Điện toán đám mây với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Tóm Tắt “Điện toán đám mây” là một khái niệm mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đó là một cơ hội có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, để điện toán đám mây thật sự được các doanh nghiệp sử dụng, cần phải tạo được một môi trường thuận lợi với sự phát triển bền vững của các đối tượng liên quan trong toàn bộ hệ sinh thái của môi trường điện toán đám mây. Bài báo này được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu một bức tranh tổng quan về điện toán đám mây và dẫn chứng mối quan hệ cũng như vai trò của các đối tượng liên quan trong hệ sinh thái của điện toán đám mây với các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ứng dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điện toán đám mây với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015 78 Điện toán đám mây với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Cloud computering and small anf medium enterpries in Viet Nam ThS. Trần Thái Hoàng Trường Đại học Sài Gòn M.A. Tran Thai Hoang Sai Gon University Tóm Tắt “Điện toán đám mây” là một khái niệm mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đó là một cơ hội có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, để điện toán đám mây thật sự được các doanh nghiệp sử dụng, cần phải tạo được một môi trường thuận lợi với sự phát triển bền vững của các đối tượng liên quan trong toàn bộ hệ sinh thái của môi trường điện toán đám mây. Bài báo này được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu một bức tranh tổng quan về điện toán đám mây và dẫn chứng mối quan hệ cũng như vai trò của các đối tượng liên quan trong hệ sinh thái của điện toán đám mây với các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ứng dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp. Từ khóa: điện toán đám mây, doanh nghiệp vừa và nhỏ Abstract Cloud computing is a new term in Vietnam and all over the world. That is a new chance for small and medium enterprise gaining competitive advantages. However, Vietnamese cloud industry needs to maintain a convenient environment throughout the development of the stakeholeders of the cloud computing ecosystem in order to encourage the usage of small and medium enterprises. This paper is going to give the introduction of cloud computing environment and also addressing the relationship between the stakesholders of the cloud computing ecosystem and the factors influencing the adoption of cloud computing of small and medium enterprises. Keywords: cloud computing, small and medium enterprises 1. Đặt vấn đề Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã và đang đem lại những lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Điển hình như các doanh nghiệp thương mại bán lẻ với những hệ thống quản lý hàng tồn kho mạnh mẽ đã giúp các doanh nghiệp này có thể tổ chức hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn, chi phí quản lý hàng tồn kho được tiết giảm tối đa, đem lại sự tiện lợi và hài lòng cho khách hàng cao hơn, từ đó gia tăng giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất khi được trang bị những hệ thống quản lý bằng các giải pháp phần mềm đã giúp các doanh nghiệp này hoạch 79 định và quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả hơn, giúp tiết giảm tối đa chi phí sản xuất và từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ cho các sản phẩm được tạo ra. Tuy nhiên, để có một hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp có thể vận hành một cách hiệu quả, ngoài chi phí bản quyền của phần mềm, doanh nghiệp còn phải chi một khoản tiền không ít để trang bị các thiết bị phần cứng hỗ trợ hệ thống (máy chủ, hệ thống mạng,) cũng như chi phí lương cho đội ngủ vận hành hệ thống đó. Chi phí bản quyền và chi phí trang bị các thiết bị phần cứng được chi trả từ nguồn vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư ban đầu vào công nghệ thông tin của các doanh nghiệp thông thường không được sử dụng triệt để và nguồn tài chính khan hiếm của doanh nghiệp sẽ bị rút cạn