Các sản phẩm chính và chủng loại của công ty bao gồm
1. Cá Tra, Cá Basa fillet cắt khúc, cắt miếng, tẩm bột, nguyên con làm sạch .
2. Các loại nghêu trắng, nghêu lụa, sò lông
3. Các loại mực nhưmực ống, mực nang, mực nút, bạch tuộc
4. Các loại tôm nhưtôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm sắt
5. Ngoài ra còn một sốmặt hàng khác nhưseafood mix ( hàng đông lạnh hổn hợp ) và hàng khô
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện vệ sinh lao động trong các nhà máy chế biến thực phẩm tại khu vực Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU KIỆN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI KHU
VỰC ĐÀ NẴNG
ĐIỀU KIỆN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN THỰC PHẨM TẠI KHU VỰC ĐÀ NẴNG
A. Giới thiệu công ty thực phẩm ở Đà Nẵng
Các sản phẩm chính và chủng loại của công ty bao gồm
1. Cá Tra, Cá Basa fillet cắt khúc, cắt miếng, tẩm bột, nguyên con làm
sạch….
2. Các loại nghêu trắng, nghêu lụa, sò lông…
3. Các loại mực như mực ống, mực nang, mực nút, bạch tuộc…
4. Các loại tôm như tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm sắt…
5. Ngoài ra còn một số mặt hàng khác như seafood mix ( hàng đông lạnh
hổn hợp ) và hàng khô. g
Chế biến thủy sản là một trong những ngành chính của Đà Nẵng.
Điều kiện vệ sinh lao động là nghiên cứu ảnh huởng của những yếu tố
có hại trong sản xuất dối với sức khỏe nguời lao dộng, tìm các biện pháp cải
thiện điều kiện lao dộng, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp, nâng cao khả
năng lao động cho nguời lao dộng.
Trong sản xuất nguời lao dộng có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh
huởng không tốt dến sức khỏe, các yếu tố này gọi là tác hại nghề nghiệp.
Tác hại nghề nghiệp ảnh huởng dến sức khỏe nguời lao dộng ở nhiều mức
dộ khác nhau nhu gây ra mệt mỏi, suy nhuợc, giảm khả năng lao động, làm
tăng bệnh thông thuờng, thậm chí còn có thể gây ra bệnh nghề nghiệp.
B. Điều kiện vệ sinh lao động
ІMôi trường làm việc
1 Điều kiện nhiệt độ
a. Nhiệt độ thấp
Nhiệt độ thấp(khâu sơ chế và nguyên liệu vàoNhiệt độ chung là
thấp
Nhiệt độ ở các kho chứa nguyên liệu vào ,ở đó bạch tuột thi
được chứa trong các thùng và được phủ đá lên.Người lao động
phải cào đá lên mới có thể lấy bạch tuột lên .
Trong quá trình sơ chế -nguyên liệu từ kho nguyên liệu
vào,bạch tuột luôn được phủ đá để giữ cho không bị hư hàng.
Trong quá trình rửa,người lao động phải tiếp xúc trong nước ở
nhiệt độ cỡ 20 độ C.Sau đó chuyển sang khâu,ngâm sản phẩm
trong dung dịch thuốc ở nhiệt độ 5.
Phân loại sản phẩm và trong khâu này thì yêu cầu nhiệt độ cũng
thấp.
Kho đá là nơi làm ra đá dể cung cấp cho toàn bộ nhà máy.Nhiệt
độ ở đây cũng là thấp.
Quá trình chế biến,thì hàng luôn phải giữ ở nhiệt độ thấp.
