phản của màn hình (8 mức). EVT : Ghi nhớ vị trí hiện tại (theo 1 mục đích - sự kiện nào đó). ,,,: Các phím dịch chuyển con trỏ. 1 2/N 3 Các phím số: gọi lại vị trí đã ghi nhớ, nhập giá trị số và lựa chọn kinh độ E hay W, vĩ độ N hay S. 4/W 5 6/E 7 8/S 9 0 CLR : Xóa dữ liệu số, các thông số đã chọn hay tắt tạm thời tín hiệu báo động (âm thanh). ENT : Nhập dữ liệu số, các thông số hay các lựa chọn ... MOB : Kích hoạt chức năng màn hình MOB ở chế độ khẩn cấp có người rơi xuống nước (Man Over Board). PWR/DIM : Bật nguồn và thay đổi độ sáng mặt điều khiển (3 mức độ). HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 2 HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 3 PHẦN II - KHAI THÁC SỬ DỤNG I - KHỞI ĐỘNG - ĐIỀU CHỈNH - CÀI ĐẶT THÔNG SỐ BAN ĐẦU - TẮT MÁY Khi khởi động máy lần đầu tiên (thường là sau thời gian dài không sử dụng) các dữ liệu quỹ đạo vệ tinh chưa được ghi vào bộ nhớ máy thu và do đó mất khoảng 15 phút để máy thu xác định được vị trí. Các lần sử dụng sau đó vị trí được xác định ngay sau khi mở máy. HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 4 - Khởi động: Nhấn phím PWR/DIM để cấp nguồn, màn hình sẽ hiển thị chữ GPS ở trung tâm (hình vẽ), dòng trạng thái hiển thị chữ "CHECKING". Máy thu bắt đầu kiểm tra dữ liệu và các thông số quỹ đạo vệ tinh, khi kết thúc hiển thị "CHECK OK". Tiếp theo màn hình hiển thị ở chế độ NAV 1 - OFF, nếu khi máy thu chưa thu được vị trí thì chữ N/S & E/W (ở sau các chữ số chỉ vĩ độ, kinh độ) sẽ nhấp nháy, lúc này máy thu đang lựa chọn vệ tinh. Khi máy thu đã xác định được vị trí thì toạ độ vị trí hiện tại sẽ được hiển thị, chữ N/S & E/W không còn nhấp nháy, các thông số khác cũng được hiển thị trên màn hình. - Điều chỉnh độ sáng màn hình/mặt máy: Nhấn phím PWR/DIM lần lượt để thay đổi mức độ sáng (3 mức). Thay đổi độ tương phản màn hình LCD (Liquid Cristal Display: màn hình tinh thể lỏng) theo 8 mức độ lần lượt khi nhấn phím CTRS. - Cài đặt thông số ban đầu: Khi sử dụng máy thu lần đầu các thông số cần được cài đặt cho máy là: + Chế độ định vị: Trong mục đích hàng hải vị trí tàu được xác định bởi hai thông số nên ta sẽ chọn chế độ định vị 2D để tăng độ chính xác. Thao tác: Nhấn phím MENU để hiển thị “menu” -> chọn 3: GPS -> Nhấn  đưa con trỏ về 2: FIX MODE -> chọn 2D. + Chọn hệ thống trắc đạc hải đồ: Thông thường máy thu được cài đặt mặc định theo hệ thống chuẩn trắc đạc thế giới WGS-84 (World Geodetic System - hệ thống được xây dựng năm 1984), đa số hải đồ được sử dụng hiện nay đều phù hợp với hệ thống này, nếu hải đồ sử dụng hệ thống trắc đạc khác thì cần lựa chọn phù hợp (tham khảo thêm mục Appendix... Local Geodetic System trong cuốn Operation Manual KODEN KGP 912). Thao tác: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> Nhấn phím 3 để chọn 3: GPS -> Nhấn phím 3 để chọn 3: DATUM -> Nhập số hiệu chỉ hệ thống trắc đạc muốn sử dụng HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 5 bằng các phím số (theo bảng chỉ mục) hoặc sử dụng các phím dịch chuyển con trỏ để lựa chọn trong danh sách đã được lưu trong máy. + Độ cao an-ten: Thông số độ cao an-ten so với mặt biển là rất cần thiết để máy thu xác