1. Mở đầu
Kĩ năng đọc hiểu (KNĐH) là một trong những kĩ năng cần tập trung phát triển cho học
sinh rối loạn phổ tự kỉ (HS RLPTK) cấp tiểu học (TH) [2]. Tuy nhiên, đây lại là một trong những
nhiệm vụ khó khăn nhất với các em [6]. Tại các lớp học hòa nhập, chương trình dạy học đọc hiểu
(DHĐH) cho học sinh được dạy theo hình thức lớp – bài một cách đại trà, HS RLPTK được giáo
viên (GV) ít nhiều điều chỉnh trong quá trình dạy học trên lớp song do hạn định của hình thức lớp
- bài nên giới hạn của điều chỉnh là điều khó tránh. Vậy làm thế nào để GV có thể thực hiện tốt vấn
đề điều chỉnh trong DHĐH cho HS RLPTK, xác định nội dung và cách thức điều chỉnh như thế
nào cho phù hợp nhằm nâng cao kết quả DHĐH cho các em là vấn đề chính được đề cập trong bài
viết. Ngoài vấn đề liên quan đến DHĐH cho HS RLPTK, bài viết là sự tiếp nối các nghiên cứu về
vấn đề điều chỉnh trong dạy học hòa nhập như một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng
giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật [3].
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều chỉnh trong dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu học hòa nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0113
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 81-87
This paper is available online at
ĐIỀU CHỈNH TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ HỌC TIỂU HỌC HÒA NHẬP
Nguyễn Nữ Tâm An
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích hạn chế, các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến
kĩ năng đọc hiểu của học sinh rối loạn phổ tự kỉ bài viết đề xuất những điều chỉnh trong
dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu học hòa nhập. Đó là quá trình
điều chỉnh toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và đánh
giá kết quả dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu học hòa nhập.
Từ khóa: Học sinh rối loạn phổ tự kỉ, kĩ năng đọc hiểu, dạy học đọc hiểu, điều chỉnh, tiểu
học hoà nhập.
1. Mở đầu
Kĩ năng đọc hiểu (KNĐH) là một trong những kĩ năng cần tập trung phát triển cho học
sinh rối loạn phổ tự kỉ (HS RLPTK) cấp tiểu học (TH) [2]. Tuy nhiên, đây lại là một trong những
nhiệm vụ khó khăn nhất với các em [6]. Tại các lớp học hòa nhập, chương trình dạy học đọc hiểu
(DHĐH) cho học sinh được dạy theo hình thức lớp – bài một cách đại trà, HS RLPTK được giáo
viên (GV) ít nhiều điều chỉnh trong quá trình dạy học trên lớp song do hạn định của hình thức lớp
- bài nên giới hạn của điều chỉnh là điều khó tránh. Vậy làm thế nào để GV có thể thực hiện tốt vấn
đề điều chỉnh trong DHĐH cho HS RLPTK, xác định nội dung và cách thức điều chỉnh như thế
nào cho phù hợp nhằm nâng cao kết quả DHĐH cho các em là vấn đề chính được đề cập trong bài
viết. Ngoài vấn đề liên quan đến DHĐH cho HS RLPTK, bài viết là sự tiếp nối các nghiên cứu về
vấn đề điều chỉnh trong dạy học hòa nhập như một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng
giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật [3].
2. Nội dung nghiên cứu
RLPTK là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về
giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại [1].
Là một rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ, RLPTK trực tiếp
hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động nói chung trong đó có các kĩ năng học tập,
KNĐH.
Giáo dục hoà nhập cấp tiểu học cho HS RLPTK là phương thức giáo dục mọi học sinh trong
đó HS RLPTK được học cùng HSTH trong trường bình thường. Quá trình DHĐH cho HS RLPTK
với tư cách hoạt động của hai chủ thể là GV và HS RLPTK nhằm giúp HS RLPTK hình thành và
Ngày nhận bài: 20/5/2015. Ngày nhận đăng: 12/8/2015.