bởi các chi phí ẩn như chi phí bảo trì và các chi phí dịch vụ công nghệ thông tin khác [7,176]. Do đó, chi phí đầu tư ban đầu cao kết hợp một khoản chi phí vận hành không nhỏ đang là rào cản cho các doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp quản lý bằng công nghệ thông tin tiên tiến. Lợi thế khác biệt của công nghệ điện toán đám mây so với các giải pháp cộng nghệ thông tin truyền thống hiện nay chính là chi phí đầu tư ban đầu thấp, khả năng truy cập ngay lập tức vào các tài nguyên phần cứng, khả năng mở rộng nhanh, và chỉ trả phí khi sử dụng dịch vụ [7, 176]. Ngoài ra, điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp chuyển đổi các khoản chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ thông tin thành các khoản chi phí vận hành doanh nghiệp [8, 1]. Chính nhờ các đặc điểm này, điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp như các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể trang bị cho mình những giải pháp quản lý doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin hiện đại. Điện toán đám mây là một khái niệm mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bài báo này sẽ giúp người đọc hiểu một cách khái quát nhất về điện toán đám mây cũng như các mô hình cung ứng và triển khai dịch vụ của nó. Từ đó đề xuất hướng tiếp cận các giải pháp xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. 2. Tổng quan về điện toán đám mây Điện toán đám mây là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây nhưng cách thức hoạt động của điện toán đám mây là một ý tưởng đã tồn tại từ lâu [4, 9][9, 107]. Nguyên lý hoạt động của điện toán đám mây giống với nguyên lý hoạt động của điện toán mạng lưới (Grid computing) xuất hiện từ những năm 1980. Vào thời điểm đó, khi nhu cầu xử lý những thuật toán của các nhà khoa học đòi hỏi tốc độ tính toán nhanh hơn từ những máy điện toán đã dẫn đến sự hình thành nên một mạng lưới các hệ thống điện toán phân tán tại các vùng địa lý khác nhau, giao tiếp với nhau theo một giao thức riêng thông qua mạng internet và chia sẻ khả năng xử lý [10, 391]. Tuy nhiện giao thức giao tiếp riêng của điện toán mạng lưới không thực sự phổ biến dẫn đến tính khả thi khi thương mại hóa không cao. Trong môi trường điện toán đám mây, các tài nguyên máy tính được chia sẻ trong môi trường internet theo một giao thức phổ biến mà các ứng dụng web đang sử dụng hiện nay [1, 38]. Ngoài ra, phương pháp triển khai các dịch vụ của điện toán đám mây theo ý tưởng của điện toán theo nhu cầu (Utility Computing). Các tài nguyên máy tính bao gồm cả phần cứng và phần mềm được phân phối như những 80 dịch vụ [2, 50] và người sử dụng sẽ truy cập và trả phí sử dụng các dịch vụ trong đám mây khi có nhu cầu sử dụng. Như vậy, ý tưởng về điện toán đám mây đã tồn tại từ trước và thuật ngữ điện toán đám mây trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây khi các ý tưởng đã có thể được thương mại hóa nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ hiện tại. Tuy điện toán đám mây dựa trên những ý tưởng đã tồn tại từ trước nhưng vẫn chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra khái niệm về điện toán đám mây. Theo Học viện tiêu chuẩn và công nghệ của Mỹ (The US National Institute of Standards and Technology - NIST), điện toán đám mây là một mô hình cho phép người dùng truy cập một cách thuận tiện hơn và theo nhu cầu sử dụng vào một nguồn tài nguyên điện toán dùng chung được các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp với chi phí quản lý tối ưu và không đòi hỏi nhiều sự tương tác với nhà cung cấp. Theo định nghĩa này, điện toán đám mây là một dịch vụ cho phép dùng chung các tài nguyên điện toán theo nhiều cách thức khác nhau. Để có thể hiểu một cách khái quát về điện toán đám mây, chúng ta cần tìm hiểu 05 đặc điểm cơ bản của giải pháp công nghệ này. Thứ nhất, người sử dụng giải pháp điện toán đám mây chỉ đăng ký và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu. Nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây cấp phép sử dụng các giải giải của mình như một dịch vụ theo nhu cầu [6, 24]. Người sử