Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras

1. Đặt vấn đề Chủ nghĩa thực dân đã cáo chung vào những năm 50 của thế kỉ XX nhưng dấu ấn sâu đậm của nó vẫn không thể xoá bỏ trong nền văn học và văn hoá ở các quốc gia thuộc địa, và thậm chí trong nền văn học của cả các nước vốn là đế quốc thực dân. Người tình của Duras, cũng như một loạt các tác phẩm mang màu sắc tự truyện khác của bà (Người tình Hoa Bắc, Đập chắn Thái Bình Dương), là một trong những tác phẩm cho thấy sự xuất hiện của một kẻ khác trong kinh nghiệm của một nhà văn nước thực dân. Xứ thuộc địa đã trở thành một ám ảnh trong các tác phẩm của Duras - một nữ văn sĩ đã từng trải qua những năm tháng tuổi thơ khốn khó và dị thường ở mảnh đất Nam Kì thuộc Pháp trong những năm 1920-1930. Chính Duras đã từng thừa nhận: “Tôi không thể giải thích được rõ rệt tại sao, chỉ cảm thấy nơi chốn chào đời ấy. . . càng về cuối đời càng trở thành một hiện tại sáng rỡ trong tôi, như đó là bản mệnh tôi, như chính phần đời xa thẳm ấy tạo ra tất cả những phần đời của tôi sau nó” (Marguerite Duras trả lời tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur).

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦. 5, pp. 23-32 DIỄN NGÔN VỀ XỨ THUỘC ĐỊA TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI TÌNH CỦA MARGUERITE DURAS Nguyễn Thị Ngọc Minh Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Chủ nghĩa thực dân đã cáo chung vào những năm 50 của thế kỉ XX nhưng dấu ấn sâu đậm của nó vẫn không thể xoá bỏ trong nền văn học và văn hoá ở các quốc gia thuộc địa, và thậm chí trong nền văn học của cả các nước vốn là đế quốc thực dân. Người tình của Duras, cũng như một loạt các tác phẩm mang màu sắc tự truyện khác của bà (Người tình Hoa Bắc, Đập chắn Thái Bình Dương), là một trong những tác phẩm cho thấy sự xuất hiện của một kẻ khác trong kinh nghiệm của một nhà văn nước thực dân. Xứ thuộc địa đã trở thành một ám ảnh trong các tác phẩm của Duras - một nữ văn sĩ đã từng trải qua những năm tháng tuổi thơ khốn khó và dị thường ở mảnh đất Nam Kì thuộc Pháp trong những năm 1920-1930. Chính Duras đã từng thừa nhận: “Tôi không thể giải thích được rõ rệt tại sao, chỉ cảm thấy nơi chốn chào đời ấy. . . càng về cuối đời càng trở thành một hiện tại sáng rỡ trong tôi, như đó là bản mệnh tôi, như chính phần đời xa thẳm ấy tạo ra tất cả những phần đời của tôi sau nó” (Marguerite Duras trả lời tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur). 2. Nội dung nghiên cứu Người tình của Duras tái hiện bối cảnh Nam Kì trong những năm 1920 - 1930 thời thuộc Pháp. Trước và trong khoảng thời gian này, có thể nói, Đông Dương đã trở thành một mối quan tâm đặc biệt của những chính trị gia, nhà hàng hải, nhà truyền giáo, nhà du hành, nhà văn, nhà sử học. Đông Dương đột nhiên bị tách khỏi dòng chảy lịch sử nội tại của nó, hay được tô vẽ cho một lịch sử bằng ý đồ của người phương Tây, và trở thành một đối tượng quan sát và nghiên cứu của người Pháp. Xứ thuộc địa không phải chỉ là một thực tại, mà còn là một