Liên hệ: Nguyễn Nữ Tâm An, e-mail: nguyennutaman@gmail.com
81
Nguyễn Nữ Tâm An
phát triển KNĐH cần làm rõ được những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến KNĐH của HS
RLPTK, từ đó xác định nội dung và cách thức điều chỉnh phù hợp.
2.1. Những hạn chế về kĩ năng đọc hiểu và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng
đọc hiểu của học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu học hòa nhập
2.1.1. Những hạn chế về KNĐH của HS RLPTK học tiểu học hòa nhập
Nghiên cứu đã phân tích kết quả kiểm tra KNĐH của 33 HS RLPTK học lớp 1 – 2 – 3 tại
một số cơ sở giáo dục tại Hà Nội (Bế Văn Đàn, Kim Giang, Mai Dịch, Dịch Vọng, Trung Hoà,
Thịnh Quang, Khánh Tâm. . . ) và 243 học sinh tiểu học (HSTH) lớp 1 – 2 – 3 tại hai trường TH
ở Hà Nội (Bế Văn Đàn, Kim Giang). So sánh kết quả ĐH của HS RLPTK và HSTH thu được kết
quả [1]:
Biểu đồ 1. So sánh điểm KNĐH của HS RLPTK với HSTH lớp 1-2-3
KNĐH của HS RLPTK ở cả ba lớp đều thấp hơn nhiều của HSTH. KNĐH của HS RLPTK
lớp 1 và lớp 2 đạt điểm dưới trung bình. Phân tích cụ thể cho thấy HS RLPTK có một số hạn chế
về KNĐH như: hiện tượng đọc “rỗng” (đọc nhưng không hiểu); có thể hiểu nghĩa hiển ngôn song
khó khăn trong việc hiểu nghĩa hàm ngôn; khó “thâm nhập” để hiểu ý tưởng của tác giả; gặp khó
khăn trong khái quát ý văn bản; đặc biệt yếu về khả năng tự điều khiển (self – control) trong lúc
đọc; gặp khó khăn trong hồi đáp ý của văn bản; việc hình thành KNĐH gặp khó khăn do các em
yếu về khả năng khái quát hoá. . .
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNĐH cho HS RLPTK học tiểu học hòa nhập
Để xác định được nội dung và cách thức tiến hành điều chỉnh trong DHĐH cho HS RLPTK
tại lớp học hòa nhập, cần thiết phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
KNĐH ở các em.
Các yếu tố khách quan gồm: thể loại văn bản, chủ đề bài tập đọc, dạng câu hỏi tìm hiểu bài,
độ khó của câu hỏi tìm hiểu bài, thời gian đọc bài, yếu tố trực quan, hình thức tổ chức đọc bài, sự
hỗ trợ cá nhân của giáo viên, cách đánh giá kết quả. . .
Các yếu tố chủ quan gồm: khó khăn với tư duy trừu tượng và logic, ngôn ngữ nói/viết hạn
chế, yếu về khả năng tự điều khiển trong lúc đọc, khả năng tập trung và duy trì chú ý hạn chế, vốn
hiểu biết hạn chế, kĩ năng đọc đúng hạn chế, kĩ năng đọc thầm hạn chế, thói quen làm theo ý thích,
vốn từ hạn chế, ngữ pháp hạn chế, tốc độ đọc chậm, khó khăn trong việc hiểu ý của tác giả văn
bản, trí nhớ hạn chế. . .
Theo nhận định của các GV thì nhóm yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến KNĐH của HS
RLPTK nhiều hơn nhóm yếu tố khách quan. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần khẳng định rằng yếu
tố chủ quan liên quan đến những đặc điểm của HS RLPTK là yếu tố khó thay đổi hơn, cần nhiều
thời gian và có thể không có kết quả nhiều. Sự tác động vào yếu tố khách quan có tính khả thi, giá
trị thực tiễn, ý nghĩa nhân văn và hợp quy luật hơn.