dụng sẽ tiến hành đăng ký quyền sử dụng với nhà cung cấp khi có nhu cầu sử dụng các giải pháp điện toán đám mây và có thể hủy quyền sử dụng khi không có nhu cầu sử dụng nữa. Thứ hai, các dịch vụ của điện toán đám mây có thể được truy cập sử dụng ở mọi nơi. Điện toán đám mây khác với các hệ thống công nghệ thông tin thông thường ở điểm: người sản xuất và người sử dụng không nhất thiết phải cư trú ở cùng một nơi [3, 861]. Các dịch vụ điện toán đám mây cho phép người sử dụng có thể truy cập sử dụng thông qua kết nối internet tại bất cứ nơi nào và vào bất cứ thời điểm nào khi cần thiết. Thứ ba, tài nguyên sử dụng cho các dịch vụ đám mây được đặt ở nhiều nơi khác nhau. Các thành phần chính của các giải pháp đám mây được thiết lập trên những máy tính vô hình không thể xác định được vị trí và những máy tính vô hình này cũng có thể được đặt tại nhiều lục địa khác nhau [4, 9]. Người sử dụng mua quyền sử dụng các phần mềm với dữ liệu và mã nguồn phần mềm được cài đặt trên những máy tính đặt tại nhiều nơi khác nhau [9, 106]. Thứ tư, người sử dụng các giải pháp điện toán đám mây có thể linh hoạt thay đổi mức độ sử dụng các dịch vụ bằng cách thay đổi các gói dịch vụ. Nhà cung cấp đưa ra nhiều gói dịch vụ giải pháp khác nhau tương ứng với nhiều mức độ sử dụng khác nhau, từ đó người sử dụng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ ở các mức độ và yêu cầu cao hơn khi cần thiết. Thứ năm, nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể tối ưu hóa các dịch vụ đám mây nhờ vào công nghệ phân phối tài nguyên tự động hay công nghệ cân bằng tải tiên tiến. Đặc điểm này cho phép các nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây bảo đảm chất lượng các dịch vụ đang cung cấp được đồng đều. Một ví dụ điển hình để mô tả các đặc điểm của giải pháp điện toán đám mây chính là dịch vụ lưu trữ trực tuyến như Google Drive, Dropbox, Mediafire, Box và iCloud. Thứ nhất, người sử dụng khi có nhu cầu lưu trữ trực tuyến thì cần đăng ký một tài khoản sử dụng với các nhà cung cấp dịch vụ. Thứ hai, sau khi đã đăng ký một tài khoản sử dụng với nhà cung cấp, 81 người sử dụng có thể truy cập vào các dữ liệu được lưu trữ trên các đám mây tại bất cứ nơi đâu và trên bất cứ thiết bị nào có kết nối internet. Thứ ba, người sử dụng hoàn toàn không thể nào biết được các dữ liệu đang được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu được đặt ở vị trí địa lý nào của nhà cung cấp đám mây lưu trữ. Thứ tư, người sử dụng có thể thay đổi các gói dịch vụ lưu trữ có dung lượng lớn hơn khi cần thiết. Thứ năm, nhà cung cấp các dịch vụ lưu trữ phải tận dụng các công nghệ phân phối tài nguyên tự động hay cộng nghệ cân bằng tải tiên tiến nhất nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ khi người sử dụng truy cập và tải các dữ liệu được lưu trữ trên đám mây bằng các đường truyền internet với chất lượng truyền tải khác nhau. Hiện nay có 03 mô hình cung ứng dịch vụ điện toán đám mây. Mô hình cung ứng thứ nhất là dịch vụ cho thuê hạ tầng điện toán (Infrastructure as a Service). Đối với dịch vụ này, nhà cung cấp xây dựng các trung tâm điện toán như: trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán, v.v.. và cho thuê lại như một dịch vụ thông qua mạng internet. Người sử dụng truy cập quản lý các hạ tầng điện toán này thông qua các giao diện web được cung cấp bởi nhà cung cấp đám mây. Mô hình thứ hai là dịch vụ cho thuê nền tảng điện toán (Platform as a Service). Nhà cung cấp dịch vụ này cho phép ngưởi sử dụng thuê lại các môi trường phát triển cũng như môi trường triển khai các giải pháp phần mềm. Mô hình thứ ba là dịch vụ cho thuê phần mềm (Software as a Service). Dịch vụ này cho phép người sử dụng có thể thuê và sử dụng các phần mềm trực tiếp trên giao diện web mà không cần phải tiến hành cài đặt phần mềm trên máy tính cá nhân. Ví dụ điển hình cho dịch vụ này là bộ ứng dụng Google Office. Các dịch vụ điện toán đám mây trên được triển khai theo nhiều mô hình khác nhau. Mô hình đám mây riêng tư (Private cloud) được thiết lập, quản lý, bảo trì và sử dụng riêng cho một đơn vị tổ chức. Mô hình đám mây công