Quá trình bảo quản sản phẩm chuẩn bị đem tiêu thụ cũng được
giữ ở nhiệt độ thấp
Đặc biệt,ở nhiệt độ rất thấp ở tổ cấp đông rất thấp. Nhiệt độ
được đề nghị để bảo quản sản phẩm cá lạnh đông là -30oC, tối
thiểu phải là -18oC. Nơi đó là kho lạnh- toà nhà được cách
nhiệt gồm một hoặc nhiều phòng, được làm lạnh nhân tạo để
bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ quy định.Để bảo quản thuỷ sản
trong kho lạnh, sản phẩm thuỷ sản được đông lạnh trước khi
đưa vào bảo quản ở kho lạnh và phải đạt nhiệt độ – 180C ở
tâm sản phẩm, được bao gói phù hợp và ghi nhãn theo quy
định. Lưu ý, trong điều kiện bảo quản sản phẩm thuỷ sản, nhiệt
độ kho lạnh phải đạt ổn định ở - 200C 20C; nhiệt độ tâm sản
phẩm phải đạt –180C hoặc thấp hơn
b.Nhiệt độ cao
Trong khâu luộc ,thì yêu cầu nhiệt độ cao.Công đoạn luộc như
sau
Hệ thống luộc băng chuyền bằng hơi được cung cấp từ lò hơi từ
bên ngoài đưa vào, thời gian luộc từ 5 đến 7 phút tùy theo size
cỡ, nhiệt độ luộc từ 90 đến 1000 C để đảm bảo nghêu được chín
đồng đều.
Công đoạn làm mát
Với hệ thống các vòi nước lạnh được phun đều lên nghêu nhằm
hạ nhiệt độ
Sản phẩm có khi phải được rán va tẩm gia vị thì nhiệt độ cao
Rán: - Ðối với thịt cá, nhiệt dộ rán: 140 - 180 độ C.
Thời gian rán 5 - 20 phút, thay dổi tùy theo loại nguyên liệu,
nhiệt độ luợng nguyên liệu đưsa vào rán.
2Độ ẩm noi chung là thấp
Theo quy định của vệ sinh lao động thì môi trường làm việc ,độ ẩm từ
75-80%.
Trong khi đó đô ẩm môi trường làm việc là
3 Luồng không khí
-Luồng không khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khí.
Tốc độ lưu chuyển không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toả nhiệt,
nó càng lớn thì sự toả nhiệt trong 1 đơn vị thời gian càng nhiều.
-Gió có ảnh hưởng rất tốt đến với việc bốc hơi nên nơi làm việc cần
thoáng mát.
-Luồng không khí có tốc độ đều hoặc có tốc độ và phương thay đổi
nhanh chóng đều có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất.
4 Tiếng ồn
Các máy xay đá
Các máy sục để làm sạch nguyên liệu
Các máy quay
Nói chung khi các máy này khi làm việc thì đều gây ra âm thanh khó chịu.
5 Chất hóa học
Clo được sử dụng trong quá trình là
Làm sạch nguyên liệu
Trước khi vào làm việc thì người lao động phải rửa tay bằng
nước sạch, ngâm trong clorophin,lau tay ,đeo bao tay rồi rửa
bằng nước sạch ,lại ngam trong clorophin ,lau tay và cuối cùng
được xịt khử trùng .
Những người làm việc ở những khâu như ướp sản phẩm bằng
thuốc,hóa chất để lam cứng nguyên liệu hay làm cho sản phẩm
to lên.Nhiều san phảm qua thùng nay thì cương to lên.
Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh còn có một
lượng nhỏ Clorine dùng để làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng
sẽ sinh ra CL2 tán phát vào không khí có thể gây hại về đường
hô hấp cho người lao động, tuy nhiên lượng sử dụng không
nhiều, khoảng 60 tấn/ năm.
Hóa chất khác
Chloramphenicol có trong mô, bao gồm: thịt, tôm, cá… Tổng
thời gian thực hiện xét nghiệm bằng dụng cụ này chỉ vào
khoảng 25 phút.
Chloramphenicol là một loại kháng sinh phổ rộng, nó được sử
dụng thường xuyên cho quá trình chế biến thực phẩm có nguồn
gốc động vật nhờ có các đặc tính kháng khuẩn và dược động
học tuyệt vời của nó.
Tuy nhiên, trong cơ thể người nó lại có thể gây ra những độc
tính huyết học, cụ thể là thiếu máu biến dạng với 1 hàm lượng
nào đó chưa được xác định rõ. Điều này dẫn đến việc
Chloramphenicol đã bị cấm sử dụng trong việc điều trị cho súc
vật dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
Từ quá trình sản xuất lượng chất thải rắn (đầu, xương, da, vây, vẩy, nội
tạng...) nếu không được sẽ gây mùi khó chịu. Vì đặc điểm của chất loại chất
thải này là dễ lên men thối rữa, vì phần lớn chúng được hợp thành từ các vật
thể sống nên phân huỷ rất nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ
thường vào khoảng 270c và độ ẩm khoảng 80%). Việc phân huỷ các chất
thải này tuy không độc nhưng cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho chất lượng
môi trường sống của những người lao động tại các cơ sở chế biến thuỷ sản
nông nghiệp cũng như dân cư
6 Tư thế làm việc
Đứng để làm việc.Đây chính là phổ biền ở các nhà máy thực phẩm.Vì
nên phân xưởng luôn ướt,trơn.