82
Điều chỉnh trong dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu học hòa nhập
Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn phân tích hai yếu tố khách quan là thể loại văn bản
và dạng bài tập đọc hiểu - hai yếu tố được các GV nhận định có ảnh hưởng lớn đến KNĐH của HS
RLPTK.
Biểu đồ 2. So sánh điểm trung bình
các bài đọc theo thể loại
Yếu tố thể loại văn bản: Có tổng số
12 bài đọc ở ba công cụ đánh giá KNĐH
dành cho HS lớp 1-2-3. Phân bổ theo thể
loại như sau: Nghệ thuật (6 bài), khoa học
(1 bài), nhật dụng (4 bài), hành chính (1
bài). Tổng điểm mỗi bài đọc là 25. Điểm
trung bình các bài đọc theo thể loại được
thể hiện trong biểu đồ bên.
Kết quả so sánh cho thấy điểm trung
bình các bài tập đọc thuộc thể loại nhật
dụng cao nhất (M = 12,57) và thấp nhất là
điểm trung bình các bài tập đọc thuộc thể
loại nghệ thuật (M = 10,39), điểm trung
bình các bài tập đọc thuộc thể loại hành
chính (M = 10,74) xếp thứ ba song không
cao hơn nhiều so với điểm trung bình các
bài tập đọc thuộc thể loại nghệ thuật. Có thể kết luận, trong phạm vi các công cụ đánh giá KNĐH
mà chúng tôi thiết kế yếu tố thể loại có ảnh hưởng đến kết quả đạt được của 33 HS RLPTK. Sở
dĩ HS RLPTK thực hiện các văn bản nhật dụng tốt hơn vì phong cách của các bài văn nhật dụng
thường đơn giản, dễ hiểu và nội dung thường đề cập đến những vấn đề khá gần gũi với hiểu biết
của các em. Trong khi đó, các văn bản nghệ thuật thường có tính hình tượng cao gây khó khăn cho
các em trong quá trình tiếp nhận.
Yếu tố dạng bài tập đọc hiểu: Với 12 bài tập đọc chúng tôi thiết kế có 60 câu hỏi (mỗi câu
5 điểm). Phân bổ cụ thể như sau: trắc nghiệm lựa chọn (45 câu), Nối (4 câu), Điền (4 câu) và Tự
viết câu trả lời (7 câu). Điểm trung bình các dạng bài tập được thể hiện trong Biểu đồ 3.
Biểu đồ 3. So sánh điểm trung bình các dạng bài tập đọc hiểu
Kết quả cho thấy, với dạng câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn điểm trung bình HS RLPTK đạt
mức cao nhất (M = 3,21) và thấp nhất với dạng câu hỏi tự viết câu trả lời (M = 1,22). Dạng câu hỏi
trắc nghiệm lựa chọn và Nối có điểm trung bình tương đương nhau và cao hơn nhiều các dạng câu
hỏi còn lại. Đây là những dạng câu hỏi có gợi ý tương đối rõ ràng giúp HS dễ dàng lựa chọn câu
83
Nguyễn Nữ Tâm An
trả lời đúng, tính trực quan về ngôn từ được phát huy ngoài ra các thao tác (√ hoặc x hoặc nối)
cũng đơn giản hơn rất nhiều so với việc điền từ/ngữ hoặc tự viết cả câu trả lời. Điều này không chỉ
đúng với HS RLPTK mà đúng với cả HSTH tuy nhiên mức độ chênh lệch ở HS RLPTK cao hơn
rất nhiều do khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của các em hạn chế. HS RLPTK có thể viết sai
ý hiểu, sử dụng dữ kiện ở câu hỏi khác cho câu hỏi này. . .