cộng (Public cloud) phục vụ mọi đối tượng sử dụng và người sử dụng phải trả tiền sử dụng theo nhu cầu sử dụng. Mô hình đám mây cộng đồng (Community cloud) phục vụ cho một nhóm các tổ chức có mối liên quan mật thiết với nhau. Cuối cùng, mô hình đám mây lai (Hybrid cloud) là sự kết hợp của các mô hình triển khai đám mây trên. Sự xuất hiện của điện toán đám mây làm thay đổi vai trò của nhà cung cấp cũng như người sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin [7, 180]. Đối với các hệ thống công nghệ thông tin truyền thống, người sử dụng là người mua, sử dụng, bảo trì và nâng cấp các hệ thống hạ tầng, còn nhà cung cấp là người bán, cài đặt, cấp phép, tư vấn và bảo trì các giải pháp vận hành trên hệ thống hạ tầng của người sử dụng. Đối với điện toán đám mây, nhà cung cấp là người sở hữu, vận hành, bảo trì và nâng cấp hệ thống hạ tầng cũng như các giải pháp được cài đặt trên hệ thống, còn người sử dụng là người đăng ký quyền sử dụng và truy cập vào hệ thống của nhà cung để sử dụng. Để bảo đảm sự phát triển của điện toán đám mây, ngoài vai trò của nhà cung cấp và người sử dụng, đòi hỏi sự hỗ trợ của các đối tượng liên quan trong tổng thể hệ sinh thái của môi trường điện toán đám mây như đơn vị tích hợp hệ thống (enablers) và đơn vị hỗ trợ pháp lý (regulators). Các đơn vị tích hợp hệ thống đóng vai trò trung gian thực hiện nghiên cứu nhu cầu người sử dụng và dịch vụ của nhà cung cấp và đưa ra các gói dịch vụ tích 82 hợp các giải pháp điện toán đám mây với các hệ thống hiện hữu của người sử dụng. Vai trò của các đơn vị tích hợp giúp đưa các giải pháp điện toán đám mây đến người sử dụng dể dàng hơn. Trong khi đó, sự thay đổi trong mô hình cung ứng dịch vụ, triển khai và sở hữu hệ thống trong môi trường điện toán đám mây đòi hỏi cần có những nguyên tắc và quy định mới nhằm đảm bảo tính bảo mật và riêng tư trong thỏa thuận sử dụng giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Các đơn vị pháp lý độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng bộ nguyên tắc cũng như thực hiện một số thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo các nguyên tắc đó được thực thi. 3. Điện toán đám mây và các doanh nghiệp SME Việt Nam Theo nghị định 56 của Chính phủ năm 2009 phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 300 người hoặc vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và có số lượng lao động dưới 100 người hoặc vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Theo số liệu thống kê năm 2014, Việt Nam có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp SME, trong đó hơn phân nữa (65,7%) là doanh nghiệp siêu nhỏ với số lượng lao động dưới 10 người và khoảng một phần ba (29,6%) là doanh nghiệp nhỏ với vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng [5, 1]. Như vậy, đặc điểm chính của các doanh nghiệp SME Việt Nam chính là nguồn lực tài chính hạn hẹp cũng như nguồn nhân lực ít. Chính các đặc điểm này là rào cản ngăn cách các doanh nghiệp SME với các giải pháp công nghệ thông tin hiện nay. Mô hình điện toán đám mây với mục tiêu giảm và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng dường như là một công nghệ nhắm đến các doanh nghiệp SME. Nhưng theo kết quả nghiên cứu của Gupta [3, 870], yếu tố giảm và tiết kiệm chi phí chỉ đứng thứ 3 trong số các yếu tố tác động đến sự lựa chọn ứng dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp SME tại Singapore, Malaysia và Ấn Độ. Yếu tố được các doanh nghiệp SME tại các nước này quan tâm cao nhất là tính dể sử dụng và tiếp đến là tính bảo mật và riêng tư. Đặc điểm của các doanh nghiệp SME Việt Nam có khác biệt so với ba nước trên, cho nên bài báo này chỉ lựa chọn ba nhân tố quyết định sự lựa chọn sử dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp SME tại 03 thị trường Ấn Độ, Singapore và Malaysia làm tiêu chí tham khảo để hoàn thiện bức tranh tổng thể về giải pháp điện toán đám mây. Mức độ ưu tiên cũng như mức độ quan trọng của từng nhân tố trên ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của các doanh nghiệp SME Việt Nam có thể khác so với 03 nước trên và cần được xác