diễn ngôn. Trong những huyền thoại về Đông Dương, có thể thấy nổi bật ba loại diễn ngôn: diễn ngôn chính trị ồn ào khẳng định vị trí thượng đẳng của kẻ đi khai hoá văn minh, diễn ngôn khoa học cắt đứt một cách lạnh lùng Đông Dương với lịch sử và địa lí riêng biệt của nó, diễn ngôn về giới thừa nhận uy quyền tuyệt đối của người đàn ông da trắng khi 23 Nguyễn Thị Ngọc Minh mô tả người phụ nữ bản địa như là những đối tượng bị động, nhu mì. . . Ba kiểu diễn ngôn này có quan hệ tương tác với nhau, đều nhằm khẳng định quyền lực của thực dân đối với xứ thuộc địa. Những diễn ngôn chính trị trong thời kì đầu chinh phục thuộc địa của Pháp đã nhấn mạnh địa vị thượng đẳng và bổn phận khai hoá văn minh của người Pháp, và như vậy, đã đẩy xứ thuộc địa Đông Dương vào một vị thế hạ đẳng và mông muội. Trong diễn văn đọc trước Quốc hội Pháp ngày 28 tháng 7 năm 1883, Jules Ferry đã nhiệt thành khẳng định: “Tôi lập lại rằng các chủng tộc ưu việt có một quyền, bởi vì họ có một bổn phận. Họ có nhiệm vụ khai hóa văn minh cho các chủng tộc hạ đẳng” [1]. Pierre Pasquier, Toàn Quyền Đông Dương thuộc Pháp, trong diễn văn đọc ngày 15 tháng 10 năm 1930, nhấn mạnh: “nước Pháp sẽ nhìn thấy trên mảnh đất Á Châu này sự đâm chồi nảy lộc của một trong những cành cây xinh đẹp nhất mọc ra từ tinh thần của nó” [1]. Trong một bài diễn văn tại Hà Nội năm 1912, Sarraut cũng khẳng định: “tôi lấy làm hãnh diện về đất nước chúng ta . . . Chúng ta đã đến nơi đây để đảm đương một sứ mệnh khai hóa vĩ đại; ” [1]. Những diễn ngôn chính trị này đã cấu thành nên một “huyền thoại đồng hoá” nhằm hợp lí hoá sự xâm lược của Pháp, và được thực thi bằng hàng loạt các thiết chế nhằm áp đặt quyền lực thực dân lên xứ thuộc địa. Xoay quanh các thiết chế và diễn ngôn này là một nhóm các diễn ngôn khác, các diễn ngôn của các nhà hàng hải, nhà du hành, nhà khoa học. Các diễn ngôn này ẩn trong vẻ ngoài khách quan và tự nhiên là một nhãn quan áp đặt và đầy kì thị. Trong Rong chơi Sài Gòn của Isabella Bird [1], xứ thuộc địa được miêu tả như là một kẻ khác kì quái, lạc hậu, xấu xí, đáng ghê tởm bằng cách lặp đi lặp lại các định ngữ ác hiểm và đáng ghét, tầm thường, thô sơ, xấu xí, buồn cười, hèn mọn. . . Không gian sinh sống của con người thuộc địa được nhấn mạnh ở sự tối tăm, bẩn thỉu: "Bên trong nhà rất tối... Ngay khi tôi vừa bước vào đã có một sự đổ xô tới y như bầy dơi ùa bay vào bóng tối. . . Xuyên qua cánh cửa này, tất cả các rác rưởi đều được đùn xuống một cách thuận tiện. . . người ta ngỡ ngàng về đống rác hôi thối, rữa nát bên dưới ngôi nhà, bầu không khí nồng nặc, hôi hám và đạo quân ruồi bọ bò nhung nhúc trong nhà, cùng những người cư ngụ tại đó không được tắm rửa”. Người dân bản xứ được miêu tả là những kẻ xấu xí, quái đản, lười biếng và bẩn thỉu: "Tôi chưa bao giờ thấy những thân hình xấu xí, chắc nịch, cứng ngắc đến như thế, những cần cổ ngắn một cách đồng nhất như thế, với đôi vai xuôi xuống như thế, những khuôn mặt bẹt và những chiếc mũi còn tẹt hơn nữa như thế, những cái miệng rộng, nặng nề, môi