Chuyển sản phẩm lên trên bàn làm việc bằng ki nặng 50kg.Hay đưa
hàng để luộc.
Tư thế cuối
ІІ Những tác động đối với người lao động
Điều kiện khí hậu của hoàn cánh sản xuất là tình trạng vật lý của không
khí bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển
không khí và bức xạ nhiệt trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao
động. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ®làm giảm khả năng lao động của công nhân
Nguyên nhân là môi trường làm việc lạnh, ẩm, nhiều hóa chất, đặc biệt
công nhân phải thường xuyên tăng ca và thu nhập thấp, ít có điều kiện bảo
vệ sức khỏe.Làm suy giảm hệ hô hấp
Toàn tỉnh có hơn 14.000 công nhân chế biến thủy sản. Căn bệnh phổ
biến và thường gặp nhất của nhiều người trong số họ là nấm kẽ tay, kẽ chân
hay bệnh ngoài da, bệnh viêm xoang và thấp khớp do tiếp xúc nhiều với môi
trường lạnh, nước ngâm tôm... khi bóc vỏ tôm
Bên cạnh đó, lao động trong nhà máy chế biến thủy sản thường phải làm
việc 12 giờ/ngày. Quá trình sản xuất họ thường xuyên phải tiếp xúc với các
yếu tố độc hại như: nước có hàm lượng muối và hóa chất ăn mòn cao... gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Nhiệt độ
Trong khu vực chế biến đông lạnh, lao động nữ chiếm tới 83% và luôn sử
dụng các hóa chất sát trùng, độ lạnh chênh lệch giữa môi trường sản xuất
với nhiệt độ cơ thể rất lớn. Một số lao động do sức đề kháng kém đã bị
ngất khi làm việc.
a. Nhiệt độ thấp -Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so
với nhiệt độ cao. Tuy nhiên sự chênh lệch quá nhiều cũng gây
ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
· Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá
lạnh gây ra cảm lạnh.
· Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính,
rét run, tê liệt từng bộ phận riêng của cơ thể.
· Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các
khớp xương, đau các bắp thịt.
· Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho công nhân bị cóng,
cử động không chính xác, năng suất giảm thấp.
-Những người làm việc dưới nước lâu, làm việc nơi quá lạnh
cần phải được trang bị các phương tiện cần thiết để chống rét và
chống các tác hại do lạnh gây ra.
b. Nhiệt độ cao
Lao động ở nhiệt độ cao đoi hỏi sự cố gắng cao của cơ thể, sự tuần
hoàn máu mạnh hơn, tần suất hô hấp tăng, sự thiếu hụt ôxy
tăng®cơ thể phải làm việc nhiều để giữ cân bằng nhiệt.
-Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi,
trong lao động nặng cơ thể phải mất 6-7 lít mồ hôi nên sau 1 ngày
làm việc cơ thể có thể bị sút 2-4 kg.
-Mồ hôi mất nhiều sẽ làm mất 1 số lượng muối của cơ thể. Cơ thể
co người chiếm 75% là nước, nên việc mất nước không được bù
đắp kịp thời dẫn đến những rối loạn các chức năng sinh lý của cơ
thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước gây ra.
-Khi cơ thể mất nước và muối quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả
sau đây:
· Làm việc ở nhiệt độ cao, nếu không điều hoà thân nhiệt bị trở
ngại sẽ làm thân nhiệt tăng lên. Dù thân nhiệt tăng 0.3-1oC, trong
người đã cảm thấy khó chịu®gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,
gây trở ngại nhiều cho sản xuất và công tác. Nếu không có biện
pháp khắc phục dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng, kinh giật,
mất trí.
· Khi cơ thể mất nước, máu sẽ bị quánh lại, tim làm việc nhiều nên
dễ bị suy tim. Khi điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì
hoạt động của tim cũng bị rối loạn rõ rệt.