Như vậy, yếu tố thể loại văn bản và dạng bài tập đọc hiểu là hai minh chứng cho những yếu
tố khách quan có ảnh hưởng đến KNĐH của HS RLPTK. Xác định các yếu tố ảnh hưởng là cơ sở
cụ thể cho việc điều chỉnh trong DHĐH cho HS RLPTK học hòa nhập tiểu học.
2.2. Điều chỉnh trong dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu
học hòa nhập
Điều chỉnh trong dạy học là sự thay đổi về mặt mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương
tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú
nhằm phát triển tối đa tiềm năng và năng lực của trẻ [4]. Điều chỉnh là một trong những việc làm
cần thiết nhất khi thực hiện dạy học cho học sinh khuyết tật, đặc biệt trong bối cảnh dạy học hoà
nhập và khi chưa có chương trình chuyên biệt dành cho học sinh khuyết tật. Với HS RLPTK, điều
chỉnh sẽ giúp các em: Có hứng thú học tập; học tập một cách hiệu quả trên cơ sở sử dụng tối đa các
kiến thức hiện có để lĩnh hội những kiến thức và kĩ năng mới; bù trừ những khiếm khuyết, tránh
những bất cập giữa kĩ năng hiện có của các em với nội dung giáo dục TH; nâng cao tính tương hợp
giữa cách học của HS RLPTK và phong cách dạy học của giáo viên.
Từ khái niệm về điều chỉnh trong DH có thể xác định nội dung điều chỉnh trong DHĐH cho
HS RLPTK cần được thực hiện trên tất cả thành tố của quá trình này, bao gồm điều chỉnh mục
tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả DHĐH.
2.2.1. Điều chỉnh mục tiêu DHĐH cho HS RLPTK học tiểu học hòa nhập
Mục tiêu DHĐH cho HS RLPTK phải dựa trên mục tiêu DHĐH cấp TH, phải đảm bảo bản
chất của hoạt động đọc nói chung và ĐH nói riêng song cần được cá nhân bằng việc tiến hành
những điều chỉnh cần thiết. Tuỳ vào đặc điểm của cá nhân HS RLPTK mà mục tiêu DHĐH được
xác định sao cho phù hợp về mức độ, phạm vi và tiến trình đạt mục tiêu.
Trong từng bài tập đọc, căn cứ vào mục tiêu của bài, GV có thể điều chỉnh, cụ thể hoá mục
tiêu dành cho HS RLPTK theo khả năng của các em. Ngoài mục tiêu chính liên quan các kĩ năng
nhận diện – làm rõ nghĩa – hồi đáp, cũng cần chú ý đến các mục tiêu về hành vi, sự tập trung chú
ý, các yêu cầu đọc đúng – đọc thầm. . . mà HS RLPTK cần rèn luyện để tăng cường kết quả ĐH.
2.2.2. Điều chỉnh nội dung DHĐH cho HS RLPTK học tiểu học hòa nhập
Nội dung DHĐH là sự cụ thể hoá các mục tiêu DHĐH, nội dung chính trong DHĐH chính
là dạy KNĐH (được xác định theo Chương trình phổ thông cấp TH).
Về cơ bản, nội dung DHĐH cho HS RLPTK cũng giống như nội dung DHĐH cho HSTH
song GV cần tiến hành những điều chỉnh cần thiết như: lựa chọn và điều chỉnh những nội dung
theo hướng đơn giản hoá; tiếp tục duy trì một số nội dung dành cho HS lớp 1 cho HS RLPTK lớp
2 và 3; mở rộng nội dung DHĐH; tạo nền tảng cần thiết cho việc thực hiện các nội dung DHĐH
theo chương trình. . .