dày đến như thế, những xương gò má chĩa nhọn như thế, những vầng trán thấp như thế, những chiếc đầu có đỉnh bẹt ở trên như thế, và một làn da dày và căng như thế, khiến ta liên tưởng đến từ ngữ "hèn mọn". Và đặc biệt, ngay đoạn mở đầu bài du kí, tác giả đã miêu tả cái hành trình gian khổ và cảm giác khó chịu của kẻ du ngoạn khi phải vượt qua những rào cản 24 Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras ngăn cách bà ta với thuộc địa, đó là hàng rào xương rồng ác hiểm và gớm ghiếc, là bầy chó loại tầm thường, trơ xương chân, tai cụp, gầy gò, đến tấn công tôi trong một cung cách dọa dẫm rụt rè, kêu ăng ắc, sủa và đớp lấy chân tôi một cách lấm lét. Nhưng ngay trong cách miêu tả khách quan tập tục và kiến trúc nhà cửa, lối sống của người An Nam này cũng hàm chứa một thái độ miệt thị. Dân bản xứ cố dựng lên một hàng rào bảo vệ, một rào cản ngăn cách, nhưng sự bảo vệ, chống đỡ và kháng cự của họ cũng yếu ớt và nhược tiểu (rụt rè, lấm lét). . . Rõ ràng, cảnh quan thuộc địa và con người thuộc địa đã không được nhìn nhận khách quan như nó vốn có. Cũng giống như trong tất cả các du kí của kẻ chinh phục khác, nó bị vật hoá, bị giả định là không có một lịch sử, một phong tục. Tất cả những dáng vẻ bình thường của xứ thuộc địa đều bị bóp méo, xuyên tạc trong nhãn quan thực dân. Và ngay cả sự đề kháng của xứ thuộc địa cũng bị coi là yếu ớt, tầm thường. Vậy là, không chỉ những diễn ngôn chính trị đã áp đặt quyền lực của Pháp lên Đông Dương, mà những tài liệu tưởng chừng khách quan, khoa học nhất cũng thực thi cái quyền lực tuyệt đối của kẻ chinh phục đối với kẻ bị chinh phục. Đông Dương đã được kiến tạo như là một xứ sở hạ đẳng, mông muội, lười biếng. . . Nó không phải chỉ là một thực tại, mà còn là một huyền thoại mà kẻ thực dân đã thêu dệt nên để hợp lí hoá quyền xâm lược của mình. Ra đời vào những năm 1980, trong bối cảnh hậu thuộc địa, Người tình của Duras đem lại một cái nhìn khác về xứ thuộc địa. Tính chất phức tạp của nó, sự lưỡng phân của nó. . . khiến cho xứ thuộc địa mà nó mô tả không thuần tuý chỉ là một đối tượng hạ đẳng. Tính chất nước đôi trong nhãn quan của nó về xứ thuộc địa cho thấy sự ảnh hưởng trở lại của kinh nghiệm thuộc địa đến thực dân. Quả thật, những ngày tháng trải qua ở thuộc địa đã trở thành một nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời sáng tác của Duras. Thân phận của Duras ở Đông Dương đã khiến bà không đơn thuần chỉ là một khách bộ hành hay một kẻ thống trị. Tuổi thơ khốn khó và gia đình kì dị cùng những trải nghiệm ở Đông Dương đã khiến Duras bị tách ra khỏi tầng lớp tinh hoa của Pháp ở Nam Kì, bị xô đẩy đến cảnh ngộ tha hương, lưu đày, hèn hạ của kẻ lưu vong nghèo khổ. Gia đình và thân phận của cô gái da trắng trong Người tình là thân phận của đứa con Pháp bị bỏ rơi trên đất thuộc điạ, phải hứng chịu đầy đủ nỗi sợ hãi, kinh hoàng, cảm giác xa lạ của kẻ lưu vong, nhưng vẫn đầy định kiến về địa vị thượng đẳng của mình. Sự đan xen và mâu thuẫn giữa ý thức và vô thức, sự biểu hiện nước đôi của tham