· Đối với cơ quan thận, bình thường bàI tiết từ 50-70% tổng số
nước của cơ thể. Nhưng trong lao động nóng, do cơ thể thoát mồ
hôi nên thận chỉ bài tiết 10-15% tổng số nước®nước tiểu cô đặc
gây viêm thận.
· Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công nhân uống nhiều nước nên dịch
vị loãng làm ăn kém ngon và tiêu hoá cũng kém sút. Do mất thăng
bằng về muối và nước nên ảnh hưởng đến bài tiết các chất dịch vị
đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày.
· Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những
phản ứng nghiêm trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển
của vỏ não sẽ dẫn đến giảm sự chú ý và tốc độ phản xạ sự phối hợp
động tác lao động kém chính xác..., làm cho năng suất kém, phế
phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động.
Môi trường lạnh
Làm việc trong môi trường lạnh, lâu dần cái lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể,
gây tác hại đến sức khỏe chung và tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ
thể. Lạnh ảnh hưởng rất rõ đến hệ cơ xương khớp, gây ra những bệnh lý phổ
biến như đau nhức các khớp, đau cột sống (đau cổ, đau lưng, thắt lưng...).
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra những triệu chứng như đau bụng, sình
bụng, sôi bụng, ăn uống khó tiêu, về sau có thể gây bệnh cho dạ dày, ruột già
(tiêu chảy mạn tính)... Gây ra rất nhiều bệnh lý cho hệ hô hấp như viêm
xoang, viêm họng mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản... Lạnh
có thể làm những cơn đau nhức trở nên nặng và kéo dài hơn..
.Các khu nhà có máy lạnh thường phải đóng cửa bít bùng, sự thông khí do
máy lạnh không đủ nên rất ngột ngạt. Không khí do máy lạnh tạo ra thường
mất đi hầu hết các ion âm có lợi cho sức khỏe. Lẽ ra trong môi trường làm
việc căng thẳng, não cần được cung cấp một lượng oxy và các ion âm nhiều
hơn, thì ngược lại nó phải hoạt động trong môi trường thiếu khí, đó là chưa
kể những sóng điện từ có hại phát ra từ các máy móc, dụng cụ hiện đại trong
văn phòng làm việc. Vì vậy sau một ngày làm việc trong phòng máy lạnh,
thường chúng ta cảm thấy rất mệt so với một ngày lao động ngoài trời.
Không khí do máy lạnh tạo ra là một tác nhân lạnh và khô. Ðông y gọi là
"hàn táo", hít vào sẽ tác động đến hệ hô hấp gây viêm họng mạn tính rất khó
điều trị. Khi khí lạnh được hít vào phổi, nó không chỉ gây những tác động ở
hệ hô hấp mà còn có thể gây bệnh cho toàn cơ thể.
Không khí trong phòng còn tùy thuộc vào hướng quét của máy lạnh, nếu
người nào ngồi đúng vào luồng khí lạnh này, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bất
lợi về xương khớp, đặc biệt là bệnh lý cột sống cổ, rồi sau đó không lâu sẽ
xuất hiện những rối loạn ở các cơ quan khác. Làm việc trong phòng lạnh liên
tục đã không có lợi, lại còn phải đi ra, đi vào nhiều lần do yêu cầu công tác;
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh ra nóng rồi lại vào lạnh, diễn ra liên tục
nhiều lần trong ngày sẽ sinh ta vô số tác hại không lường hết được, do cơ thể
phải xáo trộn liên tục để điều chỉnh cho thích nghi với môi trường.
2. Độ ẩm không khí
-Độ ẩm không khí nói lên lượng hơi nước chứa trong không khí tại nơi
sản xuất. Độ ẩm tương đối của không khí cao từ 75-80% trở lên sẽ làm
cho sự điều hoà nhiệt độ khó khăn, làm giảm sự toả nhiệt bằng con
đường bốc mồ hôi.
-Nếu độ ẩm không khí cao và khi nhiệt độ cao, lặng gió làm con người
nóng bức, khó chịu.
-Nếu độ ẩm không khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt không bị tăng
lên, con người cảm thấy thoả mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn
30%.
độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tại khu sản xuất là 79,86%.