2.2.3. Điều chỉnh phương pháp DHĐH cho HS RLPTK học tiểu học hòa nhập
Phương pháp DHĐH cấp TH là sự phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống và các
phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hóa hoạt động của HS. Các phương pháp DHĐH cụ thể
84
Điều chỉnh trong dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu học hòa nhập
là: thực hành giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, thảo luận, giải quyết vấn đề. . . những phương pháp
này được thực hiện ở cả hai hình thức học cá nhân và học theo nhóm. Phương pháp DHĐH giúp
HS tham gia vào bài đọc bằng nhiều dạng hoạt động khác nhau như: tổ chức cho HS nhìn (để đọc
và quan sát tranh minh hoạ), tổ chức cho HS nghe (nghe GV và các bạn đọc mẫu, nghe yêu cầu,
nghe câu hỏi), tổ chức cho HS nghĩ (ghi nhớ nội dung bài, phân tích và tổng hợp để tìm hiểu nội
dung, giải quyết vấn đề - liên hệ nội dung bài đọc với cuộc sống để định hướng suy nghĩ và hành
động của bản thân), tổ chức cho HS làm (tự đọc bài, làm bài tập, sưu tầm tài liệu đọc, tham gia trò
chơi học tập, làm theo chỉ dẫn), tổ chức cho HS nói (đặt và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc). . .
Từ việc phân tích những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển KNĐH ở HS RLPTK,
phương pháp DHĐH cho HS RLPTK cần được điều chỉnh theo hai hướng cơ bản sau: điều chỉnh
các phương pháp DH chung cho phù hợp với HS RLPTK và vận dụng các phương pháp DH chuyên
biệt dành cho HS RLPTK. Với những HS RLPTK không có quá nhiều khó khăn trong quá trình
học KNĐH và với các nội dung DHĐH đơn giản, GV có thể chỉ cần điều chỉnh các phương pháp
dạy học chung. Với những HS RLPTK có nhiều khó khăn trong quá trình học KNĐH và với những
nội dung DHĐH phức tạp, GV có thể phải vận dụng các phương pháp DH chuyên biệt dành cho
HS RLPTK. Lợi thế của cách tiếp cận thứ nhất là dễ tiếp cận đối với GV, nhưng với cách tiếp cận
thứ hai sẽ giúp khắc phục căn nguyên dẫn đến những khó khăn của HS RLPTK trong KNĐH.
Cách tiếp cận thứ nhất phù hợp trong hình thức DH theo nhóm/lớp trong khi cách tiếp cận thứ hai
sẽ khả thi hơn trong hình thức DH cá nhân, đặc biệt thông qua giờ học cá nhân hoặc hoạt động hỗ
trợ cá nhân. Điều quan trọng nhất, dù được điều chỉnh theo hướng nào đi chăng nữa thì phương
pháp DH cũng phải phát huy tốt những thế mạnh và khắc phục những hạn chế của HS RLPTK.
2.2.4. Điều chỉnh phương tiện DHĐH cho HS RLPTK học tiểu học hòa nhập
Do chưa có chương trình và SGK dành cho HS RLPTK nên ở tất cả hình thức dạy học
(chuyên biệt, hội nhập, hoà nhập) đều sử dụng hệ thống bài tập đọc và bài tập ĐH (câu hỏi tìm
hiểu bài) theo chương trình và SGK hiện hành. Tuy nhiên, cả hai phương tiện dạy học cơ bản này
đều cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với HS RLPTK.
Điều chỉnh bài tập đọc
Về hình thức: GV đánh dấu hoặc cho HS RLPTK đánh dấu những thông tin, câu, đoạn
quan trọng; điều chỉnh bài đọc bằng cách phóng to chữ; đánh số dòng và sử dụng các kí hiệu giúp
HS dễ dàng nhận ra các phần khác nhau của văn bản; sơ đồ hoá văn bản; sử dụng hình ảnh minh
hoạ cho nội dung chính của văn bản...
Về nội dung: Lựa chọn để HS RLPTK đọc phần nội dung tổng quát của từng chương, bài;
chọn những bài, đoạn quan trọng chứa ý chính; cho HS RLPTK đọc những chủ đề mà các em
thích...