vọng thực dân đã chi phối toàn bộ cấu trúc của tác phẩm và nhãn quan của Duras về xứ thuộc địa. Diễn ngôn của Duras về xứ thuộc địa vừa thách thức quyền lực thực dân và đồng nhất mình với xứ thuộc địa, lại vừa đầy tham vọng thống trị và thôn tính. Thiên nhiên thuộc địa được miêu tả đẹp đẽ, tráng lệ nhưng cũng đầy xa lạ và thù địch với kẻ lưu vong. Con người thuộc địa hiện lên vừa như kẻ nô lệ trung thành, nhu nhược đến kì lạ, lại vừa như một mối đe doạ. Người đàn ông 25 Nguyễn Thị Ngọc Minh Trung Hoa vừa hấp dẫn bởi vẻ hào nhoáng, xa hoa vừa thụ động, yếu đuối. Những công dân Pháp thượng đẳng và đầy kiêu hãnh, kẻ khai hoá văn minh lại hiện lên như là bóng tối và tội ác, ngạo mạn và hoảng loạn, yếu đuối và nhu nhược. Cô gái da trắng, kẻ muốn đồng nhất trọn vẹn với người đàn ông Trung Hoa, thách thức sự kì thị chủng tộc thì chính là kẻ đầy tham vọng thống trị. Mối tình vừa nảy nở đã lập tức trở thành một mối tình hướng đến cái chết. Hai thể xác cô đơn chính trong sự hợp nhất. Hợp nhất mà không thể hết cô đơn. Hợp nhất mà hoàn toàn xa lạ, ngăn cách... Tất cả, mỗi dòng mỗi chữ, mỗi hình ảnh, chi tiết, nhân vật trong Người tình đều thấm đẫm bản chất nước đôi, đều vọng lên những tranh biện, sự đối chọi của hai quyền lực, hai ý thức hệ, hai nền văn hoá. Cách miêu tả thiên nhiên thuộc địa của Duras khác hẳn với cái nhìn của những nhà du hành khi đến Đông Dương. Thiên nhiên thuộc địa trong Người tình xa lạ và thù địch, với cái nóng bức ngột ngạt khiến cho xứ sở này trở thành một nơi không có mùa xuân, không có sự phục hồi, với bóng tối tĩnh lặng và sâu thẳm, khiến người ta rơi vào một trạng thái hoảng loạn tột cùng, dòng chảy mạnh bạo của con sông khiến cho người ta sợ hãi, sợ những dây cáp có thể đứt rời và chúng tôi có thể bị cuốn trôi ra biển cả. . . Nhưng nó cũng hiện lên đẹp đẽ tráng lệ với những đêm mùa khô ngập tràn ánh sáng: "Ánh sáng tuôn xuống từ bầu trời như những dòng thác trong suốt thuần khiết, thành những dòng nước lặng yên và bất động. Không gian xanh lơ, bạn có thể giữ nó trong tay. Xanh lơ. Bầu trời là sự dội đập rộn ràng của ánh sáng rực rỡ”. Và con sông Cửu Long “đẹp đẽ, lớn rộng và hoang dã” chẳng mấy chốc tan hòa vào những vũng biển sâu thẳm, chảy xiết như thể mặt đất nghiêng dốc xuống, được miêu tả bằng một ngòi bút không hề khách quan, lạnh lùng mà đầy nội cảm: dòng sông như chạm đến chân trời. Nó chảy lặng lẽ, không một tiếng động, như máu trong thân thể. Những âm thanh của đêm mùa khô ở xứ sở nhiệt đới, tiếng chó sủa, đến từ mọi phía, từ bên trên sương mờ, từ các thôn làng là những âm thanh vốn xa lạ với người phương Tây, cũng trở nên quen thuộc trong trang viết của Duras. Điều này hoàn toàn khác với cách miêu tả thiên nhiên trong các diễn ngôn về xứ thuộc địa của người Pháp. Trong đó thiên nhiên hiện lên như một thế giới hoang sơ, tăm tối, bẩn thỉu của những vùng đầm lầy cần được phát quang, một thiên nhiên thụ động và bạc nhược sẵn sàng tuân phục để trở thành một nguồn tài nguyên cho công cuộc khai thác thuộc địa. Nó là một bà