định vị trí trong chế độ 2D. Thao tác: Nhấn phím MENU để hiển thị "menu" -> chọn 3: GPS (nhấn phím số 3) -> chọn 4: ANT.H (nhấn  hoặc )  nhập giá trị độ cao bằng các phím số -> nhấn ENT để xác nhận. + Chọn đơn vị đo tốc độ và khoảng cách: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> Nhấn 8/S chọn INITIAL -> Nhấn  hoặc  để chọn 2:UNIT - > Nhấn  hoặc để chọn đơn vị thích hợp. + Chọn kiểu chỉ báo thông số vị trí: Thông số vị trí tàu có thể chỉ thị dạng kinh, vĩ độ hoặc đường vị trí LORAN - C. Thao tác: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> nhấn 8 chọn INITIAL -> nhấn  hoặc  chọn 5: POSITION -> nhấn  hoặc  để chọn kiểu chỉ báo mong muốn. Chế độ hiển thị dạng kinh, vĩ độ thường được sử dụng và được cài mặc định trong máy. Các thông số cài đặt khác: + Thông số DOP (Dilution Of Precision - mức suy giảm độ chính xác): giá trị này nhằm để máy thu nhanh chóng xác định được vị trí, giảm thấp nhất sai số bằng cách loại bỏ bớt các vệ tinh có giá trị thông số DOP quá cao. Nếu ở chế độ định vị 2D thì thông số là HDOP (theo phương nằm ngang), còn ở chế độ định vị 3D sẽ là PDOP. Trong chế độ 2D nếu giá trị DOP lớn hơn giá trị cài đặt thì máy thu sẽ không xác định vị trí, còn ở chế độ 3D nếu giá trị DOP lớn hơn giá trị cài đặt thì máy sẽ tự động chuyển về chế độ định vị 2D. Thao tác: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> nhấn 3 chọn GPS -> nhấn  hoặc chọn 5: DOP- MASK -> nhập giá trị bằng phím số -> nhấn ENT để xác nhận. HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 6 + Giới hạn góc ngẩng vệ tinh: Vị trí sẽ không xác định được hoặc xác định được sẽ không chính xác khi máy thu các vệ tinh có góc ngẩng dưới 5 độ. Khi đặt giá trị này các vệ tinh có góc ngẩng nhỏ hơn sẽ bị loại bỏ nâng cao độ chính xác của vị trí. Thao tác: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> nhấn 3 chọn GPS -> nhấn  hoặc  chọn 6: ELV MASK -> nhấn hoặc  chọn các giá trị đã được đặt sẵn (0/3/5/10/150). + Vi phân GPS (DGPS): Khi hoạt động gần bờ sai số của vị trí xác định bởi máy thu GPS tăng lên do vậy một số trạm ven bờ được xây dựng để giúp máy thu loại bỏ bớt sai số - tăng độ chính xác khi xác định vị trí, các trạm đó được gọi là trạm vi phân GPS. Trạm vi phân GPS thu nhận tín hiệu vệ tinh xác định vị trí và so sánh với vị trí chính xác từ đó tính toán lượng hiệu chỉnh. Khi đó máy thu GPS được lắp đặt thiết bị thu tín hiệu do trạm vi phân GPS gửi tới, khi tàu hoạt động trong tầm phủ sóng của trạm này (trong khoảng 100 - 200 hải lý) nó sẽ nhận được tín hiệu hiệu chỉnh do trạm đó gửi tới và máy thu GPS sẽ tính toán để cho vị trí tàu chính xác. Có 3 chế độ cài đặt DGPS: OFF: vị trí xác định như thông thường, không có hiệu chỉnh DGPS. ON: vị trí xác định đã hiệu chỉnh DGPS, chữ D hoặc DGPS sẽ hiển thị AUTO: khi máy thu nhận được tín hiệu DGPS, vị trí xác định được hiệu chỉnh, nếu không có tín hiệu DGPS vị trí xác định như thông thường. Thao tác: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> nhấn 2 chọn DGPS -> nhấn  hoặc  chọn 1: DGPS MODE -> nhấn  hoặc chọn ON hay AUTO. - Tắt máy: Nhấn và giữ phím OFF khoảng 2 giây để tắt máy. Tất cả dữ liệu trước