định ở một nghiên cứu khác. Dựa trên mô hình cung ứng, triển khai và các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ứng dụng giải pháp đám mây, bài báo tổng hợp lại bức tranh tổng thể về giải pháp điện toán đám mây qua sơ đồ 1 bên dưới. 83 Sơ đồ 1: Tổng quan điện toán đám mây Vùng thấp nhất của sơ đồ trên mô tả các loại hình dịch vụ của điện toán đám mây và các mô hình triển khai đám mây hiện nay. Vùng trên cao nhất mô tả các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ứng dụng các giải pháp điện toán đám mây của các doanh nghiệp SME. Vùng ở giữa chính là những đơn vị liên quan trong hệ sinh thái của giải pháp điện toán đám mây và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ứng dụng các giải pháp điện toán đám mây. Để nâng cao tính dể sử dụng của các giải pháp điện toán đám mây, Việt Nam cần nhiều hơn các đơn vị tích hợp có sự am hiểu về đặc điểm sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp cũng như có sự am hiểu về công nghệ điện toán đám mây. Các đơn vị này chính là cầu nối và nhân tố quan trọng giúp mang lại tính dể sử dụng cho các giải pháp điện toán đám mây. Ngoài ra, các đơn vị pháp lý độc lập là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của các giải pháp đám mây được thực hiện. Các đơn vị pháp lý này thực hiện nghiên cứu xây dựng cũng như thực hiện kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo nhà cung cấp cũng như người sử dụng tuân thủ các quy định và thỏa thuận về tính bảo mật và riêng tư được thỏa thuận trong các hợp đồng cung ứng dịch vụ. Các mô hình triển khai điện toán đám IaaS PaaS SaaS SMEs ĐV cung cấp ĐV tích hợp ĐV pháp lý Công cộng Riêng tư Kết hợp IaaS PaaS SaaS IaaS PaaS SaaS Tiết kiệm Dể sử dụng Bảo mật 84 mây hiện tại đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Đối với mô hình đám mây công cộng có chi phí triển khai thấp, khả năng tận dụng sức mạnh của hạ tầng điện toán cao, tính bảo mật và riêng tư không đảm bảo. Đám mây riêng tư có chi phí triển khai cao, khả năng tận dụng sức mạnh của hạ tầng điện toán thấp nhưng tính bảo mật và riêng tư rất cao. Do đó, nhà cung cấp các giải pháp điện toán đám mây cần nghiện cứu để tạo ra các đám mây lai để có thể tận dụng ưu điểm của mỗi mô hình triển khai khác nhau nhằm mục đích xây dựng các giải pháp tối ưu về chi phí. Để các doanh nghiệp SME có thể tiếp cận được với các giải pháp điện toán đám mây, Việt Nam cần phải đẩy mạnh và khuyến khích sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Số lượng nhiều hơn các nhà cung cấp dịch vụ tạo động lực thúc đẩy các đơn vị này cạnh tranh nghiên cứu đưa ra các mô hình triển khai tối ưu hơn cho người sử dụng. Thị trường điện toán đám mây Việt Nam hiện có sự tham gia của các đơn vị trong và ngoài nước với nhiều loại hình dịch vụ đám mây khác nhau. Về loại hình dịch vụ cho thuê hạ tầng điện toán và nền tảng điện toán có sự tham gia của các đơn vị trong nước như Viettel, FPT, VinaCIS, hay Long Vân. Các đơn vị nước ngoài cung ứng mô hình này có thể kể đến như IBM. Về loại hình dịch vụ cho thuê phần mềm có sự tham gia của các đơn vị trong nước như FPT, Lạc Việt, Misa, hay Fast với các giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp trực tuyến. Các nhà phát triển phần mềm nước ngoài như Google và Microsoft cũng đã chuyển đổi các bộ phần mềm ứng dụng văn phòng của mình sang nền tảng điện toán đám mây và đã có những chiến lược cụ thể để đưa các giải pháp này đến với người dùng. Nói tóm lại, thị trường điện toán đám mây Việt Nam đang rất đa dạng về nguồn cung. Hạ tầng truyền thông của Việt Nam được nâng cấp và có sự phát triển đồng bộ với xu hướng của thế giới. Các dịch vụ như 3G và cáp quang được 03 nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, VNPT, và FPT quan tâm đầu tư phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như tối ưu hóa chi phí. Chính điều này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có lưu lượng sử dụng internet hàng đầu thế giới. Các thế mạnh về sự đa dạng về nguồn cung dịch vụ đám mây, sự phát triển của hạ tầng truyền thông kết hợp với số lượng 500.000 doanh nghiệp SME đ