mẹ vĩ đại, khai sinh ra sự sống, tự do tự tại, lặng lẽ và trường tồn. Ánh sáng và bóng tối, an bình và hiểm nguy, rung động và sợ hãi trở thành những song đề, đối cực khi tái hiện thiên nhiên thuộc địa. Ở đây, ước vọng được đồng nhất thành một phần máu thịt của thiên nhiên ấy hoà trộn làm một với nỗi ám ảnh và cảm giác xa lạ, thù địch, khó chịu. Có lẽ, thân phận đặc biệt của Duras 26 Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras như một kẻ vong quốc song mãi mãi không bao giờ hoà nhập nổi với xứ sở mà mình sinh sống, thân phận của một người Pháp mãi mãi không tìm thấy thứ hoa thơm trái ngọt mà diễn ngôn thực dân đã gieo trồng trên mảnh đất thuộc địa, cảm giác về một tuổi thơ bị bỏ rơi. . . đã cấu thành nên nhãn quan kì lạ ấy về thiên nhiên thuộc địa trong tác phẩm Người tình. Và điều đó càng cho thấy, vĩnh viễn, thuộc địa không thể trở thành một nước Pháp nối dài. Tiếng nói phản kháng đối với quyền lực thực dân cất lên từ những trải nghiệm sâu sắc nhất của một người Pháp vong bản. Và rõ ràng là trái với diễn ngôn thực dân miêu tả người dân xứ thuộc địa như những kẻ lười biếng, bẩn thỉu, hạ đẳng, phi nhân, Người tình của Duras soi chiếu con người bản địa bằng nhãn quan nước đôi. Trái với diễn ngôn thực dân miêu tả người hầu bản xứ như những kẻ lười biếng, bất tuân, Duras đã miêu tả nhân vật chị Đô bằng một cái nhìn trìu mến và thân thiện: “Chị là người quản gia không bao giờ rời mẹ tôi ngay cả khi bà trở về Pháp, ngay cả khi người anh cả tôi cố hãm hiếp chị. . . và ngay cả khi chị không còn được trả lương nữa”. Nhưng chính sự miêu tả thân thiện này lại biểu lộ quyền lực của kẻ thực dân đối với người bản địa. Người hầu bản địa được miêu tả như là một kẻ nhu nhược, phụ thuộc, nhịn nhục một cách kì lạ và vô điều kiện, ngay cả khi bị xúc phạm và bóc lột. Ngay cả Người tình Trung Hoa cũng được miêu tả bằng một nhãn quan nước đôi như thế. Người đàn ông Trung Hoa được bao bọc bởi một vẻ bề ngoài hào nhoáng nhưng bên trong là thân thể mềm mại, tinh thần yếu đuối, sự bị động trong tình dục. Anh ta luôn được miêu tả trong trạng thái run rẩy, khóc lóc và sợ hãi, ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, ngay trong lúc làm tình. Điều đặc biệt là khi miêu tả con người bản xứ, là Duras đặc biệt chú ý đến lớp người ở đẳng cấp thấp, là những kẻ phụ thuộc (người hầu), là những người phụ nữ, trẻ con, người thiểu số (người đàn ông Trung Hoa). Những trụ cột mạnh mẽ trong xứ thuộc địa hoàn toàn vắng bóng. Việc chú tâm miêu tả lớp người này càng làm nổi bật bản chất nhược tiểu của xứ thuộc địa và uy quyền thống trị của chủng tộc da trắng. Tuy nhiên, khác với diễn ngôn thực dân, Duras đã không đối xử với họ bằng một thái độ miệt thị. Cô gái da trắng nghèo khổ, lưu vong, cô đơn chính trong gia đình của mình đã tìm được tiếng nói đồng cảm với chính thân phận của những kẻ nhược tiểu trong xứ thuộc địa. Những áp lực của uy quyền thực dân đã dồn tụ, xô đẩy họ vào với nhau. Người này cảm nhận sự bé nhỏ, cô đơn, phục tùng của người kia. Họ đều là