đó sẽ được lưu giữ trong bộ nhớ cho lần sử dụng sau. II/CÁC CHẾ ĐỘ HIỂN THỊ Màn hình NAV 1: Hiển thị vị trí hiện tại các thông số ở dạng dữ liệu số. Màn hình NAV 2: Hiển thị vòng tròn phương vị (vị trí tàu ở tâm vòng tròn). Chế độ này sẽ hiển thị phương vị, hướng, khoảng cách đến điểm tới và góc lệch hướng, độ dạt ngang hiện tại của tàu so với hướng đi Màn hình NAV 3: Hiển thị đường hàng hải dạng 3 chiều với các thông số: phương vị, hướng, khoảng cách đến điểm tới và góc lệch hướng, độ dạt ngang hiện tại của tàu so với hướng đi HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 7 Màn hình PLOT: Hiển thị vết đường di chuyển của tàu, vị trí hiện tại, điểm tới và vị trí các điểm được ghi nhớ. - Để chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị NAV1, NAV2, NAV3, PLOT sử dụng phím MODE theo sơ đồ trong hình vẽ. - Trong các chế độ NAV1, NAV2, NAV3, PLOT để lựa chọn giữa OFF/ WAYPOINT/ROUTE/ANCHOR WATCH SCREEN sử dụng phím SEL. HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 8 CÁC CHẾ ĐỘ HIỂN THỊ HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 9 III/LƯU TRỮ VỊ TRÍ ĐIỂM HÀNG HẢI 1./Lưu trữ vị trí điểm mới hoặc thay đổi toạ độ vị trí của điểm đã lưu trữ (theo dạng LAT/LONG). Tối đa có 25 nhóm điểm, mỗi nhóm có 10 điểm được lưu trữ trong bộ nhớ. Ngoài 20 điểm trong nhóm 00 và 01 được sử dụng cho lưu trữ các vị trí MOB, EVENT (EVT), còn các điểm thuộc nhóm từ 02 tới 24 (tổng cộng là 230 điểm) được sử dụng để lưu trữ các điểm hàng hải(WAYPOINT). Thao tác :Nhấn phím MENU để hiển thị “menu” -> nhấn phím  hoặc  đưa vệt sáng tới WAYPOINT và nhấn ENT hoặc sử dụng nhanh bằng cách nhấn ngay phím số 1 -> nhấn phím số để lựa chọn nhóm điểm cần sử dụng (từ 00 - 24) -> nhấn ENT. Các điểm thuộc nhóm đó sẽ được hiển thị trên màn hình (có thể đã có hoặc chưa có giá trị kinh, vĩ độ). Dùng phím  hoặc  để đưa vệt sáng tới số hiệu điểm cần sử dụng. Số hiệu điểm được hiển thị bằng chữ gồm ba chữ trong đó hai số đầu chỉ số hiệu nhóm, số cuối chỉ số hiệu điểm thuộc nhóm. Ví dụ: 104: Điểm số 4 của nhóm 10. Lúc này con trỏ đang ở vị trí biểu thị số hiệu điểm -> nhấn phím  hai lần để đưa con trỏ tới phần đặt tên hay ký hiệu cho điểm -> dùng các phím  để dịch chuyển con trỏ tới kí tự muốn sử dụng và nhấn SEL để chọn, thao tác tương tự để nhập các kí tự tiếp (tối đa là 10 ký tự). Khi kết thúc việc đặt tên hay ký hiệu nhấn phím ENT để chuyển sang nhập tọa độ của điểm -> Sử dụng các phím số để nhập giá trị vĩ độ của điểm gồm số và dùng phím 2/N hoặc 8/S để chọn vĩ độ Bắc hay Nam, nhấn ENT để xác nhận vĩ độ -> Tiếp theo nhập các giá trị của kinh độ điểm gồm 8 con số và sử dụng phím 6/E hoặc 4/W để chọn kinh độ Đông hay Tây, khi kết thúc nhấn ENT. Phím  được sử dụng để sửa lỗi sai khi nhập các số liệu tại vị trí bên trái con trỏ, phím CLR được sử dụng để xóa toàn bộ một dữ liệu sai và việc nhập được thực hiện lại. Nếu không muốn đặt tên hay ký hiệu cho điểm thì tại vị trí biểu thị số điểm ta đưa con trỏ về dấu "=" bằng cách nhấn phím  một lần sau đó dùng phím  đưa con trỏ về dòng nhập vĩ độ và thao tác như trên. Sau khi nhập xong dữ liệu kinh, vĩ độ cho 1 điểm thì vệt sáng sẽ nhảy tới