Về dung lượng: Chia bài đọc thành các đoạn nhỏ phù hợp với khả năng của HS RLPTK; lựa
chọn các bài đọc thêm hoặc thay thế các bài đọc quá dài với khả năng của HS RLPTK; biên tập lại
bài đọc với các ý chính và loại bỏ những chi tiết rườm rà gây khó khăn cho HS RLPTK. . .
Về mức độ khó: Lựa chọn các bài dễ hơn về chủ đề, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và độ dài
câu để thay thế; biên tập lại bài đọc cho phù hợp hơn với khả năng của HS RLPTK về vốn từ, vốn
hiểu biết. . .
Điều chỉnh bài tập ĐH
Về hình thức: chuyển câu hỏi tìm hiểu bài dạng tự luận sang các hình thức dễ tiếp cận
hơn với HS RLPTK. Các dạng chính gồm: lựa chọn, điền khuyết, đối chiếu cặp đôi/nối. . . Đây là
những dạng câu hỏi giúp “giảm độ khó” với HS RLPTK bởi tính trực quan của câu hỏi đã được hỗ
trợ qua sự xuất hiện các dữ kiện mang tính chất gợi ý về đáp án (trắc nghiệm) hoặc chỉ yêu cầu bổ
sung thông tin trên cơ sở cái có sẵn (điền khuyết). . .
85
Nguyễn Nữ Tâm An
Về nội dung: chia nhỏ câu hỏi để HS RLPTK dễ dàng trả lời, dẫn dắt tư duy của các em
theo mạch nội dung văn bản.
Về cách thức trả lời: HS RLPTK vốn gặp khó khăn nhiều trong khả năng diễn đạt bằng lời
hoặc viết do vậy thay vì trả lời câu hỏi bằng lời sẽ chuyển thành các hành động viết, vẽ, tô, nối,
đánh dấu, gạch chân. . .
2.2.5. Điều chỉnh hình thức DHĐH cho HS RLPTK học tiểu học hòa nhập
Quá trình DHĐH ở TH được tiến hành bởi sự kết hợp các hình thức dạy học chính: cả lớp
– nhóm – cá nhân. Trong các hình thức dạy học này, khả năng tham gia của HSTH và HS RLPTK
cũng khác nhau.
Với hình thức dạy học cả lớp, các hoạt động chính bao gồm GV hướng dẫn chung sau đó
đưa ra yêu cầu và đặt câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và một số em sẽ được gọi để trả lời câu hỏi.
Không có nhiều HS có cơ hội đưa ra phản hồi với yêu cầu của GV. Với hình thức dạy học này sự
tham gia của tất cả HS và HS RLPTK đều hạn chế, chính vì vậy giờ tập đọc không tích cực hoá
được hoạt động của các em, đây là lí do mà sự hứng thú và tính tích cực hoạt động trong giờ tập
đọc thường thấp hơn giờ toán [5].
Với hình thức dạy học theo nhóm, mức độ tham gia của tất cả HS cao hơn song đây lại là
hình thức dạy học không được sử dụng nhiều đặc biệt với những lớp học với sĩ số đông, hơn nữa
hoạt động này cũng đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị về nội dung và phương tiện dạy học cho từng
nhóm HS. HS RLPTK có thể tham gia tích cực hơn vào hình thức dạy học này nếu nhận được sự
hỗ trợ từ các HS khác.
Với hình thức dạy học cá nhân, từ giai đoạn can thiệp sớm đa số HS RLPTK đã quen với
hình thức dạy học này thông qua tiết học cá nhân. Khác với “hoạt động cá nhân” trong giờ tập đọc
tại lớp, trong tiết học cá nhân (tiết học 1 GV – 1 HS) GV trực tiếp tiến hành các hoạt động hướng
dẫn dành cho HS, giải đáp những thắc mắc, tiếp nhận và đưa ra những phản hồi với hoạt động làm
theo hướng dẫn của em. . . Tiết học cá nhân là con đường chính để thực hiện các mục tiêu của kế
hoạch giáo dục cá nhân cho mỗi HS RLPTK. Tại trường chuyên biệt, đa số HS được học tiết cá
nhân, trong mô hình giáo dục hoà nhập lí tưởng các HS RLPTK cũng sẽ được học tiết cá nhân để
thực hiện các mục tiêu học tập theo khả năng và nhu cầu.