một nhóm thiểu số bị gạt ra ngoài lề, bị dồn xuống đáy của xã hội thuộc địa. Vì thế, ở chính điểm giao nối giữa tiếng nói định kiến của chủng tộc da trắng về bản chất yếu đuối của con người thuộc địa và tiếng nói đồng cảm của người phụ nữ da trắng với thân phận nhược tiểu của người thuộc địa, đã vang lên một tiếng nói thách thức đối với quyền lực thực dân và quyền lực gia trưởng, một tiếng nói của nữ quyền và giải thực. 27 Nguyễn Thị Ngọc Minh Và tính chất nước đôi này cũng biểu hiện trong mối tình của cô gái da trắng và người đàn ông Trung Hoa. Mối tình này là sự thách thức đối với sự phân biệt chủng tộc và những luật lệ của xã hội thuộc địa. Thái độ khinh miệt và thù hận của người anh cả, sự tức giận của người mẹ, sự đồn thổi về mối tình của cô ở xứ thuộc địa. . . là những định kiến chủng tộc mãi mãi không thể xoá bỏ. Gia đình của cô với người anh cả độc ác đáng sợ như cái chết và bóng đêm, với người mẹ dù khốn cùng, kiệt quệ và hoảng loạn vẫn tự thổi phồng mình trong một vỏ bọc thượng đẳng. . . giống như những đạo luật vô hình ngăn trở cô đến với người tình. "Cái cách mà người anh cả của tôi đối xử với người tình của tôi, không trò chuyện với chàng, làm ngơ chàng, xuất phát từ những định kiến cực đoan đến đỗi nó diễn ra như một mẫu mực. Tất cả chúng tôi đều đối xử với người yêu tôi giống như người anh cả". Người đàn ông Trung Hoa bị từ chối, khinh miệt ngay cả khi anh ta giàu có, và ngay cả khi kẻ khinh miệt anh ta nghèo hèn. Thái độ của gia đình cô gái đối với người đàn ông Trung Hoa như khẳng định một thứ uy quyền tuyệt đối ở xứ sở thuộc địa: rằng người da trắng, kẻ đi xâm lược, dù là kẻ thấp hèn nhất cũng có quyền khinh miệt một người bản xứ, dù là giàu có nhất. Đó chính là cái diễn ngôn đã định hình bằng các thiết chế của xã hội thuộc địa. Mối tình của cô gái với người đàn ông Trung Hoa biểu hiện cái khát vọng muốn được vượt thoát ra khỏi những định luật hà khắc đó. Chấp nhận đến với người đàn ông Trung Hoa đồng nghĩa với việc bị loại trừ ra khỏi gia đình, lần đầu tiên và mãi mãi. Đó là một sự thách thức, trốn chạy, sự căm ghét và chối bỏ cái gốc rễ da trắng của mình và thể hiện khát vọng được đồng hoá vào xứ thuộc địa. Nhưng, Người tình của Duras không lúc nào không mang tính nước đôi. Tiếng nói bất tuân ngay lập tức bị đàn áp bởi những luật lệ khắc nghiệt. Người anh cả, thế lực của bóng đêm, tội ác, khuôn mặt của chiến tranh lúc nào cũng là một mối đe doạ. "Trước sự hiện diện của người anh cả tôi, chàng ngưng không còn là người yêu của tôi nữa. Chàng không ngưng hiện hữu. . . không còn là gì đối với tôi nữa. Chàng trở thành một lớp vỏ đã bị cháy tiêu. Sự ham muốn của tôi tuân phục người anh cả tôi, chối bỏ người tình của tôi". Khẳng định với bà mẹ rằng không hề quan hệ với người đàn ông Trung Hoa, rồi sau đó ra đi, rời khỏi xứ thuộc địa, trở về nước Pháp. . . là những hành động cho thấy sức mạnh ghê gớm và rào cản không thể vượt qua của định kiến chủng tộc. Mối tình mê đắm nhưng tuyệt vọng, không biết đến tương lai, là mối tình hướng