điểm kế tiếp. Để nhập dữ liệu ta thao tác tương tự như với điểm trước đó. 2./Sao chép dữ liệu của điểm đã được lưu trữ: HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 10 Có thể chép các vị trí hiện tại (Được ghi với số 000 tới 019 tức là 20 điểm dùng cho phím MOB và EVT) tới điểm cần sử dụng (từ 020 tới 249) và cũng có thể nhập các dữ liệu của điểm đã có (từ 020 tới 249). Thao tác: - Nhấn phím MENU, chọn 1 để chọn WAYPOINT (nhập điểm) -> Dùng phím  đưa con trỏ tới chữ COPY -> Nhập số hiệu của điểm nguồn chứa dữ liệu cần sao chép bằng cách dùng phím số -> nhấn ENT để xác nhận -> Nhập số hiệu của điểm cần chép dữ liệu -> nhấn ENT để thực hiện việc sao chép. Các dữ liệu về kinh vĩ độ và cả tên hay ký hiệu nếu có của điểm nguồn sẽ được máy chép tới điểm đích được chỉ ra -> Nhấn MENU để thoát khỏi chế độ "COPY". 3./Thay đổi tên hay kí hiệu của điểm đã lưu trữ Để thay đổi tên/kí hiệu 1 điểm đã được lưu trữ thì thao tác như sau: - Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> chọn 1: WAYPOINT -> nhập số nhóm chứa điểm cần chọn -> nhấn ENT, màn hình hiển thị danh sách các điểm của nhóm, dùng phím  hoặc  đưa vệt sáng về số hiệu điểm cần thay đổi, nhấn phím hai lần -> sử dụng các phím, SEL để chọn các ký tự đặt lại tên ký hiệu mới cho điểm -> Khi kết thúc nhấn ENT -> Nhấn MENU để thoát. 4./Xóa dữ liệu các điểm đã nhập: Có thể xóa dữ liệu kinh, vĩ độ của các điểm đã được nhập trong các nhóm (ngoại trừ điểm 000 sử dụng cho phím MOB): - Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> chọn 1 -> nhập số hiệu nhóm chứa điểm cần xóa -> nhấn ENT màn hình hiển thị danh sách các điểm trong nhóm -> dùng phím  đưa vệt sáng về điểm cần xóa -> nhấn phím CLR màn hình hiển thị yêu cầu xác nhận việc xóa dữ liệu -> nhấn ENT máy sẽ xóa dữ liệu điểm đã chọn, nếu nhấn CLR máy sẽ bỏ qua việc xóa dữ liệu. Khi dữ liệu bị xóa thì giá trị kinh vĩ độ sẽ được thay thế bằng các con số 0. (Nếu sử dụng đường vị trí LORAN C xem tài liệu Operation Manual KODEN KGP 912) IV./HÀNG HẢI THEO ĐIỂM Khi đặt chế độ hàng hải theo điểm người sử dụng nhập và gọi các điểm hàng hải (điểm chuyển hướng) lần lượt bằng tay, khi tàu tới gần điểm đó HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 11 trong chế độ báo động điểm tới thì máy phát tín hiệu báo cho ta biết và ta sẽ gọi điểm tới kế tiếp bằng cách thao tác các phím ở trên máy. 1. Đặt chế độ hàng hải theo điểm: Nhấn phím MODE để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Nhấn SEL để chọn màn hình WPT -> Dùng  dịch con trỏ tới ô chỉ báo số hiệu điểm tới -> Nhập số hiệu điểm tới (3 con số) bằng các phím số -> Nhấn ENT để xác nhận, nhấn CLR khi nhập sai chữ số và nhập lại. 2. Gọi lại điểm hàng hải Có thể gọi lại hay kiểm tra lại điểm tới trong danh sách các điểm trong chế độ hàng hải theo điểm. - Nhấn MODE để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Dùng  đưa con trỏ tới biểu tượng ở góc trái phía dưới màn hình -> nhấn SEL để hiển thị [W.P], các dữ liệu và tên ký hiệu chú thích của điểm sẽ hiện lên. 3. Đặt nhanh chế độ hàng hải theo điểm Có thể chọn trực tiếp chế độ hàng hải theo điểm một cách nhanh chóng như sau: - Nhấn MODE