Độ ẩm không khí cao không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, mà
về lâu dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh: tai - mũi - họng, hô hấp,
da liễu... cho người lao động
3.Tiếng ồn
a/Đối với cơ quan thính giác:
-Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống,
ngưỡng nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm
có khả năng phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất
định.
-Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đt rõ rệt và phải sau 1
thời gian khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
-Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng
phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ
phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và
điếc.
b/Đối với hệ thần kinh trung ương:
-Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống
thần kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt
động của dầu não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức,
trạng thái tâm thần không ổn định, trí nhớ giảm sút...
c/Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
-Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
-Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ
dày.
-Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao
huyết áp.
-Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn
uống sút kém và không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh
suy nhược thần kinh và cơ thể.
4.Chất hóa học : Do phải làm việc tập trung, mùi hôi thuốc khử, mùi tanh
tôm cá, mùi máy lạnh đã khiến người làm bị đau đầu, chóng mặt và buồn
nôn, nhiều người không chịu được đã té xỉu ngay trong giờ làm; số khác thì
mắc bệnh viêm khớp hay viêm xoang mãn tính, nhiều người bị mắc bệnh
ngoài da do hằng ngày phải tiếp xúc với nước, với chất clogin khi lột tôm,…
5.Tư thế làm việc,
Công việc đòi hỏi đứng suốt ngày, hệ quả sẽ là giãn tĩnh mạch, mệt mỏi cơ
bắp nói chung, đau lưng dưới và cứng khớp. Ông Nguyễn An Lương, Chủ
tịch Hội Khoa học kỹ thuật An tòan vệ sinh lao động Việt Nam cho biết, cơ
quan ông đã khảo sát hàng trăm công nhân làm trong dây chuyền của các
nhà máy chế biến thủy sản ở Kiên Giang, vòng bắp chân của họ tăng từ
0,5cm đến 1,5cm sau một ca đứng làm việc. Như vậy là có nguy cơ thấy rõ
của bệnh giãn tĩnh mạch.
Chị Hoa cho biết: “Công việc đòi hỏi phải đứng suốt cả ngày. Đứng thì còn
chịu được chứ máy lạnh với mùi tanh thì chỉ chực buồn nôn, nhưng vẫn phải
ráng làm. Hồi mới vào làm chịu không nổi, bị viêm họng và ho suốt hàng
tháng trời.”
ІІІ Các bảo hộ lao động được sử dụng trong công ty.
Trang bị đủ bảo hộ lao động cần thiết và đảm bảo vệ sinh: quần áo chống
lạnh, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang.
1. Áo quần
Áo quần là được quy định theo từng bộ phận, có những đặc điểm
riêng phù hợp để hạn chế những tác động của môi trường làm việc
Tổ chế biến là các bộ đồ màu trắng,mỏng.Tác dụng để dễ nhận
biết các chất bính vào,
Tổ cấp đông, thì áo quần màu xanh rin đậm,và rất là dày và có
cả mũ.Tác dụng để tránh nhiệt độ quá lạnh
2. Mũ đội và khẩu trang
3. Găng tay
Tác dụng:
Giữ vệ sinh cho thực phẩm
Bảo vệ tay của người lao động :khi cắt, rửa sản phẩm
Yêu cầu: Tùy theo khâu mà sử dụng các bao tay khác nhau
Tổ sơ chế thì bao tay dày hơn so với các công đoạn sau.
Tổ đá thì người ta có thể dùng bao tay vải dày
Tổ cấp đông thì bao tay riêng biệt và được dính liền với áo
4. Ủng
Tác dụng:
Tạo môi trường làm việc sạch, hạn chế mang các chất từ
môi trường ngoài vào.
Ngăn cản các chất tiếp xúc vào người
Làm cho việc đi lại dễ dàng.Vì nền thường rất trơn,nếu
không dung ủng thì dễ bị trượt và hơn nữa có clo khử
trùng nền .
Yêu cầu:
Thường có màu trắng để dễ nhận biết các chất bẩn dính vào
Đế ủng phải có độ nhám
5 Hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng
Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến thủy sản gây tiếng ồn,
độ rung, ánh sáng, vượt quá mức quy định tại tiêu chuẩn bắt
buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ
rung, ánh sáng và phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt
yêu cầu theo quy định.
Trong sự phát triển của kh kt hy vọng các cty sẽ quan tâm nhiều
đến điều kiện làm việc của lao động