đến cái chết. Và ngay cả trong niềm hoan lạc tột cùng được đồng nhất, thì hai con người ấy vẫn là những thực thể xa lạ, gần như không thể giao tiếp, luôn luôn bị ngăn cách. Ở đây, quyền lực thực dân đã trở thành một thứ quyền lực vô hình len lỏi khắp nơi, cả vào trong vô thức của con người. Cô gái một mặt bị cuốn vào mối tình mê đắm với người đàn ông Trung Hoa, bất kể khác biệt tuổi tác, màu da, muốn chối bỏ gốc rễ, thách thức luật lệ, một mặt lại mang vào chính trong mối tình ấy cái tham vọng chiếm đoạt, chinh phục, thống 28 Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras trị của kẻ thực dân. Nhãn quan thực dân bộc lộ qua cách miêu tả người đàn ông Trung Hoa như một người yếu đuối, nhỏ bé, nhu nhược. Làn da mềm mại một cách lộng lẫy. Thân thể mảnh mai, không sức mạnh, không có bắp thịt, chàng yếu đuối, có lẽ là một miếng mồi ngon không nơi nương tựa để sỉ nhục, dễ bị thương tổn. Anh ta hiện diện trong trạng thái sợ hãi, thụ động, tuyệt vọng: run rẩy ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, khóc lóc ngay cả khi làm tình, thụ động trong quan hệ tình dục, sợ hãi những thành viên da trắng trong gia đình cô gái, không dám chống lại sự cấm đoán của người cha. Sự mô tả người tình Trung Hoa tràn đầy định kiến của phương Tây về một phương Đông yếu đuối, bạc nhược và phụ thuộc. Cô gái da trắng hiện lên như một chủ thể tính dục chủ động, kẻ chiếm đoạt và thống trị tham lam: "Dần dần chàng được nhớ lại, lại trở nên đáng thèm muốn, tôi nhận thấy tôi thèm muốn chàng, tôi bảo chàng đến bên tôi, bảo chàng phải chiếm đoạt tôi lần nữa". Trong diễn ngôn về tính dục này, người ta có thể thấy cái uy quyền thực dân, uy quyền được áp đặt sức mạnh chủng tộc và tình dục lên xứ thuộc địa và vị trí nhược tiểu, phụ thuộc của thuộc địa. Có thể nói, mối quan hệ phức tạp giữa thực dân và thuộc địa, bản chất nước đôi của mối quan hệ này đã thể hiện sâu sắc trong mối tình giữa một cô gái da trắng và một người đàn ông Trung Hoa. Trong đó, bất tuân và khuất phục, kháng cự và khẳng định, khát vọng đồng hoá và tham vọng chiếm đoạt hoà vào nhau làm một. Xứ thuộc địa, cũng giống như người đàn ông Trung Hoa, vừa hấp dẫn, khêu gợi được hợp nhất, vừa xa lạ, ngăn cách. Sự đồng hoá giữa thực dân và thuộc địa không bao giờ trọn vẹn. Định kiến chủng tộc và quyền lực thực dân không thể nào xoá bỏ. Có thể nói, tính nước đôi xuyên suốt tất cả các chi tiết và quan hệ trong Người tình của Duras. Sự mâu thuẫn và tranh biện giữa yêu thương và căm hận, giữa kháng cự và khẳng định, giữa khát vọng hoà nhập bình đẳng và định kiến chủng tộc đã khiến cho tác phẩm luôn bị dồn nén tới mức căng thẳng. Ở chiều sâu của những đối cực đó là sự đối chọi quyền lực, giữa một bên là quyền lực thống trị của thực dân và một bên là sự phản kháng của kẻ nhược tiểu, sự phản kháng của bản năng tính dục và những tình cảm nhân văn của con người. Một câu hỏi đặt ra: lí do tại sao Đông Dương lại trở thành một nỗi ám ảnh như thế trong sáng tác của Duras? Phải chăng bà bị rung độn
Tài liệu liên quan