để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Nhấn SEL để hiển thị WPT -> Dùng phím  dịch con trỏ về ô biểu tượng, nhấn SEL để hiển thị chữ [WP] -> Dùng phím  đưa con trỏ tới vị trí chỉ toạ độ điểm tới và dùng các phím số để nhập giá trị kinh, vĩ độ - > Nhấn ENT để xác nhận, toạ độ điểm tới sẽ được lưu trữ vào điểm 248, dữ liệu trước đó có điểm 248 sẽ bị xóa, nếu muốn lưu trữ lại thì nên chép lại sang 1 điểm khác trước đó. 5. Nhập lại điểm ban đầu ở chế độ hàng hải theo điểm Nếu muốn thay đổi điểm ban đầu để đi đến điểm tới là điểm tại vị trí hiện tại thì thao tác: - Nhấn MODE để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Dịch con trỏ tới chữ WPT (Dùng  hoặc  ) -> nhấn ENT, vị trí hiện tại sẽ được coi là điểm ban đầu để đi đến điểm tới. 6. Loại bỏ chế độ hàng hải theo điểm: Để loại bỏ chế độ này ta thao thác: HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 12 - Nhấn MODE để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Nhấn SEL để chuyển chữ WPT thành OFF V./HÀNG HẢI THEO TUYẾN Chế độ hàng hải theo tuyến là chế độ mà người sử dụng lập tuyến đường bao gồm các điểm hàng hải theo thứ tự được chọn từ các nhóm đã được nhập từ trước trong máy và hành trình theo tuyến đó. Khi sử dụng chế độ này máy thu sẽ báo cho ta biết khi tàu tới gần điểm chuyển hướng và tự động nhảy sang điểm kế tiếp (hiển thị các thông số kinh,vĩ độ, khoảng cách, phương vị....) theo thứ tự trong tuyến đó. Khái niệm tới gần điểm chuyển hướng có nghĩa là khi vị trí tàu đi vào khu vực có khoảng cách tới điểm chuyển hướng nhỏ hơn giá trị mà ta đã đặt trước trong chế độ đặt báo động điểm tới (CIRCLE mode), điều này khác với chế độ BI-SECTOR là khi tàu đi qua đường phân giác của góc hợp bởi hướng phải đi đến điểm hàng hải và hướng từ điểm đó đến điểm tiếp theo của tuyến, chế độ này ít sử dụng (Xem tài liệu Operation Manual KODEN KGP 912). 1. Lập tuyến hành trình Có thể lưu trữ tối đa 20 tuyến (Từ 01 - 20) trong bộ nhớ, bao gồm 230 điểm trong các tuyến này và kể cả khi chỉ trong 1 tuyến, các điểm đó tất nhiên đã được nhập và lưu trữ trước đó. Thao tác: - Nhấn MENU -> chọn 5 (ROUTE) -> chọn 1 (RTE EDIT) để đặt nhóm, nhập số hiệu tuyến (Từ 01 - 20) -> ENT để lưu trữ số tuyến -> Dùng phím  đưa con trỏ về cột đặt hướng hàng hải là "For ward" hay "Back ward" và chọn SEL -> Dùng  để đưa con trỏ tới cột chứa số hiệu điểm chuyển hướng -> nhập số hiệu điểm (3 con số) -> Nhấn ENT để xác nhận, lặp lại cho các điểm kế tiếp trong tuyến. 2. Đặt chế độ hàng hải theo tuyến Lựa chọn tuyến hàng hải - Nhấn MODE để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Nhấn SEL để chọn RTE -> Nhấn phím  -> Nhập số hiệu tuyến đường đã lập -> Nhấn ENT -> Nhấn -> Nhập số hiệu điểm xuất phát của tuyến -> Nhấn ENT để xác nhận -> Nhấn -> Nhấn SEL để chọn hướng hàng hải. HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 13 Chú ý: Số hiệu điểm xuất phát của tuyến là số thứ tự của điểm đó nằm trong tuyến đã lập. 3. Chọn lại điểm xuất phát của tuyến: Có thể đặt toạ độ của vị trí hiện tại của tàu là điểm xuất phát của tuyến hành trình. - Nhấn MODE để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Dùng hoặc  đưa con trỏ về "RTE" -> nhấn ENT để xác nhận, vị trí hiện tại sẽ là điểm xuất phát của tuyến. 