Tuỳ vào điều kiện dạy học cụ thể mà GV có thể linh hoạt điều chỉnh các hình thức dạy học
cho HS RLPTK. Song theo chúng tôi ĐH là một kĩ năng học tập có tính cá nhân cao, do vậy việc
sử dụng tiết học cá nhân trong DHĐH cho HS RLPTK là cần thiết và phù hợp đặc biệt là ở giai
đoạn đầu cấp TH, khi các em đang trong giai đoạn hình thành KNĐH. Tại lớp học hoà nhập, nếu
không có điều kiện tiến hành tiết DH cá nhân thì GV có thể tăng cường hỗ trợ cho HS RLPTK
trong các “hoạt động cá nhân” bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho các em hoặc thiết kế phiếu
bài tập giúp HS RLPTK học ĐH thuận lợi hơn.
2.2.6. Điều chỉnh đánh giá kết quả DHĐH cho HS RLPTK học tiểu học hòa nhập
Đánh giá kết quả DHĐH ở TH được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra giữa và cuối
học kì. Điều đáng nói là nếu như hoạt động DHĐH thường được tiến hành với hình thức DH cả
lớp, GV nêu câu hỏi và một số HS phản hồi bằng lời nói thì hình thức được sử dụng trong hoạt
động kiểm tra thường là trả lời bằng phiếu bài tập tức là HS độc lập đưa ra phản hồi bằng cách
viết. Với HS RLPTK nếu không được rèn luyện thường xuyên bằng hình thức trả lời phiếu bài tập
thì rất khó để các em có thể thực hiện tốt bài kiểm tra.
Ngoài ra, việc thiết kế phiếu kiểm tra KNĐH cho HS RLPTK cũng cần có sự điều chỉnh
về dạng câu hỏi, độ khó, thời lượng làm bài, số lượng câu hỏi, tiêu chí đánh giá. . . bởi nếu chỉ áp
dụng một bài kiểm tra cho cả đối tượng HSTH và HS RLPTK thì việc các em không thực hiện
86
Điều chỉnh trong dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu học hòa nhập
được là điều không thể tránh khỏi, thậm chí nhiều em không làm bài hoặc chỉ làm một phần bài
kiểm tra. Đánh giá KNĐH của HS RLPTK không nên chỉ dừng ở kiểm tra và thông qua điểm số.
Việc đánh giá KNĐH của các em cần được xem xét trên cơ sở các yếu tố liên quan như: nhận thức,
vốn từ, sự tập trung, kĩ năng làm bài, sở thích. . . có như vậy GV mới có được những hỗ trợ thiết
thực cho các em.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu khẳng định có sự chênh lệch lớn giữa kết quả đọc hiểu của HS RLPTK
so với HSTH. Các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến kết quả DHĐH cho
HS RLPTK cấp tiểu học. Biện pháp DHĐH cho HS RLPTK cần xuất phát từ các yếu tố này để
đem lại kết quả cao.
Điều chỉnh là một trong những biện pháp chính trong dạy học hòa nhập cho HS khuyết tật,
HS RLPTK đặc biệt với những kĩ năng khó như KNĐH. Quá trình điều chỉnh trong DHĐH cho
HS RLPTK cần được tiến hành toàn diện trên các thành tố cơ bản của quá trình dạy học để cho kết
quả tích cực.
Để tăng cường kết quả DHĐH cho HS RLPTK ngoài các biện pháp điều chỉnh cần chú
trọng các biện pháp khác như: quản lí hành vi, dạy học tích hợp, tiếp cận cá nhân hóa