4. Bỏ qua một điểm của tuyến trong khi hàng hải theo tuyến: Có thể bỏ qua điểm kế tiếp trong tuyến và đi tới điểm mới của tuyến: - Nhấn MODE để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Nhấn  để di chuyển tới cột chỉ số hiệu điểm của tuyến -> Nhập số hiệu điểm muốn cần bỏ qua -> Nhấn ENT để bắt đầu hàng hải tới điểm mới của tuyến. VI/CHẾ ĐỘ TRỰC NEO 1. Đặt vị trí neo Trong quá trình tàu neo vị trí của tàu có thể bị thay đổi do thủy triều hoặc gió. Vị trí neo được lưu trữ trong máy và ta có thể kiểm tra khoảng cách và phương vị hiện tại của tàu tới vị trí điểm neo. Ta có thể đặt vị trí điểm neo từ màn hình hiển thị NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT và dễ dàng gọi lại. Nhấn MODE tới khi màn hình để chọn các chế độ hiển thị như NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Nhấn SEL đến khi chế độ "ANCW" được hiển thị -> Nhấn ENT vào thời điểm thả neo để lưu trữ vị trí neo hiện tại vào bộ nhớ. 2. Gọi lại vị trí neo - Nhấn MODE để hiển thị màn hình NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> dùng phím  dịch con trỏ tới ô biểu tượng -> Nhấn SEL để hiển thị [W.P], vị trí neo và kí hiệu "ANCW" sẽ được hiển thị. 3. Hiển thị biểu tượng vị trí neo trên màn hình PLOT - Nhấn MODE để chọn PLOT -> Dùng  hay  để đưa con trỏ về chữ SET UP” -> ENT để gọi Menu - SET UP -> Dùng hay  để đưa con trỏ tới "WAY POINT" -> Chọn ON bằng phím  hoặc  . Để thoát khỏi màn hình SET UP nhấn MODE. HỆ THỐNG VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG Tổ môn Máy Điện & VTĐ 14 4. Xoá bỏ chế độ trực neo: - Nhấn MODE để hiển thị màn hình NAV1/ NAV2/ NAV3 hay PLOT -> Nhấn SEL để chuyển từ ANCW về OFF. VII/CÁC CHẾ ĐỘ BÁO ĐỘNG (CẢNH GIỚI): - Máy thu GPS KODEN 912 có 4 chức năng báo động gồm:  Báo động trực neo  Báo động điểm tới  Báo động dạt ngang (XTE)  Báo động góc lệch hướng (CDI) 1. Báo động trực neo - Khi ở chế độ báo động trực neo máy sẽ phát hiện một tín hiệu âm thanh và chữ ANCW sẽ nhấp nháy khi tàu ra ngoài khu vực cảnh giới neo mà ta đã đặt. Chức năng báo động này sẽ không hoạt động khi tầm xa báo động đặt là "000". * Đặt khoảng giới hạn trực neo: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> nhấn 6/E để chọn ALARM -> Dùng  dịch con trỏ tới 2: ANCW -> nhập giá trị tầm xa cảnh giới (dùng phím số) -> nhấn ENT để xác nhận. * Kích hoạt báo động: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> nhấn 6/E chọn ALARM -> chọn 1: MODE -> Dùng  đưa con trỏ về ANCW để chọn chế độ báo động trực neo. * Kiểm tra chế độ báo động trực neo: Nhấn MODE hiển thị NAV1 -> Nhấn SEL để hiển thị màn hình ANCW -> Dùng  chuyển con trỏ về ô biểu tượng -> Dùng SEL để hiển thị ALARM. * Hủy bỏ báo động trực neo: Nhấn MENU để hiển thị “menu” -> Chọn 6/E: ALARM -> dùng  đưa con trỏ về OFF. 2. Báo động tới gần (điểm tới) Báo động tới gần là chế độ khi tàu tới gần điểm chuyển hướng (điểm tới) với khoảng cách nằm trong tầm xa đã được đặt trước thì máy sẽ phát tín hiệu thông báo và nếu đang ở chế độ hàng hải theo tuyến thì nó sẽ tự động chuyển chế
Tài liệu liên quan